Hôm nay,  

Vui Buồn Nghề Cỏ Than Ôi

28/09/200700:00:00(Xem: 338044)

Bài số 2107-1970-675vb6280907

*

Tác giả đã góp bài viết về nước Mỹ từ năm đầu. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California., và vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị cho Viết Về Nước Mỹ.

*

Sau 1975, từ Việt nam qua đến Mỹ tôi đã trải qua không biết bao nhiêu là nghề nghiệp tay trái linh tinh... từ xúc đất làm gạch ống 4 lỗ, thợ may, thợ mộc, điêu khắc, trồng thuốc Nam, đạp xích lô, buôn bán ở Phanrang... đến làm "chánh đại diện" Phật giáo trại tỵ nạn ở Hongkong, machine shop inspector, social worker, mailman, clean thảm, cắt cỏ, Hội trưởng Hội đồng hương, coi tử vi, security guard, nurse assistant, manager assistant hãng làm mành gỗ, bán xăng...  ở Mỹ. Không có cái nghề nào kéo dài dưới 2 tháng và trên 4 năm. Ngoài nghề dạy học là nghề chuyên môn chính thức lâu dài nhất, nghề cắt cỏ là nghề thứ hai tương đối kéo dài 4 năm, không phải để kiếm sống, mà là để support cho việc học college để trở lại cái nghề thứ nhứt.

Hồi vượt biên qua đảo, nghe bạn bè kể mấy người Việt tỵ nạn qua Mỹ trước viết thư về khoe không cần đi học, đi làm hãng gì hết, nội cắt cỏ không cũng kiếm vài ba ngàn sống phây phây, tôi đã cười bán tín bán nghi, nghĩ họ nói dóc. Cỏ nào ở đâu mà cắt, mà ăn tiền dễ dàng vậy. Tới hồi qua California năm 1984, thấy nhà nào cũng có một sân cỏ phía trước, một sân cỏ phía sau, và nhiều xe truck cắt cỏ thương mại người Mễ có, người Việt có, lui tới cắt từ nhà này tới nhà kia quanh suốt tháng, mới hiểu ra họ không nói dóc. Đó là một cái nghề chỉ cần vai u thịt bắp, không cần trí óc chữ nghĩa.

Năm 1985, tôi đang làm inspector cho một machine shop ở Escondido, San Diego, ở share nhà của một cặp vợ chồng trẻ làm nghề cắt cỏ thì bị laid off. Đang lo lắng thì Hậu, tên chủ nhà, nói, "Anh đừng có lo, đi theo em phụ cắt cỏ, em trả một ngày 50$ rồi xin tiền thất nghiệp tính sau". Hồi đó xăng có 75 cents 1 gallon, lương tôi có 5 đồng rưỡi 1 giờ, một ngày kiếm 4 năm chục đồng còn bị trừ thuế, huống chi phụ cắt cỏ được tới 50$ tiền mặt ngon ơ. Làm được mấy ngày thì có chủ khác thiếu người phụ việc, kêu đi San Diego phụ, trả lên 60$ một ngày, xe cộ họ đưa đón. Mừng quá, làm ngay.

Thì ra mỗi năm tới đầu mùa Xuân, họ rải giấy fliers ở các nhà lớn, chủ nhà kêu đi clean up, thầu làm một nhà như vậy bốn, năm trăm bạc là thường. Một ngày nếu có đông thợ, chủ cắt cỏ có thể phân phối bố trí nhân sự làm được 2 mối như vậy, kiếm khẳm tiền.

Lúc đó có 2 vợ chồng bà cô họ tôi ở Fresno, qua Mỹ năm 75, làm nghề "farmer", trồng rau quả Á đông cung cấp cho nhà thầu gửi đi bán các chợ Tàu Việt dưới Los Angeles, Santa Ana và San Diego, thấy vậy kêu lên cho mượn xe truck, mua equipment lập công ty cắt cỏ giao tôi làm chủ, khỏi phải đi làm công. Tôi nghĩ ở với người ngoài dù sao cũng không bằng ở với bà con, huống chi cô Trúc chỉ lớn hơn tôi có 3 tuổi, cùng sống chung nhà hồi nhỏ và chơi rất thân suốt thời kỳ thơ ấu đến lớn ở Việt nam.

Thế là tôi dồn hết tất cả gia tài, chăn mền, quần áo, xoong chảo, nhét vào cái xe Toyoyta Corona cũ đời 74, chở thằng con 11 tuổi, giã từ San Diego ỳ ạch chạy lên Fresno ở tạm nhà cô, làm nghề cỏ. Cô lấy credit cards mua chịu gần 3000 bạc máy móc đủ loại, nhờ anh con trai học college có hoa tay, "design" một tờ flyer quảng cáo cắt cỏ rất đẹp và mỹ thuật, in ra 500 tờ nhỏ, rồi 2 cô cháu bắt đầu đi rải giấy. Vữa đi cô vừa giải thích:

-Mình coi nhà nào có xe đắt tiền đậu trước nhà, nhà nào có back yard rộng, thì biết là nhà giàu,rải giấy họ mới kêu và chịu giá cao. Còn nhà nhỏ, nhà mobile home là nhà mấy người về hưu, nghèo, không có tiền mướn cắt cỏ đâu. Khi họ gọi, mình phải đi "estimate", ra giá. Nhiều người hà tiện, họ gọi ba bốn gardeners tới estimate, rồi so sánh giá cả, ngắm nghía nghe mình ăn nói, họ nhắm tin cậy được họ mới chịu cho làm. Cắt cỏ có 2 loại, một là làm "monthly", một tháng cắt đều đặn 2 hay 4 lần, một lần cắt được trên dưới 20$, loại kia là "one-time cleanup". Làm "monthly" chỉ có lợi tức căn bản, khiêm nhường, có hạn, làm "one-time" mới có ăn, lãnh làm một mối vài ba trăm đồng, một tháng chỉ cần năm, sáu mối là thấy no. Như mấy người muốn bán nhà, cần mình làm sạch cây cỏ để hấp dẫn khách đi coi, mấy người muốn trồng cỏ mới, landscaping, mấy người cần mình "clean up" toàn bộ sau một mùa đông lá rụng, cây ngã tơi bời ở back yard. Để rồi cô nhờ thằng Tâm đưa Chương đi hướng dẫn cách thức estimate một tuần lễ cho quen. Hồi trước nó có đi cắt cỏ một thời gian.

Thế là tôi đi theo Tâm trong bước đầu để học nghề, chỗ nào gọi thì tới "estimate". Tiếng Anh Tâm không nói rành, nên tôi nghe rồi thông dịch lại cho khách. Có chỗ họ chịu giá ngay, có chỗ họ nói "để tính lại", rồi không bao giờ gọi lại, chắc là giá hơi cao so với túi tiền của họ. Có bà già Mỹ muốn gieo hạt cỏ để làm mới lại sân cỏ, Tâm nói nhỏ, "gieo hột cỏ không có ăn, chỉ được 5 chục bạc, phải dụ bà ta cho mình thầu làm đất bằng phẳng lại, đắp "sod" cỏ bán sẵn ở Home Depot, che phủ kín mặt đất, bón phân tưới nước liên tục mới kiếm được mấy trăm. Anh cứ nói bã nếu gieo hột, chim sẻ bay xuống ăn hết." Tôi tưởng thiệt, dịch lại. Bà già cười nhạt, không tin, kêu gardener khác làm. Sau này có nhà riêng, gieo hột những chỗ đất khuyết ở sân cỏ trước, tôi mới thấy không có chim nào thèm ăn hột cỏ cả, chỉ có điều lâu lắm cỏ mới mọc, mà mọc không đều.

Sau một tuần training cấp tốc, có được khoảng 25 mối khách, tôi tự lái xe truck ông dượng cho mượn đi làm lấy, chở lủ khủ 5, 6 cái máy mới toanh, vừa "mower" (2 loại) cạp cỏ, vừa "edger" xén cạnh, vừa "blower" thổi bụi, vừa "trimmer" tỉa cành, vừa "weed-eater", chưa kể một mớ rake, cuốc, xẻng, chổi...

Mỗi lần thắng xe, máy móc va chạm húc nhau rầm rầm trong xe như đánh giặc. Mỗi lần lấy sức đẩy máy lên, kéo máy xuống, phải kê tấm ván từ bửng xe xuống đất, xương sống như dùn lại, hôm nào làm nhiều quá, tối ngủ thấy đau lưng. Mình đâu phải làm cỏ chuyên môn như người ta, lái xe kéo theo cái "rờ moọc" đựng equipment cột chặt êm ru, có thang điện bấm nút hạ lên hạ xuống nhẹ nhàng, mà làm amateur trong bước đầu coi ra sao, nên phải chịu cực.

Cắt cỏ phải coi loại cỏ nào, cỏ ngắn Bermuda hay cỏ cao mà chọn máy nặng hay nhẹ, nhà nào không thích mình dùng máy blower thổi ồn ào thì phải dùng chổi quét để "lặng lẽ" clean up bụi rác, rất lâu. Nhà nào không muốn mình "dump" rác cỏ vô thùng rác họ thì phải bỏ bịch nylon to nặng kềnh càng mang đi, kiếm chỗ thùng rác công cộng hay chung cư, lén nhìn không ai thấy mà "dump". Có lần tôi đậu xe ở "alley" (lối đi nhỏ giữa 2 back yards 2 nhà), một ông Mỹ hàng xóm nọ, thấy tôi hốt cỏ bỏ bịch gần xong, đứng núp sau cánh cửa sau rình. Tôi thấy thùng rác ông trống trơn, quen tay "dump' ngay bịch rác cỏ vô thùng, bị ông mở xoạc cổng ra, trố mắt nhìn trợn mắt khó chịu. Tôi "quê" quá, đỏ mặt, muốn độn thổ ngay, may mà ông này cũng hiền, chỉ nói:

-You know, I have to pay for my garbage every month...

Chỉ còn biết xin lỗi rối rít, bưng rác lên bỏ vô xe lại, chạy đi một nước.

Những ngày đầu làm cỏ chưa quen, tôi làm quá kỹ, bứt từng cọng cỏ so le, lượm từng cái lá khô rụng trong luống hoa, tốn nhiều thì giờ, bà cô và Tâm quở:

-Trời ơi, làm vậy lấy gì ăn" Một nhà chỉ canh làm khoảng 30 phút thôi, rồi chạy nhà khác liền.

Lần lần tôi làm nhanh hơn, nhưng không có nghĩa là dối trá, nên không bị mất khách, nhưng ngày nào chạy ngang community college cũng thấy trai gái đi học vui quá, tôi đăng ký ghi danh học 3 lớp cho biết, nên giờ giấc cắt cỏ và tới lớp đôi khi hơi "conflict" nhau, phải làm vội vàng, láu táu, bất cẩn mới kịp. Có bà khách hàng nha sĩ Mỹ rất tốt, trả 100$ làm monthly 4 lần một tháng, nhưng phải làm chiều thứ tư, không được làm ngày khác, mà hôm đó tôi quên, ngồi học trong lớp tới 6 giờ 30 chiều. Lúc sực nhớ ra, lật đật ôm cặp bỏ ra, xách xe chạy 1 mạch tới đó thì vừa tối. Tội nghiệp bà ta tươi cười ra mở đèn back yard sáng choang cho mình cắt, chao ôi là xin lỗi rối rít, sợ mất job.

Một lần khác, đóng bửng xe không chặt, lái xe chạy bửng sút ra, rớt đùng đùng 2 cái máy mower đáng bạc ngàn xuống đất mà không biết, một lúc sau có xe rượt theo gọi, "ê, rớt máy, rớt máy, come back". Hết hồn xuống xe đóng bửng lại, quay trở lại kiếm. May mà khúc đường đó vắng xe, 2 cái máy còn nằm tênh hênh trên đường như chờ đợi mình trở lại, tái mặt không biết bên trong có hư hỏng bộ phận nào không, không dám cho bà cô biết... Nhưng không phải lúc nào khách qua đường ai cũng thật thà lương thiện như vậy. Có lần cắt xong cho nhà bà già hàng xóm đối diện xéo nhà bà cô, tôi làm biếng khiêng máy lên xe lại, cứ để yên đó trên cỏ, bỏ vô nhà uống nước nghỉ mệt 15 phút. Lúc trở ra thì cái máy biến mất tiêu, đi tìm cùng không thấy, bà chủ nhà ra kể, "Tao thấy một thằng Mỹ trắng lái xe truck đi ngang, nó ngừng lại trước nhà tao, xuống khiêng cái máy lên bỏ vô xe nó rồi tỉnh bơ đi mất. Tao không dám la, sợ nó thù." "Trời ơi là trời", tôi dậm chưn kêu trời," đi đời cái máy 800 bạc, nặng to trình trịch vậy mà cũng có người khiêng nổi, ăn cắp cho được." Kêu cảnh sát tới làm biên bàn, nó hỏi có mua insurance cho máy không, mình ngạc nhiên,"máy có mấy trăm mà cũng mua bảo hiểm sao"" Nó trả lời," có bảo hiểm thì họ đền cái khác cho anh ngay, còn đi kiếm biết chừng nào, sợ khó có hy vọng". Thế là chưa thấy lời đâu mà đã lỗ vốn cái máy, tiền kiếm được phải để dành lo đi trả nợ..

Mấy tháng đầu tôi kiếm đâu được mỗi tháng 1200$, nộp cho bà cô 800$ để trả nợ credit card mua máy, còn 400$ xài, ăn ở bà cô bao. Sau khi trả hết nợ thì tiền kiếm được chia 2, phần tôi cũng được bạc ngàn, bắt đầu làm biếng, không ham đi rải giấy kiếm thêm mối nữa, phần vì học bài, làm homework, phần thì ngày nào làm nhiều thấy cả mình ê ẩm, đâm ra lười.

Có lần tôi cong lưng đẩy cái máy nặng ẹo ẹo thế nào mà tối về đau lưng quá trời, ngủ không được, hai ba ngày không bớt, mới đi bác sĩ chiropractor họ rọi điện thấy trật khớp xương sống, phải nghỉ việc đi 1 tuần 3 lần tới office cho ổng bẻ xương nắn gân, trả tiền mặt một lần 20$. Được 1 tuần thấy hơi bớt, tiếc tiền, không đi nữa, nó lại đau lại, không làm ăn gì được, phải ráng theo trị luôn vài tuần nữa mới dứt hẳn.

Mỗi tối, sau một ngày lao động vất vả về, tắm rửa, đất bụi trên tóc trên đầu chảy xuống mắt xuống mũi nhòe nhoẹt, mồ hôi bụi bặm bám trên mình chảy xuống đen thui cả cái bath tub, nhìn hai bàn tay chai sần sùi cứng ngắc, khô queo xấu xí, 10 móng tay đất đóng dày cộm...  đôi lúc nghĩ tủi thân, khi xưa thày giáo phe phẩy cầm bút mà bây giờ tay lấm chân bùn như vầy. Chưa kể lâu lâu cắt cỏ trúng cứt chó sền sệt, bắn vung lên mũi lên miệng thật là khủng khiếp, phun nhổ hoài không sạch. Mình lại không có máy mài, máy tiện ở nhà nên lưỡi cắt (blade) mòn, edger hư, motor không nổ, là phải đem ra tiệm sửa tốn tiền không ít.

Lúc đó, thi cử xong, tôi nhận được cái transcript (kết quả thi) GPA tới 3.3. Bọn bạn học Mỹ khen mới qua Mỹ mà điểm "B+plus" như vậy là "good". Tôi thừa thắng xông lên, ghi danh một hơi 7 lớp, kỳ này GPA lên 3.8, nhiều lớp quan trọng như English 1 A, Speech, Basic Math... đều được điểm A. Tôi thấy học ở Mỹ chẳng cố gắng gì mấy mà điểm lại cao, thật là dễ, bèn quyết định theo nghề chữ nghĩa bằng cấp trờ lại, chứ cái nghề cỏ này coi bộ không hạp với mình, không có tương lai. Trẻ còn làm được, chứ già sức đâu nữa mà làm. Mướn Mễ theo phụ thì đâu còn lại bao nhiêu tiền, mà cũng giống như nghề nails, khi nó có tiền ra làm chủ được là bắt đầu len lén móc ngoặc, cướp khách của mình.

Quyết định vậy rồi, tôi bèn xin welfare AFDC, xin đi học University có plan đàng hoàng, đưa một vài ngàn cho bà cô vui, rồi cha con ra mướn apartment ở riêng, vừa đi học, vừa đi gym tập tạ, bơi lội nở nang thân thể, vừa lai rai làm cỏ thêm khi rảnh. Lúc đó có vài khách hàng "move out" nên tôi mất bớt jobs. Các chỗ quá xa và ít tiền, tôi cũng bỏ bớt. Chưa kể lâu lâu lại có bọn Mễ tới phá giá, làm rẻ hơn mình, nên chủ nhà nhăn nhó "complain". Đang làm 120$ 1 tháng, nó tới đề nghị lấy có 80$, chủ nhà tưởng mình lâu nay tính mắc, nhìn mình ác cảm, nghĩ coi có tức không. Nhưng thôi, đồng ý cho chủ đổi gardener, ở cương vị mình cũng vậy thôi, ai mà không ham rẻ.

Cũng như các ngánh business khác, làm cỏ cũng có khi hên khi xui. Hên như chủ nhà dễ chịu, trả tiền sòng phẳng, giới thiệu thêm khách, lại cho mình tiền thưởng dịp Giáng sinh. Lâu lâu trúng một mối ngon, công việc nhẹ nhàng, kiếm mấy trăm đồng. Có mối lớn, như làm hệ thống sprinkler phun nước khắp nhà cả ngàn bạc, thì mình lại không rành, không dám thầu. Hay leo cây dừa Mễ (palmier) cao vòi vọi, chặt lá, "trim" cành, 4 năm trăm bạc, tôi cũng lắc đầu chịu thua. Mướn Mễ theo phụ thì phải cung cấp việc làm full time cho nó sống, mà như vậy thì phải bỏ học, lo đi quảng cáo, thầu cắt cỏ them công, tư sở, chung cư... lợi bất cập hại. Thỉnh thoảng cắt cỏ trúng nhà có cam quit, đào hồng, lê, mận, cherry chín, chủ cho ăn thả giàn, lại còn được mang về nhà, chưa kể những bàn ghế tủ đèn,Tivi còn tốt, họ "give away" hí hửng đem về nhà xài.

Khi xui thì trúng bọn chủ nhà chưa trả check đã quịt, dọn đi mất, hay tới kỳ đòi tiền, tránh mặt không có nhà vài ba lần liên tiếp cho mình nản chí bỏ cuộc. Có lần tôi bị một lão agent bán địa ốc quịt trắng trợn, giận đến tím mặt. Lão nhờ clean up cái nhà to mênh mông ở đường nọ để rao bán, tôi đòi giá 150$, lão chịu. Hì hục làm, cắt cỏ, trim cành, móc đất, xúc đá sỏi liệng, lượm cả xác chuột chết quăng đi hết một ngày rưỡi mới xong. Khi đòi tiền lão nói tỉnh bơ,"Khi nào bán được sẽ có check trả cho mày. Nếu tao ứng trước, sau này mày lãnh check lần nữa làm sao"". Nghĩ có tức không, ông anh bà con khuyên tới tận office lão, nói chuyện với broker trừng phạt lão. Tôi nghe lới tới gặp broker complain. Broker nói,"tôi không có quyền đó, ổng cũng ngang như tôi", cũng không kêu lão đối chất với mình để giải quyết. Tôi viết thư cho vợ lão, lời lẽ mỉa mai: " chồng bà tín đồ Thiên chúa, tuần nào cũng đi nhà thờ mà lại lường gạt, ăn cắp của nhà nghèo tỉnh bơ như vậy à" Chúa nào mà cho chồng bà lên Heaven". Cũng không thấy trả tiền.Tới parking đậu xe chỗ office lão, tính đâm cho lủng 4 bánh xe để trả thù, lại thôi, sợ cảnh sát nhốt. Chỉ có cách ban đêm lén mở vòi nước máy bên ngoài nhà lão cho chảy lênh láng suốt đêm, hay tưới xăng giết chết mấy cây hoa quí đắt tiền trước cửa mới hả giận.

 Đã vậy, ba cái người lái xe qua đường cũng nhiều chuyện. Có lần đi làm cỏ nhà bà nha sĩ, thấy xe school bus đậu bên đường, "drop" vài ba đứa học trò xuống lề bên mặt, tôi lách qua trái vượt qua. Một thằng Mỹ ở đâu lái xe rượt theo, chỉ xe bus đang đậu đằng sau, nhiếc mắng tôi ầm ỹ: "Son of the bitch! You must stop!"  Tôi không hiểu chuyện gì, nổi sùng lên, mắng lại:" You, son of the bitch!" rồi lái vô sân nhà bà nha sĩ điềm tĩnh khiêng máy xuống làm việc, vừa làm vừa ngẫm nghĩ: "Té ra hễ xe school bus đậu là phải stop à" Đâu có nhớ có cái luật đó". Vừa được 5 phút thì xe cảnh sát tới, một anh Mỹ đen police officer hiền lành ôn tồn hỏi: "Sir, có người báo cáo ông không chịu STOP sau xe school bus, có đúng không"" Tôi cũng tình thật nói YES, anh chàng lôi giấy ra phạt: "I am sorry, I have to give you a ticket." Vừa lúc đó thằng Mỹ trắng méc cảnh sát chạy trờ tới sau xe police, nhìn cười có vẻ hả hê lắm. Tôi tức cả một ngày hôm đó. Mỹ mà cũng có người nhiều chuyện, trả thù bần tiện như vậy.

Thời gian tôi ở apartment "bán housing" nọ, cũng có 1 bà già Mỹ nọ về hưu nhiều chuyện, ăn ở không không biết làm gì. Tôi có tật cuối tuần lười không gửi máy nhà bà cô ban đêm, để đại trong phòng khách tới sang hôm sau đi làm luôn. Phòng bà ở xéo tít phía bên kia đối diện với phòng tôi, mà có lần dòm qua thấy tôi lôi trong nhà cái máy cắt cỏ đẩy lên xe đi làm, chạy đi méc ngay manager. Con nhỏ manager, tuổi đáng em út mình, xồng xộc chạy tới la hét om sòm như nhà sắp cháy tới nơi.

Lái xe đi rong rong ngoài đường nhiều khi cũng gặp chuyện bất ngờ ngoài ý muốn. Lúc trước tôi có nghe một người bà con to con đẹp trai kể chuyện hồi mới qua Mỹ năm 75 đi làm vườn bị bà Mỹ cô độc chủ nhà nọ tán tỉnh, dụ vô nhà làm tình, cứ phân vân không biết anh ta nói thật hay nói phóng đại để khoe khoang. Tới hồi tôi cũng gặp trường hợp tương tự, chiều thứ bảy đang làm cỏ nhà bên này thì cô gái Mễ chủ nhà ở nhà "back to-back" bên kia cùng với thằng boyfriend Mỹ tóc vàng ôm nhau chạy tới, tươi cười làm quen, đưa chai beer uống, rủ qua chơi...  "American fucking". Tôi giật mình hỏi lại:

-What" Are you serious"

-Thật mà, tôi có con bạn gái ngồi trong nhà có 1 mình, không có partner, anh chạy qua "chơi" với nó nghe"

Thấy có 2 ba đứa con nít chín mười tuổi bên đó, tôi hỏi:

-Con nít lu bù trong nhà mà làm vậy không kỳ sao"

-Không sao đâu, mình " lock them out" mà...  OK" Qua liền nghe"

Tôi nửa muốn, nửa thôi. Biết đâu nó gài bẫy cho mình qua, bạn nó tới "ẵm" máy móc của mình đi mất, bắt đền ai. Hơn nữa, đang làm nửa chừng, máy móc gửi ai đây. Bà già chủ nhà nghĩ sao về mình" Thế là tôi từ chối, bỏ qua "dịp may trả thù dân tộc" hiếm có.

Một lần khác, lâm vào trường hợp "trả thù dân tộc" bất đắc dĩ. Đang ngừng xe ở ngã tư, thấy một con nhỏ Mỹ trắng ốm nhom đi bộ đẩy xe có đứa con khoảng 10 tháng, tay cầm can nhựa, chờ băng qua đường. Thấy tôi mặt Á đông hiền lành, nó tới xin quá giang, nói xe cạn xăng, xin tiền và quá giang tới trạm xăng gần đó mua xăng. Tôi móc bóp cho 5$. Tôi để ý thấy con mắt nó sáng lên khi thấy xấp giấy bạc 20$ tôi để trong bóp, bèn cẩn thận chú ý coi chừng. Ngồi trên xe, nó lân la làm quen hỏi:

-Where do you come from"

-Tôi người Việt nam.

-You look nice. Are you married"

Tôi không hiểu con bé này muốn gì mà hỏi vớ vẩn, bèn cười:

-Yes, I am, but my wife is not here with me.

Nghe vậy nó tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi lấy tay chỉ xuống giữa hai đùi tôi, hỏi, "So how can you ... ""

Tôi hiểu con bé này muốn nói gì, 2 đùi theo phản xạ khép nhẹ lại, nhe răng cười không nói. Thấy vậy cô ả lấy tay chộp ngay hạ bộ tôi, liếc tôi nói tỉnh bơ: "I can help you!" Jesus, con nhỏ này dạn ơi là dạn. Hồi nào tới giờ tôi chưa thấy đàn bà nào mà tấn công đàn ông bạo dạn như vậy. Chắc là gái có chồng lâu lâu túng tiền "nhảy dù" một chuyến. Hay là nó lăng nhăng bậy bạ sinh con, xin tiền welfare sống không đủ rối đi khách kiếm thêm. Thực sự lúc ấy mặc dù khỏe mạnh, sung sức, tôi chỉ thấy sửng sốt, chả thấy hứng tình gì cả, vì con nhỏ gầy ốm, da thịt chẳng mát mẻ béo tốt tí nào. Nhưng tò mò tôi cũng theo lời nó chỉ trỏ, lái tới một khu apartment bỏ hoang vô chủ, xuống xe coi nó làm ăn ra sao. Nó giao đứa bé cho một thằng Mỹ cao nhồng gần đó bước ra ẵm, rối kéo tôi vô buồng, có tấm nệm để sẵn. Lúc nằm xuống, tôi cắc cớ hỏi:

-How old are you"

-26.

-You want me for sex or for money"

-"Both," nó trả lời gọn bân.

Thấy con bé tội nghiệp, lẽ ra nói "for money" mới đúng. Chắc là cha mẹ đuổi đi, hút xì ke hết tiền mua sữa cho con mới đi làm chuyện này. Tôi móc cho nó tờ giấy 20$, mặc áo đứng lên, lái xe về.

Làm những nghề lam lũ lui tới ngoài đường như vầy, thường hay gặp những cảnh đời ngang trái đáng thương của giới nghèo lao động, không nhà cửa, bán thân nuôi miệng, bữa đói bữa no... . Ngày xưa ở Việt nam khi đạp xích lô, tôi cũng đã từng chở dân buôn bán hàng chuyến, khách mua hoa, gái làm tiền, ra vào những chốn ma cô, đĩ điếm, buôn lậu, nhà cửa nheo nhóc, dơ bẩn, bùn lầy nước đọng.

Thấy làm lai rai cũng đủ sống, tôi rút ngắn lại thời giờ làm cỏ, lấy nhiều lớp cho mau ra trường. Có một cô bạn gái Mỹ cũng sắp ra trường đi dạy có tình ý với tôi, hay kiếm cớ mượn sách tới nhà tôi luôn, rủ tôi ở lại Fresno dạy học với cô, nhưng tôi giả đò cư xử bình thường như bạn học.

Qua hè năm 1990, tôi được ngay job offer dạy dưới San Bernardino. Tôi bàn giao lại các mối khách hàng cho thằng bạn học thân người Mỹ tên David, đổi tất cả máy móc còn lại lấy một xe truck cũ của một người bạn sửa xe hơi, chất hết đồ đạc lên xe, rồi cùng con trai từ giã "Fresno xứ nóng" lên đường, có David hộ tống đi theo, bỏ lại bà cô, bạn bè, quen biết và nhiều chỗ tình nghĩa sau lưng ....

Những năm về sau, nghề nghiệp cao quí, tay chân mặt mũi quần áo sạch sẽ trắng trẻo, càng dạy thâm niên lương càng cao, mua xe mới, nhà mới, mỗi lần gặp những xe truck cắt cỏ cũ kỹ lang thang ngoài đường với lủ khủ máy móc va chạm lạch cạch trên xe, tôi lại thấy lòng chùng xuống, mang mang thương người, thương mình, nhớ lại một thời kỳ hàn vi vất vả kiếm sống để ngoi lên đã qua, đầy những kỉ niệm vui buồn cười ra nước mắt... Tôi nghĩ đến 2 câu thơ của Nguyễn Du trong truyện Kiều:

Bắt phong trần phải phong trần,

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,302,993
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.