Hôm nay,  

Đàn Ông... Are They From Mars?

03/10/200700:00:00(Xem: 212686)

Bài số 2112-1975-680vb4031007

*

Tác giả cho biết cô 35 tuổi, học Management Information System, ra trường từng làm IT Project Manager... hiện sống cùng gia đình tại Florida, phụ trách “công việc chiến lược” cho một hãng quốc tế ở California nhưng làm việc tại nhà. Loạt viết về nước Mỹ lần này của cô gồm 2 bài. Hôm nay là chuyện vui các ông. Ngày mai sẽ là chuyện các bà.

- Are you sure this is what you want to do" Đã suy nghĩ kỹ chưa"

Con bé tròn mắt nhìn tôi:

- Sao chị hỏi em kỳ vậy"

Tôi cười:

- Bao giờ cũng vậy. Người ở ngoài muốn đi vô, người ở trong muốn đi ra. Hôn nhân không đơn giản như nhiều bạn trẻ nghĩ đâu. Phải tìm hiểu thật kỹ, chọn lựa cho đúng và cầu nguyện thật nhiều. It's a life-time commitment đó em biết không"

Cô bạn Quyên ngồi bên cạnh xen vào:

- Yup, and life-time is a very long time, especially if you are unhappy.

- Nhưng em thấy các chị ai ai cũng có vẻ hạnh phúc mà"

- It takes a lot of work để được như vậy. Em ở trong ca đoàn, hay đi hát lễ cưới chắc đã từng nghe các cha nói về ba cái "nhẫn" của hôn nhân: nhẫn hỏi, nhẫn cưới và nhẫn& nhục. Em không thấy cái gương to tổ bố bên kia à"

Mấy chị em nhìn qua phòng ăn bên cạnh. Hôm nay là ngày sinh nhật thứ 40 của T., tôi làm một bữa tiệc nhỏ mời các bạn đến chơi. Ăn uống đã xong. Đàn con nít rượt nhau chạy khắp nhà. Các ông lập sòng đánh xì phé nơi bàn ăn. Các bà ngồi tán gẫu nơi phòng gia đình gần bên. Câu chuyện xoay quanh việc cô em sắp lấy chồng và những khó khăn trong đời sống hôn nhân. Huy, ông xã của Quyên, vừa nặn bài vừa nói vọng qua:

- Đừng nghe mấy chị hù Uyên ơi. Coi dzậy mà không phải dzậy đâu cưng. Đi ra đường tụi anh mới được& thả lỏng chút xíu, chứ ở nhà&

T. tiếp lời:

- Ở nhà tụi anh là sư tử, nhưng các chị của em là... trainers!

Cả bọn phá lên cười. Bảo, chồng sắp cưới của Uyên, lè lưỡi:

- Nghe mấy anh nói em ớn quá. Vậy em là sư tử sắp vào& chuồng, còn gì là đời trai nữa"

Huy bỗng dưng nghiêm trang:

- Hôn nhân cũng chẳng có gì đáng sợ đâu, nếu 2 đứa nắm được bí quyết hạnh phúc... 

Cả bọn nhìn Huy ngạc nhiên. Huy và Quyên lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con. Tính Huy bộc trực, thấy điều gì không hợp nhãn là nói ngay dù sự thật mích lòng. Quyên lại rất nhạy cảm. Lời qua tiếng lại một chút là cãi nhau vì những chuyện không đâu. Cả bọn cứ phải giải hòa cho 2 người luôn. Tuy hay cãi nhau nhưng cả hai lại rất yêu nhau. Người ta nói thương nhau lắm cắn nhau đau là vậy. Quyên tâm sự với tôi:

- Mày biết không, tử vi đông phương và tây phương đều nói tuổi tụi tao hợp nhau, nhưng hơi khắc khẩu. May là ông Huy không để bụng và tao thì không giận lâu. Nếu không chắc chẳng bền đến giờ này.

- Nếu biết trước là sẽ làm hòa thì giận làm chi cho mệt"

- Thì ai chẳng biết vậy" Nhưng lúc đó nhịn không được. Có những lúc cãi nhau, tao nghĩ là không bao giờ thèm nói chuyện với ổng nữa, hoặc sẽ nghỉ chơi luôn cho bõ ghét. Vậy mà chừng nửa tiếng sau là tao quên.

Tôi mỉm cười thông cảm với Quyên. Cặp vợ chồng nào mà chẳng có những lúc cãi vã giận dỗi" T. thường nói với tôi:

- Đàn ông và đàn bà là hai thế giới khác biệt. Khi không bị ở chung thì làm sao mà tránh được những đụng chạm"

- Cái gì mà "bị" ở chung" Để tránh những xung đột, họ có thể cố gắng tìm hiểu nhau...

T. cắt ngang:

- Thôi đi em. Có trời mới hiểu được đàn bà! Ai hơi đâu mà làm những chuyện vô ích như vậy"

- À, hèn chi lấy nhau cả 10 năm mà anh không hề biết sở thích hay thói quen của em. Thì ra anh không muốn biết!

Biết tôi bắt đầu nổi cáu, T. vội vàng lảng đi chỗ khác. Đến tối nằm "suy gẫm" lại chuyện trong ngày, tôi nhớ lại và tức anh ách. Bên cạnh, chàng vô tư ngáy o o. Tôi ghét quá co chân đạp mạnh. T. giật mình choàng tỉnh: - Ủa, sao em đạp anh"

- Mình giận nhau mà sao anh ngủ tỉnh bơ vậy"

T. ngạc nhiên:

- Cái chuyện hồi chiều đó à" Anh tưởng mình huề rồi" Hồi tối không phải em đã nói chuyện lại với anh đó sao"

- Tại lúc đó em...  quên. Anh chưa "xin lỗi" thì làm sao huề được" Anh không nhớ phải "biết lỗi, nhận lỗi, xin lỗi, rồi sửa lỗi" sao"

- Chà, vợ tôi thuộc bài dữ! Vậy sao em không nhớ câu "tha cho kẻ có nợ chúng con...""

Tôi cười hì hì:

- Thì em tha cho anh rồi nên mới...  đạp anh dậy nói chuyện, đúng theo tinh thần "never go to bed mad"...

T. thở ra:

- Ối giời ơi. Nếu vậy lần sau anh mong em giận đến sáng để anh còn được ngủ. Vừa mới chợp mắt đã bị dựng đầu dậy. Không biết khi nào mới ngủ lại được đây"

Nói vậy thôi chứ câu trước câu sau là đã nghe tiếng chàng ngáy. Mẹ tôi thường nói phần đông đàn ông đều được trời ban cho tính vô tư. Họ không lo nghĩ nhiều nên trẻ lâu hơn đàn bà. Không biết có đúng không nhưng khá nhiều người tin vào triết lý "đàn bà lo nhiều nên mau già hơn đàn ông" này. Trong nhóm có một anh bác sĩ đã hơn 40 mà vẫn còn độc thân. Bạn bè trêu:

- Chắc tại anh kén quá chứ gì"

Anh nghiêm trang trả lời:

- Đâu có. Mình chỉ muốn kiếm được cô nào tướng tá dễ coi, con nhà đàng hoàng, có chút học thức và nhỏ hơn mình ít nhất 12 tuổi. Khổ nỗi những cô có đủ điều kiện trên thì phần đông đã lập gia đình hoặc có bồ. Nhiều cô lớn lên ở đây như "bé Uyên" thì không muốn lấy chồng quá lớn tuổi. Những cô mới qua thì mình sợ không hợp vì môi trường quá khác biệt. Rút cuộc đi đâu cũng một thân một mình như thế này.

Tôi thắc mắc:

- Tại sao phải nhỏ hơn anh ít nhất 12 tuổi"

Anh bạn tỉnh bơ trả lời:

- Vì mình "nghe nói" trung bình người đàn bà già đi... 6 tuổi sau mỗi lần sanh con. Mình muốn có ít nhất 2 đứa. Như vậy nếu cô ấy nhỏ hơn mình 12 tuổi, sau khi sanh 2 đứa con thì nhìn vừa.

Nhóm đàn bà trố mắt nhìn anh như là người đến từ...  hành tinh khác, trong khi đám đàn ông thì bò lăn ra cười:

- Tụi mình đứa nào cũng có 3 hoặc 4 đứa con, nếu nói vậy thì các bà là... mẹ của tụi mình hết rồi.

Tôi lườm:

- Nhìn già như "mẹ" các ông thì chưa chắc, nhưng chắc chắn là chúng tôi lo lắng nhiều hơn. Cứ nhìn xung quanh phòng tiệc là thấy ngay. Các bà lăng xăng lo cho đám con nít trong khi các ông uống bia, xòe bài. Muốn vợ lâu già thì cứ làm hết những việc không tên như dọn dẹp, giặt giũ, chợ búa, bếp núc, chăm sóc con cái... Bảo đảm chúng tôi sẽ trẻ đẹp cho các ông coi...

Những câu chuyện "khắc khẩu" như trên giữa đám đàn ông và đàn bà nói hoài không hết. Hôm nay tự dưng nghe Huy nói "bí quyết hạnh phúc", cả bọn ngạc nhiên chờ xem anh chàng thẳng như ruột ngựa này có cao kiến gì. Huy tằng hắng:

- Này nhé, tất cả mọi xích mích trên đời này đều bắt đầu từ cái miệng. Thứ nhất, Uyên càng ít nói càng tốt vì "người phụ nữ biết kiềm hãm miệng lưỡi là món quà của Thượng Đế chí công". Thứ hai, bất luận Uyên nói điều gì, Bảo cứ ậm ừ cho qua chuyện, don't tell her your opinion unless you know it's the same as hers...

Uyên xua tay:

- Khoan, anh cho em hỏi. Điều thứ nhất thì khỏi bàn vì Thánh Phêrô, tác giả của câu đó, là...  đàn ông! Còn điều thứ hai anh lấy ở đâu ra vậy"

Tôi cười ngất:

- Kinh nghiệm bản thân chớ đâu" Hồi các anh chị còn đi học ở trường San Jose State, trong đám có một cô bạn rất dễ thương tên Tâm. Huy rất mết cô nàng, kiểu "tình trong tuy đã nhưng ngoài còn e". Rồi không hiểu sao Tâm tròn hẳn ra nhưng không ai dám nói gì. Một hôm chỉ có 2 người trong thư viện, nàng mới thỏ thẻ: "Huy, do you think I gained weight"" Uyên biết ông anh của em trả lời ra sao không" "No Tam. I do not think you gained weight. I think you gained A LOT of weight!" Sau đó chuyện gì xảy ra chắc em cũng có thể đoán được...

Huy lắc đầu:

- Mình không ngờ vì một câu nói đó mà cô nàng không thèm ngó mặt mình suốt semester còn lại. Không muốn nghe câu trả lời thì đừng hỏi. What did she expect me to say" Đúng là một bài học để đời. Nhưng trong cái xui còn có cái hên. Nhờ cô nàng giận nên anh mới may mắn quen được chị Quyên của em đây...

- Chà, miệng lưỡi của anh tiến bộ dữ. Rồi điều thứ ba là gì anh nói luôn đi"

- Điều thứ ba hả" Để coi...  À, không bao giờ được "kể tội" chồng, nhất là khi chồng đang bận... đánh xì-phé, làm cho chồng chia trí thua liên tục mấy ván liền...

Nguyên, một anh chàng rất sợ bị bêu xấu, nãy giờ im lặng bỗng lên tiếng:

- Đúng rồi. Mấy bà này chỉ giỏi "nói xấu" chồng. Có chuyện gì chờ về nhà đóng cửa dạy nhau...

Cô vợ lắc đầu nguầy nguậy:

- Không đúng. Không đúng. Thứ nhất, chúng tôi nói trước mặt các ông cho nên không thể nào gọi là "nói xấu". Thứ hai, những điều chúng tôi nói đều là sự thật. Nếu là sự thật thì càng không thể bị coi là "nói xấu". Thứ ba, cho là chúng tôi "nói xấu" các ông đi, nếu các ông không muốn bị nói xấu thì đừng "làm chuyện xấu". Còn nếu như các ông nghĩ những chuyện mình làm không có gì là xấu thì sợ gì tụi tôi nói"

Thấy không khí hơi căng thẳng, tôi xen vào:

- Tụi mình đều là bạn thân. Có vấn đề gì đem ra mổ xẻ bàn luận để cùng học hỏi và thăng tiến. Don't get offended and take it too personal. Hãy coi đó là ý kiến xây dựng.

Huy thở hắt ra:

- Xây dựng đâu không thấy chỉ thấy nói qua nói lại rồi thế nào tối nay cũng có thằng nằm... sofa. Mấy bà ở đây nhiều ý kiến ý voi quá. Không như ở Việt Nam chồng bảo sao phải nghe vậy. Ôi, cái thời oanh liệt "vợ phải phục tùng chồng vì chồng là đầu của vợ" nay còn đâu...

T. phì cười:

- Thì tụi mình vẫn là đầu đó chớ, nhưng các bà là cổ. Cổ quay đâu thì đầu phải theo đó. Một sự nhịn là chín sự... nhục, các ông có theo tôi ra vườn thay đổi không khí không nào"

Không đợi mời lần thứ hai, "các đấng" lục đục đứng dậy kéo nhau ra ngoài. Các bà nhìn theo thở dài ngao ngán. Đây cũng là đề tài gây nhiều bàn cãi, nhất là trong những gia đình có con nhỏ. Có lần thằng con 8 tuổi đến bên tôi thì thầm:

- Mẹ ơi, con biết bố uses drug.

Tôi hoảng hồn:

- Con nói gì" Sao con biết bố dùng thuốc phiện"

- Cô giáo nói cigarettes are drugs. Bố smokes cigarettes. That means bố uses drug...

Tôi đem câu chuyện kể lại cho T. nghe rồi kết luận:

- Con nít bên này để ý và thắc mắc nhiều hơn ở Việt Nam. Mình không nên làm ngược lại những gì chúng học hỏi ở trường... 

T. cắt ngang:

- Anh không hút thuốc trước mặt con nữa là xong.

Sau đó thì tối nào sau giờ cơm T. cũng đi "đổ rác". Các con tôi thắc mắc sao bố mất cả 10 phút để bỏ bịch rác vô thùng bên hông nhà cách cửa sau có mười mấy bước, và khi đi vô thì "smells funny"" Tôi nhăn nhó:

- Bộ thuốc lá ngon lắm sao mà anh ghiền dữ vậy"

- Ghiền đâu mà ghiền. Một ngày anh hút có vài điếu. Có ngày không hút điếu nào. Ăn cơm xong phải làm điếu thuốc cho thơm miệng chứ em.

- Không dám thơm đâu! Hút xong anh làm ơn đi thẳng vô phòng tắm đánh răng liền giùm em. Tắm rửa thay đồ luôn càng tốt.

Những dịp bạn bè tụ tập nhau ăn uống như thế này là cơ hội cho các "regular smokers" tha hồ hút thả giàn. Các "social smokers" cũng được dịp "làm vài hơi với anh em cho vui". Điều lạ nhất là cả những ông "non-smokers" tuy không hút thuốc nhưng cũng ra đứng bên ngửi khói. Các ông giải thích:

- Chúng tôi cần male bonding time, cũng như các bà thích đi shopping với nhau vậy.

- Vậy mà cũng so sánh được. Chúng tôi đi shopping là để giải trí, để tập thể dục, để "save" tiền vì hàng on-sale. Còn các ông rủ nhau hút thuốc để mai mốt...  chết chung à"

- Ối giời, mấy bà này có đạo mà "lòng tin không bằng hạt cải". Đến giờ "Ngài" gọi thì hút thuốc hay không cũng phải đi. Vả lại tụi tôi đã bỏ bớt 50% rồi. Lúc trước 2 thằng hút một điếu. Bây giờ bỏ bớt một thằng, chỉ còn một thằng một điếu thôi.

Thiệt là hết thuốc chữa! Tụi tôi bỏ mặc chẳng thèm nói tới nữa, bảo nhau đi mua bảo hiểm nhân thọ để lỡ có chuyện gì còn có thể nuôi con. Tôi than thở với Quyên:

- Tụi mầy chưa có con thành ra vấn đề cũng không nghiêm trọng lắm. Như tao, vừa bực mình chồng vừa sợ ảnh hưởng xấu cho con. Ngay cả việc nhà cũng vậy, không biết ông Huy sao chứ ông T. nhà tao...  vô tư lắm. Tao làm không hết việc mà ổng tỉnh bơ coi TV.

Quyên nhìn tôi:

- Ông nào mà không vô tư" Men are like kids. You need to tell them exactly what you want them to do.

- Mầy không nghe mấy ổng nói "đàn ông không thích bị told what to do" đó sao"

-  Okay. Thì mầy ngọt ngào "nhắc nhở"...

Tôi nhăn mặt:

- Mấy ổng lớn rồi, thấy việc phải tự động làm chứ tại sao tao phải nhắc" Ở bên này đàn bà cũng đi làm chứ có ở nhà cả ngày lo việc nội trợ đâu"

- They don't read minds! Nếu mầy muốn ổng "giúp" thì mầy phải "hỏi", phải "nhờ". Còn ngồi đó chờ mấy ổng tự động làm thì còn lâu em ơi.

Tôi suy nghĩ lời cô bạn thì thấy quả là đúng. Đàn ông Việt Nam hình như hơi thụ động trong công việc nhà và nuôi dạy con cái. Có lẽ ảnh hưởng của phong tục "đàn ông lo việc ngoài, đàn bà lo nhà cửa, con cái" quá đậm trong máu, qua Mỹ rồi vẫn không tẩy được" Có lần tôi hỏi T.:

- Sao em thấy đứa nhỏ nào cũng bám mẹ. Đàn ông không buồn khi con cái không theo họ sao"

- Con gần gũi mẹ là chuyện bình thường.

- Em không nghĩ vậy. Con nít theo ai dành nhiều giờ với nó. Vai trò người cha cũng qua trọng không kém người mẹ. Lúc nhỏ không gần gũi, đến khi tụi nó thành "teens" sẽ có nhiều vấn đề hơn.

- Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Đứa nào biết suy nghĩ tự nó sẽ ngoan. Đứa nào hư hỏng cha mẹ làm sao nó vẫn hư. Mình chỉ làm được đến một mức nào đó thôi. Lo quá cũng vậy. Tại sao phải tự làm khổ mình"

Tôi đồng ý với T. là nếu mình đã cố gắng hết sức mà không cãi được "ý Trời" thì đành chịu. Cái khó là định nghĩa chữ "hết sức" giữa hai vợ chồng. Thí dụ như khi cho thằng con 4 tuổi ăn, T. để tô cơm trước mặt nó rồi bảo "Con làm dấu Thánh Giá, mời bố mẹ rồi ăn đi". Tôi thì muốn chàng ngồi cạnh bên xem chừng thằng bé, xem nó có ngồi yên ăn hết tô cơm không đổ tháo, không bỏ chạy chơi nửa chừng không. Đến giờ 2 đứa con gái phải tập đàn, anh chỉ gọi, "Thảo My, Đan Vy ra đánh đàn đi con" mà không nhìn tờ assignment xem tuần đó 2 con bé phải tập những bài nào và có đánh đúng không"

Quanh năm TV lúc nào cũng chiếu thể thao. Có người còn nói "Mỹ là Thiên Đàng của đàn ông." Nếu không phải mùa football thì là basketball, không có tennis thì cũng có goft. Chiều chiều đi làm về T. thường vừa coi TV vừa giúp con làm bài. Khổ một cái là tôi không cho con coi TV ngày thường để dành thời giờ cho bài vở. Thấy bố "dán mắt vào màn ảnh", chúng nhao nhao phản đối:

- Daddy always watches TV. Tại sao tụi con không được coi mà bố coi" That's not fair!

Thấy tình hình không ổn T. đành phải gạt chuyện xem truyền hình lại sau khi các con đã đi ngủ và chỉ vặn âm thanh "vừa đủ nghe" không thôi chúng lại mắt nhắm mắt mở chạy ra hỏi:

- Bố đang làm gì đó"...

Mấy năm gần đây cơn sốt "Texas hold  'em" làm các ông gọi nhau ơi ới, tụ năm tụ bảy sát phạt. Bị các bà nhằn quá, các ông hứa chỉ chơi khi bạn bè thỉnh thoảng họp mặt. Rồi T. khám phá ra một trang web chơi poker không tiền. Vậy là lúc nào rãnh là chàng dúi đầu vô computer, mặc cho tôi loay hoay với cơm nước, con cái. Tôi giận dỗi nói:

- Con chung chứ có phải của riêng của em đâu mà anh thờ ơ như vậy"

- Anh đi làm mệt nhọc cả ngày. Về nhà coi TV hay chơi game giải trí chút xíu em cũng cằn nhằn.

Tôi phân trần:

- Thì em có không cho anh giải trí đâu. Nhưng em không thể làm hết mọi việc một mình. Anh phải giúp em chứ.

- Em cứ làm như anh không làm gì hết. Rồi ai tắm cho con" Ai đem rác ra"

Tôi nguýt dài:

- Nhiều dữ. Hai đứa lớn tự tắm một mình, anh lo cho hai đứa bé tốn chừng nửa tiếng là cùng, trong khi em quần quật từ lúc đi làm về cho đến 10 giờ tối vẫn chưa hết việc.

- Rồi, lại kể công.

- Không phải. Em chỉ muốn anh dành nhiều giờ hơn với con. Con lớn quá nhanh. Em sợ sau này anh sẽ hối hận vì đã không gần gũi con hơn.

Thấy T. có vẻ nghĩ ngợi sau câu nói đó, tôi thừa thắng xông lên, làm lại thời khóa biểu của các con, bỏ chữ "bố" vô những activities mà tôi muốn anh làm. Không khí gia đình buổi chiều tối nhộn nhịp hẳn lên. T. đi làm về trước, giúp các con tắm rửa, làm bài. Khi tôi về chỉ phải lo nấu ăn. Cơm nước xong, tôi dọn dẹp rửa chén trong khi chàng tập đàn, đọc sách với con. Sau khi các con đã lên giường, tôi còn có giờ cho cái thú đọc sách và viết "lăng nhăng" đã bị bỏ quên từ lâu. T. thì thoải mái...  bắn video game. Ông bà mình nói chẳng sai, "thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn". 4 bàn tay chung sức lúc nào cũng lẹ làng và tốt hơn 2. Đều quan trọng là tôi cảm thấy T. quan tâm và thương yêu vợ con hơn qua những hành động cụ thể chàng làm mỗi ngày. T. thì chắc cũng cảm thấy dễ chịu hơn vì sau này vợ ít khi quạu quọ và các con thì quấn quít với bố hơn... 

Nhìn các ông chồng say sưa ăn thua đủ với nhau, cây bài nào "vô", thắng được mấy đồng bạc thì cười ha hả khoái chí, trong khi con cái thì ngủ lăn lóc khắp nhà vì đã quá khuya, Quyên lắc đầu bảo tôi:

- Mầy coi mấy ổng kìa, ham chơi còn hơn con nít. Có phải đàn bà tụi mình đòi hỏi ở chồng quá nhiều không" Is it us or are they... clueless"

Tôi buột miệng:

- No, they are just from Mars!

Chú thích: Tựa đề bài viết dựa theo cuốn sách nổi tiếng "Men are from Mars, Women are from Venus" của nhà văn John Gray. Đại ý cuốn sách nói đàn ông và đàn bà đến từ hai hành tinh khác nhau cho nên khác biệt và khó có thể hiểu nhau...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến