Hôm nay,  

Viết Nhân Ngày Father's Day

17/06/200700:00:00(Xem: 176083)

Người viết: Phan Đức Minh

Bài số 1274-1885-590vb8170607

*

Tác giả Phan Đức Minh, 76 tuổi, cựu thẩm phán quốc gia, cựu Thiếu Tá Uỷ Viên Chính Phủ Toá Án Quân Sự Quân Khu 4.  Sau 12 năm tù cải tạo,  ông định cư tại San Diego, từng đoạt nhiều giải thơ Anh ngữ và hiện là Member of the International Society of Poets" từ 1997.    

Cha tôi sinh trưởng tại một Phố Quận thuộc tỉnh Kiến An, sau này sát nhập vào Hải Phòng. Thế hệ của Cha tôi cũng nhiều gian truân, điêu đứng không khác nhiều so với thế hệ của chính tôi. 

Tôi năm nay đã  đã 76 tuổi. Hồi tưởng chuyện hơn 60 năm trước, tôi hiểu cha tôi đã hy sinh biết bao để lo cho anh em chúng tôi học hành. Cụ thường nói thời nào cũng vậy có học một chút, cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn.

Anh tôi, hơn tôi chừng 6, 7 tuổi, đã được cụ gửi ra Hải Phòng theo học nhiều năm. Đến phiên tôi cũng được cho ra thành phố Hải Phòng theo học bậc Trung Học dù rằng điều đó rất tốn kém đối với hoàn cảnh gia đình. Thế nhưng chẳng được bao lâu thì cuộc chiến Pháp-Việt nổ ra bắt đầu từ Hải Phòng vào tháng 11- 1946.

Với lòng nhiệt thành của tuổi trẻ yêu Tổ Quốc, dù còn là một thiếu niên, tôi theo gương ông anh xin phép Cha Mẹ lên đường gia nhập lực lượng kháng chiến chống Pháp xâm lược.

Từ giã Cha Mẹ cuối năm 1946 đi kháng chiến chống Pháp, ăn và ở hoàn toàn nhờ vào dân chúng nơi cơ quan làm việc đặt tại đó. Lúc ban đầu, do sự tuyên truyền, động viên vô cùng khôn khéo của cộng sản, hầu hết mọi người dân đất Bắc đều rất thương yêu những người đi kháng chiến như chúng tôi. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả cho "Cách mạng giải phóng dân tộc, chống xâm lăng bảo vệ Tổ Quốc.”

Cuối năm 1948, những kháng chiến quân như tôi bắt đầu có quy chế lãnh lương chút ít. Tôi gần như không tiêu xài gì cả, ngoại trừ mua một cái đồng hồ đeo tay đầu tiên trong đời, hiệu Niklès, mặt trắng, có đốm dạ quang (lumineux/ luminous) ở  khu Phố Đống Năm, Thái Bình, một Tỉnh hậu phương cuối cùng của Liên Khu 3, dưới quyền Tư Lệnh của Tướng cộng sản Nguyễn Sơn và Phó Tư Lệnh Đại Tá Hoàng Minh Thảo, để biết giờ giấc, thời gian, nếu không, ngày cũng gần giống như đêm và đêm cũng gần giống như ban ngày.

Tôi để dành được một số tiền, rồi nhân 1 chuyến đi công tác, tôi xin được đi cùng, và tìm cách ghé thăm Cha Mẹ và các em tôi đang còn đi tản cư, lánh nạn chiến tranh, do anh ruột tôi điều động người liên lạc và hướng dẫn.  Gặp lại Cha Mẹ và các em vào đầu năm 1949, sau hơn 2 năm xa cách. Thật là...mừng mừng, tủi tủi, những giọt nước mắt xót thương sao mà quên được! Tôi móc  mớ tiền trong túi chiếc áo vải mầu nâu gụ, thứ áo vải nhuộm nâu rồi nhúng vào nước bùn hòa tan với nước, phơi nắng cho ngả mầu nâu đậm như pha ...mầu tím hoa Sim, trông đẹp và dịu mắt hơn   (thứ mầu bị coi là mầu nâu ... Tiểu Tư Sản ) chẳng nhớ là bao nhiêu tiền, gói trong giấy báo, đưa cho Cha tôi: "Xin Thầy Mẹ cầm lấy cho con, để thêm vào nuôi gia đình, nuôi các em..." Tôi nghẹn ngào không nói được nữa, hai mắt cảm thấy sót sa. Cha tôi mắt long lanh ướt, đưa gói tiền cho Mẹ tôi, không nói một lời. Mẹ tôi lặng người, nước mắt rơi từng giọt... Mãi lúc sau, Mẹ tôi mới nói: "Gia đình ta làm ăn vất vả thật, Chị con còn có gánh hàng xén, cả nhà quay sợi, quay tơ đem đi chợ bán, cũng sống được qua ngày. Thầy Mẹ và gia đình biết con ra đi là vất vả, gian lao, nguy hiểm. Thôi, con cứ giữ lấy mà tiêu, có lúc cần đến..." Đúng lúc đó thì có người chạy vào nhắc tôi:  "Đến giờ tập họp đi rồi, Chú Tư ơi!" Tôi chào Cha Mẹ, vẫy tay với mọi người trong gia đình, định quay ra nhưng thình lình tôi dừng lại ôm chặt 2 đứa em nhỏ nhất, 1 gái, 1 trai, ba mái đầu gục xuống, chụm lại với nhau, rồi tôi chạy vọt ra sân lẫn vào đám người đang chờ đợi...

Cũng trong năm 1949, lúc 18 tuổi, tôi bị Tây bắt lần đầu tiên. Nhờ có chút vốn liếng Pháp Ngữ và khả năng trình bày lý lẽ, thuyết phục được 2 viên chỉ huy cao cấp nhất tại Đồn  “Làng Hệ", huyện Thụy Anh, Tỉnh Thái Bình, 1 Trung Úy và một Đại Úy người Pháp, rằng mình chỉ là một học trò về quê, nên sau một đêm bị cùm chân ngoài trời, tôi được thả ra. Không dè “thành tích” này gây cho tôi đủ thứ tai hại, khi trở về trình diện với cơ quan kháng chiến.

Cộng sản là thứ người "đa nghi Tào Tháo." Bị Tây bắt cùng với hàng chục người mà ngay ngày hôm sau một mình được thả về, dưới mắt họ, quả là 1 điều đáng nghi ngờ và tai hại cho tôi sau này.

Chiến tranh ngày càng khốc liệt hơn. Bản chất tàn bạo khủng khiếp của Cộng sản ngày càng lộ rõ hơn qua nhiều đợt “rèn quân, chỉnh cán.”

Vì công tác luân phiên, thay đổi ở các cơ quan, nhờ sự can thiệp của anh tôi và có chút vốn chữ nghĩa tôi được đổi công tác qua ngành Tuyên-Huấn. Nhờ vậy,  tôi được đọc tài liệu, báo chí nên biết Chính Phủ chống Cộng sản, Quốc Gia Việt Nam đã được thành lập và Ông Bảo Đại là Quốc Trưởng, với sự trợ giúp của người Pháp.

Thông tin này giúp tôi  thấy mình phải chọn con đường khác, lúc đó chưa hẳn là tốt nhưng không ghê tởm bằng tuân theo cộng sản để làm những điều tôi đã biết là vô cùng tàn bạo và kinh khủng.

Và tôi âm thầm chờ cơ hội.

Vào thời điểm đó, tỉnh Thái Bình là hậu phương cuối cùng của Liên Khu 3 cộng sản, nơi đặt cơ sở chỉ huy, lãnh đạo các cơ quan, Ban, Ngành, như Đảng, quân sự, chính trị, hành chánh, chuyên môn, kỹ thuật của Liên Khu cũng như các Tỉnh lân cận. 

Năm 1951, khi tôi vừa đúng 20 tuổi, quân Pháp mở  cuộc hành quân đại quy mô càn quét toàn thể 12 Phủ Huyện, Tỉnh thái Bình, do đích thân Đại Tướng De Lattre de Tassigny, Tổng Tư Lệnh Quân Đội Pháp tại Đông Dương chỉ huy trên máy bay " Quan Sát" (như L-19 của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa sau này.)

Đây chính là cơ hội từ lâu tôi chờ đợi: tôi bị Tây bắt lần thứ hai, bị giam dài lâu hơn, nhưng là do tôi tự nguyện để cho Tây bắt. 

Vì đã qua một lần bị Tây bắt nên tôi hiểu là: Tây bắt không đáng sợ cho lắm, nhưng là cơ hội để tôi từ bỏ hàng ngũ kháng chiến do cộng sản lãnh đạo. Tôi phải chọn cách "để Tây bắt" vì 2 lý lẽ : 

1/- Chỉ thoát khỏi hàng ngũ cộng sản bằng cách này tôi mới không làm liên lụy đến những người thân yêu, bạn bè, nhất là ngươi anh ruột thịt có chức vị lãnh đạo đã hết lòng che chở cho tôi, nhưng không được như tôi mong ước.     

2/- Tôi đã có cơ hội biết rõ 1 lần: người Pháp rất đáng sợ khi hai bên nổ súng, giao chiến, bắn giết nhau, nhưng khi đã bị họ bắt rồi thì nỗi sợ đó không có gì đáng kể nữa. Điều này khác hẳn với trường hợp tù binh, quân địch bị cộng sản bắt được. Tôi phải nói thật là người Pháp "văn minh, nhân đạo" hơn cộng sản rất nhiều trong việc đối xử với địch quân, tù binh. Do đó, tôi tin là mình sẽ có cơ hội phụng sự tổ quốc trong một chế độ khác.

Mọi chuyện sau này đã diễn tiến đúng như điều tôi chờ đợi.

Nghe tin tôi bị Tây bắt cùng với hàng trăm  thanh niên các loại của Liên khu 3 và Tỉnh Thái Bình,  dù trong cảnh khói lửa ngợp trời, Cha tôi đã không nề đường sá xa xôi nguy hiểm để đi tìm đứa con bị giam tu.

May sao, khi cha con gặp lại nhau thì đứa con đó vẫn còn sống, chưa chết, không cụt tay, mất chân, thương tích đầy người như Cha tôi lo lắng.

Nói sao cho hết tình thương của người Cha dành cho đứa con trai, mà tôi biết từ lúc còn nhỏ là người rất thương yêu tôi.

Có điều Cha tôi không thể hiểu, và tôi cũng không thể giải thích được với ông, là tại sao tôi đã cố tình nằm lại trong ruộng lúa (ngày xưa lúa cao lắm, trên thắt lưng người lớn), chờ cho Tây đến bắt, mặc dầu tôi đã được phát đầy đủ dụng cụ, phao bơi để vượt qua sông, sang Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương bên cạnh.   

Ông cũng khó mà hình dung được rằng đứa con của ông từ đây đã sang một chặng đời khác.

Từ một từ binh của người Pháp, sau nhiều nỗ lực, tôi đã nhập ngũ, và qua nhiều thăng trầm, đã trở thành một sĩ quan quân pháp của Việt Nam Cộng Hoà tại miền Nam Việt Nam. Đó là chuyện sau này.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi là việc tôi là trước ngày đất nước bị chia đôi, tôi đã có cơ hội giúp đỡ cha mẹ chút ít tiền bạc và thuốc men.

Vào năm 1954, khi cuộc chiến Điện Biện Phủ sắp đến hồi ngã ngũ, tôi phụ trách trông coi văn phòng quản trị cho Đại Úy Miraucourt, chỉ huy đơn vị 600 quân, phụ trách công tác truyền tin cho cả 1 Quân Khu Việt Nam, miền Bắc Việt, luôn cả cái "Zône Sud du Nord Vietnam ."

Một hôm, Ông lái xe, cùng tôi từ Nam Định lên Hà Nội công tác. Việc xong, Đại Úy Miraucourt cho tôi nghỉ 2 ngày và cho tôi về Hải Phòng, thăm nhà Chú Thím ruột của tôi buôn bán tại đây. Khi đưa tôi tới nhà xong xuôi, Ông chúc tôi vui vẻ và chào Chú Thím tôi rồi quay ra. Cả nhà Chú Thím tôi đổ xô lại, 2 đứa em họ, kém tôi chừng 6 và 8 tuổi reo mừng vì lâu lắm anh em mới gặp lại nhau. Vừa lúc ấy thì Cha tôi ở trên lầu, thấy ồn ào, đi xuống. Trời ơi ! Cha con ôm lấy nhau nghẹn ngào...

Sau khi chuyện trò một lúc, Cha tôi xin phép cả nhà để hai cha con tôi nói chuyện riêng với nhau ở ngoài phòng khách. Cụ kể cho tôi nghe những chuyện bi thảm nơi quê nhà: đất cát, ruộng vườn bị chính quyền "cách mạng" tịch thu hết, chỉ để lại cho 1 chút làm chỗ ở, ruộng nương tất cả biến thành của nhà nước, nhà cửa tan hoang vì chính sách  "Tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống" trước khi chiến tranh kéo đến, nhưng kỳ thực là chính sách của "cách mạng": mọi người đều phải nghèo như nhau, trong khi nhà đất, ruộng vườn của gia đình tôi thuộc loại... hơi nhiều. Cha mẹ tôi lo buồn rồi phát bệnh, tiền bạc đâu còn nữa, may nhờ có ông chú ruột tức là em ruột Cha tôi buôn bán khá giả ở Hải Phòng, hết lòng giúp đỡ. Cụ nói trong tiếng nghẹn ngào: mỗi lần thiếu quá, Thầy lại ra đây, Chú Thím giúp cho một ít, khi nào có thì trả lại sau, anh em ruột thịt cứu giúp nhau là vậy. Tôi hỏi: Thầy vay mượn của Chú Thím tới lúc này là bao nhiêu rồi" Cha tôi nói: Nhiều lắm con ơi! Không biết  bao giờ nhà ta mới trả nổi! Tôi lại hỏi: Thầy nói nhiều là bao nhiêu" - 4 ngàn 500 đồng, tính ra lúc đó hình như gần 5 lạng vàng thì phải. Tôi nói: Thầy khỏi lo! Con có mang theo 10 ngàn đồng, con chỉ giữ lại 500 đồng đề phòng phải tiêu, còn bao nhiêu con xin đưa Thầy để trả lại cho Chú Thím và chi tiêu cho Thầy Mẹ và các em. Hai cha con tôi cùng vui mừng, cảm tạ Trời Đất đã cho gặp lại nhau trong hoàn cảnh như thế này. Gương mặt  già nua của Cụ đang lo âu, sầu khổ, bỗng rạng ngời, sáng hẳn lên. Cụ nói: Gặp lại con, biết con vẫn còn sống sau những tháng năm lưu lạc giang hồ, lại còn giúp cho Thầy Mẹ trả được món nợ tưởng như hết cả cuộc đời cũng không sao trả nổi. Con đã cứu gia đình. Xin Trời Đất phù hộ cho con...

Tôi nắm tay Cụ dẫn ra gặp Chú Thím tôi và nói: Cháu xin hết lòng cảm ơn Chú Thím đã cứu giúp gia đình Thầy Mẹ con trong những ngày khó khăn. Nay con xin phép gửi lại Chú Thím số tiền Thầy con đã vay mượn từ mấy năm nay. Xin Trời Đất phù hộ cho Chú Thím và các em.

Chú tôi quay ra hỏi tôi: Trả hết Chú thím thế này, thế có đưa cho Bác được ít nhiều để về quê làm ăn sinh sống chi không" Cha tôi đỡ lời: Nói thực với Chú Thím, Trời Đất phù hộ cho, cháu nó giúp tôi trả hết nợ cho Chú thím, còn lại cháu nó đưa hết cho tôi 5 ngàn, đủ sức sinh sống qua ngày ở quê làng mình rồi...

Mọi người nhìn nhau chẳng biết nói chi thêm nữa, nhưng tôi nhận thấy rõ ràng là niềm hạnh phúc bất ngờ đã đến với tất cả mọi người chúng tôi. Có những dòng nước mắt long lanh, xúc động, cảm thông đấy ắp tình người thương yêu và bác ái, trong lúc 2 đứa em con Chú thím tôi đứng nhìn ngơ ngác, lặng yên... Làm sao quên được!

                                                                         *

Cha tôi đã xa rời cõi thế khi không có tôi ở gần, khi tôi đi tù cải tạo trên núi trên rừng hiểm độc âm u, nhưng tôi cũng đã có 1 lần, lần đầu sau hơn nửa thế kỷ cách xa làng xóm, năm 2000, về bên mộ của Cha Mẹ tôi, đã được xây đắp cẩn thận để thắp lên vài nén hương...  

Hôm nay, nhân mùa Father’s Day trên đất Mỹ, ngồi trước bàn máy, tôi viết mấy dòng này kèm theo bài thơ song ngữ  "My Father."

Xin gửi đi khắp bốn phương trời, đến mọi người Cha, trong đó có cả người cha yêu dấu của anh em chúng tôi.                                                                 

 My  Father

(With affection, offered to all fathers, especially Vietnamese fathers)

I remember my native village

Surrounded by green bamboo hedges,

Ornamented with columns of white-blurring smoke, At nightfall, rising slowly.

   * 

I remember the winding village road,

On which herds of cattle

Were coming back to their stables

When the church bell was heard.

   * 

I left  my village at the age of fourteen,

Separating from my parents and family

To go studying at Haiphong City.

When the war broke out, getting harder and harder

I followed the elders  to fight against                                         

French  aggressors.

Twice, captured by the enemies, I knew

The person, who made patiently great  efforts                

To find out where I had been detained, was my father.

    * 

With the spirit of Confucianism,

He taught me how to live with dignity

In  all circumstances of life, even in misery.

Thanks to my father's teachings,

I've overcomed almost everything

To survive regardless lots of challenges

Occuring continuously in my rough lifetime.

    * 

During 76 years of living in this world,

I never forget his image and teachings

That help me overcome almost everything.

Sometimes, seemingly I still hear his words:

"My son ! You ought to live with dignity! " 

Always I've been proud of my father.

When growing up. I haven't  done yet

A tiny bit for him as response, unfortunately!

San Diego, California

(Member of The International Societry of Poets)

*Phỏng dịch: Cha Tôi            

(Mến tặng tất cả những người Cha, đặc biệt la những người Cha Việt Nam).

Làng xưa gợi nỗi vấn vương

Hàng tre xanh ngắt, lớp sương mịt mờ.

Hoàng hôn phủ xuống như mơ,

Khói lam lưu luyến vật vờ bay lên.

Nhớ sao xóm nhỏ bình yên,

Từng đàn mục súc vẫn quen lối về

Quanh co một nẻo đường quê,

Chuông đâu văng vẳng tiếng nghe vang rền.

Ra đi từ tuổi thiếu niên,

Cách lià Cha mẹ, anh em gia đình,

Ra Thành làm cậu học sinh,

Chiến tranh bùng nổ, thân mình phải đi,

Thân trai gian khổ xá gì,

Bước theo huynh trưởng, cũng vì núi sông..

Đôi phen giặc bắt cùm gông,

Chính Cha lặn lội, hết lòng tìm con.

Tuổi Cha ngày một héo mòn,

Nhưng luôn dậy bảo: phải luôn làm người

Sống sao xứng đáng ở đời,

Tổ Tiên, dòng dõi mấy đời Nho Gia.    

Nhờ lời khuyên dậy cuả Cha,

Cuộc đời chìm nổi vượt qua mọi điều.

Gian truân, cực khổ bao nhiêu,

Vinh quang, hạnh phúc càng nhiều về sau.

76 năm, tóc đã bạc mầu,

Tai tôi còn vẳng những câu cuả Người :

Làm trai sống ở trên đời,

Sao cho xứng đáng làm người  nghe con!

Tôi luôn mang giữ trong hồn

Bóng hình Cha đã thương con suốt đời.

Phần tôi, nghĩ lại: Chao ơi!

Chưa đền đáp trả thì Người còn đâu!

San Diego, California

Phạm Ngọc Nhiễm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,244,839
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Nhạc sĩ Cung Tiến