Hôm nay,  

Đi Mỹ Thăm Anh Thăm Bạn

16/01/200800:00:00(Xem: 133197)

Tác giả: Nguyễn Quí

Bài số 2200-1992-766vb4160108

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

*

Tác giả Nguyễn Quí, tuổi thất thập, từ Việt Nam sang Mỹ thăm người anh ruột, gặp gỡ bạn bè cũ. Bài viết ngắn của ông cho thấy nhiều biến thiên trong một gia đình.

*

Ba giờ chiều một ngày cuối tháng 7 năm 2007, tôi ì ạch vừa mang vừa xách mấy thứ quà lỉnh kỉnh ra phi trường Tân Sơn Nhất.  Sau khi làm xong mọi thủ tục, tôi vào phòng cách ly chờ và gần 5 giờ chiều thì lên máy bay.  Đây là lần đầu tiên tôi đi xa những nửa vòng trái đất.  Nhưng tôi rất vui vì sắp dược gặp người anh ruột đã bao năm xa cách.  Kể từ khi ra di, anh tôi chưa một lần về chơi; trước kia vì sợ, còn nay lại vì đã già yếu. 

Đúng 5 giờ chiều máy bay cất cánh và lao mình ra biển Đông để tới Đài Bắc.  Nghỉ một lúc rồi tôi chuyển máy sang máy bay của hãng China Airlines bay tiếp sang Mỹ. 

Sau hơn mười tiếng mỏi mệt cuối cùng tôi đã tới California.  Tám giờ tối, trời xẫm dần, bao ánh đèn dưới sân bay Los Angeles lung linh như bao ngôi sao dưới đất.  Anh đèn đêm trên phi trường đẹp lắm! Máy bay lượn vòng  rồi từ từ hạ thấp độ cao, lăn bánh trên phi đạo rồi dừng hẳn.  Mọi người thở phào nhẹ nhõm, mừng vui vì chuyến bay dài đã thật sự an toàn.  Thế là tôi đã tới một đất nước tự do, rộng lớn, một cường quốc của thế giới! 

Tôi vui sướng vì cũng sắp gặp lại người anh duy nhất và đã già nua bởi thời gian không ngừng trôi; mà tuổi thanh xuân thì không thể dừng lại!

Làm thủ tục nhập cảnh xong, tôi vội vã ra cổng phi trường và thật là cảm động khi nhìn thấy hai vợ chồng người bạn (chúng tôi quen nhau từ ngày họ ở trường đại học Bách Khoa ở Việt Nam) đang đợi tôi để đưa về nhà, vì anh tôi đã già, 80 tuổi, không lái xe được nữa.  Và cũng vì ông bạn cứ một mực để ông ấy ra đón.  Nghĩa là sau mấy chục năm xa cách, tình bạn của chúng tôi vẫn như xưa. 

Gần 12 giờ đêm xe mới tới nhà.  Chúng tôi ghé tiệm phở "Việt Nam" để thưởng thức bữa đêm đầy xúc động!  Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng mô tả tô phở thật hấp dẫn; và nó thật hấp dẫn còn bởi tình người.  Tuy nhiên phải nói giá phở ở đây đắt gấp 5-6 lần ở Sài Gòn.

Sáng hôm sau, bạn tôi đưa tôi tới nhà anh tôi.  Bầu trời Cali hôm nay trong sáng.  Mây trắng bay bay trên trời và hoa cỏ thắm tươi trên mặt đất.  Các sắc hoa rực rỡ đủ loại, đủ màu.  Nhà cửa thưa, đường rộng thênh thang, khí trời man mác.  Đẹp thay và vui lắm thay.  Ôi lòng đầy xúc động, đầy vui sướng. 

Một ông già; phải nói là một cụ già mới đúng.  Vì anh tôi đã ngoài tám mươi - đang đứng trước cửa chờ tôi.  Hai ông già gặp nhau (vì tôi nay cũng đã thất thập rồi), mừng mừng tủi tủi, nghẹn ngào chẳng nói nên lời.  Tôi mừng  vì sau mấy chục năm xa cách anh em tôi mới được gặp lại nhau.  Từ ngày anh tôi rời nước ra đi để tìm cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, một nơi gửi gấm tuổi già và được sống đầy đủ trên một đất nước tự do và nhân đạo.  Anh tôi đã bắt đầu mất dần trí nhớ, người dong dỏng cao, gầy ốm vì bệnh tiểu đường, nhà cửa không có, nhưng tôi vẫn mừng vì ở đây anh tôi vẫn được chính phủ cho tiền ăn và chi tiêu, cho tiền thuê nhà và thậm chí cả tiền thuê người trông coi, cả về mặt y tế cũng được cấp thuốc men đầy đủ.  Bởi ông ấy được sống trên một hợp chủng quốc đại phú cường, tự do và đầy lòng bác ái.  Nếu như ở Việt Nam thì chưa thể nào mơ tới điều tốt đẹp đó.  Nước Mỹ thật là bao dung!  Biết bao người từ các nước khác đến định cư đều được đãi ngộ tốt - nào công việc làm, ăn học và chăm sóc chu đáo khi về già.  Thay mặt anh tôi, xin cám ơn những người dân Mỹ đầy lòng nhân đạo và tận tình giúp đỡ mọi người!  Chúc mừng nước Mỹ luôn phồn vinh.

Sau bao ngày hàn huyên với ông lão 80; bỗng một hôm tôi thấy tấm thiệp mời dự lễ thượng thọ của em gái anh tôi.  Cũng xin mở ngoặc ở đây để nói rõ cái từ "em gái anh tôi".  Ấy là vì cái thời xa xưa, từ những năm 1900… lâu lắm lắm; mẹ tôi từ Hà Nội xuống Kim Sơn - Ninh Bình buôn bán nên đã quen một chàng trai thư sinh, tuấn tú con trưởng nhà ông Cai Tổng.  Mẹ tôi, một cô gái lai Pháp xinh đẹp.  Nhưng vốn tính tự do nên không chịu nổi cái khuôn phép của lễ giáo phong kiến rất gò bó nên bà đã giã biệt nhà chồng sau gần một năm chung sống để trở lại đất Hà Thành, trở lại cái làng quê đã từng có tên trên câu thơ: nhịp chầy Yên Thái tiếng chuông Tây Hồ (Hồ Tây).  Còn ông trưởng nhà ông Cai Tổng thì ngậm ngùi, tiếc thương mà không dám vượt qua vòng lễ giáo đó, đành ở lại xứ Kim Sơn.  Sau vài tháng, mẹ tôi sinh ra anh tôi.  Một thời gian sau mẹ tôi lại tiếp tục về ở với bố tôi: cũng lại là con trưởng của một ông phó tổng, cháu đích tôn của cụ quan Nghè dòng họ Nguyễn Quý, đỗ tiến sĩ thời vua Minh Mạng năm thứ 7.  Tuy nhiên lần này thì mọi việc êm ấm vì quan Phó Tổng qui tiên sớm, còn ông con trưởng thì lại hiền lành.  Mẹ tôi đã sinh ra tôi.  Vậy là chúng tôi là hai anh em cùng mẹ khác cha; đồng thời cha tôi cũng là cha dượng và cha nuôi của anh ấy, vì chúng tôi cùng chung sống cho tới khi anh ấy lấy vợ ra ở riêng.  Còn chàng trai quý nhà ông Cai Tổng sau một thời gian cũng lấy vợ kế và sinh ra cô con gái lớn N.T.B.T. tức là người em gái của anh tôi hiện nay. 

Năm 1946 gia đình tôi đi tản cư về Kim Sơn, lại đến ở cùng làng với bố anh ấy cho nên hai gia đình kết thân với nhau và chúng tôi là đôi bạn thời niên thiếu; cùng tuổi và cùng học chung lớp nên thân nhau từ hồi đó.

Tôi mừng quá vì bao năm xa cách nay lại biết được bà ấy ở gần đây!  Tôi vội "a lô" ngay.  Và thật là may mắn, đầu dây bên kia có tiếng trả lời.  Tôi hỏi đùa là "xếp" có nhớ người em trai của ông anh bà không"  Vậy là "xếp" cũng mừng quá vì nhận ra tôi.  Lập tức bà mời tôi tới chơi.

Sáng hôm sau trời trong xanh, gió thổi nhè nhẹ, lòng vui lâng lâng, chợt xuất hiện N.T.B.T. - người bạn năm xưa và cô con gái của bạn xuất hiện trước cửa nhà anh tôi.  Cô gái nhỏ nhắn và vui tính năm xưa nay đã già nhưng vẫn còn đẹp trong con mắt tôi và con gái bạn cũng mảnh mai, hiền lành và xinh đẹp.  Chúng tôi nhìn nhau bằng con mắt cảm mến và rồi cùng cười vui chan chứa tình người, tình bạn cố tri.

Để đáp lại tấm lòng tri kỷ, vậy là chiều hôm sau, một buổi chiều mùa thu man mác; chúng tôi lại gặp nhau trên quả đồi vùng Mission Viejo, nơi bạn tôi ở.  Suốt dọc đường, hai bên đầy hoa và nắng gió, đầy cây xanh và những thảm cỏ mượt mà.  Hoa ở đây đủ loại nhưng tôi thích nhất là những bông hoa sắc vàng nổi gù lên như đầu con chim có mào và những đóa hồng phơn phớt, hay những bông đỏ rực rỡ và mịn như nhung, những đóa cúc to và trắng tinh khôi. Thật là một vùng đồi êm ả, rực rỡ sắc hương.  Ngôi nhà cô bạn, à quên bà bạn thật khang trang, xinh đẹp.  Lại một lần nữa tôi rất vui và cảm động bởi người bạn năm xưa không quên tôi mà tiếp đón nhiệt tình.  Ôi lạy chúa! Đấng bề trên đã cho tôi có những người bạn tốt, thật tốt.

Tối hôm ấy một bữa tiệc đúng thật nhộn nhịp được bày ra.  Không khí thật là huyên náo và đầy ấp tiếng cười!  Các con và cháu của bạn tụ tập đầy nhà vừa là để chào mừng tôi - người bạn phương xa tới vừa là để mừng một cháu mới sinh.  Vui lắm lắm!  Xin cảm ơn đã cho tôi được gặp lại những người bạn thật, gặp lại anh tôi sau bao năm xa cách.  Cảm ơn nước Mỹ văn minh và đầy lòng bác ái.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,173,132
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến