Hôm nay,  

Đoản Khúc Tháng Tám

17/08/200700:00:00(Xem: 117492)

Bài số 2067-1930-634vb6170807
 
Người viết là một thầy giáo từ Việt Nam, đi dạy đã gần 30 năm, qua Mỹ theo diện ODP. Đang làm manager tại một Trung Tâm dạy kèm sau giờ học. Ông là tác giả bài "Vào Mỹ theo diện ODP" đã phổ biến, và sau đây là bài viết mới của ông.

Với sinh viên học sinh, tháng Tám là tháng tựu trường khai giảng khóa học Mùa Thu.  Với những người Việt Nam lớn tuổi, tháng Tám, nhằm tháng Bảy Âm Lịch, là tháng của chia ly, xa cách, tháng của Ngưu Lang Chức Nữ mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần nhờ chiếc cầu do những con quạ đen bắc ngang sông, cầu Ô Thước.  Riêng với Ngọc, tháng Tám thật buồn vì sự mất mát quá lớn lao đã để lại trong tâm hồn anh và hai con một vết hằn thật lớn và đậm nét.Vào ngày 31 tháng Tám cách đây tám năm vợ anh đã qua đời sau một cơn bạo bệnh. 

Ngọc và Kiều kết hôn vào mùa Giáng Sinh 1971.  Hôn lễ đã được cử hành tại một nhà nguyện nhỏ rất dễ thương nằm trên đường Tú Xương Sài Gòn, nhà nguyện Regina Pacis.  Lúc đó Ngọc dạy học tại Kiến Hòa và về nhà mỗi cuối tuần.  Hai năm sau vợ chồng anh sinh con trai đầu lòng, và cũng vào mùa Hè năm đó,anh được đổi về dạy tại một trường Trung Học ở Đà Nẵng.  Vợ chồng con cái sống thật hạnh phúc vì đi đâu cũng có nhau. Xem Lễ ở nhà thờ Chánh Tòa mỗi sáng Chủ Nhật, đi ăn uống, xem chiếu bóng hay tắm  biển Mỹ Khê vào mùa Hè, họ luôn luôn là ba người.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, vợ chồng anh cũng như bao người khác, phải bương chải làm đủ thứ nghề, có tên và không tên!  Hai năm đầu tiên, những " chủ nhân mới của đất nước" không cho phép giảng dạy "hai ngôn ngữ của Thực Dân và Đế Quốc" là tiếng Pháp và tiếng Anh nên các giáo sư như anh, bấy giờ bị xuống cấp gọi là giáo viên, hoặc bị cho nghỉ việc hoặc là phải làm những công việc linh tinh khác. Đến năm 1977 thì "một số các ông lớn" mới thấy rõ tầm quan trọng của Pháp và Anh Văn nên "mời" các giáo viên đi dạy lại!  Vì sợ bị tịch thu nhà cửa-nếu trong gia đình không có ai là "công nhân viên nhà nước"-nên anh đành phải đi dạy với đồng lương "chết đói" chưa đủ uống cà phê trong vòng một tuần lễ (không ăn sáng)! Vợ anh phải chạy đôn chạy đáo buôn hàng chuyến, hay mỗi ngày lặn lội theo xe lửa từ Đà Nẵng ra Huế đổi tiền Nam ra tiền Bắc kiếm ít tiền lời lo gia đình.  Cực khổ nhưng vẫn vui vì vợ chồng con cái luôn quây quần bên nhau.

Đến đầu năm 1979, gia đình anh nhận được giấy tờ bảo lảnh của người chị từ Mỹ gửi về. Anh chạy ngược chạy xuôi để hỏi thăm phải nộp đơn ở đâu"  Không ai biết, và cũng chẳng có ai dám biết để trả lời cho thỏa đáng.  "Đất nước mình đã thống nhất rồi, anh lại có công ăn việc làm tử tế, tại sao lại phải bỏ nước ra đi"" là lập luận của rất nhiều người khuyên anh lúc bấy giờ!  Mòn mỏi chờ đợi gần như tuyệt vọng, đến giữa năm 1984 vợ chồng anh mới sinh thêm đứa con gái thứ hai, cách ông anh đúng một giáp!

Khoảng đầu năm 1989 thì "nhà nước" mới mở các văn phòng Dịch Vụ lo chuyện giấy tờ xuất nhập cảnh.  Vợ chồng con cái anh nộp hồ sơ và sau cùng cũng được lên phi cơ qua Mỹ sau mười hai năm ròng rã chờ đợi thủ tục. 

Qua Mỹ vào một thời điểm khá muộn màng: tuổi của anh lúc đó chưa đủ già để hưởng tiền trợ cấp, nhưng cũng không còn trẻ để tìm những công việc thích hợp với khả năng chuyên môn nên hai vợ chồng anh lao vào đủ các loại công việc kiếm sống để hai con được đi học toàn thời gian. Có những hôm đi làm về, cả hai vợ chồng đều mệt nhoài, nhưng khi nhìn thấy hai con cặm cụi học hành chăm chỉ và cũng đã lo xong cơm nước chờ bố mẹ về cùng ăn, Ngọc và Kiều cảm động muốn khóc và tất cả mọi mệt nhọc đều tan biến!  Mấy năm sau con trai đầu lòng của vợ chồng anh tốt nghiệp B.S. về Bio Chem. Trong ngày lễ tốt nghiệp, cả hai đã vừa cười vừa khóc.  Cười vì quá sung sướng, khóc vì một phần giấc mơ của mình phần nào đã thành hiện thực. 

Nhưng "điều gì vuông tròn quá cũng không tốt".  Anh đã từng nghe nhiều người lớn tuổi nói thế lâu nay, và mãi đến bây giờ anh mới tin!  Hai năm sau bỗng nhiên Kiều lâm trọng bệnh, một căn bệnh ngặt nghèo. Các Bác sĩ điều trị nói với cha con anh: "Căn bệnh nầy đàn bà hiếm khi mắc phải, nhưng nếu đã bị thì luôn luôn là ở vào trạng thái chót." Điều làm vợ chồng con cái không hiểu được là cả nhà không ai hút thuốc, không ai uống rượu cả mà vợ anh lại bị căn bệnh nầy.  "Chúa đã trao thánh giá thôi thì mình cũng ráng mà vác chứ biết làm sao giờ"", anh đã nói để an ủi vợ con, và để lên tinh thần cho chính anh nữa. Nhưng đã rất nhiều lần nữa đêm thức giấc, anh đã tâm sự với Chúa: "Chúa ơi, tại sao Chúa lại trao cho chúng con Thánh Giá quá nặng nầy"" 
Hằng tháng, rồi hằng tuần, anh lái xe đưa vợ vào bệnh viện để thử máu và vào chemo. Hết đợt chemo nầy đến đợt chemo khác, tóc cứ rụng rồi lại mọc, mọc rồi lại rụng.  Mười sáu tháng liên tục chuyền và thay đổi các loại thuốc khác nhau, căn bệnh chỉ chậm phát triển nhưng không dứt hẵn.  Và những tháng sau cùng thì Bác sĩ đã phải điều trị bằng radiation. Những ngày tháng đó, Ngọc chỉ ngủ mỗi ngày khoảng hai,ba tiếng.  Thời gian còn lại anh ngồi bên giường bệnh, cầm tay nàng và cầu nguyện vì biết rằng cha con anh sắp sửa mất đi một cái gì quí giá nhất trên đời.  Sau hai mươi tháng điều trị, Kiều đã rời bỏ cha con anh đi về miền vĩnh hằng ấy.

Ba cha con bỗng trở nên hụt hẫng.  Thiếu vắng một hình bóng thân thương, căn nhà bỗng dưng rộng rãi nhưng trống vắng hẵn! Nhìn hai con ngơ ngác vì thiếu Mẹ, anh thấy lòng đau nhói, và thấy mình phải làm thế nào để trụ thật vững vàng làm gương nếu không muốn thấy hai con bỏ dở việc học hành. Con trai anh chỉ còn một năm nữa là xong chương trình Pharmacy ở USC, con gái chỉ mới học lớp 10! 

Lo đám tang cho Kiều xong, và sẳn lúc đó củng đang bị thất nghiệp, anh ghi danh vào Golden West College đi học lại sau hơn ba mươi năm rời xa đèn sách, vừa để quên đi nổi đau buồn mất mát, vừa để cho hai con  thấy phải làm thế nào để đương đầu với sóng gió cuộc đời và không bỏ dở việc học.  Bài vở ở trường đã chiếm trọn thời gian giúp anh không còn giờ để suy nghĩ vẩn vơ buồn bã hay chán nản nữa. 

Anh vẫn thường khuyên hai con sau những buổi đọc kinh cầu nguyện chung: "Me đã được Chúa gọi về, đó là một điều diễm phúc.  Phần ba bố con chúng ta phải làm sao để Me ở trên đó vui lòng.  Điều mong ước lớn nhất của Bố Me là thấy các con ngoan ngoản và học hành thành đạt". Anh đã bật khóc khi nhìn thấy hai con đem tất cả các cords khen thưởng và shaw tốt nghiệp để trên bàn thờ Mẹ như một lời tạ ơn sinh thành dưỡng dục.

Một người bạn đồng nghiệp ở Việt Nam đã gửi qua bài thơ nhờ Ngọc đọc trong ngày lễ giỗ hằng năm của Kiều, bài thơ anh  đọc nhiều lần đến nỗi đã thuộc lòng:
                                       
" Em đi một buổi chiều Thu
Vẳng nghe trong gió lời ru não nề
Con đường sao quá lê thê
Anh như khách lạ tái tê cõi lòng
Còn đâu một giọng hát trong
Cho hồn anh vượt long đong cuộc đời
Anh chơi vơi giữa nụ cười
Rất nhân hậu của một thời yêu anh
Em, con chim nhỏ mong manh
Giờ nằm dưới gốc thông xanh trên đồi
Chiều nay đốt nén nhang vơi
Anh nghe trong gió thoảng mùi hương xưa
Em về mắt ướt ngẩn ngơ
Có nghe anh hát lời thơ tình buồn"
                                                   
Gửi hai con Khoa và Thiên Ân
để nhớ ngày giỗ Me 31 tháng 8

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến