Hôm nay,  

Ý Nghĩa Sự Nhận Thức

31/08/200700:00:00(Xem: 141628)

Bài số 2080-1943-647vb6310807

*

Với “Những bài học đầu tiên trên đất Mỹ,” Kim Trần, sinh năm 1983, đã nhận giải danh dự Việt Báo Viết Về Nước Mỹ 2005, vào năm cô còn là một sinh viên ngành sư phạm 22 tuổi.  Sau đây là bài viết mới của cô.

*

Lần về Việt Nam này, tôi rủ mấy người bạn học củ ghé thăm thầy chủ nhiệm củ của tôi ngày xưa. Trong lúc bàn luận với thầy, về sự khác nhau giữa nền giáo dục Việt Nam và Mỹ, tôi đã nói:

"Nền giáo dục của Mỹ và Việt Nam hoàn toàn chênh lệch, Mỹ là một nước giàu có, tiến bộ còn Việt Nam ta còn quá lạc hậu. Thế hệ của các thầy và cả chúng em đã sống trong những điều củ kỹ của một nền giáo dục nghèo nàn, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông  tin hiện đại. Ở Mỹ, em được tiếp xúc với một nền giáo dục cực kỳ tiến bộ, khoa học tiên tiến mà đến 20 năm nữa, trường ta chưa chắc đã kề cận được vị trí ấy..."

Thầy tôi trả lời:

"Em may mắn đón nhận những phương tiện hiện đại. Điều em nói là đúng, những người như chúng tôi đã không có những thứ em vừa kể. Nhưng em hãy nhớ rằng chúng tôi đã đào tạo nên em để thừa kế và áp dụng chúng."

Tôi cúi đầu, im lặng...

*

Một buổi sáng mùa đông, tôi chạy xe đi làm, trong lòng nặng trĩu những lo toan của công việc và cuộc sống. Ghé mua một ly café sữa nóng, tôi thấy đứng trước cửa tiệm là một người đàn bà Mỹ trắng trông có vẻ khắc khổ, trên tay cầm tấm bảng: " Xin cầu nguyện cho con trai tôi qua khỏi cái chết." Tôi nghĩ có lẽ người đàn bà này xin tiền để chữa bệnh cho con trai. Tôi móc ví tiền, người đàn bà nói với tôi:

"Tôi không phải xin tiền, tôi chỉ xin thêm những lời cầu nguyện cho con trai tôi, nó sắp chết rồi."

Tâm nguyện của người đàn bà ấy làm tôi xúc động. Tôi đã cầu nguyện cho con bà, chợt nhận ra bản thân  sự sống đã là một điều quý giá, và tôi đang sống...

*

Cuối tuần, tôi lại đến nhà bà nội chơi với mấy đứa cháu. Kevin là đứa tôi thương nhất, tuy cũng là đứa nghịch nhất trong đám nhóc con. Tôi ngắm chú bé đang chạy chiếc xe tải đồ chơi, quá khổ so với thân hình nhỏ bé của nó, chiếc xe bị sụp ở bậc thềm và cậu đã cố gắng hết sức vẫn không tài nào nhất chiếc xe lên nổi. Bất lực, cậu ngồi xuống oà khóc. Lúc ấy, ba của cậu từ trong nhà bước ra sân bảo: 

"Con kéo không nổi à" Đã dùng hết sức chưa""

"Con không làm được", Kevin bảo và lại khóc oé lên.

"Tại sao con không nhờ bố giúp mà lại khóc""

Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự làm tất cả mọi việc. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người thân thuộc nhất trước khi quyết định bỏ cuộc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,224,447
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến