Hôm nay,  

Tình Lỡ

13/12/200700:00:00(Xem: 151046)

Tác giả: P.N.T

Bài số 2175-1967-742vb5131207

*

Tác giả là một nhà giáo từng có hơn 30 năm dạy học tại Việt Nam. Đến Mỹ theo diện ODP, hiện tiếp tục nghề cũ tại một trung tâm dạy kèm tại miền Nam Cali. Bài viết mới nhất của ông là một chuyện tình lỡ, vui vẻ gặp nhau trên đất Mỹ.

"Tình lỡ nên tình buồn... " (Nguyễn Ánh 9)

 Quận Cam, tháng 6 năm 2007

Anh,

Trái đất này nhỏ thật anh nhỉ! Anh rời Việt Nam đã gần hai mươi năm, có khi nào nghĩ là sẽ có ngày gặp lại em, người mà ngày xưa anh đã vừa giận vừa thương gọi em là "Tình lỡ" trên xứ Mỹ này không"

Hôm tham dự ngày hội Liên trường em đã không tin vào mắt mình khi cô bạn thân, người đã bảo trợ và mua vé máy bay cho em sang đây để gặp mặt bạn bè và thầy cô cũ, kéo tay em và nói nhỏ: "Ê, hình như mi quen với ông này, quen thân nữa là khác, phải không" Nghe nói là hồi xưa ổng tính đi cưới mi mà" Thôi tao lỉnh đi chỗ khác để tụi bay dễ nói chuyện hơn. Đừng quên là "Tình cũ không rủ cũng tới nhen mi" Hình như ổng cũng đi có một mình như mi vậy đó."

Lúc đó, em nhớ là anh đang mải mê nói chuyện với bạn bè và học sinh cũ nên chưa thấy em mặc dù cô bạn đã đẩy em đứng gần sát bên anh rồi. Trước khi rút lui, nó còn tằng hắng một tiếng khá lớn để lôi kéo sự chú ý của anh. Anh quay lại, mắt mở lớn nhìn em, khựng lại một chút rồi nói,gần như la lớn lên: "Thu hả" Phải Thu đây không" Em qua đây hồi nào" Hiện nay đang ở đâu" Ông xã và các cháu đâu rồi""

Bạn bè và học trò anh nhìn chào em và lịch sự đi chỗ khác để "ông thầy mình" tha hồ thẩm vấn "cố nhân"... 

 Cuối tuần, Minh đã gọi phone cho tôi và bắt tôi, bằng bất cứ giá nào cũng phải để hắn gặp mặt.  "Tao sẽ kể cho mầy nghe chuyện này hay lắm." Sẵn tuần này bà xã đi shopping xa ở mấy khu Outlet trên San Diego với mấy bà bạn, tôi OK ngay và hẹn Minh đến nhà tán dóc.

Mới 10 giờ sáng thứ bảy đã thấy anh chàng lò dò bấm chuông. Tôi vừa ra mở cửa Minh đã ào vào như một cơn gió lốc, điều làm tôi ngạc nhiên vì tính tình Minh rất điềm đạm, từ tốn, đi đứng và ăn nói chậm rãi.

"Mầy có chai Heineken nào cho tao thấm giọng chút xíu không" Tao sẽ hơi dông dài kể mầy nghe và sau đó sẽ xin mầy cho ý kiến." Minh nói.

Lâu lâu được lên chức cố vấn, nhất là "cố vấn tình cảm", tôi bèn đòi hỏi điều kiện:  Ê, bộ xin ý kiến suông vậy sao mầy" Hôm nay tao đâu có ăn chay"" Minh hình như đã sẵn sàng đâu vào đó rồi "Có ngay, có ngay sư phụ!" Thế là anh em tụi tôi kéo ra quán, gọi một hai món để Minh "bắt trớn" cho ngon lành! Minh đưa tôi xem một đoạn của bức thư trước khi nhập đề. Sau đây là chuyện tình dài dòng lỡ theo Minh kể.

*

 "Cũng như bất cứ anh chàng sinh viên nào vào thời tụi mình, tao lúc đó cũng tìm được hai, ba chỗ dạy kèm để có thêm tí tiền còm đổ xăng hoặc may áo quần, mua thêm sách vở đọc. Tao dạy năm chị em cô nầy và cậu em trai được đâu một năm thì mấy người kia lười không chịu học tiếp, chỉ còn hai chị em cô Thu nầy thôi. Lúc bấy giờ tao chỉ biết loáng thoáng là Thu cùng cậu em trai chỉ còn Mẹ, và ông cậu, là anh ruột của mẹ Thu, bảo bọc cho cả ba mẹ con. Mấy cô học trò kia là chị em cô cậu với Thu. Sau nầy tao mới hỏi thăm Thu khi thấy hai chị em ruột mà lại mang họ khác nhau. Thu trả lời tao: "Em là chị, mang họ của má, còn Trường, em trai của em thì mang họ của ba. Ba em mất khi Trường mới hai tuổi nên cậu Tư đưa má và tụi em về nuôi."

Dạy đến năm sau nữa là cả gia đình Thu xem tao như con cháu trong nhà, như anh cả của "mấy đứa nhỏ". Mỗi năm gia đình cậu Tư, cậu của Thu, vẫn lên Đà Lạt nghỉ mát, và năm đó có mời cả tao đi nữa. Thú thật lúc đó tao chỉ xem tụi nhỏ như những đứa em tao, vì như mầy biết rồi đó, tao không có em gái.

Làm gia sư cho đến khi Thu đậu Tú Tài 1 thì tao mới phát hiện ra cô học trò của tao đã yêu tao hồi nào không biết. Hôm cả nhà ăn mừng mấy chị em thi đậu, trong bàn tiệc tao được xếp ngồi đầu bàn bên này, còn cậu Tư ngồi đầu bàn bên kia (hai chỗ danh dự!). Thu ngồi kế bên tao, và khi mọi người đang ăn uống cười nói thì Thu lấy ngón tay chấm vào ly nước đá lạnh, viết thật nhanh lên bàn "Em yêu anh" rồi xóa đi cũng thật nhanh, sợ mấy chị em mình thấy. Tao chưa kịp hoàn hồn khi đọc được dòng chữ trên, nhưng vẫn làm mặt tỉnh queo cười cười nói nói cho đến lúc tan tiệc.

Lúc từ giã mọi người ra về nhà trọ, Thu nhìn tao bằng một ánh mắt mà tao không thể nào quên được như muốn trách tại sao tao có thể vô tình đến như vậy" Năm đó tao đang học năm thứ ba và chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp. Yêu đương vợ con gì khi nghề ngỗng vẫn chưa ra làm sao" Tao vẫn tiếp tục kèm mấy chị em Thu môn Sinh Ngữ để chuẩn bị thi Tú tài 2 (đến năm nay thì mấy cô chị mới lo học!). Năm đó gia đình có thêm được bốn cô Tú, chỉ có cô chị cả là thi hỏng. Tao không tham dự tiệc ăn mừng năm đó vì mải lo sốt vó chuyện thi ra trường. Mấy tuần lễ liền tao vào thư viện để học hành cho yên tĩnh và xin nghĩ tất cả mấy chỗ dạy để ôn bài vở.

Tháng sau, khi xong phần thi viết và chờ đợi kết quả để vào vấn đáp, tao chạy xe gắn máy lại nhà thăm mấy cô học trò và đưa tất cả đi ăn mừng mấy cô thi đậu. Thầy trò kéo nhau ra quán kem Mai Hương ở góc Lê Lợi. Vào quán tao mới thấy là không có Thu. Trường, em trai Thu nói :" Chị Hai nói xin lỗi Thầy, chỉ bịnh không đi được."

Ăn xong tao ghé vào Thương xá Eden tìm mua cho Thu một món quà nhỏ vì biết chắc chắn là cô nàng giận tao chuyện hôm trước và nhờ Trường đem về cho chị. Lại thêm gần một tháng nữa tao mới thi xong phần vấn đáp.

Trong khi chờ đợi kết quả và chờ đợi ngày chọn nhiệm sở, tao bay về quê để thăm bà cụ và mấy anh chị em. Bà cụ đưa tao xem mấy lá thư của Thu gửi thăm hỏi bà lâu nay mà tao không biết. Bà nói: "Me thấy con nhỏ nầy coi bộ được đấy. Nó viết thư thăm Me và gia đình mình thấy có tình lắm. Con có muốn Me nhờ anh chị con thay mặt Me vào đi hỏi nó cho con không"" Tao tá hỏa tam tinh " Trời đất, con mới ra trường, 23 tuổi đầu mà vợ con gì hả Me" Me cho con được bay nhảy tự do vài năm nữa đã chớ"" Tao nhủ thầm: "Chà cô bé nầy ghê thật. Lấy lòng bà già kiểu nầy thì ăn chắc quá rồi còn gì" Ai nói là con gái Nam Kỳ xởi lởi đâu" Cũng sâu sắc lắm đấy chứ"

Tao về dạy tại một trường trung học ở miền Tây cách Sài gòn khoảng 2 giờ xe đò, còn Thu ghi danh học Văn Khoa. Tết năm 1967 tất cả dân quân cán chính trong tỉnh nơi tao dạy được lệnh cắm trại 100% nên tao không được về Sài gòn ăn Tết. Sáng mồng 2 đã thấy cô nàng mang bánh mứt trái cây, đủ các thứ quà cáp xuống ủy lạo mấy ông thầ: "Má và mấy đứa tụi em nói đem xuống để anh và các anh bạn ăn cho vui"

Mấy hôm đó tao phải đưa Thu đi thăm phố xá, và đã gặp không ít học trò tao trên đường đi. Sau đó đám học trò tao kéo đến nhà lấy cớ là chúc Tết các thầy, nhưng thật ra là để "xem mắt" cô! Mầy thấy cô Thu của tao "đáo để" chưa" Xuống để giăng bảng Stop trước cho đám học trò của tao "khỏi lộn xộn"!

Mấy năm sau bà già tao lại hối thúc tao cưới "con nhỏ vẫn gửi thư thăm Me " đó cho bằng được. Tao cũng "uống thuốc liều" gật đầu để trìu lòng cụ. Hè năm sau tao đã thưa chuyện trước với gia đình Má và ông cậu của Thu để anh chị tao, người sẽ thay mặt bà cụ từ ngoài Trung bay vào xin làm đám hỏi.

Đến ngày hẹn tao và anh chị đến nhà thì thấy ông cậu mặc chemise ra tiếp, và trong nhà chẳng thấy sửa soạn gì cả để đón khách. Ông cậu nói cám ơn gia đình tao đã vào để gặp gỡ, nhưng theo phong tục của người Nam thì Thu là vai em, còn đến bốn cô chị nữa chưa gả nên Thu không thể nào đi trước các chị mình được, mong gia đình tao thông cảm. Anh chị tao và cả tao nữa giận tím người, chào và ra về ngay.

Tao về gọi phone báo cho bà cụ biết, và nói sẽ không bao giờ có chuyện cưới hỏi giữa tao và Thu nữa. Tao biết là má con Thu cũng buồn lắm, nhưng vì lệ thuộc tài chánh vào gia đình ông anh nên không thể nào làm khác hơn. Từ đó Thu và tao chia tay. Tao xin đổi về dạy tại quê nhà hai năm sau đó.

Sau 1975 có vài lần vào Sài gòn để làm giấy tờ đi Mỹ theo diện đoàn tụ tao có gặp lại Thu, biết Thu đã lập gia đình và có một cô con gái. Tụi tao chỉ nhắc lại câu chuyện ngày xưa như là một kỷ niệm buồn, và tao có gọi đùa " Em là tình lỡ của anh đó nhen! Tụi mình có duyên mà không có nợ, phải không Thu"". Cho đến hôm hội ngộ liên trường tao gặp lại cô ta. Cả hai tóc đã muối tiêu, tao thì lên chức ông nội, còn Thu thì đã ly dị từ lâu, sống một mình ở Sài gòn, cô con gái đang du học bên Pháp. Bây giờ tao hỏi mầy là tao có nên nói cho bà xã tao biết về cuộc gặp gỡ này không, vì Thu muốn đến thăm gia đình tao. Bà xã tao cũng biết chuyện giữa tao và Thu ngày xưa nữa."

*

 Nghe bạn hỏi, tôi than thầm "ách giữa đàng lại quàng vào cổ" làm gì thế này" Nhưng vì đã trót hứa với Minh nên tôi cũng đánh liều "cố vấn tình cảm: "Mầy cứ về kể lại câu chuyện gặp gỡ cho vợ mầy nghe và nói Thu muốn đến thăm gia đình. Tao nghĩ bà xã mầy cũng không đến nỗi "hoạn thư" mà không tiếp Thu đâu. Chuyện xảy ra đã hơn ba mươi năm rồi còn gì"" Nhưng tôi lại "chết nhát" thòng thêm một câu" Mầy nhớ là đừng nói cho vợ mầy biết là có tao làm cố vấn nghe chưa"" Mấy tuần sau Minh gặp tôi và report lại toàn bộ "cuộc họp mặt cấp cao" giữa hai sếp lớn, cũ và mới! "Mầy biết không hôm đó tao thấy hai bà cười cười nói nói với nhau tao muốn đứng tim luôn." Rồi cả hai rủ nhau đi shopping, không cho tao đi theo. "Ông ở nhà để tụi tôi đi shopping. Có ông đi theo khó mua sắm lắm!" Thu còn ngoái lại nhìn tao, tủm tỉm cười nữa!" Minh kể tiếp: "Sau đó mấy người bạn học cũ thay nhau rũ Thu đi mấy tiểu bang xa chơi cho biết nước Mỹ. Trước khi về lại Việt Nam Thu đến chào vợ chồng tao và còn chúc tụi tao sống thật hạnh phúc. Tao còn được biết là cả hai bà từ đó vẫn thường xuyên liên lạc email với nhau. "Chắc là để kể xấu tao", Minh than vắn than dài với tôi như thế! Tôi "chọc quê" Minh "Thế mấy hôm gặp gỡ mầy có hát cho em nghe bài "Tình lỡ" của Nguyễn Ánh 9 không" Trong đó có một câu hay lắm lắm: "..Tình lỡ nên tình buồn..." ấy mà! Minh hừ một tiếng lớn và không trả lời.

Ý kiến bạn đọc
18/10/202221:39:00
Khách
side effects of cytomel and synthroid <a href="https://levothyroxineika.com/ ">adjusting to synthroid medication</a> synthroid nyquil
18/10/202201:50:00
Khách
valacyclovir 500 mg and pregnancy <a href="https://valacyclovirsvt.com/ ">valacyclovir blood in stool</a> valacyclovir bipolar
17/10/202218:12:29
Khách
is it safe to use metronidazole gel during pregnancy <a href="https://metronidazoleecv.com/ ">metronidazole side effects in dogs constipation</a> metronidazole dosage lyme disease
17/10/202201:12:32
Khách
gabapentin dosing <a href="https://gabapentinaec.com/ ">neurontin cream</a> 215 gabapentin
16/10/202220:41:16
Khách
lisinopril effect on blood sugar <a href="https://hydrochlorothiazidegvr.com/ ">is chlorthalidone the same as hydrochlorothiazide</a> olmesartan hydrochlorothiazide
16/10/202217:30:04
Khách
furosemide tablet identification <a href="https://furosemideazj.com/ ">bumetanide vs furosemide</a> furosemide vs lasix
16/10/202207:09:08
Khách
forms of glucophage <a href="https://glucophagedvj.com/ ">para que sirve glucophage xr 500 mg</a> glucophage on an empty stomach
16/10/202205:28:11
Khách
running nolvadex alone <a href="https://tamoxifenycs.com/ ">tamoxifen and antioxidants</a> uterine wall thickening tamoxifen
15/10/202202:07:46
Khách
bactrim dosing and mrsa <a href="https://bactrimsrc.com/ ">what bacteria does bactrim fight</a> bactrim ds for uti reviews
14/10/202218:16:26
Khách
atorvastatin rosuvastatin <a href="https://lipitorthj.com/ ">atorvastatin black box warning</a> lipitor muscle pain
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến