Hôm nay,  

Trái Tim Đàn Bà Có Mấy Ngăn?

05/11/200700:00:00(Xem: 298077)

Bài số 2139-1931-707vb8041107

*

Tác giả sinh năm 1972. Rời Việt Nam năm 10 tuổi. Định cư tại Mỹ. Tốt nghiệp Management Information System. Hiện là cư dân Florida. Công việc: Program Manager, phụ trách về "Đào Tạo Tài Năng" (Talent Development) cho công ty Cisco. *

- Quần áo đi học của các con em đã treo theo thứ tự sẵn trong tủ. Chỉ thứ sáu là được mặc áo "free spirit" T-shirt, những ngày khác phải mặc áo "polo" có cổ. Tiền ăn trưa em đã đóng cho nguyên tháng, anh không cần phải lo. Thứ ba và thứ tư lớp hai đứa con trai đi field trip ở Viện Bảo Tàng. Em đã ký check trả tiền xe bus và tiền vào cửa cho cô giáo. Hôm đó anh chỉ cần pack đồ ăn trưa cho con. Thứ năm là School Picture day, tụi nhỏ phải mặc đồng phục áo xanh đậm và quần khaki. Buổi sáng anh nhớ chải tóc cho 2 đứa con gái. Tụi nó chải ẩu, lên hình đầu tóc bù xù nhìn xấu lắm. Anh còn nhớ cách thắt French braid không" Hay anh chịu khó dậy sớm thắt bím cho con đi" Tối thứ năm trường có Curriculum Night, chỉ người lớn được dự, anh gửi đỡ mấy đứa cho người activity coordinator ngoài community center rồi đi sớm sớm để tìm chỗ parking. Không cần ở lâu nhưng nhớ ghé cả 4 lớp, gặp mặt cô giáo chút xíu rồi xin information package về review sau. Chiều thứ sáu 2 đứa con gái có học đàn sau giờ học. Trong tuần nhớ bắt tụi nó tập một ngày ít nhất nửa tiếng. Không thuộc bài cô giáo không dạy bài mới cho đâu. À nè, cuối tuần mấy bố con có lên nhà chú Tuyển chơi không" Em đã bỏ sẵn quần áo vào giỏ để trong tủ closet phòng mình đó. Nhưng mà em chưa pack bàn chải đánh răng, trước khi đi nhớ bỏ vào giỏ. Cô Mai hay cho tụi nhỏ ăn kẹo, không đánh răng thế nào cũng bị sâu...

Tôi nói huyên thuyên trên đường từ nhà ra phi trường, vừa nói vừa ngẫm nghĩ xem có quên điều gì không. Ngồi lái xe bên cạnh T. thì chỉ ậm ừ. Những điều này tôi đã dặn chàng tối hôm trước và viết lên tờ giấy gắn trên tủ lạnh. Chuyến công tác 8 ngày rơi vào 2 tuần sau tựu trường với nhiều sinh hoạt đầu niên khóa. Tôi chuẩn bị mọi thứ có thể làm được trước nhưng vẫn không thấy an tâm. Nói gì thì nói đàn bà vẫn tỉ mỉ hơn. Tôi lo T. ở nhà một mình vất vả với 4 nhóc. Tôi đi chợ mua đồ ăn chất đầy tủ lạnh, nấu một vài món bỏ sẵn vào freezer mặc dù T. liên tục nói "không cần thiết đâu, anh lo được mà".

Đây không phải là lần đầu tôi đi công tác xa nhà. Trung bình mỗi quý (quarter) tôi đi một hai lần, mỗi lần chừng một tuần đổ lại. Những lần trước hơi khác là gia đình chúng tôi ở gần ông bà, các chú các bác. Ở nhà cần gì T. gọi một tiếng là có người giúp ngay. Cần đi đâu thì vác mấy đứa nhỏ sang gửi. Muốn ăn gì thì đã có bà nội nấu. Lần này tụi tôi vừa dọn nhà từ bên này bờ Thái Bình Dương qua bên kia bờ Đại Tây Dương. Lạ nước lạ cái chẳng quen biết một ai ngoài cặp vợ chồng người em ở cách 45 phút lái xe. Đêm hôm lỡ có chuyện gì không biết mấy bố con làm sao"

T. trấn an:

- Em đừng lo. Kẹt lắm anh qua nhờ hàng xóm. Greg và Joanna ở đối diện nhà mình dễ thương lắm. Hôm mình mới dọn tới, thấy anh dọn dẹp ngoài garage họ có qua hỏi thăm.

- Ừ, hôm nào em về mình mời họ qua nhà ăn tối. Cả tháng nay lu bu nói qua chào họ một tiếng mà vẫn chưa làm được. Bán anh em xa mua láng giềng gần, mình ở đây không có cha mẹ anh em, kết thân với hàng xóm phòng khi tối lửa tắt đèn.

T. phì cười:

- Em nói chuyện giống như mình đang ở Việt Nam. Bên đây có chuyện khẩn cấp thì gọi 911. Con nó cũng biết điều này. Chỉ cần bấm 3 số, 5 phút sau "help" đến ngay.

Tôi nhăn mặt:

- Hy vọng chuyện đó sẽ không xảy ra. À nè, số điện thoại của bác sĩ và các cô giáo em cũng gắn trên tủ lạnh đó. Thẻ bảo hiểm thì anh có rồi. Tất cả giấy tờ quan trọng em để trong safe box ngoài nhà bank. Em cũng đã email cho anh danh sách tất cả trương mục và gợi ý của số mật mã lỡ anh quên. Nói đi làm living trust hoài mà cứ trì hoãn. Tháng trước người bạn của chị Loan qua đời đột ngột không để lại chúc thư. Anh chàng này làm nghề luật sư, bình thường lo hết tất cả giấy tờ kể cả tài chánh, đầu tư cho gia đình. Khi anh mất cô vợ không biết một tí gì, phải đi mướn một luật sư khác để truy lùng tài sản nợ nần cho mình. Thế có ironic không"

- Người ta có tài sản nhiều mới cần làm, mình có gì đâu mà em lo"

- Không phải đâu anh. Living trust không phải chỉ để ủy thác tài chánh mà còn bao gồm những điều quan trọng khác, thí dụ như khi cha mẹ qua đời, ai sẽ chăm nom giám hộ cho những đứa con.

T. cười hì hì:

- Đã bảo đừng có lo. Em có chuyện gì thì có... "dì nó" lo cho mấy đứa nhỏ.

Tôi nhéo tay chàng đau điếng:

- Biết ngay mà. Các ông mau quên lắm. Bà nội Minh Thiên nói ở Việt Nam có người còn không chờ mồ xanh cỏ. Vợ chết để nằm đó đi kiếm vợ khác về rồi mới chôn.

- Mẹ đùa mà em cũng tin. Vả lại ở bên này làm gì có chuyện đó. Sau khi hạ huyệt lấp đất là trải cỏ thảm. Mấy phút sau là cỏ xanh rì à em.

Tôi méo miệng cười. Lúc nào T. cũng giễu được. Đây là một trong những đức tính mà tôi rất thích ở chàng. Ở hoàn cảnh nào chàng cũng tìm được những khía cạnh để chọc mọi người cười, dù đôi khi cũng có hơi quá trớn. Có lần 2 đứa ra nhà quàn viếng xác người trong giáo xứ mới qua đời, đọc kinh xong tôi ra ngoài bắt gặp chàng đang nói gì đó mà tang gia ôm bụng cười bò. Về nhà tôi nhằn thì chàng nói:

- Đời người ai mà không chết" Người chết thì đã chết rồi. Người sống cứ khóc lóc ủ ột chỉ tổ bịnh thêm. Anh kể chuyện vui cho họ quên đi nỗi buồn trong chốc lát.

Tôi là người Công Giáo, tin sự chết là nhịp cầu bắc từ đời này qua đời sau, nhưng mỗi lần đi xa cũng không khỏi rùng mình nghĩ quẩn. Các con tôi còn bé quá, cứ nghĩ nếu mình không về để lại mấy đứa nhỏ bơ vơ không mẹ là muốn khóc. Nhất là từ sau vụ 9/11, mỗi lần lên máy bay tôi thấy rờn rợn làm sao. Lần này mua vé lại vô ý chọn chuyến về ngay ngày đó. Tuần trước bọn khủng bố cho tung ra cuốn băng kỷ niệm 6 năm ngày tấn công nước Mỹ. Không biết sẽ có biến cố gì không" Thôi thì đành phó thác vậy.

- Sống chết có số, em đâu có sợ. Em chỉ lo anh ở nhà với mấy đứa nhỏ. Biết vậy chẳng nhận lời về Cali. Họp qua điện thoại cũng đã sao" Cùng lắm người ta không thấy mặt thì mình khó tạo ảnh hưởng một chút. Rồi đâu cũng vào đó. Bây giờ em đâu còn ham thăng quan tiến chức. Chỉ có gia đình là quan trọng hơn cả.

T. với qua nắm lấy bàn tay tôi bóp nhẹ:

- Vậy mà anh cứ tưởng trái tim em có đến 4, 5 ngăn"

Tôi bật cười, giọt nước mắt ở đâu rơi xuống má. T. vừa nhắc tôi về cái kỷ niệm xa xưa, thời tôi mới xong đại học, còn xông xáo háo hức muốn chinh phục thế giới...

*

Người thuyết trình thao thao bất tuyệt trên sân khấu. Tôi trố mắt không tin những gì mình đang nghe. T. và tôi đang ở trong lớp "Dự bị hôn nhân" mà Cha sở yêu cầu học trước khi ngài cho phép làm đám cưới. Lớp này chuẩn bị cho những cặp sắp bước vào ngưỡng cửa gia đình về điều luật của Giáo Hội cũng như những phương sách cần thiết về mặt xã hội. Ông bác sĩ tâm lý khá nổi tiếng ở vùng Bắc Cali đang giảng về tâm lý Á Đông. Ông ta nói đàn ông trái tim có nhiều ngăn: ngăn cho gia đình, ngăn cho sự nghiệp, ngăn cho bạn bè, ngăn cho những thú vui... Ngăn nào cũng quan trọng và cần thiết. Trái tim đàn bà ngược lại chỉ có một ngăn cho chồng con. Bởi vậy đàn bà nhiều khi không thông cảm được những ước muốn của chồng về những hoạt động ngoài gia đình và người đàn ông không hiểu được tại sao vợ mình chỉ thích ở nhà lo cho con...

Tôi giơ tay:

- Cháu không đồng ý. Cháu nghĩ những gì bác sĩ vừa trình bày chỉ đúng vào thời xa xưa, khi người đàn bà còn lệ thuộc vào đàn ông. Đàn bà bây giờ, nhất là ở Mỹ, có ý chí và khả năng, cháu không nói đến thể lực, không thua gì đàn ông. Có rất nhiều người đàn bà Châu Á, kể cả Việt Nam, đã và đang rất thành công. Sự nghiệp và sở thích cá nhân đều rất quan trọng đối với họ.

- Tôi không nói đàn bà không có tài bằng đàn ông. Tôi nói ngoài gia đình, tất cả mọi thứ khác đều không quan trọng đối với người đàn bà.

Tôi bướng:

- Cháu vẫn không nghĩ vậy. Cháu tin người đàn bà cũng có nhiều khát vọng như đàn ông, và họ có thể tìm cách cân bằng những khát vọng đó.

Hội trường hơn 200 người ngạc nhiên nhìn chúng tôi "đấu khẩu". Người lộ vẻ bất bình vì "con bé" dám công khai chất vấn "một ông bác sĩ". Người gật gù thích thú. Vài cô trẻ trẻ lên tiếng tán thành. Mặc kệ ai muốn nghĩ sao thì nghĩ, tôi phải nói lên những ý kiến của mình. Tôi chủ quan tin rằng có khối người trong hội trường nghĩ như tôi mà vì lý do gì đó không lên tiếng.

Thấy không lung chuyển được tôi, ông bác sĩ xuống nước:

- Có thể tim đàn bà cũng có nhiều ngăn, nhưng chắc chắn ngăn cho gia đình là quan trọng hơn cả.

À, nói vậy thì còn nghe được. Tôi mỉm cười ngồi xuống. Coi như một đều.

Tôi đã sống như lời biện minh với vị bác sĩ tâm lý. Dù không đến nỗi "trọng nam khinh nữ" như xã hội Việt Nam thời xưa, Mỹ cũng thuộc loại "male-dominated society", nơi mà bất cứ một thương trường nào đàn ông cũng đều chiếm ưu thế. Là con gái út trong một gia đình 8 anh em, từ nhỏ tôi đã học được là phải kêu lớn mới có người nghe, phải nhảy cao mới có người thấy. Bố tôi tuy hay ăn hiếp mẹ, nhưng lại rất khuyến khích đối với đám con gái. Ông tạo cho tôi lòng tin là những gì các anh làm tôi cũng làm được. Anh học Engineering thì tôi học Management Information System. Anh ra trường làm Software Developer thì tôi làm IT Project Manager. Khi anh lên kỹ sư trưởng thì tôi cũng đã có một đội làm việc cho mình.

Duy chỉ có thú vui thì tôi vẫn bị... cấm đoán, ngay cả khi tôi đã ra trường và đi làm. Bố mẹ tôi vẫn theo lối xưa. Con gái không được đi chơi nhiều. Con gái không được đi qua đêm, bất luận đi với ai. Con gái có ngày nghỉ thì ở nhà với cha với mẹ, đừng đi vacation chỗ này chỗ khác mang tiếng.

Bị cột chân quá, tôi tức mình quyết định đi lấy chồng sớm để thoát khỏi cảnh "nhà em, lão gia... rình trước ngõ" với vài điều kiện đính kèm:

- Lấy nhau về mình phải tôn trọng khoảng cách cần thiết của nhau. Miễn là đừng ảnh hưởng đến gia đình, anh có thể tiếp tục đi chơi với đám bạn trai cũng như em cần có thời giờ cho những bạn gái. Em không bắt anh ngừng chơi thể thao thì anh cũng đừng đòi em bỏ thú đàn hát viết lách. Mình có thể tiếp tục giữ cho trái tim có "nhiều ngăn".

Dĩ nhiên là T. đồng ý với cả hai tay hai chân. Chàng rất năng nổ trong những sinh hoạt cộng đồng. Bạn bè thì ôi thôi, tối thứ tư chơi bowling, sáng chủ nhật đánh volleyball, chưa kể những ngày tụ tập coi football, basketball, đánh xì phé. Lấy vợ mà còn được duy trì cuộc sống độc thân thì còn gì bằng"

Mọi chuyện diễn biến tốt đẹp cho đến khi chúng tôi có đứa con đầu lòng. Tôi đau bụng từ đêm hôm trước nhưng mãi đến chiều tối hôm sau thì đứa bé mới chịu chào đời. Sau khi y tá lo cho hai mẹ con xong, thấy T. đứng ngồi không yên, thỉnh thoảng lại liếc cái đồng hồ trên tường, tôi bảo chàng:

- Anh ở đây cũng không làm được gì. Hay là về tắm rửa ăn uống rồi sáng mai vào cũng được"

Hình như chỉ chờ có thế, T. cười toe toét hôn vợ hôn con rồi hớn hở ra về. Sáng hôm sau 10 giờ vẫn chưa thấy mặt mũi chàng đâu. Tôi gọi phone về nhà, giọng chàng ngái ngủ:

- Chút xíu nữa anh vô. Tối qua 2 giờ anh mới về, còn buồn ngủ quá.

Trời đất! Tôi biết hôm qua là thứ tư nhưng tưởng chàng ở nhà thương với tôi cả ngày mệt mỏi nên tôi mới kêu về nhà nghỉ ngơi. Ai ngờ chàng còn sức đi chơi bowling cho đến 2 giờ sáng. Tôi hứ một tiếng thật dài rồi cúp máy.

Sau đó thì y chang như lời ông bác sĩ tâm lý nói, T. tập làm cha nhưng vẫn không bỏ được bất cứ hoạt động nào của thời "độc thân vui tính". Chàng giúp tôi chăm sóc con cái, nhưng vẫn tìm được giờ cho volleyball, bowling, cà phê cà pháo. Tôi cằn nhằn thì chàng nói:

- Trái tim đàn ông có nhiều ngăn, em biết rồi mà. Cuộc sống phải cân bằng thì mình mới vui vẻ hạnh phúc. Anh tập thể thao là để giữ hạnh phúc gia đình đó em.

Cuộc sống của tôi thì ngược lại xoay 180 độ, việc làm và con cái chiếm trọn ngày giờ. Còn đâu những chiều đi shopping đến giờ đóng cửa. Còn đâu những tối cùng đám bạn gái đi chơi girls only night out. Còn đâu cuối tuần nằm đọc sách hết cuốn này đến cuốn khác...

Công việc của tôi uyển chuyển nên tôi lãnh trách nhiệm đưa đón con cái. Sáng sáng tôi đưa chúng đến trường hay nhà giữ trẻ. Có thời gian 4 đứa đi 3 nơi. Vô được đến sở có hôm đã gần 10 giờ. Tôi dồn tất cả hội họp vào khoảng giữa ngày, luôn cả vào giờ ăn trưa nếu cần. Chiều chiều 4:30 là tôi rời khỏi sở, tai thường còn kẹp cái phone cho cuộc họp cuối ngày. Cái hãng gì mà hội họp nhiều đến thế không biết! Tôi yêu cầu với những người làm việc chung:

- Ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp, xin đừng gọi tôi từ 6 đến 9 giờ sáng và chiều. Giờ đó tôi dành cho gia đình.

Sau khi các con đã lên giường, tôi vào home office làm việc tiếp. Nhân viên hãng tôi có mặt dường như khắp mọi nơi trên thế giới. Thời gian làm việc tùy thuộc vào những người làm việc chung. Tôi coi một toán kỹ sư vi tính bên Ấn Độ. Đêm ở Mỹ là ngày ở đó. Ban ngày tôi họp với những người khách hàng business stakeholders, tối đến đem nhu cầu của họ ra bàn với toán kỹ sư tìm giải pháp. Nhiều khi nói điện thoại đến 2, 3 giờ sáng. T. không vui:

- Công việc làm không bao giờ hết được. Về nhà rồi sao không để việc lại sở"

Tôi phân bua:

- Anh là social worker thì chỉ cần làm từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, đến giờ đóng cửa ra về ngày mai vào làm tiếp, không như em sức sản xuất đo bằng khả năng thỏa mãn sự cam kết. My productivity is measured by the ability to successfully deliver commited projects rather than the number of hours spent working on it. Em ở sở có 6, 7 tiếng một ngày thì làm sao làm xong hết việc" Em lại chịu trách nhiệm chung cho dự án nên phải bảo đảm mọi đội viên đều hoàn tất phần của mình. Có vấn đề gì sẽ bị ảnh hưởng dây truyền, không theo dõi không được.

- Anh biết sự nghiệp quan trọng đối với em, nhưng cũng đừng hy sinh sức khỏe của mình và thời gian với gia đình.

- Bạn bè và sở thích cá nhân thì anh đã biết đối với em bây giờ là xa xỉ. Hai ngăn đó trong tim em chắc bây giờ bằng móng tay út. Em đang cố gắng hết sức để cân bằng gia đình và công việc. Chẳng lẽ anh nghĩ em thiếu sót trong bổn phận làm vợ làm mẹ"

T. ôn tồn:

- Không. Anh nghĩ em đang làm quá sức và sợ em sẽ burn out. You are trying to do too many things. Anh không có ý trách, nhưng cách mình làm nhiều khi quan trọng không kém, hoặc hơn, những gì mình làm. It's not just the "what" but also the "how". Em hiểu ý anh không"

Tôi thừ người nhìn vào màn ảnh computer trước mặt, hai hàng nước mắt trào ra. Những gì T. vừa nói không phải là tôi không tự nhận thấy. Những năm vừa qua tôi sống như một cái máy. Việc nhà việc sở ngày càng nhiều trong khi một ngày vẫn chỉ 24 tiếng. Đã bận rộn rồi chớ, giá nhà cửa đột nhiên tăng vùn vụt. Thiên hạ ùa nhau mua bán liên tục. Đại gia đình của tôi cũng không ngoại lệ. Tôi xót ruột nhìn đám real estate agents ăn tiền hoa hồng không nương tay, nhào ra lấy bằng làm giùm cho gia đình bè bạn. Lấy bằng ở Cali chưa đủ, tôi lấy luôn bằng ở một tiểu bang cũng đang "hot" khác. Hở dư chút thì giờ thì tôi mua bán làm loan. Con cái thì càng lớn càng nhiều activities. Học đàn, đá banh, bơi lội, tôi ghi danh cho con không thiếu môn nào. Tôi ôm đồm nhiều chuyện để rồi thiếu ngủ và mệt mỏi kinh niên. Đi làm về gặp con cái léo nhéo là bẳn gắt.

Chiều nay khi đang vội vàng bắt bếp nấu cơm để kịp giờ đi bơi, đứa con gái ngồi uống sữa nơi bàn ăn, loay hoay với con búp bê sao đó làm ly sữa rớt xuống đất văng tung tóe. Tôi hét toáng lên:

- Mẹ đã nói lúc ăn uống không được chơi kia mà"

Con bé mếu máo:

- I'm sorry mommy. It was an accident.

Nhìn 2 giọt nước lăn ra từ đôi mắt tròn như 2 hòn bi của con, lòng tôi chùng xuống:

- Of course it was. Lần sau cẩn thận nhe con. Đứng tránh ra để mẹ dọn.

Con bé vẫn đứng im không nhúc nhích, nó nhìn tôi:

- I love you mommy. Please don't be mad. I don't like it when you yell at me.

Tôi dang tay ra ôm lấy con, lòng chua xót nghẹn ngào. Tôi làm sao vậy" Đổ ly sữa thì lau, có gì đâu mà phải ầm ĩ. Tôi đang dậy con over-react khi xảy ra chuyện thay vì bình tĩnh đối phó với nó sao" Ở sở tôi vẫn nổi tiếng là người trầm tĩnh cơ mà" Chẳng lẽ lòng kiên nhẫn tôi dành hết cho công việc, cho người ngoài, không còn chút gì khi về với gia đình sao" Tôi làm việc không ngừng nghỉ để làm gì nếu không phải để lo cho các con sung túc đầy đủ, nhưng tất cả có ích gì nếu như tôi không biểu lộ được tình thương từ những hành động nhỏ mỗi ngày"

Trưa hôm sau tôi gõ cửa văn phòng ông sếp:

- Hi Roger. Do you have a moment" Tôi nói chuyện với ông một chút được không"

Ông sếp Mỹ trắng tươi cười chỉ vào ghế:

- For you, of course. Tôi đang định gọi cô vào đây đó chứ. Pauline nè, sáng nay cô trình bày kết quả của dự án ấn tượng lắm. Cấp lãnh đạo rất hài lòng. Đây, tôi có cái này cho cô.

Tôi mở cái phong bì ông xếp đưa. Bên trong là bằng Tưởng Thưởng Thành Tích (Achievement Award) và lá thư cám ơn, kèm theo con số tiền thưởng sẽ được gửi vào trương mục của tôi trong kỳ trả lương kế. Roger nhìn vào mắt tôi:

- Tôi có thể nói cho cô biết là trong hơn 10 năm làm việc cho Cisco, tôi chưa từng thưởng cho nhân viên nào số tiền lớn như vậy. Đây là cách tôi cám ơn những thành quả cô đã đạt được. Nào, bây giờ cô muốn nói chuyện gì với tôi"

Đặt lá thư trên bàn, tôi chậm rãi lựa lời:

- Trước hết tôi cám ơn Roger đã thừa nhận những cố gắng của tôi. Tôi tiến xa là nhờ sự tin tưởng và ủng hộ của ông và của những bạn đồng nghiệp. Tôi được trả lương để làm việc với tất cả khả năng của mình. Tôi rất cảm động được thêm số tiền thưởng này. Tôi hy vọng đội viên của tôi cũng được những phần thưởng tương tự.

Ngừng một chút tôi tiếp:

- Như ông cũng biết, tôi làm công việc hiện tại cũng mấy năm rồi. Hôm nay tôi vào đây để hỏi xem ông nghĩ sao nếu tôi muốn trở về làm một thành phần cá nhân, individual contributer, thay vì tiếp tục coi nhóm"

Rogerfffnhìn tôi trầm ngâm:

- Tôi hiểu việc cô đang làm rất tốn công sức và thời giờ. Cô có con nhỏ, cô cần cân bằng work and life. Điều quan trọng bây giờ là kiếm người thay thế cô. Ngoài khả năng chuyên môn, người này còn phải có people skills, có thể làm việc chặt chẽ với những người tính tình, văn hóa, âm hưởng giọng nói khác biệt...

Tôi đề nghị:

- Ông nghĩ Tim thế nào" Tôi thấy anh chàng này cũng khá lắm, hơi rough around the edges một chút xíu nhưng tôi có thể cố vấn cho anh ta.

Roger ngẫm nghĩ một lúc rồi gật đầu:

- Thế cũng hay. Từ lâu tôi vẫn muốn cô tập trung vào chiến lược (strategic) nhưng lại không gỡ được cô ra khỏi chiến thuật (tactical). Bây giờ cô lo tổng quát, khởi xướng những đề án, tìm người điều hành bảo trợ, theo dõi và báo cáo trình trạng dự án, ngân sách, tài nguyên lên cấp lãnh đạo. Phần hoạt động day-to-day với nhóm kỹ sư và khách thì để Tim lo. Cô cố vấn cho anh ta thời gian đầu. Đây là cơ hội cho anh ta học tập.

- Cám ơn Roger. Tôi biết thế nào ông cũng ủng hộ tôi. Tôi bảo đảm trong vòng 2 tháng Tim sẽ làm việc một mình ngon lành. Còn một điều nữa, gia đình tôi có thể sẽ dọn đi tiểu bang khác. Ông không phản đối việc tôi trở thành remote worker làm việc toàn thời gian tại nhà chứ"

Roger lắc đầu:

- Hãng mình tạo kỹ thuật để cho người ta có thể làm việc bất cứ lúc nào và ở đâu. Cô biết tôi không thể từ chối yêu cầu của cô. Chính tôi cũng làm việc ở nhà một tuần mấy ngày. Tôi chỉ yêu cầu cô bay về mỗi lần có họp hành quan trọng với khách hoặc sếp lớn. Tôi để tùy cô quyết định khi nào cần về.

Tôi cười tươi như hoa, cầm cái phong bì trên bàn lên:

- Ông thật là một người sếp tốt. Tôi sẽ không để cho ông phải thất vọng. Tôi đã được những gì vào đây để hỏi, ông không đổi ý lấy lại cái này chứ"

Roger phì cười:

- Có muốn tôi cũng không dám. Cô có biết xếp trên và khách hàng rất quý mến cô không" Không ai trong department này được nhiều Achievement Awards bằng cô đấy.

Từ đó tôi ý thức kéo chậm lại vận tốc đời sống. Tôi bỏ hẳn nghề địa ốc tay trái và giảm dần trách nhiệm của công việc chính. Anh chàng Tim làm việc có thể không giống hay không vừa ý tôi, nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hệ thống chung. Không có tôi trái đất vẫn xoay như thường. Công việc thỉnh thoảng bị trục trặc hiccup một chút nhưng vẫn tiến triển tốt đẹp. Đối với gia đình, tôi có thì giờ và tinh thần để chú trọng đến phẩm chất nhiều hơn, thay vì chỉ để ý vào số lượng như tôi đã làm.

Rồi ngày đổi đời của chúng tôi cũng đến. Giữa sự ngạc nhiên của gia đình bạn bè, tôi và T. dời gia đình về một thành phố nhỏ ở tiểu bang Florida, nơi mà tôi đã đến công tác và du lịch với gia đình nhiều lần. Ở Cali lâu năm, chúng tôi không cưỡng được quay cuồng theo nhịp sống tất bật không ngừng nghỉ của thành phố lớn. Đời sống ở miền biển chậm và hiền hòa hơn. Ở đây không có quán cà phê đèn mờ, không có hộp đêm nhạc xập xình đến sáng, không đua đòi xe mới nhà to, không se sua quần này áo nọ. Chúng tôi an tâm nuôi con chờ ngày chúng đến và qua giai đoạn vị thành niên nhiều sóng gió.

Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó. Chúng tôi đánh đổi cuộc sống mới với sự xa cách gia đình và bạn bè thân quen. Hai bên nội ngoại không ai muốn rời xa miền Cali nắng ấm đông người Việt. Bạn bè mỗi người một hoàn cảnh, muốn bứng rễ cũng không dễ dàng. Chúng tôi sinh hoạt nhiều năm trong các hội đoàn, buổi tiệc tiễn chân ướt sũng nước mắt. Người ở lại còn có nhau trong khi người ra đi không biết bao giờ mới tìm lại được những tình cảm trân quí như vậy"

Về phương diện công ăn việc làm thì T. tìm một công việc xã hội khác cũng không quá khó khăn. Florida có nhiều người già về hưu cần sự giúp đỡ của các cơ quan chính phủ cũng như tư nhân. Tôi thì đã có việc đem theo từ Cali. Chỉ khác là bây giờ làm việc ở nhà thay vì vào hãng. Có cái là xa mặt cách lòng. Người vắng mặt bao giờ cũng dễ bị lãng quên. Làm việc qua điện thoại cũng có những khó khăn của nó. Người trong phòng họp thường lo bàn cãi quên khuấy mất người đang ở trên đường dây. Cơ hội tiến thân cũng khó khăn gấp bội.

Bây giờ ngày ngày tôi dậy lúc 7 giờ sáng, đánh thức các con chuẩn bị cho chúng đến trường. 7:30 rời khỏi nhà, qua đến trường 7:35. Chờ các con ăn sáng trong cafeteria xong, tôi dẫn chúng vào lớp rồi về nhà. 8 giờ tôi ngồi vào bàn làm việc cho đến trưa, ăn chút gì đó rồi nấu cơm chiều trong vòng một tiếng đồng hồ. 1 giờ trở lại bàn làm việc. 3 giờ take a quit break đi đón các con. 3:15 về đến nhà làm việc tiếp trong khi các con làm bài ở trường. Khoảng 6 giờ nếu không còn meetings tôi tắt máy vi tính cùng gia đình ăn cơm tối. Cơm nước dọn dẹp xong chúng tôi dẫn con đi bộ, đi bơi, tập đàn hay đọc sách. Cuối tuần cả nhà đi nhà thờ, ra sân đá banh, học đàn, chợ búa, ra biển chơi. Cuộc sống trầm lặng an nhàn.

Nếu ai có hỏi cuộc sống như vậy có lặng lẽ chán chường lắm không thì tôi phải thú thật rằng nhiều khi tôi cũng nhớ day dứt gia đình, bạn bè, thời tiết, tiện nghi của chợ búa nhà hàng Việt Nam, và luôn cả sự xô bồ tấp nập của Cali. Nhưng khi cái nhớ qua đi, tôi không nghi ngờ về quyết định của mình. Tôi vẫn còn nhiều khát vọng trong trái tim cho sự nghiệp và những sở thích cá nhân nhưng bây giờ tôi gạt bỏ tất cả qua một bên để sống cho các con và lo cho tương lai của chúng. Tôi may mắn hơn nhiều người là có công việc uyển chuyển, có thể làm việc ở nhà. Chiều chiều đi học về các con cần gì vào phòng home office là có mẹ ngay. Tôi thì an tâm vì lúc nào cũng biết các con đang ở đâu, làm gì. Tôi muốn dang tay che chở cho đến ngày chúng thật sự đủ lông đủ cánh để tự lo cho mình. Lúc đó tôi sống cho tôi cũng chẳng muộn.

*

T. dừng xe chỗ Departure của hãng máy bay United Airline, mở trunk xe lấy ra cái vali và túi sách trao cho tôi, nhẹ nhàng:

- Em đi bình an. Khi rời Cali về đây nhớ đừng "bỏ quên con tim" nhé.

Tôi cười:

- Đừng lo. Tim em bây giờ chỉ còn một ngăn cho chồng con, không còn mơ ước xa xôi gì nữa.

Ý kiến bạn đọc
15/05/202104:53:18
Khách
buy cialis online at lowest price: <a href=" https://cialisbnb.com/# ">buy cialis in miami</a> cost of cialis without insurance
http://cialisbnb.com/# buy cialis online viagra
17/09/201620:54:03
Khách
Lại thêm một bài khoe khoang về sự thành công trong cuộc sống . Đúng là người Việt Nam .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,320,668
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.