Hôm nay,  

Chợ Trời Ngã Tư Quốc Tế

17/07/200700:00:00(Xem: 216410)

Người viết: Trần Đông Thành
Bài số 2044-1907-611vb2160707

Tác giả là cư dân San Jose, công việc: Income Tax Services,  đã góp nhiều bài viết đặc biệt.  Sau đây là bài viết mới nhất của ông. Chợ trời tại Mỹ, với cách nhìn cách kể của ông, hiện ra đầy vui vẻ, sinh động.

Các bạn muốn biết giống người võ dõng con cháu của Lý Tiểu Long dáng dấp cao thấp lùn mập thế nào" Dễ quá, bạn chỉ cần mua ticket $1.25 vô cửa chợ Trời ở góc Bernell and Capition Exp thì gặp họ. Còn nếu bạn ở Việt Nam mới qua sống ở San Jose, ít thấy Mỹ, bây giờ muốn tận mặt gặp sắc dân này mời bạn vào chợ trời thì biết ngay. Bạn đọc địa lý biết khái lược về nước ta có ranh giới Cao Miên và Lào nhưng chưa gặp họ, không biết dân tộc đó đen trắng thế nào, bạn muốn biết không" Vô chợ trời vì họ cũng vô chợ trời như bạn. Dãy các hàng trái cây họ hay ra đó bán rau cải, cà chua, hành ngò... Dòng dõi Napoleon cũng đi du ngoạn trong đó. Theo tôi nghĩ họ vào đó collection hơn là du lịch. Các bạn đọc sách báo nghe kể Sadam Hussein có cuộc sống tác yêu tác quái, giết người như Hitler, ông này còn đồ tể cả con rể. Ác quỷ thời đại bị treo cổ rồi,  nhưng dân Iraq vẫn còn hằng hà sa số. Nếu đi chợ trời, Mỹ gọi là Flea market, bạn sẽ diện kiến một chủng tộc tôn thờ đạo Hồi.
Thật vậy chợ trời là nơi quy tụ nhiều sắc dân trên thế giới. Việt Tàu, Thái, Miên, Lào, Mễ, Afganistan, Ấn... Chợ trời là khu triển lãm nhiều kỳ quan dân tộc. Đây có thể coi là nơi tiêu biểu cho đất nước hợp chủng. Collection các giống dân ở đó thì hay lắm.
Các nhà nhân chủng học không chắc đã hiểu giá tri của chợ trời, nhưng  dân mê đi chợ trời thì hiểu biết tính tình từng sắc dân trong lịch sử loài người. Dân Ấn, dân Trung Đông có cuộc sống nghèo khổ, một dân tộc suy tính từng đồng từ cắc. Các “kỳ quan”  Ấn Độ” cũng vậy, họ khô khan tình cảm, không chút gì gọi là friendly. Đây là đám khó chơi. Nếu ai không thích đạo Hồi thì nên tránh voi không hổ mặt. Miên, Lào là giống dân tốt, hiền, có tinh thần láng giềng. Mễ viết đúng chữ là Mexican, đàn ông đàn bà gì cũng to và béo. Có lẽ họ uống nhiều bia và ăn khá hamburger with chese. À, Mexican thích hát radio mở to, kèn trống điếc tai, họ cũng không để ý tới sự khó chịu của người chung quanh. Mỹ là danh từ mình gọi, còn tên tộc nguyên là American, trời sanh ra họ tốt tướng. Nhìn Clinton, Bush  thì biết. Loại người lịch sự ở bề ngoài nhưng quay mặt đi họ thuộc nhân chủng kỳ thị chủng tộc hết sẩy. Họ chào hàng, đón customer một câu rất dễ thương "What I can do for you". Khi xoay mặt vào trong thì biến thể tức khắc, mặt lạnh như tiền.  Tàu cũng như ta, nhỏ con lanh lợi và có tật mua đồ hay trả giá. Tôi chứng kiến một ông bán hàng từ chối một khách hàng Việt Nam bargain món hàng bày ở chợ trời.
- This one dollar, OK friend"
- OK but tomorrow you have it!
Ông Việt vuốt ve ông Mễ ra điều thân mật lắm vậy:
- OK! OK friend!
- I told you tomorrow!
Chợ trời buôn bán những gì"
Ồ! Đủ hết. Kềm, búa, dao, chén dĩa, radio, cassette. Các bạn cần dùng tools chỉ cần đi một vài gian hàng bày biện dụng cụ giữa trời, tha hồ mà lựa. Tốt có xấu có. Có cái còn nguyên si vì người mua không cần dùng đem ra chợ trời bán. Có món đồ cũ xì, đó là second hand dính bụi bậm hay dính nhớt cầm trơn như nắm cá lóc! Thứ hàng đó rẻ ít nhất cũng rẻ hơn tiệm vài chục bạc tùy theo món đồ ta chuộng. Hàng hóa USA có, mark China có, Italy hay in Mexico cũng đầy dẫy. Tại một gian hàng khách hàng lựa equipment đấu tố:
- Manufactures in HongKong, China is no good
Ông Mỹ già da thịt nhăn nheo như ổ bánh mì thịt nguội Lee's sandwich bán hàng, chìa cái bụng phệ chang bang tợ cái trống chầu, làm căng cứng cái áo thun ướt đẫm mồ hôi, có lẽ vì nóng nực:
- Now every thing in the United States regular makes in China.
- Why"
Ông ta cười tủm tỉm:
- You ask me why" You really don1t understand a lot of US company now goes into Asian, especially in Singapore, China because labor in there is very cheap. Highest salary of each day will probably pay per a worker is only 3 dollar.
Expenses is not much as than in the United States.
- My goodness!
- You better buy goods from other country in stead of the US. You are really a guy very, very smart!
- The true is that"
- Of course!
Ở gian hàng khác bày bán các đồ chơi trẻ nít búp bê, chai lọ, bông hoa. Một bà già tàn tật chống wailer đi khệnh khạng thiếu điều vấp té, mừng quýnh khi mua được chiếc xe electronic whellchair giá $150 trong khi ở tiệm hàng handicap giá một xe ít nhất $1.500.
 Một ông bạn mua tools lựa một đống tools chỉ trả có $6
Chị người Miên ghé vào khu hàng xén trả giá một xe đẩy chở em bé:
- How much"
- 45!
- 15 dollar, OK"
- No
Lúc chị xề qua gian hàng khác, bị kêu lại:
- You can take it!
Một khách hàng chê:
- You pay it with over price!
Chị Miên đủng đỉnh đặt đứa nhỏ vào xe, ung dung đẩy đi xem các hàng triển lãm khác.
Tại hàng trưng bày bán radio, CD, DVD, mở nhạc Bằng Kiều để câu khách, một cụ ông Việt Nam chắc mới qua Mỹ lấy ra cái cassette này xăm xoi rồi để lại chỗ cũ, lấy cái khác lật ngược lật xuôi, bấm nút lia lịa, dường như tìm kiếm khuyết tật để kỳ kèo mua rẻ. Cô chủ hàng mặt đỏ như xôi gấc, dường như bị say nắng, ra giọng Huế ca tụng món hàng y chang vọng cỗ nói lối:


- Hàng tôi bán đều tốt hết cả. Anh lấy về nghe mỗi trưa đều có Thanh Tùng đọc tin tức bổ ích lắm.
- Giá cái đỏ này bao nhiêu"
Chủ hàng dò tóc quăn queo như ổ quạ:
- Dạ tui để chỗ anh em $15
Khách bóp tay rắc rắc:
- Giá mà $15. Chừng $10 thôi.
- Tôi không lời nhiều đâu anh à. Trời cũng trưa rồi tôi để cho ông $14 chắc giá đó. Bán làm quen! Ông lucky lắm!
Khách quyết định:
- Tui chỉ trả được $10 thôi. Chị không bán tôi đi, chào chị... ủa chào cô nhé!
Kèo nài nói dẽo kẹo kéo:
- Nhích chút nữa đi anh
- Không!
- Anh lấy đi!
Cầm cái cassette bỏ vào xách lòng hỏi lòng "Có mắc không vậy ta".
Ở đằng kia, chỗ thiên hạ tụ rất đông. Có cả security để giải quyết một vấn đề "ăn cắp" bị tri hô.
   Một anh Mễ tướng tinh cao ráo, mặt hồng hào trông rất bãnh trai bô bô:
- I don't steal any thing from him.
Sercurity chất vấn:
- Why you have it in your pocket"
Mặt hắn tái mét nhưng vẫn chối quanh:
- I bought it from there.
- Where"
- Uh U... h!
- You show me where"
- Uh. U... h!
Anh sercurity há còng xiềng hai tay anh ta lại, và dẫn đi về hướng văn phòng chợ trời làm việc.
Trưa trời nắng gắt tóe lửa như quạt bếp hồng. Hai cô gái Mỹ mặc áo hở ngực và chiếc quần đùi, khoe cặp đùi trắng nỏn nà và đôi bồng đảo vun tròn nẩy nở, đàn ông đi ngang qua đều phải ngó ngoái lại để chiêm ngưỡng một sắc đẹp diễm kiều như tranh vẽ. Tôi bắt nhớ hai câu thơ lột trần nếp sống xã hội văn minh hiện tại "Đít lo phận đít đít rung rung. Vú vui duyên vú vú bập bềnh."
Vài đám thanh niên mặc áo thun trắng thể dục phô trương bắp thịt tay chân kiến càng lực lưỡng làm cho các cậu thanh niên thiếu thể dục phải trầm trồ khen ngợi. Nhiều đám người đẩy xe cút kít trên chở thùng đầy hoa quả: cam, quít, xoài, bắp. Tất cả đều vui cười khi ra cửa, có thể họ đã mua được những vật dụng cần dùng với giá rẻ hay tìm tòi được những vật lạ .Tôi đứng ở cửa ra, sang xách tay cho đỡ mỏi bỗng nhiên gặp một người bạn cũ trước đây đi lính Sư đoàn 5 ở Bầu Bàng, tên anh ta là Thủy. Hai anh em gặp mặt nhau mừng rỡ như Ngưu Lang gặp lại Chức Nữ sau thời gian dài tương tư không gặp gỡ.
Một Mỹ đen "Bao Hắc Tử" xung thiên khi chiến tranh mặc cả.    Khách hàng:
- One dollar and half for this. This thing too old.
Mỹ đen cự nự:
- Leave my thing at old place. I don’t care whether you boy or not.
- I can't pay for this three dollar
Ông bán hàng giận dữ:
- Go! Go!
- Khách hàng Việt Nam quày quả bỏ đi càm ràm:
- Đ. M. mày!
Tôi lần bước tới cửa exit ra về. Đi quanh quẩn trong khuôn viên chợ trời mua được nào đồng hồ đeo tay Seiko làm ở Nhật. Nào dây chuyền vàng cho cháu làm ở Thụy Sĩ, cái vòi tưới nước. Cuộn dây conection điện. Cái cuốc đất. Một thùng xoài, một bó rau tươi.
   Trời càng lúc trở nên hừng hực. Dãy cây dựa hàng rào đứng yên không chút gió lay động. Ở hàng bông chủ nhân đang tưới nước cho hoa khỏi héo. Vài cánh hoa hồng rơi lả tả. Tôi bước vào đám hoa để chọn một bông huệ tươi về cúng bàn thờ tổ tiên. Khi mua được bó hồng đẹp ra về thì mới hay xe đẩy của tôi tự dưng biến mất, bên cạnh đó là một xe đẩy với mấy bao nilon không, rõ ràng là mưu mô Quách Hòe dùng mưu dụng mưu tráo chúa! Tôi lủi thủi đẩy chiếc xe của Quách Hòe ra về với một tâm trạng thiểu não của Hoàng hậu bị linh miêu tráo chúa! Còn lại chút thì giờ, tôi trở lại mua các món hàng đã mất.
Về nhà tôi bày các món hàng mua được ở chợ trời ra giữa nhà. Đồ vật sút sổ, lỉnh kỉnh tung tóe trên sàn nhà. Tôi thì mừng nhưng vợ tôi mặt lại kém tươi khi nhìn một núi vật dụng từ chợ trời về nhà. Nhà mobilhome chật chội không đủ chỗ để.
Bà chặt lưỡi kêu trời:
- Không biết tôi phải quỳ lạy ông bao nhiêu lần nữa ông mới đừng cộ đồ chợ trời cho tui khỏi mất công dọn dẹp. Trời ơi trời!
Trước hồ hởi giờ chán nản:
- Tui mua tui chịu ai biểu bà dẹp đâu mà bà than!
- Đồ này là đồ của người ta liệng ông lại đi mua về. Kỳ không" Quái gở không" Ông mua rồi kêu con lấy xe chở có làm tình làm tôi nó không"
- Không cần tụi nó nữa đâu. Bà đừng kể lể tui nghe điếc tai lắm!
-  Vậy chớ làm sao ông đem thứ này về"
- Bạn.
Vợ tôi cười khẩy:
- Bạn ông rảnh cho ông lắm hả"
Tôi ngồi phệt xuống sàn nhà hai tay bó gối ngẫm nghỉ vợ con nói chí lý, đồ vật ở chợ trời là những đồ vật phế thải. Hoặc đồ vật của người chết, người nhà để lại đem ra bán. Cũng có thể là vật quý báu người ta mua nhưng không xài bây giờ đem ra bán lại, gỡ vốn chút nào hay chút náy. Tùy mỗi người có thú vui chợ trời mà mua sắm các hàng vật ở đó.
Riêng tôi, là người đam mê đi chợ trời. Một nhà tâm lý xác định trên báo chí những  người ham mua đồ chợ trời như tôi là những người bị bệnh thú chợ trời. Như một bịnh nhân tâm thần thích cộ đồ chợ trời. Quả thật đúng như vậy không tuần nào tôi không đi Flea market một ngày. Sáng ngày mai đi, tối nay tôi không ngủ được như ngày mai cưới vợ không bằng.
   Tôi cười lỏn lẻn một mình, sung sướng vì hôm nay mua được cái massage có từ 1882 nghĩa là tôi đã collection một vật quý báu có cách đây 100 năm. Tôi đinh ninh Viện bảo tàng của United States sẽ mua lại nó với giá chắc chắn không dưới 100 ngàn dollar.
 Thú đi chợ trời coi vậy mà không ngu đâu phải không bà xã hé"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,462,111
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến