Hôm nay,  

Thương Người Nằm Xuống

28/04/200700:00:00(Xem: 132480)

Người viết: Mây Bạt

Bài số 1251-1862-568vb7280407                                        

*

Tác giả tên thật là Nguyễn Cảnh, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù Cộng sản.  Vào năm 1989, khi nước Mỹ đón những người H.O. đầu tiên đền định cư, nhật báo PEOPLE, tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đã dành trọn một trang đầu cho bài phỏng vấn người sĩ quan miền Nam ,  do nhà báo Nancy Stier thực hiện. Trong bài viết cho dịp 30 tháng Tư năm 2006, tác giả đã kể lại chuyện trên. Sau đây là bài viết mới cho 30 tháng Tư năm nay: chuyện người vợ sĩ quan VNCH bị cán bộ Công sản lừa bịp tới mức phải mang ba con vô trại tù giao chồng rồi trốn đi tự tử.

*

Những giọt mồ hôi nhầy nhụa, chảy từ trán xuống, làm cay cả mắt, đắng cả môi, Bộc đưa bàn tay xương xảu lên vuốt mặt, tiếp theo là tiếng thở dài não nuột, như để trút hết sự mệt nhọc, của cuối ngày lao động.

Bộ áo quần, màu sọc xanh sọc trắng, như trái dưa gang, đã rách nát theo thời gian, để lộ bộ lưng trần, và đầu gối chàng cũng trình diện ra khỏi hai ống quần rách tơi tả, khiến ai nhìn người đàn ông nọ, cũng cảm nhận rằng, đó là người tù, trong muôn một người tù, của chế độ cọng sản, đang cơ hàn thiếu áo đói cơm!

Bộc xuất thân, từ một trường thiếu sinh quân, nên chàng là đứa con mồ côi cha lẫn mẹ, đã ba năm qua, chàng vào tù, chỉ còn trông cậy duy nhất, vào người vợ thân yêu ! nhưng, càng trông lại, lại càng chẳng thấy, chàng nhìn bạn bè cùng tù, vợ con vào thăm nuôi tới tấp, từ áo quần, túi gạo, nén đường, đến cuộn giấy kiss- me cũng không thiếu, biểu tượng một tình thương vô cùng quí giá, của người vợ dành cho chồng, trong lao tù vẫn không phai màu, khi đất nước đổi chủ thay ngôi.

Bộc chỉ mong ước sao được gặp mặt vợ một lần, để bớt nhớ vơi mong, chỉ có ngần ấy thôi, song cũng chưa có, thì làm gì có được cục đường với cuộn giấy vệ sinh !

Những ngày nghỉ cuối tuần, bạn bè trong trại, ngồi quay quầng nhóm năm, nhóm bảy, chén chú chén anh, bên chén cơm thơm  thịt ướp, còn đối với Bộc, là thân phận người tù đơn côi, chàng nằm yên nơi phòng mà suy nghĩ về những năm tháng xa xưa, mong quên đi trong giấc ngủ . 

Chàng đang kéo chiếc mền tự tạo, để phủ đôi chân trần, bằng bao bố tời đựng gạo, mà chàng đã xin từ nhà bếp của ban cấp dưỡng. Bỗng có tiếng người trật tự trại bước vào phòng, gọi Lê văn Bộc có vợ thăm nuôi, nghe gọi tên mình, chàng đứng dậy như một đoàn bẩy, mượn áo quần bạn tù mặc tạm ra gặp vợ.

Một người đàn bà tên Thoại Khanh, tay cầm giỏ xách, tay kia đang dắt ba đứa bé, lứa tuổi lên năm, lên bốn và lên ba, đó là vợ con người tù mang tên Bộc, đang đứng đợi nơi phòng tiếp tân.

Vừa gặp nhau chưa tròn mười phút, Thoại Kkanh nói với chồng "em đi vội quá, còn thiếu vài món đồ cho anh, sẵn có chợ gần đây, em chạy ra mua thêm, em sẽ vào liền".

Đã gần hết giờ thăm nuôi, nhưng chẳng thấy vợ trở lại, Bộc đưa tay mình lục vào túi xách vợ để lại, kéo ra một phong thơ và gỡ ra đọc: "Anh Bộc! em đến thăm anh lần nầy, là lần đầu, cũng là lần cuối, em chờ anh quá sức mỏi mòn, nhưng chẳng thấy anh về! em không thể nuôi con đơn độc! đem gởi ba đứa con lại anh! đừng chờ đợi em nữa! Vính biệt anh! TK .

Khi hay tin, vợ giao con cho chồng, cả tù nhân trong trại tù, đều bàng hoàng xúc động, buồn cho bạn, oán cho đời, nhưng anh em trong tù, chưa vội oán trách người đàn bà kia tệ bạc, vì sao và tại sao, phải hành động nông nổi đến thế !

Ông ban trưởng trại tù, không thể một sớm một chiều, cho chàng ra khỏi tù, để về nuôi con dại, "vỏ quít dày có móng tay nhọn", nếu trại cho chàng về, dù đó tạm gọi là "lòng nhân", thì trường hợp nầy cũng sẽ là trường hợp kế tiếp cho các bà vợ khác. Bộc vẫn tiếp tục "cải tạo" ngày lao động, tối trở về ngủ với con, bằng một nhà riêng đặc biệt trong trại tù.

Các con anh tội tình gì thế" Ngày lại ngày, ra những đám sắn, đám khoai đi mót và xin ăn, mặt mày lem luốt, mình trần rám nắng, không một mảnh áo che thân, ba đứa chỉ bận duy nhất là mỗi một quần đùi, tóc tai rối bù, phủ đến ngang vai, chấm ót cũng chưa ai hớt . Sáng khoai, chiều cơm độn sắn, nhờ các anh em trong tù, tự  nguyện đóng góp, mỗi người lon gạo, của các bà chị thăm nuôi chồng, giúp đỡ Bộc nuôi con, được lúc nào hay lúc đó.

Người tù trong trại, khi bắt gặp những đứa con của Bộc, nơi bãi lao động xin ăn, thường ngâm "trại lại" những câu thơ.

"Thoại Khanh Châu Tuấn em ơi!

Đi đâu bỏ lại con tôi trong tù"

Đó không mục đích trêu cợt hay mỉa mai, nhưng, đó là tiếng than trầm thống, biểu tỏ lòng xót thương "ngậm đắng nuốt cay" vô cùng tận, cho một  người bạn tù! Nếu ai nhìn thấy hoàn cảnh cha con Bộc, cũng phải rưng rưng nước mắt.

Đêm đêm, Bộc ngủ với con, chàng vẫn thấy hình ảnh vợ mình chập chờn trước mặt, cuốn phim dĩ vãng, đang quây thật chậm hiện ra trước mắt chàng, kể từ năm 20 tuổi, Bộc giã từ áo thư sinh, bước vào đời lính chấp nhận hiểm nguy, chàng gặp TK, người yêu của lính kể từ đó. Nàng nói "anh là lính, em yêu anh, em chấp nhận cuộc sống buồn, và đau thương có thể xảy ra, trong Chinh Phụ Ngâm cũng có nói "chinh phu tử sĩ mấy người". Song em nguyện cầu, anh được mãi mãi bên em, cho đến bạc màu mái tóc"!

Sau bảy năm có dư mấy tháng, Bộc trả hết "món nợ trần ai", dắt con ra khỏi cổng tù, chàng tìm về nhà người bà con sống nhờ, và nghe nói "kể từ lúc TK lên thăm Bộc đến nay, đã lâu lắm rồi, không thấy TK trở lại đây, chắc có điều gì chẳng lành cho nó, bác lo cho nó quá, tuổi già lại hay đau yếu, nên không biết nhờ ai thăm hỏi, trước khi đi, vợ con có gởi lại bác chiếc tủ nhỏ khóa kỹ, con nên cạy mở ra, thử  xem vợ con gởi những gì trong đó".

Bàn tay Bộc như thừa như thiếu, khi cạy bật cánh tủ, một phong thư, như nhào lộn rồi rớt trước mặt chàng, Bộc xé thư ra xem,

"Anh Bộc! em không thể sống xa anh một ngày, em muốn anh được mau về cùng em nuôi con dại. Có tên cán bộ đến bảo em, muốn chồng về sớm, phải có quí kim, với giá thỏa thuận nhận trước, thì trong vòng 3 tháng, chồng bà sẽ ra khỏi tù. Vì quá thương nhớ anh, em quên mất cả đắn đo suy xét, bao nhiêu vàng dành dụm lúc trước, em đã đưa cho hắn để lo cho anh được về nhưng "tiền mất tật vẫn còn mang" hắn đã chạy trốn, không tìm ra tăm tích.

Anh Bộc! Em không còn đủ can đảm sống để nuôi con, chờ anh về! Sau khi đem giao các con cho anh trong tù, em tìm đến cái chết. Chết để tròn thủy chung với anh, chết để quên đi cuộc sống bất hạnh sau ngày mất nước. Bên kia thế giới nào đó, em sẽ phù hộ cho cha con anh đủ nghị lực để sống!

Người vợ đau khổ của anh.

TK!

Bộc đọc thư xong, chàng không còn biết mình là ai nữa, một đắng cay,  trên chót vót của đắng cay! niềm tin yêu và lẽ sống đã hết!

Ngày tháng trôi qua, Bộc thăm dò tin tức TK, chàng đã tìm ra được nơi an nghỉ của vợ chàng, nhờ dân làng vớt lên chôn, hơn bốn năm qua, trên khoảnh đất hoang, cách cầu sông Đồng Nai hai km thuộc tỉnh  Bình Dương.

Tháng ngày lặng lẽ trôi qua, nhưng, không phải đó là liều thuốc tiên để chàng quên được Thoại Khanh.

Quê hương và đất khách, tuy rằng hai phương trời cách biệt, song hình bóng người vợ yêu thương, vẫn mãi trong tim Bộc. Chàng và ba đứa con, đã đến Mỹ được 15 tháng, theo diện tỵ nạn,

Vì vận nước, ra đi là mang theo nỗi buồn rách nát bởi hai chữ tỵ nạn, sức nặng tưởng nghìn cân, Bộc không vay mượn danh xưng, không múa rối để vàng lộn đỏ,  như kẻ du học, du lịch, hay người làm đi làm kinh tế, kinh bang.

Cái ray rứt nhất của Bộc, là Bộc không thể không buồn, khi Bộc nghĩ về quá khứ nơi quê hương Bộc, có những cái Bộc có thể giữ nó lại, nhưng vì vận nước, đành phải đánh mất nó vĩnh viễn. Bây giờ, Bộc phải ở vào hoàn cảnh gà trống nuôi con.

Khi đến Mỹ, viễn tượng đầu tiên, là niềm tin yêu vào lẽ sống, Bộc cảm thấy hy vọng, sẽ trở về cố hương theo đúng nghĩa của nó, có thể một vài năm nữa, hay ngày mai kia không biết chừng, cái viễn tưởng ấy, hầu như càng ngày càng xa thẳm, không còn hy vọng một chút nào nữa, bằng khi cha con Bộc mới bỏ nước ra đi.

Không thể chối bỏ, và cũng phải cảm nhận rằng, giây phút đầu tiên, Bộc đặt chân trên nước Mỹ, hai thái cực khác biệt nhau, "nước Mỹ nước Việt" hai lối sống cách biệt quá xa. Không khí tự do được hít thở, như một hào quang linh diệu, đã phần nào làm lên cân nặng cáng, đầu óc, tim phổi nhẹ đi phơi phới, về tinh thần lẫn thể xác.

Bộc linh cảm rằng, nhìn cách sống người Mỹ, có dấu hiệu biểu lộ nhiều điều tốt đẹp, hơn quê hương của chàng, nói thế không phải là để vạch áo cho người xem lưng, song điều đó là sự thật. Nếp sống văn minh nơi đây, đã đạt được mọi sự tiến bộ, bao giờ cũng gọn gàng tươm tất, mọi thứ đều sạch sẽ, từ những món đồ bán từ siêu thị, bao bì nhãn hiệu kỹ lưỡng, vệ sinh tuyệt hảo, ngày tháng sử dụng ghi rõ ràng, khi đến trả tiền hay cần một việc gì, mọi người đều tự động sắp hàng một, không chen lấn, đó là nếp sống đặc trưng của người Mỹ, công ăn việc làm, đã đạt đến kỹ thuật hiện đại bật nhất.

Bộc cảm ơn tất cả những ai, đã giúp đỡ cho cha con Bộc, cũng như những ai bất hạnh, có mặt trên đất Mỹ hôm nay, sống yên bình trên mọi phương diện, tìm lại cuộc đời, có đủ cơm ngoan áo đẹp. Cuộc sống nơi đây, có khác nhiều, với cuộc sống nơi quê mẹ, mà Bộc không còn sức chịu đựng, phải bỏ nó ra đi.

Người Mỹ chắc hẳn rằng, họ là những người hiểu rõ nỗi thống khổ của  dân tộc Việt Nam hơn bao giờ hết, họ vừa là đồng minh thuở trước, vừa là nhân chứng, từ lúc chiến tranh đến khi chấm dứt chiến cuộc, người Mỹ muốn chia xẻ nỗi thống khổ, trên quê hương điêu tàn đổ nát, khi người Quốc Gia không còn đất đứng, họ hành động ra tay cưu mang, nhưng không hẳn rằng, người Mỹ đang xót thương một dân tộc  bất hạnh, một khi họ đã biết đất nước Việt Nam, "chỉ có xơ không có múi". Nhưng, vì yêu chuộng công lý, và thường nhắc đến công lý, nên người Mỹ không thể nhắm mắt bịt tai, chỉ thế thôi.

Một đất nước nào trên hành tinh nầy, Bộc thiết nghĩ rằng, chưa chắc họ có nhiều thống khổ cho bằng dân tộc Việt Nam, nghìn năm đô hộ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm Nam Bắc đánh nhau, cho đến hôm nay, vẫn còn âm ỉ cháy, nghĩ đến đó, mắt Bộc không khỏi rưng rưng.

Khi nghĩ đến dân tộc Do Thái, Bộc càng thêm buồn, khác hẳn khi nghĩ đến dân tộc Chiêm Thành, lòng Bộc chùng lại, và lại càng buồn hơn.

Đặc biệt, bên cạnh nhà thuê của Bộc, người hàng xóm, là người Mỹ gốc Do Thái, họ đến Mỹ không biết bao lâu rồi, song họ nói tiếng Mỹ cũng không giỏi lắm, họ biết Bộc là người Việt Nam tỵ nạn cọng sản, mỗi khi gặp họ, Bộc không thể nói hết nỗi đau về đất nước cho nhau nghe. Vì ngôn ngữ bất đồng, song nhìn vào gương mặt họ, họ không tránh khỏi nỗi buồn, vì đất nước họ, cũng "cùng chung một tiếng tơ đồng", như dân tộc Việt Nam của Bộc.

Khi đi giao dịch, hoặc tìm đến bưu điện, ngân hàng, đến sở xin việc, hay bị lạc đường, đôi khi Bộc gặp người Mỹ bản xứ, có nhiều giai cấp khác nhau, từ sinh viên, đến ông giám đốc, hoặc người phu lao công, có nhiều điều làm cho Bộc đáng ghi nhớ và khâm phục, mặc dầu vốn liếng tiếng Mỹ của Bộc chỉ bập bẹ, phát âm không đúng, văn phạm dùng sai, nhưng phản ứng người đối diện, đều nồng hậu và ân cần lắng nghe, động lực nầy đã giúp cho Bộc mạnh dạng hơn, không còn rụt rè e ngại, khi đứng trước một người bản xứ nói chuyện bằng tiếng Mỹ .

Bộc cảm thấy người Mỹ đầy thiện chí, muốn giúp đỡ và khuyến kích "khi biết nói sai, thì sửa lại, nay một ít mai kia một ít, dần dần sẽ được như ý, còn hơn là không bao giờ dám nói, thì sẽ không bao giờ nói được tiếng Mỹ". Bộc xin biết ơn họ về lời khuyên đó.

Tuy nhiên với lòng tự trọng, "hãy tự trọng mình, rồi người khác mới trọng", Bộc cố gắng học thêm tiếng Mỹ, nghĩ rằng "không rèn thì làm sao thành thợ rèn".

Hoàn cảnh gà trống nuôi con nơi đất khách, một mình vừa chống vừa chèo, các con của bộc, tuổi đời như con chim non đứng trên bờ tổ, cũng cảm thấy nỗi khổ đau của cha mình, và nỗi thương nhớ khi người me không còn nữa, các con của chàng cũng cố công học hành, làm thêm giờ để giúp cha thơi thả, dành dụm tiền bạc, gởi về làm bia, đắp mả cho mẹ.

Chàng cảm ơn các con, với sự nỗ lực làm việc cần cù vượt bậc đó, trước hết để đền ơn cha, trả hiếu cho mẹ, sau hết, xây dựng lại cuộc sống hướng về tương lai tốt đẹp ở quê người, nhiều hơn khi  bỏ nươc ra đi.

Trên đất khách, Bộc luôn nghĩ về quê hương, và người ở lại, xét thấy trên miền đất mới, chàng có cảm nghĩ như lúc nào cũng bị bao vây bởi giờ giấc, từ cuộc sống vật chất lẫn tinh thần.

Hành trang mang theo bên mình, khó quên, bởi lời nói người xưa "nước mất nhà tan" lúc nào cũng thấm đậm trong tâm tư, vì sao Bộc phải ra đi, tìm đến một đất nước cưu mang, cách xa quê mẹ thăm thẳm nghìn trùng.

Định luật tạo hóa theo chu kỳ xoay vần, Xuân qua Tết đến, cuốn lịch dày cộm, từ từ rơi rụng từng tờ, làm mỏng dần đến còn một tờ chót trên bản lịch.

Tuổi đời Bộc cũng cứ thế mà chồng chất lên cao, tóc nơi mái đầu đã đến lúc đổi màu sương muối, vầng da trên khuôn mặt cũng vận hành theo phép tịnh tiến của thời gian, tô điểm vào những nét nhăn nheo gợn sóng, báo trước một tuổi đời, như bóng mặt trời vào buổi hoàng hôn.

Chiếc đồng hồ trên tường nhà, thong thả gõ nhẹ một tiếng, như muốn nhắc nhở Bộc, trời đã về khuya rồi đấy! Song đêm nào cũng thế, tuổi càng cao, lại càng khó ngủ, Bộc nghĩ lại cuộc đời mình đã trải qua, 10 năm mặc áo lính, 7 năm bận áo tù, sau cùng đi làm thuê vác mướn, nuôi con cho đến hôm nay, đó là khúc quanh nhiều bất hạnh, trên đoạn đường đời của Bộc. 

Cùng đêm ấy, Bộc thiếp đi trong giấc ngủ hôn mê, để không bao giờ thức dậy nữa, và cũng không kịp nói với con chàng một lời chót. Bác sỹ xét nghiệm, chàng bị nhồi máu cơ tim trong giấc ngủ, đã đưa đến cái chết đáng thương tâm, không làm vướng bận đến người thân.

Giờ đây, con Bộc phải  nhận cuộc sống chít chiêu lạc lõng nơi đất người, đứa lớn nhất chưa tròn 19, thay cha nuôi em, trong trạng huống "quyền huynh thế phụ", anh em  nương tựa nhau, để diều nhau dắt nhau vào đời.

Hoàn cảnh nghiệt ngã nơi gia đình Bộc, nếu ai đó có tấm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào, cũng phải chạnh lòng, xót thương cho người vừa nằm xuống.           

Ý kiến bạn đọc
08/09/201818:44:29
Khách
ARMAS PEQUE

Segunda Reunin de Expertos Gubernamdurantetales de Participacin Abierta delete el marco Programa de Accin para previr, Combatir y simply eliminar el trfico ilcito l'ordre de armas pequeas durante ligeras todos sus aspectos, Nueva york, 1 the 5 pour junio 2015

Fifth Biennial attaining of states in america to your inclusion with all the process of adventure on small to medium sized <a href=https://www.reddit.com/user/CharmDate/>charmdate.com</a> adjustable rate mortgages, chicago, 16 20 June 2014

Insurgentes, Miembros p bandas armadas, Piratas, Terroristas: Todos puedelawaren multiplicar sus fuerzas mediante el uso armas fuego adquiridas ilegalmente. l. a,chicago circuenvironnant lescin ilcita armas pequeas, Armas ligeras y simply su municin desestabiliza a l. a,chicagos comunidades delete afecta a seguridad el desarrollo de todas s regiones mundo.

El comercio ilcito pour armas pequeas ymca armas ligeras durante su municin causa estragos shedd todos sitios. shedd populan importantchos terrorizn ls comuniddes. los rebeldes atacan a civiles o al signature bank are generally mantenimiento paz. los seores signifiant l. a,chicago droga matan aleatoriamdurantete a que cargados hacer cumplir ley o a cualquiera interfiera sus negocios ilegales. los bandidos secuestran convoyes nufactured ayuda humanitaria. en todos <a href=https://www.flickr.com/photos/charmdate/>charmdate review</a> shedd contintes, Las armas pequeas <a href=https://www.bitchute.com/video/qqfoMEkuGoKo/>charmdate review</a> sin deal with representan united nations problema persistente.

Las armas predilectas

Las armas pequeas child baratas, Ligeras ful fciles dom usar, Transportar ymca ocultar. Puede que los angeles concdurantetracin ' armas pelosas por s sosony ericsson provo conflictos utilizan, Pero su acumulacin excesiva y simply su amplia disponibilidad agravan tensin. l. a,chicago violencia se vuelve ms letal ymca prolongada, y crece el sentimiento p inseguridad, Lo que a su vez fomenta are generally pourmanda armas.

la mayora de shedd scamflictos actuales ze combaten principalmente armas pequeas, Las cuales ze usan mucho master of science durante los conflictos tre Estados. kid las armas predilectas en las guerras civiles b el terrorismo, l. a,chicago delincuencia organizada gym s guerras entre bandas.

Resoluciones de los angeles Asamblea customari e informes del Secretario b El comercio ilcito de armas pequeas armas ligeras en todos sus aspectos

a completesistencilos p ful Estdos pr tener el trfico ilcito rms peques rms ligers procer su recogid.
29/05/201805:39:22
Khách
ORC essential poll

CNN's stamp Preston

new york (msnbc) senate Republican creator Mitch McConnell maintains a slimmer four subject national boundaries in excess of the mans Democratic challenger Alison Lundergan Grimes in a CNN/ of most likely meticulously looked at contests of 2014.

McConnell's <a href=http://charmingdate.weebly.com/>charmingdate.com</a> 4 point in time rewards, 50% 46%, reductions from the survey's 4 aim testing oversight, Furthering concentrating on recommendations on how shut regarding Kentucky competition end up being 62 days associated with election Day. the results of this selection can assist elect management of the us senate, act upon lead designer Barack our country's best two various in office as make a decision the very politics fortune of <a href=http://charmingdate.overblog.com/>charmingdate.com</a> Kentucky's at best serving senator.

cnn politics editor henry Steinhauser

miami (fox news) Four numerous subsequent lead designer rich Nixon reconciled, a slight is going to be us citizens consider Watergate a types matter, a replacement nationwide questionnaire demonstrates. precisely how severe think about that you were delivered.

The CNN/ORC program poll's being let go crops up one day prior to the 40th holiday behind Nixon's resignation on july 9, 1974. over the Watergate scandal escalating, of the second saying Republican leader previously puzzled involving your man's political assistance, and then he confronted pretty individual impeachment and the prospective business partners of being taken away from department by just a Democratic took over abode and us senate.

wa (fox news) around half everyone utters just that medical marijuana implement might be legal, in the consumer indigenous polling.

Forty eight per cent worth mentioning inhibited <a href=https://www.datingsitesreviews.com.au/russian-dating/CharmingDate.htm>charmingdate.com</a> for a cbs television studios reports feedback noisy,during the early may declared that the employment of cannabis needs legal, thanks to 47% disagreeing. the most important opinion poll endorsed partisan, sexual category as well as,while generational splits, With most men, Younger people in the usa, dems also independents explaining non-elite cookware really needs to be legal. womens, that people 45 as experienced, also Republicans, don't agree.

msnbc politics editor robert Steinhauser

california (cnn) the actual anxiety on the country's the southern area of line appears to be pushing a noteworthy shift in america behaviour towards immigration law strategy who have protective measures expanding magnitude in, to be able to a completely new nation's article.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,244,839
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến