Hôm nay,  

Ngã Ba Của Tôi

18/09/200700:00:00(Xem: 265351)

Bài số 2097-1960-665vb3180907

*

Tác giả đã được tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon.  Xin ghi chú thêm: Trong hình chụp chung ngày phát giải Viết Về Nước Mỹ 2007, có ghi danh Vành Khuyên. Hai cô Vành Khuyên hoàn toàn khác nhau.

*

Tôi nhìn thấy John và chị Cẩm trong xe đang làm chuyện gì với nhau, tôi không dám tin vào mắt mình, chỉ thấy chiếc xe quen quen rồi nhìn vào thì hai khuôn mặt quen quá và đang làm điều tôi không thể ngờ tới.

Tôi trở về văn phòng mang theo đồ ăn mua từ cái tiệm đã thấy John và chị Cẩm, giở ra, mùi thức ăn thơm phức nhưng tự nhiên tôi thấy nuốt không nổi. Tôi thương chị Cẩm quá, biết nói sao đây. Người đẹp và hiền như chị, trong vòng tay John, tôi không an tâm. Con người chị Cẩm không xứng đáng bị thế.

Tôi đứng dậy, bước ra ngoài cửa văn phòng mình, gặp John đi vô,  mặt vẫn lộ vẻ thoả mãn. Tôi tuôn cái bực  John:

"Tôi quý chị Cẩm lắm, ông đừng làm thế."

John ngạc nhiên:

 "Cô nói gì thế""

Rồi như chợt hiểu ra, John kết luận

"Tôi nghĩ cô không nên đụng vào chuyện của tôi."

Tôi tỉnh bơ, đánh trả lại sự hời hợt của John:

"Rồi ông sẽ trả giá..."

Tôi nói thế cho xong, còn thì không biết thật ra tôi muốn nói John sẽ trả giá điều gì, người ta yêu nhau, có gì mất mát, đụng chạm tới tôi đâu. Nhưng với John lại là chuyện khác.

*

Stephanie kể cho tôi nghe rất nhiều về John. Không hiểu sao cô ấy lại chọn tôi để kể. Tôi nghe mà buồn, buồn cho phụ nữ, buồn cho tôi, buồn cho cái khát khao được yêu thương chân chính không tới đúng lúc họ mong muốn để rồi khi một sự tạm bợ chiếm lĩnh, họ vui mừng, họ ôm chầm lấy như gặp được kho tàng của chính mình. Rồi sao" Cuối cùng chỉ toàn là nước mắt. Nếu cho là phụ nữ Mỹ không care, tôi không đồng ý, họ cũng khổ tâm lắm nhưng có điều nước mắt họ nuốt vào trong để đối diện tiếp với cuộc đời. Ai không tin thì kệ, tôi thì tôi cứ cho phụ nữ có hai cái ngu nhất trên đời là Dại và Chịu Đựng.

Đám trẻ trong văn phòng tôi làm rất nể chị Cẩm. Chị lịch sự, ăn mặc rất khéo, ăn nói cũng thế, tôi đã liệt chị vào cái loại "có văn hóa" nhất văn phòng này chứ không phải như tôi vạ đâu nói đó và lấc cấc. Chồng chị Cẩm mất đã lâu, hai con trai chị đã trưởng thành và lập nghiệp xa, tôi lạ là chị Cẩm có bao nhiêu đàn ông đeo đuổi không ngã, vậy mà chị lại ngã với John, một người có nhiều tai tiếng với phụ nữ.

Tôi thì chẳng đạo hạnh gì, chẳng dám lên lớp ai, ai kể tôi nghe cái khổ của họ, tôi nuốt vào như của mình, tự dạy mình và răn mình đừng phạm như thế vì nó đau quá. Thế mà tôi cũng đã từng có một  one night stand" khi đi đám cưới chung với một người chỉ là bạn, thấy cô dâu chú rể vui vẻ hạnh phúc bên nhau, tôi trở chứng, ham muốn sao mà đêm đó lại là ngày " động phòng" của tôi và anh bạn đó nhờ chút rượu cảm hứng. Anh ta đã ngăn nhưng tôi cho đó là sự xúc phạm tôi quá đáng và thế là anh ta chìu tôi. Tỉnh dậy, tôi chỉ còn biết cười cay đắng rồi mong mình đừng bao giờ đi xa quá cái  lỗi lầm này đã được coi là quá xa rồi.

*

"Chị Cẩm, chị Cẩm, em nói chị cái này""

"Gì em""

"Chị, chị, chị có rành John lắm không" Chị đừng gì với John nữa, hắn sẽ làm chị khổ" Nghe em đi chị""

Chị Cẩm vẫn cười thật tươi "Chị handle nổi em à. "

Tôi buồn bã quay đi, khi quay lại, tôi vẫn thấy còn thương chị quá, nói với "em luôn bên cạnh chị, buồn kêu em nha."

Những ngày trống vắng đơn độc tiếp theo trong đời sống được tôi khoả lấp bằng những bộ phim tôi yêu thích. Lắm lúc nghe cô bạn này hay anh bạn kia tâm sự về đời sống vợ chồng của họ, tôi ngán ngẩm đến tột cùng.

Chung quy đó chỉ là sự không cân bằng giữa cung và cầu, giữa khác biệt về nuôi dạy con cái, chi tiêu trong gia đình. Rồi sự chán nản sau những đụng chạm đưa họ hoặc là tới người thứ ba, hoặc là xô xát, hoặc là quán rượu, để rồi những tiếc nuối được đem về căn nhà của họ, đã từng làm rắc rối hơn đời sống họ có nếu quá quắt hay cũng cho được họ một bài học để biết dung hoà hơn với nhau .

Dầu gì thì gì, chưa chồng như tôi, lắm lúc tôi không hiểu phải chọn một người như thế nào cho thật vững tâm hắn sẽ không lem nhem với ai và không làm khổ tôi sau này. Muốn một người như thế, không khó, nhưng cái khó là tìm ra hắn cùng với trái tim biết cảm xúc và biết yêu thương tôi như tôi đã có thể yêu hắn. Tôi biết tìm đâu đây"

*

"Hắn chỉ coi sách đạo và đi chùa, em quen hắn không, chị giới thiệu""

Tôi đùa với chị Cẩm, "Thế hắn có biết làm tình không chị" Không có điều đó, hắn có hai ba đạo chăng nữa em cũng không chơi" "

Chị cười với tôi "Cái đó đàn ông chưa biết mình dạy họ được em ạ, cứ cho hắn gặp cái đã xem sao rồi tính tiếp. "

Tôi cười chấp nhận với chị. Những ngày gặp hắn sao mà vô vị, hắn cười tôi cũng thấy vô duyên, hắn đi đâu với tôi cũng mang theo sách đạo tới đó, miệt mài đọc như tôi chả là gì của hắn, nhưng hắn có cái hay là đi đâu cũng dành trả tiền dù tôi chẳng có ý lợi dụng chi hết, hắn bảo đó là cái ít nhất nam giới có thể làm được. Tôi cho đó là điểm "có văn hoá" nhất của hắn.

Tôi đến chùa với hắn mỗi weekend được chừng hơn nửa năm, nghe trong lòng như hướng về cái thiện nhiều hơn nhưng đó chỉ hoàn toàn là bằng cảm giác vì tôi biết nó chưa thật sự là của tôi. Một weekend tôi rủ hắn về nhà mình, thử xem tài nghệ hắn tới đâu, tôi hẹn hắn lại nhà nhưng không sửa soạn chi hết. Tôi bảo hắn chờ và vào thay đồ rồi nhờ hắn kéo áo từ phía sau lên. Hắn vừa làm một tay vừa đọc sách đạo. Đến nước này thì tôi chịu hết nổi. Tôi vào phòng tắm, khóc không được, cười cũng không xong.

Đời cho một thằng đàng hoàng thế, phải chi cho hắn chút máu dê, chút thôi, hay chút lãng mạn âu yếm ôm lưng tôi hay quàng tay qua vai tôi chẳng hạn, tôi sẽ chấp nhận hắn vô điều kiện và sẳn sàng đem hắn về hầu hạ cơm nước rồi đem hết bài bản dạy hắn làm chồng. Nhưng tôi đang có cái cảm giác ngay cả cái điều tôi là một người phụ nữ trước mặt hắn thì chưa chắc hắn đã nhận ra, huống chi điều gì "cao siêu" khác.

Từ nhà tôi đi ra là ngã ba, một ngả dẫn đến nhà tôi, con người cô độc sống trong bốn bức tường im lặng của mình, một ngả bên trái tôi hay đi với hắn đến chùa, nơi dù có hắn hay là không, cái cô độc vẫn ngự trị và tôi có thể tự dối mình đang có đời sống an lạc trong tâm tưởng khi đến chùa; Còn lại ngã bên phải đi tới sở tôi, nơi những người phụ nữ khao khát hạnh phúc vẫn đang chờ niềm hạnh phúc "không vĩnh cửu " của mình nếu có bất chợt đến và vẫn thầm mong có khi những "không vĩnh cửu" có thể thành những "vĩnh cửu" sau này.

Ngã ba của tôi, con đường nào tôi sẽ đi, tôi hoàn toàn chưa định được. Nhiều khi nghĩ là mình sẽ đi tới đó nhưng "đó" đôi khi hoàn toàn là nơi mình không mong đợi thì chết dở.

Ngã ba của tôi, mỗi sáng vẫn chờ tôi trung thành tới không ngờ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến