Hôm nay,  

Tôi Vào Đảng

31/08/200700:00:00(Xem: 113638)

Bài số 2079-1942-646vb6310807

Theo bài viết, tác giả là một y sĩ đang làm nội trú tại các bệnh viện Mỹ. Cô là cư dân vùng Nam California, và đây là chuyện cô vào đảng. Xin yên tâm, đảng đây là đảng trên đất Mỹ.

- Trang, are you American citizen yet" (Trang có quốc tịch Mỹ chưa")

- No, but why do you ask, sir" (Không, nhưng sao vậy ông")

- Đây là một trong những lý do tại sao trò cần vô quốc tịch đó Trang. Nếu cô là công dân Mỹ, cô sẽ được ưu tiên trong danh sách được ghép gan hay ghép thận...

Ông bác sĩ Reynolds, người thầy giáo già dạy chúng tôimôn Tiêu Hóa và Gan Mật đã khuyên tôi như thế trong khi tôi trình lên ông những bệnh nhân nhập viện trong ngày trực (On Call) hôm qua, trong đó có một bệnh nhân chờ ghép gan đã lâu, nay mới tìm được một người vừa qua đời cho gan.

Ông Reynolds nói thêm:

- Trừ khi trò giàu có và nổi tiếng như J.R. thì Okay, chẳng cần vào quốc tịch.

J.R. Ewing là một diễn viên nổi tiếng của show Dallas, một show truyền hình nhiều tập ăn khách nhất trong những thập niên 80 và 90. J.R. được thay gan ngay chẳng phải chờ đợi sau khi được chẩn đoán gan bị xơ hóa do uống rượu như hũ chìm.

- Sure, I will apply for American citizenship when I have time, tôi vui vẻ trả lời ông, chắc mà, tôi sẽ nộp đơn khi nào rảnh.

Trả lời cho xong chứ ai đã từng làm nội trú tại các nhà thương ở Mỹ đều biết cả, chả lúc nào có thời giờ rảnh. Ngoài ra, tôi còn có một lý do thầm kín hơn, tôi chưa muốn vào công dân Mỹ vì phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam trong khi tôi còn yêu nước Việt quá đỗi. Lần lửa mãi cho đến khi anh Trung, ông xã của tôi bảo:

- Em vào quốc tịch đi. Như vậy mình đi du lịch, về Việt Nam cũng dễ dàng hơn mỗi lần xin visa.

- Quốc tịch Mỹ đi đâu cũng sợ lắm anh ơi. Lỡ mà chuyến bay có không tặc thì mình bị bắt đầu tiên.

Nói vậy thôi chứ, chồng bảo mà mình phải nghe thôi. Hôm ông xã chở tôi lên Los Angeles để tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ, tôi thấy trong lòng hơi xao xuyến, vậy là từ nay tôi trở thành người Mỹ, sẽ trung thành với xứ sở này, quê hương Việt Nam ôi sao quá xa vời, chỉ còn trong lòng với nỗi tiếc thương.

Tưởng vào quốc tịch Mỹ là xong đâu, ông xã của tôi lại bảo:

-  Em nhớ đi bầu nhé, mình đã được hưởng quyền lợi của nước Mỹ thì mình phải có bổn phận thi hành quyền công dân.

Có lẽ tôi là một trong số ít phụ nữ Việt Nam sống trên đất Mỹ ở thế kỷ 21 mà còn nghe lời chồng răm rắp. Thế là tôi cũng ghi danh và đi bầu.

Hình như ngày bầu cử của Mỹ lúc nào cũng rơi vào ngày thứ Ba thì phải. 12 giờ trưa, nhân lúc nghỉ trưa, tôi vội lái xe đến phòng đầu phiếu thì thấy một trong những thiện nguyện viên là Bác sĩ Nhuận, cô giáo cũ của tôi hồi ở Việt Nam, tóc đã trắng xóa mà vẫn tham gia vào sinh hoạt chính trị của dòng chính, tôi mới cảm thấy sự thờ ơ trong bổn phận đối với quốc gia đã cưu mang mình. Họ của tôi bắt đầu bằng chữ N nên không thuộc vào danh sách cô Nhuận phụ trách mà người giúp tôi là một ông cụ Mỹ trắng, hình như còn già hơn bà thầy của tôi nữa:

- Which party do you belong to, ma'am" (Bà thuộc đảng nào vậy")

- Non Partisan, sir. (Không thuộc đảng phái nào hết ông ơi)

- Không được, bà phải chọn một đảng phái để bầu vì đây là một cuộc bỏ phiếu sơ bộ.

- Vậy ha, vậy cho tôi ghi danh vào đảng Dân Chủ.

Ông cụ người Mỹ đưa cho tôi cái số để bầu cho đảng Dân Chủ. Đứng trước máy vi tính để bỏ phiếu, tôi mới thấy không có ứng cử viên nào người Việt cả. Mình đi bầu để chọn gà nhà, bảo vệ quyền lợi cho người Mỹ gốc Việt mà sao chẳng có ai vậy nè, tôi nhớ nghe radio mỗi khi trên đường lái xe về nhà rõ ràng có nhiều người Việt ra ứng cử lắm mà. Thế là tôi bỏ ra lại chỗ quý vị thiện nguyện viên, hỏi bà giáo cũ của tôi:

- Cô ơi, cô thuộc đảng nào vậy, sao con chả thấy ứng cử viên gốc Việt nào trong đảng Dân Chủ hết.

- Đảng Cộng Hòa, đa số người Việt mình vô đảng này.

Thì ra là vậy, thái độ chính trị của tôi thua hẳn cô giáo cũ của mình, tôi thầm nghĩ.

- Vậy hả cô.

Trả lời cô Nhuận xong, tôi bèn xoay qua ông cụ Mỹ trắng giúp tôi hồi nãy:

- Ông ơi, cho tôi đổi sang đảng Cộng Hòa nhé.

- Cô đã bỏ phiếu chưa"

- Chưa ông à.

- Sao cô lại muốn đổi đảng khác"

- Tại những người tôi muốn bầu không thấy tên.

Ông cụ Mỹ trắng chắc bực mình tôi lắm, gây thêm rắc rối cho ông, phải hủy bỏ số phiếu cũ, đổi lại số phiếu khác cho tôi.

- Sorry nha ông, đây là lần đầu tiên tôi đi bầu mà.

Cầm số phiếu mới, tôi trở lại phòng bỏ phiếu. Chọn một số ứng cử viên gốc Việt Nam có nhiều hoạt động trong cộng đồng, bỏ phiếu xong, tôi rời phòng phiếu, lòng vui phơi phới vì được dán một cái sticker nho nhỏ trên ngực áo "I voted".

Thế đấy, tôi vào đảng và ra đảng chưa đầy năm phút. Chả bù ở Việt Nam, muốn vào đảng phải trải qua một quá trình phấn đấu lâu dài, ghê gớm và ác liệt để lập toàn thành tích quái đản.

Những ngày gần đây, các ứng cử viên tổng thống Mỹ đang vận động ráo riết. Kỳ bầu cử này khá sôi nổi vì lần đầu tiên có ứng cử viên tổng thống là phụ nữ, bà Hillary Clinton. Có lẽ kỳ này tôi sẽ bỏ đảng Cộng Hòa, nhảy sang đảng Dân Chủ để còn bỏ phiếu cho bà để lỡ bà Hillary thắng cử, trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ thì tôi sẽ khoe rằng tôi đã góp phần vào việc làm nên lịch sử này.

Ý kiến bạn đọc
10/08/201818:07:31
Khách
tác giả nói < 1 trong số it nguời còn nghe lời chồng răm rắp ỡ thế kỹ 21 này > , nếu người chồng nói đúng , bất cứ người vợ hiểu biết nào cũng phãi nghe thôi ..... chuyện bình thường , còn như chồng tác giả nói sai trật lất hay nói tào lao ba xàm , bà có nghe răm rắp khộng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,221,345
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến