Hôm nay,  

Người Đoạt Giải... Nhì

08/09/200700:00:00(Xem: 258244)

Bài số 2087-1950-654vb7080907

*

Với 11 bài viết trong năm, đặc biệt là bài “Về Mái Nhà Xưa”, Trần Nguyên Đán đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả, Viết Về Nước Mỹ 2007, và đã cho phép giới thiệu ông là  một Mục sư ở Maryland, đang chuẩn bị để làm lễ dâng hiến một cái nhà thờ mới xây cất. Ngày ấy là ngày thứ bảy 15/9 sắp tới đây. Và sau đây là câu chuyện của ông khi viết về nước Mỹ.

*

Khi đọc bài viết mới nhất của Anne Khánh Vân, Miss Việt Báo 2007, tôi nghĩ là mình phải viết thôi, không thể chần chờ nữa. Mà thật ra có chần chờ gì đâu. Nôn nóng muốn chết ấy chứ. Nhưng từ ngày đi Cali nhận giải thưởng về, bận túi bụi với công việc, chỉ đủ thì giờ để đánh vội vài email ngắn cho bạn, cho người quen, cho người... hỏi thăm, mà viết một bài cho ra một bài thì phải mất nhiều thì giờ, phải có thì giờ, phải tìm thì giờ.

Thì cái thì giờ ấy đã tới rồi đây không cần phải tìm, ngày lễ Lao Động, các con đi biển chơi, trong đó có gia đình nhỏ của Hải Triều, và ông bà nội được ... đặc cách ở nhà giữ  Hải Âu nay đã 1 tuổi rưỡi, biết nói nhiều thứ tiếng, đặc biệt là tiếng Việt thiểu số, khi bà nội nó nhắc, kêu ông nội đi con, nó nói ... ông mọi, còn lên cao giọng ở khúc cuối, ông .... moi ... mỏi. Phải rồi, ông nội nay đã trông giống ông mọi lắm rồi, và vì là mọi cho nên rất ... mỏi.

Tôi nghĩ, lần này chắc mình nên viết cái gì vui vui một chút, 11 truyện ngắn vừa qua, truyện nào cũng... buồn, từ vu vơ, man mác cho đến sâu sắc, đậm đà. Mà cuộc sống đâu phải chỉ là những chuyện buồn, có nhiều chuyện vui chứ. Mà đâu phải chỉ có những chuyện buồn mới sâu sắc, thấm thía, chuyện vui cũng... sâu sắc lắm chứ. Tôi như bị lôi cuốn vào trong một cái vòng tròn quay đủ mầu như những cái trò chơi ở Six Flags, từ khi từ California Trở Về Mái Nhà Xưa ở Maryland (mà ban trao giải thưởng cứ nói nhầm tôi ở Virginia, toàn là những... danh nhân cả nên không vội đính chính làm chi) với những email qua lại đến chóng mặt của các tác giả trong mailgroup mới được thành lập, một very good idea, mà trước đây khi đọc một vài bài mình thích trong VVNM, muốn làm quen với tác giả đó, mà không biết hỏi ai. Lòng thấy vui, một niềm vui. .. sâu sắc, đậm đà.

Để khoan, trước khi viết tiếp, tôi muốn giải thích một chút về cái tựa đề để tránh... ngộ nhận, lời ra tiếng vào, không tốt. Khi trao giải, Việt Báo đâu có nói giải nhất giải nhì gì đâu, các giải được đặt những cái tên rất... lịch sự, tế nhị, giải Chung Kết, giải Vinh Danh, giải Đặc Biệt, giải Danh Dự, ai cũng chung kết, cũng được vinh danh, cũng đặc biệt, cũng danh dự hết, cũng... oai vệ hách xì xằng hết, khỏi có ai... so bì, ganh tỵ hay giận hờn vu vơ chi hết. Sở dĩ tôi nói rằng mình đoạt giải nhì là bởi vì sau cùng trong số mấy người xếp hàng bên cạnh cái bàn ăn không ai nhìn thấy, chỉ còn hai người, không kể... cựu Hoa Hậu Nguyễn Duy An, giải chung kết năm trước. Trong các kỳ thi của Mỹ, hai người đứng lại sau cùng, người được xướng danh trước là người được giải nhì, mà tôi được xướng danh trước trong hai người, thì suy ra la. .. hạng nhì chứ còn gì nữa. Giỏi suy luận thế đấy.

Khi tôi ngồi gõ cái bàn phím computer, thì trong trí tôi hiện ra cái khung cảnh, cái hình ảnh vui vẻ, nhộn nhịp của những ngày cuối tháng 8, trong nắng vàng ấm của California, nơi tôi đã đặt những bước chân đầu tiên đến cách đây 13 năm và đã sống ở đó 3 năm trước khi thiên di qua miền Đông. Không cần giới thiệu dài dòng, với tôi, California luôn luôn là một hình ảnh quen thuộc như một người Mỹ trẻ tuổi sạch sẽ trắng trẻo, ngăn nắp gọn gàng với những con đường vuông hay chữ nhật như cái bàn cờ thứ tự thẳng tắp, phẳng phiu, với những cây cọ tán rộng tròn như những chiếc dù vươn trong bầu trời trong xanh như mầu xanh của biển Địa Trung Hải. Những lần về trước, vui, nhưng không có cái náo nức như lần về này. Dường như đã quá lâu tôi không còn mang cái cảm giác mình như một thí sinh, một người dự thi, như học trò hồi hộp chờ kết quả (dù đã lờ mờ đoán được kết quả trước rồi, nhưng sự bí mật giữ kín có sự quyến rũ của nó, khi người ta chua biết người ta vẫn có thể chờ đợi, hy vọng, ai cấm""")

Trước khi về California vài ngày, người bạn lớn (ông cho phép tôi được xưng hô với ông là bạn, chứ tự tôi không khi nào dám gọi thế đâu) email cho tôi, viết: tôi mong bạn viết lại những gì bạn thu nhận được qua lần trao giải năm nay, nhưng không phải như một bản phóng sự. Tôi cũng mong bạn viết về cái nhà thờ mới xây của bạn, tôi nghĩ đó là một câu chuyện thật và hay, viết theo cách của bạn. Ông dường như mỉm cười khi viết thêm: chàng có cách của riêng chàng. Phải, tôi đang muốn viết một truyện ngắn có tựa đề Người Đoạt Giải Nhì, chứ không viết một bản phóng sự.

Xin cho tôi hồi tưởng lại một khoảng thời gian cách đây hơn một năm. Những người... già thường hay mắc cái thói hơi lề mề, hơi đủng đỉnh, nói phải có đầu có đuôi, có văn mạch, dẫn chuyện đàng hoàng, từ xưa cho đến nay. Lúc ấy tôi chưa biết Việt Báo là gì và ở đâu, trong một lần tình cờ (có lẽ do Chúa sắp xếp), mở internet và đọc, cái ô vuông chữ đập ngay vào mắt tôi là Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ. Tôi thích chữ Giải Thưởng, và ngoài chữ, có một sự hấp dẫn nữa là con số $35000. Khi đọc vào bên trong, thì biết thêm: giải nhất $10000.

Không phải tôi thích con số đó ... cho tôi đâu. Ai ngồi gần cái sân khấu của nhà hàng Seafood World buổi chiều tối Chúa Nhật hôm ấy có thể nghe người bạn lớn của tôi giới thiệu: Trần Nguyên Đán là một Mục sư, ông đang chuẩn bị để làm lễ dâng hiến một cái nhà thờ mới xây cất. Ngày ấy là ngày thứ bảy 15/9 sắp tới đây.

Cái nhà thờ bé nhỏ xinh xắn có khoảng 250 chỗ ngồi ấy phải mất khoảng ba năm sáu tháng kể từ ngày khởi công cho đến khi hoàn tất. Ngày tôi mở internet và đọc được mẩu giới thiệu về cuộc thi Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo, là một ngày trong cái khoảng thời gian ba năm sáu tháng ấy. Lúc ấy, cái nhà thờ dang dở mỗi ngày đứng lặng buồn nhìn xuống cái tháp thập tự giá nằm dưới đất bên cạnh.

Tại Mỹ, khi lái xe ngang, người ta có thể nhận ra ngay một cái nhà thờ không phải chỉ vì cách cấu trúc của nó, mà còn là một cái tháp cao đạt trên nóc có hình thập tự giá. Người Việt gọi là tháp chuông. Người Mỹ gọi là steeple. Khi tôi mới order đem về, vì nó cao và cồng kềnh, người ta không dựng đứng lên được, phải đặt nằm dưới đất. Tôi nghĩ  đặt tạm đó, chừng đôi ngày đôi tháng sẽ được cẩu lên trên nóc. Nhưng ngày qua, tháng qua rồi năm qua, nó vẫn nằm dưới đất. Cái nhà thờ và cái tháp chuông dường như muốn chia xẻ cùng nhau một nỗi buồn chung. Cái tháp nói: tôi muốn đứng trên nóc của anh, đó là chỗ của tôi. Cái nhà thờ nói: Of course you are. Mỗi ngày tôi lái xe đến nhà thờ, đứng bên cạnh cái tháp ấy, cùng nỗi buồn với  cả  hai. Nhưng có lẽ tôi buồn hơn, vì tôi là một con người.

Tôi quỳ xuống bên cạnh giường, nói chuyện với Chúa:

- Ngài nghĩ sao về điều đó"

- Nghĩ sao à, con muốn cái gì đây"

- Cái giải thưởng, con số tiền $10000 ...

- Ý con là ...

- Con có thể dự thi không Chúa" You know, nhìn cái nhà thờ kìa, nhìn cái tháp thập tự kìa, nó phải được đứng trên trên nóc nhà thờ, cái vị trí của nó, chứ đâu phải nằm dưới đất như thế từ năm này qua năm kia ... Sở dĩ nó cứ phải nằm đó là vì không có đủ tiền để đưa nó lên. Con không thể nhìn mãi cảnh ấy. Nếu Chúa cho con trúng cái giải $10000 đó con sẽ dâng hết cho Chúa để làm cho xong cái nhà thờ. Tôi nói.

- Con nghĩ rằng mình sẽ đoạt được cái giải $10000 đó sao"

- Conkhông nghĩ gì hết. Con thấy có một cơ hội, con mốn bắt lấy một cơ hội, cho nhà của Chúa, không phải cho nhà của con.

- Conkhông nghĩ rằng ta có thể ....

- Con không làm cái gì cho con cả. Con đang làm cho Chúa mà. Vì Chúa con sẽ làm tất cầ những gì con có thể làm được. Chúa nớ những lần gây quĩ không, con đã...

- Yes you can. Chúa nói. Nhưng con phải nhớ rằng con là ai và con đang làm gì.

Rồi Chúa không nói thêm gì nữa.

Và tôi bắt đầu viết. Tôi tìm cho mình một phong cách viết. Nhưng thật ra cũng không phong cách gì cả. Khi tôi ngồi xuống, những câu chuyện mà tôi đã nghe kể trong những lần tâm vấn, những mảnh đời tôi đã gặp qua, ngay cả mảnh đời của chính tôi, những mảnh đời tưởng là bình thường mà không bình thường chút nào lần lượt đi qua dưới bàn tay tôi. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ đem những câu chuyện ít người biết ấy ra cho nhiều người biết, để hiểu rằng trên đời này có những mảnh đời như vậy, để chúng ta cần cảm thông, cần chia xẻ, cần khích lệ hơn là phê phán hay chỉ trích. Tôi cảm thấy mình có một sứ mệnh phải viết.

Và tôi cũng biết rằng những câu chuyện này, tự nó đã mang một chút sự thật trần trụi, và những bài viết có thể sẽ hơi .. trần trụi, hơi ... dữ dội. Tôi hóa trang thành một người khác, lấy một bút hiệu, một cái tên tôi muốn đặt cho con trai đầu khi nó mới ra đời, nhưng đã không đặt được. Trong phần lý lịch phải cung cấp cho Việt Báo, tôi viết: phục vụ cộng đồng trong lãnh vực tư vấn, đó là một phần trong chức vụ tôi. Tôi còn nghĩ xa hơn, lỡ may mình ... trúng giải thì sao, có nên đi dự chăng, có nên khai thật chăng"

Sau một vài bài viết, người bạn lớn, thật là tài tình, với kinh nghiệm của ông, viết cho tôi: tôi hình dung ra bạn tôi là một nhà truyền giáo. Nhưng ông không hỏi, có phải không, nên tôi cũng không trả lời. Ông lờ mờ nhìn ra tôi, sau Chân Dung Của Núi, Mặt Trời Lặng Lẽ, Nằm Mơ Thấy Mình, và nếu ông có đọc Kinh Thánh, thì ông sẽ chắc chắn hơn sau khi đọc Về Mái Nhà Xưa, đó là câu chuyện nổi tiếng "Người Con Trai Hoang Đàng" được viết lại trong một không gian khác. Nhận xét của ông làm tôi cảm thấy mình bớt e dè, ít nhiều, người ta cũng không nhầm lẫn mình là một ... người khác. Rồi tôi mạnh dạn viết Một Ngày Mùa Đông, như một cách xác nhận chính tôi.

Và rồi dường như cái suy nghĩ ban đầu phôi phai dần. Khi đặt bút xuống để viết, khi một bài viết được hoàn thành, tôi đọc lại và chiêm ngưỡng nó, tôi không nghĩ đến giải thưởng nữa, nhưng nghĩ đến một cái gì khác hơn. Như một con cá thất lạc dòng sông nay đã tìm lại được chỗ của nó, tôi bơi mênh mông trong dòng chảy êm đềm, tôi cảm thấy vui thích khi nghĩ rằng những bài viết của mình có nhiều người đọc, và hiểu, và tìm được cho mình một cái gì đó. Con cá đã tìm lại được chỗ của nó. Tôi biết rằng tôi đang đóng góp một cái gì đó cho cuộc đời này, như Chúa muốn tôi phải viết, không phải là số tiền, không phải là cái giải thưởng. Tôi quên mất điều đó.

Mỗi bài viết tôi gửi đi, sau đó tôi nhận được những lời nhận xét rất ngắn mà đầy đủ ý nghĩa của người bạn lớn, đôi khi là ...cái miệng mếu của đứa trẻ giống Bố, một chi tiết đắt giá, sau "Đôi Bạn Chân Tình", hay cô con gái Mục sư ấy là ai thế sau "Mặt Trời Lặng Lẽ". Ông làm tôi thú vị và viết thêm. Nhưng có khi ông nói: những câu chuyện của bạn dường như không đi sát vào chủ đề chính của giải thưởng nhiều lắm, nó khác hơn. Tôi nghĩ rằng tôi hiểu điều ông nói. Nhưng bây giờ tôi viết cho tôi và cho những người khác, tôi không viết cho cái giải thưởng. Tôi hãnh diện được là một trong số những người đang sống và đang làm việc cho dân tộc mình, cho cộng đồng của mình.

Một buổi sáng mở Việt Báo Online và đọc được bản tin ngắn thông báo về cuốn sách hard cover “Cay Đắng Ngọt Bùi” sẽ phát hành cùng lượt với sách bìa mỏng hàng năm, tôi cảm thấy xúc động giống như cái cảm giác nghe một bản tin chiến thắng của quân đội ngày xưa, xúc động chảy nước mắt. Tôi viết ngay cho người bạn lớn, không nhớ hết nguyên văn: Chúc mừng Việt Báo, tôi hãnh diện vì những thành quả của Việt Báo cho cộng đồng Việt Nam ở Mỹ, tôi hãnh diện là một phần của Việt Báo...

Song song với những bài viết gửi đi, mỗi ngày tôi đến ngôi nhà thờ nay đã dần dần thành hình và vẫn phải chiến đấu nhọc nhằn với sự thiếu thốn tài chánh, nhưng cái tháp chuông đã được cẩu lên trên nóc nhà thờ rồi. Buổi sáng khi chiếc xe cần cẩu đến, móc cái tháp chuông vào những sợi dây và máy đẩy nó lên trên cao, rời khỏi cái mặt đất mà nó đã nằm buồn bao nhiêu năm tháng. Tôi đưa cái máy hình cho cô thủ quỹ, cô chụp giùm tôi, và thấy mũi mình cay, mắt mình cay. Gió thổi những hạt bụi vào mắt làm cay hay nỗi xúc động trong lòng tôi làm cho mắt tôi cay" Khi tôi về đến nhà, nhà tôi nhìn tôi, hỏi: cái tháp đã cẩu lên chưa anh. Tôi quay mặt đi không trả lời, không dám trả lời, vì tôi biết là khi tôi trả lời, tôi sẽ khóc. Tôi không muốn khóc, yếu đuối như một người phụ nữ chan chứa tình cảm. Nhưng lòng tôi đã khóc rồi. Trong gió và nắng buổi sáng hôm ấy tôi nhìn thấy Chúa của tôi đang mỉm cười nhìn tôi, nụ cười ấy ban thưởng cho tất cả những nỗi khó nhọc của tôi và con số tín đồ ít ỏi của Hội Thánh. Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên của riêng người Báp Tít Việt Nam trong khu vực này. Những người đồng lao Mỹ gửi những email đến cho tôi: Chúng tôi chia xẻ niềm vui với bạn và Hội Thánh của bạn. Chúng tôi hãnh diện vì thành quả của các bạn trong khu vực này.

Chiều về nhà tôi nhận được email của người bạn lớn:

Bạn tôi, bạn có tên trong danh sách 12 người vào chung kết.

Thật thú vị.

Vài ngày sau nữa, ông lại gửi thêm lời nhắn:

Bạn tôi, bạn có tên trong 4 người được vào tứ kết.

Tôi chờ nghe ông thông báo thêm một lần nữa, nhưng ông ngừng tại đó.

Đúng ra tôi sẽ làm lễ Cung Hiến Đền Thờ đúng ngay vào ngày Việt Báo trao giải, nhưng vì một vài lý do trở ngại buổi lễ phải dời lại, tôi nghĩ đó là ý của Chúa. Tôi thông báo với Việt Báo là tôi sẽ về dự giải. Tôi cảm thấy vui khi nghĩ rằng mình sẽ có dịp gặp gỡ những cây bút mà mình ái mộ, nói chuyện với họ, làm quen với họ. Nhưng trước khi đến đó, tôi lại gặp Big Boss của tôi một lần nữa:

- Chúa, Ngài nghĩ gì ...

- Nghĩ gì, con ...

- Cái giải thưởng ấy mà, Chúa không nhớ sao"

- Ta nhớ chứ, nhưng nó quan trọng lắm đối với con hay sao"

Tôi cảm thấy mình khựng lại, nhưng vẫn chống chế:

- Chúa ơi, Hội Thánh đang thiếu tiền, vẫn thiếu tiền ... thiếu một cách trầm trọng. Khi tôi nói đến đó thì nước mắt chảy ra không giữ được.

- Con yêu dấu của ta, ta sẽ lo, con đừng lo ...

- ......

- Ta sẽ ban cho con một niềm vui, đi California đi con.

Một ngày trước khi đi, người bạn lớn email cho tôi:

- Chúng tôi có thể giới thiệu bạn là Mục sư được không"

Tôi vui vẻ trả lời: You can. Đối với tôi bây giờ điều đó không phải là một big deal nữa. Tôi có thể xuất hiện tại đó đàng hoàng như là một Mục sư, không cần phải ẩn mình. Tôi đã đến đó, gặp gỡ những anh chị em, những người không phải là những người trong nhà thờ, nhưng nói chuyện cách vui vẻ thoải mái. Tôi vui vẻ đón nhận những lời khen của họ, và cũng vui vẻ khen lại họ, cách thật thà. Chúng tôi thảo luận những cách thức làm sao để mỗi ngày Việt Báo có thể đi đến cộng đồng cách hiệu quả hơn. Tôi ngạc nhiên thấy mình cũng hăng hái đóng góp phần của mình vào công việc đó. Trong một đôi phút giải lao tôi tiến lại gần tủ kính trưng bày những quyển sách Viết Về Nước Mỹ mà Việt Báo đã xuất bản. Điều tôi nghĩ lúc đó là lịch sử văn học ngày sau sẽ ghi lại những thành quả này, bắt đầu từ một đôi vợ chồng qua Mỹ trễ muộn hơn những người khác, với số vốn ban đầu là $200 và với câu nói 'Không Có Sao'. Chính câu chuyện của họ xứng đáng đoạt nhiều giải nhất của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ.

Và dĩ nhiên trọng tâm của lần về vẫn là buổi tối Chúa Nhật 26/8 hôm ấy. Tôi hòa mình vào niềm vui trọn vẹn. Tôi thường xem những chương trình thi Hoa Hậu của Mỹ, thật ra không phải là để xem những người đẹp, bởi vì ai cũng đẹp cả, nhưng tôi thích xem cái giây phút chỉ còn lại vài người trên sân khấu chờ đợi và chỉ có một người đăng quang. Bây giờ tôi cũng là một người như thế. Và rồi giây phút chờ đợi cũng đến. Khi tôi nhìn thấy Anne Khánh Vân ôm bó hoa, tôi cười nói đùa với cô: tôi trông cô giống Miss America lắm, không, phải nói là Miss Việt Báo mới đúng.

Ngay lúc đó, tôi chợt nhìn thấy nụ cười của Chúa:

- Chúc mừng con, Người Đoạt Giải Nhì. Vui không con"

- Yes, sir. Tôi nói

Người bạn lớn đến bên cạnh, ân cần hỏi:

- Bạn có muốn ngày mai tôi đưa bạn ra phi trường không" Chúng ta sẽ có thì giờ để nói chuyện thêm.

Tôi muốn, nhưng trả lời là không muốn. Câu hỏi ấy là đủ cho tôi, một người ... chan chứa tình cảm.

Tôi trở về nhà, vui vẻ, thoải mái mở internet để check những email trong 2 ngày vắng nhà. Một trong số 40 cái email Inbox, tôi mở cái email của cô thủ quỹ ra trước:

Mục sư, tháng này là thiếu hụt trầm trọng rồi, có thể là sẽ không đủ để ...

Tôi mở cái phong bì đựng cái check giải thưởng của Việt Báo, $1500. Tôi biết là tôi sẽ phải làm gì.

Hôm nay tôi phải đến nhà thờ. Tôi mở cửa nhà nhìn ra. Đường còn dài lắm, trời còn nắng lắm. Tôi đưa tay che mắt và bước đi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến