Hôm nay,  

2007: Viết Từ Katrina- Louisiana

14/06/200700:00:00(Xem: 125005)

Người viết: THÍCH PHỔ HOÀ

Bài số 1270-1881-586vb4130607

*

Tác giả tên thật là Phan Cảnh Tuân, pháp danh Hồng Liên, một huynh trưởng được kính nể của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Hiện đã xuất gia tại Trung Tâm Tu Học và Huấn Luyện Thích Quảng Đức, Nam California. Như tựa đề, bài viết là ký sự đặc biệt về một chuyến đi làm công tác thiện nguyên tại vùng đất từng bị trận bão lụt Katrina tàn phá gần 2 năm trước đây.

*

New Orleans, tháng Tư, 2007. Tôi đến thành phố nầy hôm nay là lần thứ hai.

Cách đây hai năm, tôi được anh chị em Gia Đình Phật tử miền Tịnh Khiết mời về tham dự Trại Huấn luyện Lộc Uyển, A Dục, hồi đó vì có ít thì giờ và công việc của Trại chiếm hết nên tôi không được đi ra ngoài để tham quan thành phố.

Năm nay -hai năm sau trận bão Katrina, tràn qua miền Nam Florida vào ngày 25 tháng tám 2005- tôi đã có dịp đọc thêm, biết thêm  về tai họ lớn lao này. Katrina đã tàn phá trực tiếp suốt một vùng đất rộng lớn trên 230,000 km vuông trong vùng vịnh Mexico thuộc các tiểu bang Louisiana, Mississpi và Alabama. Thiệt hại nặng nề nhất là vùng đông dân cư như New Orleans, thành phố lịch sử này bị ngập lụt có nơi hơn 6m. Trận bão Katrina và ngập lụt ở New Orleans được mô tả như là một thiên tai tệ hại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ từ trước đến nay. Con số thiệt hại về vật chất được ước tính lên trên 125 tỷ Mỹ Kim.

Thành phố New Orleans được xây dựng trên một lòng chảo nằm giữa sông Mississippi ở phiá Nam và hồ Pontchartrain ở phía Bắc. Đây là vùng có nhiều nơi mặt đất thấp hơn mực nước biển trên 2mét. Để dể hình dung, có thể ví vùng lòng chảo New Orleans như Đồng Tháp Mười ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ khác một điều là New Orleans không bị bỏ hoang nhuư Đồng Tháp Mưới mà là một đô thị phát triển, được bảo vệ bởi một hệ thống đê bao quanh tường chắn sóng và trạm bơm nước lo việc thoát nước cho thành phố khỏi bị ngập lụt.

Sáng ngày 30 tháng Tám 2005, 5 đoạn đê của hệ thống đê bao này bị vỡ.

Mực nước trong hồ Pontchartrain lúc đó đã cao hơn mức bình thường trên 4m.  Hệ thống trạm bơm bị tê liệt, do mất điện, số lượng nước này không có lối thoát và tràn ngập thành phố.  Theo ước tính của chính quyền địa phương, khoảng 80% thành phố bị ngập, có nơi sâu trên 6 mét,  đã gây thiệt hại nặng nề chưa từng thấy.

Katrina đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ sở lọc dầu ngoài khơi Louisiana. Có ít nhất 3 dàn khoan dầu tại vịnh Mexico đã bị nước lũ cuốn trôi đi, 9 dàn khác bị hư hại nặng. Nhiều ngành quan yếu trong kỹ nghệ dầu và khí đốt tại vịnh Mexico đã phải đóng cửa.  Tình trạng này góp phần  đẩy giá dầu thế giới tăng cao.

Trận bão Katrina đã gây xáo trộn cuộc sống không chỉ cho cư dân vùng vịnh Mexico mà còn cho toàn Hoa Kỳ. Dân tị nạn từ Louisiana và Mississippi chạy đến các tiểu bang Texas, Utah, New Mexico, Arizona, Neveda và California. Tổn thất nhân mạng hàng trăm người và một số mất tích.  Hàng trăm nghìn cư dân phải di tản. Các sòng bài nổi nằm trên tàu thuyền bị hư hại- có tới sáu sòng bạc nổi tại ba thành phố duyên hải vùng vịnh Mexico đều bị phá hủy. Việc học hành của con em bị trở ngại, việc di tản vội vã 6,000 tù nhân, khiến ¾ hồ sơ phạm nhân bị thất lạc. Trận bảo lụt vừa qua làm gia tăng các hoạt động tội phạm như trộm cắp, cướp bốc, hiếp dâm, sổng tù nương vào tình thế lộn xộn vì bảo lụt, nhiều kẻ tội phạm tình dục "sổng chuồng" sống chen lấn vào đám đông người di tản, khó có thể phân biệt được với người lương thiện.

Katrina cu4ng đã gây ra các bệnh truyền nhiểm như dịch tả, sốt rét, do nước lụt kéo tới sinh ra nhiều muổi mòng, trùng độc, lở da. Bão còn tạo ra những nguồn nước độc. Một làng người Da đỏ ở phía Nam Port Sulphur dường như nay đã biến đâu mất, khắp nơi từng luồng nước đen ngòm đang chảy xiết qua những con đê cũ vở ra vì nước lũ.

Hai thành phố New Orleans ở Louisiana và Christian Pass ở Mississippi cũng như cả một vùng rộng lớn ở hạ lưu sông Mississippi coi như bị phá hủy y như vừa bị một trái bom nguyên tử vừa ném xuống, đó là cảm tưởng của một cư dân ở Louisiana nói với phóng viên của Reuters về sự tàn phá do trận bão Katrina gây ra.

Tờ Los Angeles Times, trong một bài báo có nhan đề "Thành phố lịch sử bị cuốn trôi vào cỏi thiên thu" (Historic Town Swept to Eternity) có đoạn viết về Christian Pass của Mississippi: "Những hàng hiên trắng của các biệt thự miền Nam tồn tại từ hằng thế kỷ đã được dựng lên để che bớt nắng chiều, hoa sơn trà và hoa mộc lan nở rộ, tỏa hương thơm ngát không gian. Ngoài vịnh Mexico là những chiếc du thuyền lấm tấm lung linh trên biển nước. Bão Katrina đã xóa sạch những cảnh đó. Bãi biển Christian Pass được liệt vào Thắng Tích Lịch Sử Quốc Gia vì những kho báu thời Tiền Nội Chiến nay chẳng còn gì ngoài một chiếc bè tả tơi bẹp dí chổ này và một chiếc xe đạp cong queo nằm han rỉ nơi kia."

Ngành ngư nghiệp bị thiệt hại nặng, hầu như toàn bộ các đội đánh cá, đánh tôm cùng các ngư cảng bị phá hủy. Ngành nông nghiệp cũng bị vạ lây, một số lượng lớn hoa màu đang chờ thu hoạch bị nước cuốn trôi, sau trận bão Katrina hạ lưu sông Mississippi trù phú ngày nào bây giờ chỉ là những cánh đồng nước bạc mênh mông tựa lưng vào nền trời màu xám xịt.

Katrina đã qua hai năm, nhưng hậu quả tàn khốc của nó cho đến nay người dân vùng hạ nguồn sông Mississippi - trong số này có nhiều đồng bào Việt- vẫn phải tiếp tục chịu đựng. Tại vùng thiên tai này, Gia Đình Phật Tử Vạn Hạnh, anh chị em ruột thịt của chúng tôi cũng đang tan nát lạc đàn, không biết bao giờ mới quy tụ về lại được đông đủ.

Để góp sức hồi sinh vùng  đất từng bị  Katrina tàn phá, từ  gần hai năm nay, những người thiện nguyên từ khắp nơi đã dồn công sức về New Orleans.

Liên tục ngày đêm, hết đoàn này đến đoàn khác,  từ chốn hoang tàn đổ nát, họ đang cùng người dân gầy dựng, chăm sóc cho mầm sống vui tươi trở lại. Họ là những  thiện nguyện viên tuyệt vời, những tâm hồn đẹp đẻ của Thiên Thần, những tấm lòng vị tha, từ bi của các vị Bồ Tát. Từng đoàn, từng đoàn -đủ màu da sắc tộc, không phân biệt tôn giáo, tuổi tác, giới tính-  họ vui vẻ đến, nhận công tác, lặng lẽ làm việc, rồi lặng lẽ ra đi, đoàn khác đến.

Tôi có duyên may được dự phần vào  một trong các đoàn người thiện chí đó và rất hạnh phúc khi được chứng kiến sự mầu nhiệm của tình người, khi họ cùng nhau góp công, góp sức, âm thầm làm công việc được giao phó.

Nhờ thành tích thiện nguyện của các em ở "Raise your Hand- Together We Walk," đoàn chúng tôi được sự bảo trợ của hội Hồng Thập Tự Huê Kỳ. Lên xe lửa từ nhà ga Ontario,  đi hai ngày hai đêm, men theo đường biên giới giữa Huê Kỳ - Mexico, chúng tôi đi qua nhiều thành phố: Tuscon, El Paso- San Antonio, Houston rồi đến New Orleans.

Nói đến xe lửa tại Huê Kỳ ai cũng biết cái tên Amtrak. Với tuyến đường dài 35, 000 km đi qua 500 địa điểm thuộc 46 tiểu bang Huê Kỳ, năm 2006 Amtrak có số hành khách là 25 triệu người.  Theo báo chí thăm dò cho biết thì nhiều người Mỹ vẫn còn thích di chuyển bằng xe lửa, vì được nhìn ngắm phong cảnh một cách thỏa thích. Trên xe lửa Amtrak có phòng nghỉ, nhà hàng ăn, có nước nóng ở phòng tắm và đặc biệt có một toa xe dành cho hành khách ngồi ngắm cảnh, chung quanh toa xe này đều là cửa kính, cả trên trần cũng bằng kính. Đêm đầu tiên trên xe lửa,  tôi đã lặng lẻ vào ngồi một mình ở toa đặc biệt này. Con tàu nhẹ nhàng trôi qua vùng sa mạc Houston- Texas mênh mông bát ngát.  Đêm ấy 18 ta, trăng rất đẹp. Sa mạc dưới trăng mờ và sương khuya lảng đãng. Đây là lần đầu tôi đi xe lửa trên đất Mỹ, và đi dài ngày qua nhiều thành phố, thấy được cái rộng lớn,  bao la bát ngát của đất nước Huê Kỳ.

Đêm càng về khuya, sương càng dày đậm, cảnh vật  huyền ảo như mây như khói. Tôi đã ngồi tĩnh lặng như nhập vào thiền định cho tới khi nhìn qua cửa sổ toa xe, vầng trăng  không còn với tôi nữa.

Chiều 3 tháng 4 lúc 3 giờ 42 phút, con tàu nhẹ nhàng đưa chúng tôi vào ga New Orleans - Amtrak train Station.  Ra đón chúng tôi tại sân ga có Huynh Trưởng Phó Trưởng Ban Hướng Dẩn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Huê Kỳ, cùng Trưởng Đặng Toàn (Gia Đình Phật Tử Vạn Hạnh) và ông Brenden Hendrix đại diện American Red Cross. Cuộc đón tiếp tuy ngắn ngủi nhưng đậm đà tình thân.

Nhận lãnh hành lý xong, chúng tôi về nhà Trưởng Phó Trưởng Ban, vừa ăn cơm tối vừa sắp xếp việc làm cho những ngày kế tiếp. Chờ chúng tôi tại tư gia Trưởng Phó Trưởng ban Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Huê Kỳ có đông đủ Gia Đình Vạn Hạnh,  đặc biệt có trưởng pháp danh Kiến Trí, Gary McMillen.  Gary là một người Mỹ chính thống, anh đã quy y, đã dự nhiều trại huấn luyện GĐPTVN và đã sinh hoạt với Vạn Hạnh trên 10 năm, đây là một điều hiếm có. (Gary nói khá thông tiếng Việt, bạn nào muốn làm quen, thì đây số điện thoại (504) 812-0490 của Gary.)

Trong buổi cơm thân mật hôm ấy, ngoài anh chị Thông, Gary, Toàn, có các anh các chị Võ Đặng, chị Nga, chị Thủy và anh Liên đoàn Trưởng Tuấn. Bữa cơm rất ngon, xin thành thật cảm ơn chị Thông, bác gia trưởng Gia đình Vạn Hạnh.

Ngay sáng hôm sau, đoàn chúng tôi "ra quân" lần đầu. Trong đoàn chúng tôi tham dự có huynh trưởng Đức Châu Vũ Ngọc Khuê, Michelle, Rico, Victoria, Vivian, Elizabeth và Crystal-phần đông các em ở nhóm thiện nguyện "Raise Your Hanh- Together We Walk", còn những người lớn như chị Victoria và chị Michelle phục vụ trong ngành y tế và giáo dục.

Tại khu “công trường” hội Hồng Thập Tự  đã cho dựng lên 500 Trailers làm nơi ở, vừa cho người tị nạn bão lụt mới hồi cư, vừa cho các đoàn thiện nguyện tới làm việc.

Có  tám tổ chức đã cùng sống và cùng nhau  làm việc liên tục cả tuần lễ:

1. Raise your hand. Together we walk.

.InterAmerican Restoration Corporation

3. American Red Cross

4. AmeriCorps  National Civilian Community Corps

5. Fire Department in New York

6. Fire Department in New Orleans

7. Ohio Teacher and Student group Grove City Christian School

8. Women Shelter in Chalmette Battered.

Trong buổi làm việc đầu tiên, đoàn chúng tôi gặp ngay nhóm Ohio student có Emily, John... khá quậy nhưng dễ thương.

Công việc chung của đoàn hàng ngày là cùng nhau dọn dẹp, tu bổ các khu nhà bị hư hại, dọn dẹp rác rưới, sửa chữa các bức tường đổ nát,  sơn phết lại nhà cửa, làm lại nền nhà, trải lại thảm mới. Những ngôi nhà tu bổ sửa chửa xong được xem xét cẩn thận, sau đó sẵn sàng  để phân chia cho những gia đình di tản trở về định cư.

Trong những ngày  làm việc, khi có giờ rảnh,  các em trong đoàn chia nhau đến thăm các bé ở viện mồ côi, giúp săn sóc, chuyện trò và tiếp tay dạy dỗ các em bé chậm lụt, học kém...

Trong chuyến công tác nầy, chúng tôi vừa học hỏi lẫn nhau, vừa làm việc,  cố gắng gieo vào lòng nhau niềm tin tưởng, tin vào nhau để giúp đở nhau trên đường phụng sự xã hội, làm dịu bớt đau thương của cuộc đời.

Trong những ngày cùng làm việc với nhau, có hai sự việc xảy ra làm tôi xúc động và nhớ mãi.

Một lần, trong khi dọn dẹp rác, Crystal nhặt được một tấm hình cũ, và một con búp bê. Tấm hình chụp cả một gia đình đoàn tụ , mọi người trong hình đều vui vẻ. Con búp bê thì thật là xinh xắn. Tôi thấy Crystal đứng lặng tần ngần nhìn tấm hình, nhìn con búp bê, và tự nhiên em khóc.  Chắc đó là lúc em liên tưởng đến gia đình nạn nhân bão lụt Katrina nầy, và chủ nhân của con búp bê. Không hiểu hiện nay họ phiêu bạt nơi nào, còn sống hay đã chết.  Nhìn khuôn mặt Crystal đầm đìa nước mắt lòng tôi cũng nôn  nao thương cảm.

Một lần khác, sáng hôm đó, sau khi dậy sớm đi thiền hành trở về trại, chị Vi bảo tôi, Emily tìm Thầy. Lát sau, Emily đến gặp tôi với một chùm hoa tím và trắng rất đẹp. Cô nói đây là bó hoa do cô dậy sớm, vào ruộng cắt, hái khi hoa còn ngậm sương mai, và trân trọng trao tặng tôi bó hoa kèm theo lời cầu chúc  sức khỏe. Vì quá đột ngột tôi không chuẩn bị quà để trao lại. Nhớ ra còn chuổi ngọc thường đeo ở cổ, tôi bảo Emily cúi đầu xuống, tôi trao tặng cô chuổi ngọc qúi đó và dặn dò, mỗi lần đi làm việc thiện, nên nhớ cầu nguyện cho mọi người được sống hạnh phúc, an lành. Emily im lặng cảm động. Cả thời gian công tác, Emily đeo giữ mãi chuổi ngọc bên mình.

Trong buổi lễ do tôi làm để cầu nguyện cho nạn nhân bão lụt Katrina, Emily và Crystal là hai người cầu nguyện chăm chú nghiêm trang nhất.

Tuần lễ cùng  sống và làm việc rồi cũng kết thúc. Mọi người chia tay nhau trong bùi ngùi, thân ái. Bài này được viết ra để tán thán công đức của tất cả các anh chị em thiện nguyện đã và sẽ còn tiếp tục đến với nạn nhân bão lụt Katrina. Kẻ viết xin cảm ơn Trưởng Đặng Toàn đã theo suốt thời gian đoàn công tác ở New Orleans để giúp đở. Cảm ơn Trưởng Phó Trưởng Ban GĐPT/VN tại Huê Kỳ, cùng tất cả Anh Chị Gia Đình Phật Tử Vạn Hạnh. Cảm ơn tất cả Anh Chị em các toán thiện nguyện nhất là các sinh viên ở Ohio. Xin cảm ơn Trưởng Tâm Quảng Hoa, Victoria Nguyễn đã liên lạc với nhiều tổ chức thiện nguyện để tổ chức thành công chuyến công tác nầy. Nếu đọc bài này, Anh chị em thanh niên, Hướng Đạo sinh, hay các Đoàn Thanh niên Tôn giáo nào muốn tìm hiểu thêm công tác cùng những chuyến đi sắp tới vào tháng 7/2007 tại Mexico, xin liên lạc với:

- Victoria Nguyễn: [email protected]

Đặng Toàn: [email protected]

Anh Thư (Vivian) email: [email protected]

Michell s email: [email protected]

Riêng phần kẻ viết, xin thành kính nhớ ơn đến một người đã làm thay đổi hẳn đời tôi. Người mà tôi hằng kính mến, người đã gieo vào tâm hồn tôi niềm tin yêu vào cuộc sống. Người ấy là Thầy tôi- Thầy Thích Từ Lực kính mến.

Trong một lần nào đó, tôi được nghe nhạc sĩ Từ Công Phụng nói: "Hãy cố gắng thương yêu nhau trong cuộc đời ngắn ngủi và đầy đau thương này!" Tôi chưa được vinh dự quen hay gặp lại người nhạc sĩ này, nhưng lời ông nói tôi vẫn nhớ. Nhớ và thấy: Từ hành động tuyệt vời của các thiện nguyện viên, tới cuộc sống giản dị của Thầy tôi, cuộc đời có bao điều tốt đẹp. Làm sao mà không thương, không quý cuộc đời nầy./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,722,093
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến