Hôm nay,  

New York! New York

26/09/200700:00:00(Xem: 125556)

Bài số 2105-1968-673vb4260907

*

Tác giả từ Việt Nam tới Bắc Mỹ theo diện du lịch thăm cha mẹ và các em. Bài viết về nước Mỹ của bà thể hiện sự xúc động không phải vì nhà cao, phố rộng mà vì thấy lại cách sống, cách cư xử tử tế của con người với nhau. Chúc bà cuộc hành trình tốt đẹp.

*

Tôi vừa tham dự 1 tour du lịch 3 ngày ở New York trong chuyến sang Canada thăm gia đình tôi vừa qua.

Sau khi ở Mỹ được 4 tháng, các em của tôi ở Canada bảo lãnh tôi sang Canada để thăm ba má tôi. Trong lúc chờ đợi em tôi đến đón ở Phi Trường, lòng tôi vô cùng nao nao và phấn khởi vì biết chốc nữa đây sẽ được gặp lại tất cả người thân yêu của tôi. Canada trời mát, mưa nhiều, không khí thật trong lành và êm dịu như mừng giùm cho cuộc hội ngộ của chúng tôi. Tuy vậy, nó cũng không giúp ngăn được những giọt lệ nóng hổi mừng vui của chúng tôi khi gặp lại.

Sau khi cùng gia đình hàn huyền được một tuần, các em của tôi lại cho chị đi thăm thành phố New York. chúng tôi có tất cả là 18 người. Tôi lớn nhất, là chị cả cùng với gia đình các em có cả vợ chồng con cái chúng đều đi cả. Thật vui. chúng tôi khởi hành tại nhà từ lúc 5g sáng. Đi 1 lần xe buýt đến trạm Metro, thêm hai chuyến Metro mới đến nơi đậu xe của công ty du lịch. Đến nơi, tôi đã thấy nhiều hành khách gồm nhiều sắc tộc đứng ngồi lố nhố ở đó rồi.

Mỗi xe chở chừng 50 hành khách cùng một tour guide hướng dẫn. Xe chạy khoảng 2 tiếng đồng hồ thì đến trạm kiểm soát. Đây là biên giới giữa Canada và Mỹ. Ở đây họ kiểm soát rất gắt gao. Tất cả đồ ăn kể cả trái cây đều được lịnh bỏ thùng rác hoặc phi tiêu thụ trước khi họ lên xe soát. Trước khi đi, vì sáng sớm chưa ăn kịp nên chúng tôi đem theo lỉnh kỉnh đủ thứ thức ăn từ bánh mì kẹp thịt, nước chai, trái cây, cho đến bánh ngọt..v.. v. khi nghe lịnh truyền, ai nấy đều ăn lấy ăn để. Ở trên xe, người người mời mọc nhau ân cần, thật buồn cười. Dù cố gắng nhai cho thật nhanh, hầu như người nào cũng bị vất một số lương thực đáng kể.

Sau thủ tục khám xét (rất ư là lâu) của các ông bà hải quan ở biên giới mà tôi là người bị giữ để hỏi khẩu cung lâu nhất, vì tôi có hộ chiếu VN, cuối cùng chúng tôi cũng được tiếp tục cuộc du hành.

Thật bất ngờ  và may mắn làm sao, tôi lại được đóng dấu cho ở lại thêm 6 tháng nữa. (thật là không xin mà được). thật sung sướng không gì bằng mặc dầu tôi không có ý định ở lại thêm vì rất nhớ các cháu của tôi. Cám ơn đất nước Mỹ này. Cám ơn các người bạn Mỹ. Cám ơn những nhân viên hải quan tốt bụng kia đã 2 lần giúp đỡ cho tôi khi tôi lần đầu tiên đặt chân lên đất nước này.

Xe lại tiếp tục cuộc hành trình đến 12:30 thì ghé lại để ăn trưa ở một nhà hàng lớn do người Hoa làm chủ. Chúng tôi, mặc dù rất nôn nóng xuống xe để giải quyết nhu cầu vệ sinh cá nhân, nhưng lạ thay không có cảnh xô đẩy, trang giành để xuống xe. Trái lại, mỗi người tuần tự đi theo từng hàng ghế từ sau đến trước. Nếu có ai chạm vào người khác thì họ lập tức nói lời xin lỗi. Thật là văn minh và lịch sự.

Sau cơm trưa, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình. Đến New York lúc 4 giờ chiều. New York. Ôi New York thật là đẹp. trước mắt tôi một cảnh "Ngựa xe như nước, áo quần như nêm" hiện ra. Một thành phố tràn đầy ánh đèn màu chớp tắt lấp lánh và xe cộ đông đúc. Tôi nghe nói đây là một thành phố nổi tiếng nhất của nước Mỹ, một trung tâm hàng đầu của thế giới. Thật không sai. tôi không biết phải nhìn về phía nào. Bên phải" Bên Trái" Chỗ nào cũng cơ man những tòa nhà chọc trời nhìn mỏi mắt, cao đến nỗi không thấy mặt trời.

Chúng tôi được đưa đi thăm Rockefeller Center là một tòa nhà cao 70 tầng, sau đó lại lên xe đi một vòng thành phố trước khi về khách sạn. Bấy giờ cả khu phố đều lên đèn tạo nên một cảnh đẹp không thể tả nổi. Đèn nhiều ôi thôi là đèn, chớp sáng đến chóa mắt! Ai cũng nhìn ra xe chỉ trỏ. Đến mai chúng tôi sẽ được đi bộ trên những khu phố này. Ôi. Thiên đường là đây! Nơi có một cuộc sống thật sự tự do, hạnh phúc.

Ngày thứ nhì ở New York. Buổi sáng khi gặp nhau mọi người đều nói: "Good morning" thật là quá ư lịch sự dù là chưa biết nhau. Ở đây, chị em ruột thịt, cháu chắt đều chào nhau như vậy. Điều này tìm mờ mắt cũng không có ở VN mình.

Sau khi dùng điểm tâm chúng tôi lại được đưa đi thăm nơi khác. Chúng tôi được đến Ground Zero, nơi xảy ra biến cố 911 vào năm 2001. Đứng trước một khu đất rộng lớn, bị đào sâu xuống lòng đất, tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Tôi yên lặng chấp tay tưởng niệm những linh hồn vô tội đã nằm xuống vì biến cố này. Có lẽ họ đã chết trong cơn hoảng sợ và đau đớn. Tôi ước mong ơn trên phù hộ cho họ được sớm siêu thoát và được tái sinh trở lại. Tôi bần thần đứng rất lâu ở đó và  cũng được các em chụp cho một tấm hình làm kỷ niệm. Sau này khi về lại VN, tôi sẽ cho các con của tôi xem nơi mà trước đây khi đọc báo xem TV về biến cố này, tôi đã khóc.

Kế đến, chúng tôi được đi xem bảo tàng viện Metropolitan. Nơi đây trưng bày rất nhiều pho tượng tuyệt tác mà có pho tôi đã chiêm ngưỡng đến sững người. Song song với những pho tượng cổ, còn có những đồ nữ trang quý giá và những cổ vật.

Sau đó chúng  tôi được đi thăm tượng Nữ Thần Tự Do. Chuyến đi được tổ chức bằng thuyền. Hôm đó trời đẹp, nắng nhiều nên mặc dù đi bằng thuyền mà vẫn không cần áo ấm. Từ xa tượng Nữ Thần hiện ra rõ dần. Vì thuyền chúng tôi chỉ đi ngang chứ không cập bến nên chúng tôi chỉ có thể thấy tượng từ xa mà thôi. Tuy vậy chúng tôi  thấy tượng rất rõ. Một tay bà cầm ngọn đuốc đưa lên cao, tay kia cầm cuốn sách. Tượng màu xanh thẫm như màu của nước biển. Khi nghe các em tôi giải thích ý nghĩa của tượng, tôi vô cùng xúc động thầm cầu xin cho bà (đại diện cho nước Mỹ của các bạn) như ý nghĩa của ngọn đuốc và quyển sách kia.

Tạm biệt Nữ thần, chúng tôi đến China Town. Phố China Town của New York thì thật sầm uất lớn hơn China Town của Montreal, Canada nhiều. Nó còn lớn hơn khu Chợ Lớn ở VN. Ở đây có rất nhiều cửa hàng bán đủ loại hàng hóa. Rất nhiều hàng hóa bày bán ngoài đường. Có những cửa tiệm bán phở, hoặc bánh mì có bảng tên bằng chữ Việt Nam. Không khí thật vui nhộn và náo nhiệt không thể tả. Người ta mua sắm, ăn uống rất thoải mái.

Chúng tôi nghé lại uống nước dừa tươi ở một quán nhỏ bên đường. Gia đình chúng tôi gồm 18 người, đông quá làm 2 vợ chồng người bán kia lúng túng, vừa chặt, vừa bán luôn tay. Lại thêm nhiều khách bộ hành khác dường như cũng bị hấp dẫn bởi cảnh chúng tôi quây quần quanh quán nên cũng ghé lại mua, vậy là các em tôi dừng lại giúp họ bán. Thật là một buổi chiều vui vẻ.

Hôm sau chúng tôi thu dọn hành lý, trả phòng, ăn điểm tâm rồi ra xe trở về.

Trên đường về, xe ngừng lại ở Woodbury Factory Outlet để chúng tôi mua sắm. Nơi đây tập trung nhiều cửa hiệu bán loại hàng hiệu nổi tiếng như Tommy, Polo, Adidas, Banana Republic, Ziod... chúng tôi cũng được ghé nơi bán rượu và thuốc lá miễn thuế nữa.

Cuộc vui nào rồi cũng tàn, 15 giờ chiều chúng tôi ra xe tiếp tục hành trình và khi về đến nhà thì đã hơn 10 giờ tối. Tạm biệt New York. Tạm biệt các bạn. Chuyến du lịch New York vừa qua để lại trong lòng nhiều ấn tượng tốt đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,189,404
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến