Hôm nay,  

Buổi Chiều Với "khánh Ly Và Bạn Hữu"

03/11/200700:00:00(Xem: 136711)
  • Tác giả :

Bài số 2138-1930-706vb7031107

*

 

 Tác giả là một nhà giáo từng có hơn 30 năm dạy học tại Việt Nam. Đến Mỹ theo diện ODP, hiện tiếp tục nghề cũ tại một trung tâm dạy kèm tại miền Nam Cali. Bài viết mới của ông lần này là những ghi nhận tản mạn về chương trình “Khánh Ly và Bạn Hữu” tại Việt Báo Gallery 28-10-2007.

*

 Tôi đã có dịp sống lại thời còn là sinh viên Văn Khoa ở Sài gòn khi đi nghe Khánh Ly và Ngọc Minh hát tại hội trường Việt Báo chiều chủ nhật 28 tháng 10 vừa qua. Đây là buổi ra mắt tập thơ "Chim hót trên đầu ngọn lau" của Cẩm Vân, một nhà thơ nữ đến từ Na Uy, và phần chính của chương trình là giọng hát Khánh Ly và Ngọc Minh trong những tình khúc Trịnh công Sơn, Trầm Tử Thiêng, Trần dạ Từ, Ngô thụy Miên và Vũ thành An.

Khánh Ly

Hội trường Việt Báo nhỏ chỉ đủ cho hơn 200 chỗ ngồi nhưng không khí  ấm cúng, khá thích hợp cho buổi trình diễn loại nhạc thính phòng như hôm đó. Mặc dù không gian có hơi khác so với không gian sân trường đại học Văn Khoa ngày nào, người đến nghe nhạc vẫn đông kịt và ngồi kín cả hội trường. Trên bức tường xẫm mầu sau bục gỗ,  chỉ có một banner giản dị "Khánh Ly và Bạn Hữu". Chùng đó là đủ. Người đã nghe Khánh Ly hát từ sân trường Văn Khoa ngày nào, dù chưa từng gặp người hát, chắc vẫn có thể tự coi mình là bạn của Khánh Ly.

Đúng 3g15 chương trình bắt đầu sau lời giới thiệu của MC Ngọc Minh. Lâu nay tôi chỉ nghe Ngọc Minh hát, nhưng hôm đó tôi mới thấy chị giới thiệu chương trình cũng lôi cuốn và dễ thương không kém giọng ca của chị.

Khánh Ly, Ngọc Minh và ban nhạc

 Khán giả hầu hết là những người lớn tuổi, những người mà cuộc sống đã hoàn toàn bị đảo lộn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.. Họ đã trải qua những cơn lốc của lịch sử, đã sống khắc khoải tuyệt vọng trong cái được mệnh danh là "Trại học tập cải tạo". Nhưng hy vọng vẫn không tắt trong lòng họ, thất vọng rồi lại lạc quan, phẫn chí rồi lại tìm được sự bình an trong tâm hồn, những người tưởng rằng kỷ niệm đã chết hẳn nhưng thật ra vẫn sống mãi với đời sống mình. Bằng chứng là hôm nay họ cũng như tôi đã về đây để nghe lại Khánh Ly và Ngọc Minh hát, để sống lại những kỷ niệm thuở còn khoác áo thư sinh hay áo trận giày saut, thuở còn ở lứa tuổi đẹp nhất đời mình. Trong họ vẫn còn nguyên vẹn hình ảnh một Trịnh công Sơn gầy còm trong chiếc áo chemise trắng rất ư học trò đang ôm cây đàn guitare thùng đệm cho một giọng hát rất lạ vừa từ vùng Đà Lạt sương mù xuống, một giọng hát mà nhiều người lúc bấy giờ đã mệnh danh là "giọng hát lãng đãng khói sương", một Khánh Ly rất đơn sơ, tóc dài và đi chân đất trên sân cỏ trường Văn Khoa năm xưa, hát những bài hát bắt đầu được phổ biến và nổi tiếng của Trịnh công Sơn lúc bấy giờ. Tiếng đàn và tiếng hát từ đó đã từ bay ra cùng khắp.  

 

Kiều Chinh

   " ...Em theo đời cơm áo

 Mai ra cùng phố xôn xao

 ...Ta ôm tình nặng trĩu

 Nghe quanh đời mưa bão

 Ôi những ngày yêu dấu

bọt bèo..." 

" Yêu dấu tan theo" đã bắt đầu chương trình như thế.

 "Mai cũng có thể là ngày mai, nhưng Mai cũng có thể là tên... một ai đó"... như Khánh Ly tâm sự. Trong "Nghe những tàn phai", Trịnh công Sơn diễn tả nỗi lòng của những người con gái sống về đêm đã làm cả hội trường ray rứt:

 

 "Có ai đang về giữa đêm khuya

 Rượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ

 Vòng tay quen hơi băng giá

 Nhớ một người tình nào cũ

 Khóc lại một đời người quá ê chề..."

 

Phải rồi em, cuộc sống đã làm em quá ê chề, và trên đường về , em đã thấy

 

 "..đời mình là con nước trôi

 Đèn soi trên vai rã rời

 Ngày đi đêm tới

 Còn chút hao gầy"

 

Nếu như trước đây hơn ba mươi năm bài "Giọt nước mắt cho quê hương" đã được hầu hết thanh niên nam nữ gần như thuộc lòng thì hôm nay ý nhạc vẫn còn làm mềm lòng những con người đã đi qua suốt cuộc chiến, đi qua thêm một phần đời lựu vong. Tôi đã thấy có nhiều người gỡ kính ra và dùng Kleenex lau mắt.

 

Cẩm Vân

 Khánh Ly tiếp tục kể lể bằng giọng khàn đục cố hữu:

 

 "Còn đây có bao ngày

 Còn ta cứ vui chơi

 Rồi mai sẽ ra đi

 Dù nhớ thương con người

 

 Còn đây những đêm này

 Còn em hãy yêu tôi

 Đời đốt nến chia phôi

 Dù nhớ thương cũng hoài..."

 

 Đã nhiều lần trong đời sống chúng ta đã nghe những tình khúc lãng mạn dễ thương này, nhưng mỗi lần nghe là mỗi lần mang một tâm trạng khác nhau. Họ, những người nghe nhạc chiều nay và cả tôi nữa, lúc nào cũng cảm thấy cần nghe lại để sống lại những kỷ niệm của một cuộc tình dù đã xa nhưng vẫn đẹp, và cũng để nhớ về những ngày tháng chiến tranh khốc liệt tàn phá quê hương.

 Ngọc Minh giới thiệu tác giả tiếp theo, người mà theo chị, lần đầu tiên đã đưa Rap vào dòng nhạc của mình. Đã được xem và nghe " Kinh khổ" của Trầm Tử Thiêng trong một cuốn DVD phát hành cách đây không lâu nhưng lần này nghe Khánh Ly hát "Kinh Khổ" chắc có lẽ không chỉ riêng tôi mà tất cả khán thính giả hôm đó đã lịm người đi vì xúc động. Chị đã thật sự chuyên chở hết cái hồn của ý nhạc để chia xẻ với khán thính giả.

 

Lê Văn

Tác giả tiếp theo mà Ngọc Minh giới thiệu đã làm nhiều người trong hội trường ngạc nhiên, vì lâu nay ai cũng chỉ biết anh là thi sĩ làm thơ tình. Nay lại được nghe anh, không phải thơ mà là nhạc,  một ca khúc anh viết trong nhà tù Cộng Sản tại Việt Nam sau 1975, nhân sinh nhật người bạn đời là Nhã Ca. Bài hát mang tên  "Chuông và mưa".. Ai đã từng ở Huế mới biết những cơn mưa ở đó dai dẳng và buồn như thế nào. Hình ảnh hai người yêu nhau đứng trú mưa dưới tháp chuông thật đẹp và thật lãng mạn. Nét nhạc đã làm thính giả yêu thích và vỗ tay vang dội sau khi nghe Khánh Ly trình bày. Sau đó là dòng nhạc của Ngô thụy Miên, dòng nhạc trữ tình đã làm say mê nhiều thế hệ. Và để kết thúc, Khánh Ly đã nói về nhạc sĩ Vũ thành An, về một con người đã từng chịu nhiều oan khiên trong ngục tù và ngay cả sau khi ra tù, về sự can đảm của anh khi phó thác và dâng đời mình cho Chúa để trở thành Thầy Sáu vĩnh viễn.. Bài "Đời đá vàng", có lẽ rất ít người biết, nói lên cái quyết tâm của anh khi vượt qua mọi trở ngại để theo đuổi lý tưởng cao đẹp của mình. Xúc động nhất có lẽ là câu hát "Ô hay, tại sao ta đến chốn này..." Tại sao" Ai biết"

Và tiếp theo sau đó, "Bài không tên số 8" vẫn làm con tim nhiều người nghe nhạc chiều hôm đó thổn thức.

Phần đặc biệt trong buổi chiều khó quên này dành cho tập thơ "Chim Hót Trên Đầu Ngọn Lau" của Cẩm Vân, người làm thơ tới từ Na Uy.  "Trong văn chương Việt, có cuộc tình thành huyền sử nổi tiếng, đó là chuyện tình Phạm Thái-Trương Quỳnh Như." Nhà thơ Du Tử Lê nói khi giới thiệu tập thơ, và thêm "Thời đại chúng ta, có huyền sử Trịnh Công Sơn-Khánh Ly" và đó là đề tài của tập thơ đầu tay của Cẩm Vân. Hai ca khúc phổ thơ Cẩm Vân do Khánh Ly hát sau đó đã gây nhiều xúc động và thi tập của Cẩm Vân được khán giả nồng nhiệt đón nhận.

"Từ bao năm qua, Khánh Ly từng hát trên những sân khấu lớn với hàng ngàn khán giả. Vậy  mà lạ thay, chính trong cái phòng họp nhỏ bé này, tôi thấy Khánh Ly thật sự là Khánh Ly hơn bất cứ nơi nào." Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh nói trong phần mở đầu.

Nhận xét của Kiều Chinh được bổ túc thêm bởi phần phát biểu của Lê Văn, chủ biên Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ  nhiều thập niên sau 1975, "Từ cuối thập niên 60', tôi đã có dịp nghe và phỏng vấn Khánh Ly-Ngọc Minh khi hai cô tới Hoa Thịnh Đốn trình diễn lần đầu. Thời ấy, Khánh Ly đang là 'nữ hoàng chân đất" của ca nhạc Việt Nam và Ngọc Minh thì tươi tắn như một búp bê Nhật Bản. Hôm nay, 40 năm sau, được nghe lại, gặp lại, thật cảm động khi thấy đôi bạn Khánh Ly-Ngọc Minh ngày càng điêu luyện hơn."

Ảnh Nam Lộc, 1965: Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, nhà báo Hoài Việt

Đúng như phát biểu của Kiều Chinh và Lê Văn,  khán thính giả tại hội trường Việt Báo cũng như tôi, đã từng nghe nhiều ca sĩ trẻ tuổi hát nhạc Trịnh công Sơn, những giọng hát thật hay, thật điêu luyện, nhưng hình như họ thiếu cái hồn cần thiết để thể hiện dòng nhạc họ Trịnh. Những giọng hát đó đã không làm chúng tôi xúc động bằng chính giọng hát Khánh Ly. Hình như là một sự ràng buộc của định mệnh, chỉ có giọng ca này mới chuyên chở thành công những dòng nhạc của con người tài hoa bạc mệnh Trịnh công Sơn. Khánh Ly đã để cả tâm hồn mình vào buổi chiều Thơ Nhạc hôm đó. Tiếng hát của chị mỗi lúc một mạnh chứa đầy cảm xúc. Điều nên biết thêm là toàn bộ số tiền thu được từ buổi chiều này sẽ dành làm giải thưởng Bé Viết Văn Việt.

5g30 chương trình chấm dứt, nhưng hình như mọi người chẳng ai muốn về. Tất cả chúng tôi thấy lòng vẫn còn vương vấn những hình ảnh, những kỷ niệm của những ngày tháng mà dòng nhạc họ Trịnh và giọng hát Khánh Ly đã để lại trong chúng tôi những dấu ấn đậm nét. Riêng với tôi, tình ca Trịnh công Sơn là những bài kinh cầu bên bờ vực thẳm làm lay động ý thức về thân phận con người ở bất cứ ai mê muội định tìm một chỗ ẩn náu, một nơi trú ẩn an toàn giữa cõi đời này, và Khánh Ly là giọng ca duy nhất có thể hiểu và diễn tả được những ý tưởng đó.

Để thay cho đoạn kết của những dòng tản mạn này, tôi xin được trích ra một câu của Trịnh công Sơn: "Sống giữa đời này chỉ có Thân Phận và Tình Yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình Yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng Tình Yêu để Tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây Thập Giá Đời".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,176,984
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”