Hôm nay,  

Tạ Ơn!

18/10/200700:00:00(Xem: 137020)

Bài số 2125-1917-693vb5181007

*

Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, tác giả cho biết danh tính đầy đủ là Thu Ho Beresford, cư dân San Jose. Trong một hồi ký, bà kể nguyên văn như sau "Ngày tôi rời Việt Nam trong lặng lẽ, một mình; Mười năm sau tôi đem về cho ba má một người con rể cao lớn xứ người. Anh đã hưởng cái Tết Nguyên Đán 91 đầu tiên cùng với gia đình chúng tôi. Một đại gia đình, chỉ với đám con, ba má đã được 9 gái 2 trai. Bây giờ, họp mặt với cả con rể dâu và cháu được tất cả 32người, còn thiếu 4 người nữa của gia đình chị Châu.còn đang ở Cali. Má tôi săn sóc ông xã tôi tận tình, bà đem cuốn album ra chỉ vẽ, dẫn giải về cô vợ thương yêu của Bob. Tôi phải ngồi bên "thuyết minh" cho Bob và má, vì má tôi cứ thao thao bất tuyệt không ngừng." Sau đây là câu chuyện về ông chồng gốc Mỹ về ra mắt nhà vợ.

*

Còn vài tháng nữa là đến lễ Thank Giving, một tập tục đẹp của người Mỹ, có lẽ đối với lối sống của họ mọi ý nghĩ đều phải thực hiện bằng hành động, thay vì thể hiện qua ý nghĩ như người Á Đông chúng ta.

Nhiều lần trong đời tôi muốn tạ ơn người, tạ ơn tha nhân, tạ ơn đời đã cho mọi người, cho tôi, cho gia đình tôi có cuộc sống bình an, hạnh phúc trên đất nước này. Tạ ơn nước Mỹ! đã chấp chứa tôi, tạ ơn anh, ông xã đã đón tôi vào đời của anh, người chỉ biết pha nước mắm giỏi hơn làm sandwich cho anh, mặc dầu đã sống với nhau hai mươi năm.

Nhớ lại ngày đầu mới quen, anh đưa tôi đến nhà hàng Việt Nam, ăn gỏi cuốn chấm tương ngọt, ăn bún tôm thịt nướng, ăn phở. Tôi ngồi nhìn anh thưởng thức món ăn của người mình một cách thích thú, anh được điểm rồi đó! Lúc đó, vào thời gian 80s tôi chưa biết anh có lúc là giảng viên của DeAnza College và một số trường ở vùng tôi ở, anh dạy về môn Electronic mà học trò của anh đa số là người Việt mình, nên việc anh biết ăn thức ăn Việt Nam cũng chẳng là lạ!

Thế rồi sau đó, anh chàng rước tôi về để nấu thức ăn Việt cho riêng anh.

 Thời gian đầu chung sống với nhau, ai đi làm về trước thì người ấy nấu cơm. Thường thì tôi đảm nhiệm làm bếp nhiều hơn và làm lâu hơn, chỉ có những hôm làm overtime nên phải về trễ. Những ngày ấy anh chàng làm hỏa đầu quân một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng 15, 20 phút là có ăn. Thời gian đầu chưa quen, lên bàn ăn nhìn mâm cơm chàng nấu mà trong lòng tôi muốn khóc. Anh chàng không thích rau nên có nhiều thịt và khoai tây lẫn bắp khô khốc.

Nói đến bắp, lúc đó tôi sợ muốn chết vì đã qua năm năm ăn độn với khoai, với bobo, lẫn chuối và đu đủ xanh trong thời gian ở nội trú đi học sau 75 và cũng làm tôi nhớ lại thời gian đi học ở miền Đông nước Mỹ. Lúc đó quen được một Mục Sư người Mỹ ông mời tôi và người bạn đến nhà ông dùng bữa. Ông đãi chúng tôi steak, khoai tây và bắp. Sau khi hàn huyên xong bữa ăn, chúng tôi cám ơn ra về. Khi lên xe, anh bạn tôi bảo:

- Ông Mục Sư bần tiện, cho ăn bắp!

Lúc đó, tôi chưa biết gì về đời sống của người Mỹ nên không có ý kiến gì, không biết rằng như thế là ông quí chúng tôi lắm nên đãi đằng sang như vậy, nếu không thì chỉ được ăn hamburger, hot dog là cùng. Bây giờ nhớ lại, tôi bật cười anh chàng bạn tôi quê mùa không biết bắp cũng là thức ăn thường xuyên của người ta như mình ăn cơm vậy.

Như lần về Việt Nam đầu tiên năm 91, các bạn tôi làm cùng hãng xúm nhau chọc anh chàng:

- Hey Bob, ông về VN làm sao ông ăn được thức ăn ở bển.

- Ở VN có gà không"

- Có

- Ở VN có khoai tây không"

- Có

- Thế thì bà xã tôi sẽ nấu cho tôi ăn. Chỉ khác nhau cách nấu thôi, đúng không"

Thấy không chọc anh chàng tôi được, đám bạn quỉ quái bèn hạ độc thủ:

- Hey Bob, về VN làm sao ông có thể đi cầu cá được"

- Tại sao"

- Tại vì ông bự quá, sợ ông ngồi thoải mái xong khi đứng dậy ba miếng vách đi theo!

Nói xong, đám bạn tôi cười hô hố, cười bò nghiêng ngửa. Tôi phải lên tiếng bênh:

- Be nice you guys!

Thật vậy, khi về VN tôi thấy căn nhà được ba xây sửa lại ở quê lớn như cái đình, như trong thư các em gởi qua báo cho biết lúc đó thiên hạ bảo vậy, vẫn không đủ chứa cho 32 người con cháu dâu rể cùng trở về họp mặt.

Buổi sáng hôm sau thức dậy, đi vòng quanh nhà, cái đình của gia đình tôi không có toilet mà chỉ có hai cái cầu cá đúng y như đám bạn quỉ quái đoán. Tôi rên thầm trong bụng "khổ cho Bob rồi!". Tôi có hỏi má tôi về chuyện này:

- Sao ba má không xây nhà cầu"

Má tôi bảo:

- Đám em mầy bảo tụi bây về chơi có hai tuần, xây mất công, đi cầu cá mát hơn!

- Trời! bắt Bob ngồi cầu cá" Tôi rên rỉ, xót xa cho ông xã!

Tôi bèn "thông báo" cho chàng, thú tiêu khiển của anh sẽ thay đổi đấy nhé. Anh chàng oai hùng bảo:

- Mọi người ăn ở làm sao thì anh cũng sẽ làm vậy!

- Giỏi!

Tôi liền giới thiệu cái cầu cá nổi danh của dân mình, anh chàng vội lắc đầu:

- Chắc anh không đi được!

Ngày sau đó, anh chàng bị Tào Tháo rượt. Tôi đau lòng đành bảo:

- Thôi anh đành chịu phiền ngồi enjoy ở nơi chốn đồng không hiu quạnh, ngắm trăng thanh gió mát vậy nhé, nếu không chịu đi ở cầu cá, sorry honey!

Tôi vội vào nhà kể lể với má tôi:

- Má ơi, tội nghiệp cho Bob quá, thân dài 6 feet 3 nặng 270 pound, lúc nào cũng ôm cái bụng phú quí đi theo mà bây giờ bắt anh ngồi đồng, trơ trọi bên lùm cây, con thấy tội quá. Với con không sao vì lớn lên ở đây. Sau 10 năm quen đời sống bên ấy cũng hơi mắc cỡ, nói chi ảnh má à!

Cả nhà cảm thấy tội cho Bob mà đó cũng làm điều ba tôi lo âu khi nghe tin Bob về thăm.

Đến bây giờ, anh không nhắc chuyện ấy vì anh chấp nhận đời sống bên nhà là vậy, nhưng vẫn thường chọc chúng tôi khi thấy chị em tôi nướng bánh tráng. Anh kể:

- Hôm đó, cả nhà gọi bà bán bánh tráng dạo vào nhà, bà ấy nướng bánh tráng cạnh chuồng trâu. Đây đó có vài bãi cứt trâu, bà ấy ngồi nướng bánh, lúc trở bánh thỉnh thoảng rơi xuống đất, bà ấy cầm lên phủi phủi. Thế là xong! Cả nhà ăn mà không hay biết.

Anh lắc đầu. Tôi gàn bướng cãi lại:

- Có sao đâu! Hi Hi Hi!

Sau đó không lâu gia đình chị tôi về bảo là ở nhà đã xây toilet rồi! Tôi và Bob cùng cười mãi chuyện này.

Ít lâu sau, ba má và em gái út qua. Sáu tháng sau nữa gia đình em trai qua. Tất cả 8 người ở chung một nhà, trong căn town house nhỏ xíu chỉ đủ ấm cúng cho tôi và chàng. Anh đã mất đi không gian riêng tư, không được mặc chiếc quần lót đi nhong nhỏng trong nhà. Chúng tôi sử dụng luôn phòng khách, không còn chỗ trống nào cả.

Riêng tôi thật lòng muốn mọi người ở chung một nhà, vui hưởng tình gia đình, tôi đã mất mát hơn 10 năm xa nhà, cùng cho cả nhà quen đời sống bên này trước khi ở riêng.

Mỗi ngày chàng hay nhắc ngó chừng má nấu nướng vì má hay quên, để ý tắt bếp phòng hờ hỏa hoạn.

Một hôm, đi làm về tôi thấy chiếc thảm trải chân ở nhà bếp nằm choáng ngay giữa sàn, tôi hỏi má. Bà tủm tỉm cười:

- Má nấu đồ ăn làm phựt lửa, sợ quá quăng cái nồi nóng xuống sàn, nên sàn nhà bếp bằng vinyl bị cháy dính với đít nồi... Miệng thằng Bob ăn mắm ăn muối!

- Má ơi! Má không cẩn thận còn đổ thừa cho Bob.

Khi chàng đi làm về thấy vậy, bà phân bua, mạnh ai người ấy nói. Anh hay chọc má tôi. Anh hay gọi:

- Maá! Maá!

Bà cũng thích anh!

Đám bạn bè của anh, họ nói:

- Phục mầy! ở được với in law lâu như vậy.

- Vợ tao muốn vậy!.

Sau đó, một thời gian cả nhà đã quen với đời sống bên này, tôi để gia đình sống riêng. Ba tôi thường nói:

- Bob là người tốt.

Chỉ bấy nhiêu thôi, đủ làm cho Bob vui rồi. Anh hay bảo:

- Vợ tôi vui, tôi cũng vui!

Đến bây giờ tôi vẫn thường cám ơn anh, từ việc lớn đến việc nhỏ mà thời gian đầu tôi không nói được. Phải một thời gian tôi mới quen dần hai tiếng cám ơn và xin lỗi khi sống với anh, cũng một lời nói tại sao không nói lời đẹp để vừa lòng nhau!

Dần dà cả nhà cũng quen đời sống mới ở đây, cũng là lúc chúng tôi được tin sét đánh là Ba tôi bị lung cancer. Cả nhà thay phiên nhau đưa ba đi bệnh viện check up sau khi giải phẫu cắt một phần của phổi. Cứ ngỡ ba sẽ qua khỏi cho đến một hôm bệnh viện gọi hủy bỏ cái hẹn làm Radiation, ba bật khóc, cả nhà cùng khóc. Ba lẵng lặng chấp nhận số phận trời đã gọi, hằng tuần nurses từ hội Hospice đến chăm sóc từ ngày đầu cho đến khi ba tôi qua đời.

Tôi thật lòng cám ơn những bác sĩ và những y tá, những cán sự xã hội đã giúp đỡ ba tôi mọi việc, giúp ba ra đi trong nhẹ nhàng, ít đớn đau. Cám ơn những phúc lợi xã hội mà ba tôi và hầu như những người già mọi nơi đến sống ở đất nước này đều được hưởng. Cám ơn đất nước này - AMERICA - đã cưu mang gia đình tôi trong suốt thời gian đầu mới đến. Thật lòng!

God Bless AMERICA!

God Bless You!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,984,785
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến