Hôm nay,  

Cái Chết Của Con Thiên Nga

15/01/200700:00:00(Xem: 153753)

CÁI CHẾT CỦA CON THIÊN NGA

Người viết: Karen N. Nguyen

Bài số 1176-1788-496-v8140107

Karen N. Nguyen , sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O., hiện là dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia. Cô đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước Mỹ: "Chuyện Cấm Đàn Ông;" "Viết Cho Em Trai Tôi..." và đã nhận một trong 4 giải chính Viết Về Nước Mỹ 2004. Bài mới nhất của cô lần này là chuyện về một bé gái Mỹ được mẹ giáo dục theo kiểu “home schooling” học ở nhà, không đến trường.

*

Dạo mới quen Jim,  hai đứa đi Costco,  An thấy Jim cứ hay tạt vào nơi bán mấy chương trình computer để xem. Không phải xem mấy thứ cho người lớn,  mà là xem những chương trình computer dạy toán,  văn phạm,  tập đọc,  tập viết v.  v… Anh xem để mua cho cháu của anh,  con bé Erin,  Jim giải thích với An. Erin nó đi học thì mấy môn này nó học ở trường cô giáo dạy là đủ rồi,  sao lại phải mua như vầy,  An thắc mắc. Erin nó không có đi đến trường,  Jim nói với An,  Erin học ở nhà,  home schooling,  má nó dạy. 

Home schooling" Học ở nhà" Ủa,  ở Mỹ không phải con nít đứa nào cũng phải đến trường hết sao kìa,  An hỏi Jim. Trẻ con ở Mỹ có thể đến trường học,  hoặc có thể học ở nhà,  Jim nói với An. À,  ra thế đó. 

Erin học ở nhà. Sue,  mẹ của Erin,  em gái Jim,  ngày trước là cô giáo tiểu học,  sau khi lập gia đình thì quyết định ở nhà nuôi con và dạy con học sau khi Erin chào đời. Không cho con bé đi học ở public school trên này,  cô tuyên bố,  tụi con nít tính tốt thì ít mà tính xấu thì nhiều,  con bé Erin sẽ bị nhiễm mấy thói hư tật xấu của tụi nhỏ kia thôi,  cô nói vậy. Private school thì mắc quá,  nhà không kham nổi học phí,  Sue phân trần,  Erin học ở nhà cũng sẽ không thua kém mấy đứa trẻ học trường tư đâu. 

Erin ở nhà,  học với mẹ. Ngoài giờ học,  cô bé được cho đi học đàn harp,  học múa ballet và tập dancing. Mùa hè cô bé được mẹ đưa ra hồ bơi để bơi,  mùa đông thì đi vào ice rink để trượt băng. Jim nói với An là Erin thích múa ballet lắm,  mơ ước của cô bé là lớn lên trở thành một diễn viên múa ballet. Năm nào đoàn ballet của City vùng Erin ở mùa Christmas cũng có diễn vở múa "The Nutcraker" và năm nào Erin cũng có một vai nhỏ trong đó,  đóng vai party girl,  một trong những cô gái nhỏ nhảy múa đùa vui vòng quanh cây thông giáng sinh trong màn đầu của vở múa,  và năm nào cô em gái Jim cũng giử cho Jim một dĩa CD thâu lại phần trình diễn của Erin,  cùng với hình chụp. Jim cho An coi hình Erin,  trong hình là một cô bé dáng người thanh mảnh,  tóc nâu dài ngang vai,  khuôn mặt thanh tú hai mắt to tròn rụt rè,  ngây thơ với cái nhìn của một chú nai con. Dịu dàng như một cành lan và mong manh như sương,  ấn tượng của An về Erin là như vậy. Cô bé nhìn cứ như là món đồ pha lê dễ vỡ,  cô em của Jim bảo vệ con gái mình kỹ quá xá,  An thầm nghĩ. 

Về sau,  qua những lần nói chuyện với Sue và tự tìm hiểu thêm,  An có chút khái niệm về chuyện homeschooling,  học tại gia. Mỗi tiểu bang ở Mỹ có những luật riêng về chuyện học ở nhà. Ở tiểu bang của Erin,  có 2 cách học tại gia cho trẻ con từ 6 đến 18 tuổi. 

Cách thứ nhất,  mỗi năm bố mẹ đứa trẻ viết một thông báo gởi đến cho hiệu trưởng của trường học ở địa phương mình ở. Bố/mẹ đứa trẻ được coi là đủ tiêu chuẩn làm công tác giảng dạy nếu có bằng high school,  GED,  hay có kết quả test cho thấy có trình độ tương đương với trung học. Thậm chí,  nếu chưa có bằng tốt nghiệp high school,  người dạy đứa trẻ có thể làm việc dưới sự hướng dẫn của một người có bằng đại học cho đến khi đứa trẻ làm test đạt kết quả tốt,  cho thấy học trò am hiểu tường tận môn học,  hoặc cho đến khi bố/ mẹ có được high school diploma hay thi đậu bằng GED. Mỗi năm đứa trẻ học 900 giờ ở nhà,  bao gồm các môn về ngôn ngữ,  địa lý,  lịch sử của nước Mỹ và của tiểu bang,  toán ,  thể dục,  nghệ thuật,  khoa học thường thức,  cơ cấu tổ chức chính quyền,  và cứu thương cơ bản. Mỗi năm kết quả học hành của đứa trẻ được gởi kèm với thư viết cho hiệu trưởng của trường tại địa phương. Kết quả có thể là điểm số của bài thi tương tự như bài thi học sinh làm ở trường (standardized test scores),  hay một bài viết nói lên những tiến bộ của đứa trẻ qua các môn học ở nhà,  hay bài đánh giá của một thầy/cô giáo có bằng hành nghề sau khi xem qua kết quả đạt được trong năm của đứ trẻ. 

Cách thứ nhì,  mỗi năm nhà đứa trẻ gởi một bản thông báo đến Bộ Giáo Dục của tiểu bang trước ngày 30 tháng 9,  đồng thời gởi 1 bản thông báo đến cho ban phụ trách giáo dục của học khu trong vòng 2 tuần đầu của năm hoc. Người dạy chính phải có bằng Đại Học cấp bởi một trường College hay university được Mỹ công nhận. Các phụ giáo không có bằng đại học có thể dạy đứa trẻ đến 12 giờ/ tuần. Theo cách này,  mỗi năm đứa trẻ học 182 ngày,  mỗi ngày ít nhất 5 giờ,  không tính nghỉ giữa giờ. Các môn học cũng giống như phần trên,  âm nhạc được tính trong phần nghệ thuật,  và ngoài ra đứa trẻ còn phải học vêphòng chống hỏa hoạn. 

Theo lời Jim,  Sue có mấy cô bạn là cô giáo tiểu học và trung học,  thành ra đến cuối năm học là mời bạn mình đến nhà để đánh giá kết quả học tập của Erin và năm nào cô bé cũng pass. Erin nó không bao giờ làm mấy bài kiểm tra ở lứa tuổi nó như mấy đứa nhỏ đồng trang lứa cả,  Jim nói với An,  thành ra anh cũng không biết là con bé có thật sự ở đúng trình độ của nó hay không nữa. Lần nào anh đi ra nhà sách,  ra Costco,  thấy mấy chương trình computer gần với lớp của Erin đang học thì anh mua và gởi cho con bé. Erin có dùng mấy chương trình computer đó để học hỏi hay không,  anh không biết được,  nhưng với tư cách là cậu của con bé,  anh ở xa,  đâu có cách nào hơn đâu,  Jim giải thích với An. Mấy cô giáo đánh giá trình độ của Erin là bạn của Sue,  thế nào lại chẳng có chút thiên vị,  chút tình cảm trong phần đánh giá,  An thầm nghĩ trong đầu,  nhưng không nói ra. Biết đâu Erin học giỏi vượt hơn mấy đứa trẻ cùng trang lứa với con bé" An đọc báo,  vô số lần thấy những bài báo viết về những đứa trẻ học ở nhà   đi thi những cuộc thi tầm cỡ quốc gia về đánh vần,  về kiến thức địa lý,  về toán…. .  và đạt kết quả xuất sắc,  những đứa trẻ học ở nhà học xong high school khi mới 12,  13 tuổi,  rồi vào học đại học không thua kém ai hết,  rồi An lại nghĩ vẩn vơ về Erin,  cô bé có đôi mắt nai dịu dàng và mong manh,  Erin học ở nhà được những gì hả Erin"

Mấy lần theo Jim về quê chàng chơi,  Jim dẫn An đến thăm vợ chồng Sue và Erin. An tò mò muốn xem Erin học ở nhà thì học như thế nào,  hỏi Sue. Ồ,  chương trình học cho mấy đứa trẻ homeschooling thì nhiều vô số kể,  Sue khoe,  bật internet lên là vô số thông tin ở trên đó,  rồi bao nhiêu là phụ huynh cũng dạy con ở nhà đăng kinh nghiệm lên net,  rồi có mấy nhóm phụ huynh dạy con tại nhà ở địa phương này tổ chức field trip cho tụi nhỏ đi đây đi đó…. .  Erin mới được nhận vào một trường học trên internet,  Sue nói,  thế nào lại chẳng  có chút thiên vị,  chút tình cảm trong phần đánh giá,  An thầm nghĩ trong đầu,  nhưng không nói ra. Biết đâu Erin học giỏi vượt hơn mấy đứa trẻ cùng trang lứa của bé" An đọc báo vô số lần thấy những bài báo viết về những đứa trẻ học ở nhà đi thi những cuộc thi tầm cỡ quốc gia về đánh vần,  về kiến thức địa lý,  về toán… và đạt kết quả xuất sắc,  những đứa trẻ học ở nhà học xong high shool khi mới 12,  13 tuổi,  rồi vào học đại học không thua kém ai hết,  rối An lại nghĩ vẫn vơ về Erin,  cô bé có đôi mắt nai dịu dàng và mong manh,  Erin học ở nhà được những gì hả Erin"

Mấy lần theo Jim về quê chàng chơi,  Jim dẫn An đến thăm vợ chồng Sue và Erin.  An tò mò muốn xem Erin học ở nhà thì học như thế nào,  hỏi Sue. Ồ,  chương trình học cho mấy đứa trẻ homeschooling thì nhiều vô số kể,  Sue khoe,  bật internet lên là vô số thông tin ở trên đó,  rồi bao nhiêu là phụ huynh dạy con ở nhà đăng kinh nghiệm lên nét,  rồi có mấy nhóm phụ huynh dạy con tại nhà ở địa phương này,  tổ chức field trip cho tụi nhỏ đi đây đi đó…Erin mới được nhận vào trường đại học trên internet,  Sue nói,  trường cung cấp sách giáo khoa và cả computer nhà không phải tốn chi phí gì cả,  state đài đọ hết cả đó. Erin chỉ dùm computer để vào mấy trương trình học của trường trên internet thôi,  không được dùng computer vào các mục đích khác. Erin làm bài kiểm tra để xếp vào trường này và được xếp vào lớp 6,  Sue tự hào nói với Jim và An. 

Mấy giờ sáng thì Erin thức dậy,  bao giờ thì Erin ngồi vào computer để học bài,  làm bài,  An không biết được. Nhưng qua lời kể của Sue,  thì An biết được là Erin mỗi tuần đi học đàn harp hai lần,  chơi đàn harp tính như là môn âm nhạc trong chương trình học tại gia của Erin. Erin học múa ballet bây giờ đã đứng được và đi trên mấy đầu ngón chân,  mùa Giáng Sinh sẽ đóng đến hai phần trong vở múa "The Nutcracker",  vai party girl như mấy năm trước trong phần đầu của vở múa và vai snow girl trong phần sau. Cậu mợ Jim/An muốn nghe ngón đàn của Erin,  và Sue phải thuyết phục một hồi lâu,  gợi ý cho Erin đàn bài gì,  thì cô bé mới chịu ngồi xuống kế cây đàn harp. Bản đàn ngập ngừng,  nhiều lỗi,  đàn nữa chừng rồi lại quên…Mỗi tuần con bé Erin đi học đàn hai lần,  còn về nhà dành ra bao nhiêu thời gian để tập thì anh đâu có biết được,  Jim trả lời khi An thắc mắc sao Erin đàn tệ quá. Nhưng dù sao An cũng thầm công nhận cái dáng của cô bé Erin ngồi cạnh cây đàn harp quả thật là đẹp,  rất đẹp!

Sau buổi ăn tối,  vợ chồng An,  Sue và Erin ngồi chơi Monopoly. Trò chơi tương tự như cờ triệu phú ở Việt Nam cũng lắc xí ngầu,  cũng đi từ ô này đến ô kia trên bàn cờ,  cung mua đất đai,  mua nhà cửa,  cũng nộp phạt,  đóng thuế.

Đến lượt Erin đổ xí ngầu,  quân của Erin đi vào trong cái ô trên bàn cờ có đất đã được Jim mua và xây nhà trên đó,  Erin phải nộp thuế. Cô bé cầm một xấp tiền giấy đủ loại,  50 đô,  100 đô,  25 đô ,  loay xoay mãi mà không biết rút bao nhiêu để trả. An nhìn Erin lúng túng đến tội nghiệp,  lòng thầm nghĩ ngày xưa mình học đến lớp năm cũng biết tính nhẩm cộng trừ nhân chia,  cũng biết tính tiền chút đỉnh,  sao con bé Erin không biết tính nhẩm kìa" Sue ngồi nhìn cảnh Erin cuối cùng phải rút tiền trong xấp tiền giấy Erin cầm để cho trò chơi tiếp tục. Chẳng lẽ Erin phụ thuộc vào hoàn toàn vào cái máy tính sao kìa,  An tự hỏi" Sue không giỏi toán,  Jim thú thật với An trên đường về,  chắc có lẽ vậy mà Sue dạy toán cho Erin không có kết quả lắm. 

Đến mùa lễ Giáng Sinh,  Jim và An gởi quà cho Erin. Tuần sau đó,  cô bé gởi đến nhà cậu mợ Jim/An cái thiệp cám ơn,  chữ viết trong thiệp nguệch ngoạc to đùng,  không ngay hàng thẳng lối gì cả,  điểm thêm máy vết mực bôi xóa mấy lỗi chính tả. Sao con bé học đến lớp 6 mà chữ viết xấu quá vầy nè,  An nói với Jim,  và Jim trả lời tỉnh rụi.  "Erin nó học trên computer,  đánh bài trên computer thường xuyên,  đâu có tập viết trên giấy như  anh với em ngày xửa ngày xưa đâu,  chữ nó không đẹp là hiển nhiên thôi,  nhưng mai mốt nó lớn chữ nó sẽ khá hơn thôi mà.  "

Mai mốt lớn chữ viết Erin sẽ khá hơn,  An nghe Jim nói nhưng An không tin được. An cứ nhớ hồi An còn ở Việt nam,  đi học tiểu học,  tập viết bằng cây viết mực ngòi lá tre,  đè mạnh tay chút xíu là cái ngòi viết toe ra,  không xài được,  chấm mực nhiều một chút là mực nhòe nhoẹt trên giấy,  cả mấy năm trời An mới được chuyển qua viết bài bằng viết Bic và viết bơm mực Parker. Cái chữ viết hồi bé không gò không ép,  không tập không rèn,  lớn lên làm sao có chữ viết nhìn coi được,  An nghĩ vậy. Well,  đại đa số giấy tờ ở mỹ này đều đánh máy,  in từ computer,  họa hoằn mới có giấy tờ cần mình viết điền chi tiết mới phải cầm đến cây viết để viết vậy!

Hè năm lơp 6,  Erin được bố mẹ cho đến nhà cậu mợ Jim/An chơi 2 tuần. Trước khi Erin đi nghỉ hè,  cô em của Jim dặn dò Jim và An đủ chuyện. Erin hè vẫn phải làm project,  một trong những cái project này là nhiếp ảnh,  cô bé phải chụp và nộp ít nhất 4 tấm hình cho project của mình sau khi đi nghỉ hè về. Không cho Erin thức khuya quá,  không cho con bé ăn junk food nhiều,  dắt Erin đi chơi nên đưa con bé đến một số museums trong thủ đô để con bé học hỏi thêm đôi điều,  Erin biết làm bánh apple pie,  biết làm bánh chocolate chip cookies,  nếu có dịp thì cho con bé trổ tài ….  cái danh sách những việc Jim và An nên làm khi Erin đến chơi kéo dài lê thê,  An nghe và cứ hy vọng trong đầu là Jim cũng nghe phụ. Jim có nghe,  nhưng sau đó nói nho nhỏ với An là mình cứ cho con bé Erin sống thoải mái ở nhà tụi mình đừng có bỏ nó theo khuôn khổ quá,  nghỉ hè thì phải relax,  và An đồng ý. Chuyện gạ Erin mỗi ngày viết một trang để cho chữ viết đẹp hơn,  chuyện đưa Erin một cuốn sách toán lớp 6 để Erin làm với hứa hẹn là có thưởng sau khi hoàn tất bao nhiêu trang,  mấy chuyện đó An định làm mà rồi cho qua cầu gió bay hết. 

Vậy là Erin đến nhà cậu mợ Jim/An và bắt đầu có một thời khóa biểu rất ư là thoải mái. Jim và An không thu xếp nghỉ được trọn 2 tuần để dẫn Erin đi chơi đây đó,  thường ngày trong tuần thì chỉ có 1 người nghỉ ở nhà mà thôi,  đến cuối tuần cả hai mới rảnh. Tụi mình thay phiên dẫn Erin đi xem mấy viện bảo tàng trong thủ đô,  Jim bàn với An,  coi như mở rộng kiến thức của Erin về nhiều lĩnh vực và An nhiệt tình đồng ý với Jim,  vì bản thân An thích đi xem các viện bảo tàng trong thủ đô vô cùng. 

 

*

Ngày đầu tiên An nghỉ ở nhà để dẫn Erin đi chơi,  An thức dậy sớm,  náo nức chuẩn bị cho chuyến đi đến viện bảo tàng về lịch sử của Mỹ,  rồi sau khi đọc xong bao nhiêu là mục trong tờ Washington Post,  An ngạc nhiên vô cùng khi thấy Erin vẫn chưa thức dậy,  An nhìn đồng hồ,  gần đến 9 giờ sáng mà Erin vẫn còn ngủ. Trước lúc Jim đi làm,  Jim dặn với An là cứ để Erin ngủ,  chừng nào con bé thức dậy thì thu xếp cho Erin ăn sáng rồi hãy dẫn nó đi chơi đây đó. Với An,  hễ đi chơi thì An thức dậy sớm lắm,  để được đi nhiều nơi,  xem nhiều chỗ,  hôm nay thì đến lượt An phải ngồi chờ Erin,  không thể vào phòng  Erin ào ào đánh thức con bé dậy,  hối đi đánh răng súc miệng,  đi ăn sáng cho nhanh để….  đi chơi. 

Erin thức dậy lúc gần 10 giờ sáng. Không,  con không đói,  cô bé nói với An,  không muốn ăn breakfast,  từ chối những món An kể,  trứng gà ốp la với bánh mì,  cereal với sữa,  doughnut,  yogurt…cuối cùng cô bé uống một ly nước trái cây mà thôi. Chắc Erin vẫn còn mệt vì đi máy bay hôm qua,  rồi còn đi ăn tối và về nhà xem phim với cậu mợ An đến khuya,  An nghĩ trong đầu. 

Cuối cùng thì An cũng kéo được Erin ra khỏi nhà. Đi metro vào đến thủ đô,  đi bộ đến viện bảo tàng về lịch sử của Mỹ thì đã đến trưa,  An bắt đầu thấy kiến bò bụng. Quay qua Erin,  An hỏi Erin đói chưa,  đi ăn trưa nha,  và Erin đồng ý. An dắt Erin đi ăn,  con bé lấy French fries,  ly coke và cái hamburger cho buổi ăn trưa của mình,  ăn ngon lành. An nói với Erin,  đang có triển lãm Pandamania ở thủ đô,  vô số bức tượng chú gấu Panda được các nghệ sĩ trang trí,  cho mặc đủ thứ đồ,  vẽ đủ thức hình lên đó,  Erin muốn chụp hình mấy tượng Panda này để làm project mùa hè không,  và cô bé gật đầu,  mắt long lanh và miệng cười rất tươi với An. 

Trước cửa National Museum of American History có một tượng chú Panda,  Presidential Panda,  trên có vẽ hình mười mấy tổng thống Mỹ,  An hỏi Erin có nhận ra ai với ai không,  cô bé nhận ra một số trong đó,  nhưng không phải tất cả. Vậy là mình phải về nhà lật sách ra đọc với Erin thôi,  An nghĩ,  lòng ao ước có Jim ở bên cạnh,  Jim rành lịch sử vô cùng,  chuyện hình mấy tổng thống Mỹ chỉ là chuyện nhỏ nhặt với Jim,  Jim sẽ chỉ cho Erin và kể cho Erin nghe về các tổng thống Mỹ còn hay hơn là đọc sách…

Gần đó có tượng Night and Day Panda,  trên người chú panda nghệ sĩ đã vẽ hình White House,  Washington Monument,  Jefferson Memorial,  Lincoln Memorial xen với cỏ xanh,  cây lá,  hoa kiểng,  và một bầu trời đen điểm vô số ánh sao. Một mắt của chú Panda là mặt trời tỏa sáng,  mắt còn lại là màu đen của trời đêm. An đưa máy hình của mình cho Erin,  cô bé đi vòng vòng chú panda và chụp mấy kiểu. An chỉ mấy ái monuments vẽ trên người chú panda,  nói với Erin là mình sẽ đi xem mấy nơi đó hôm khác,  và Erin gật đầu đồng ý với An. Ô,  An thầm ao ước trong lòng,  giá mà mình có một đứa con gái như Erin thì vui biết chừng nào…

Hai tuần Erin ở tại nhà Jim và An,  hai tuần đó An bận rộn vô cùng vì phải thu xếp việc ở chỗ làm,  đi chợ mua thức ăn thường xuyên hơn,  và thu xếp dẫn Erin đi chơi. An bận,  nhưng vui khôn tả. An dẫn Erin đi shopping,  đưa cô bé đến mấy quầy bán quần áo cho teen age,  rồi cùng Erin chọn đồ,  cô bé mặc món nào cũng xinh,  món nào An cũng muốn mua cho Erin. An và Erin đi "Historic Tour of American" mua vé ngồi trên xe trowley chạy vòng vòng trong thủ đô,  ghé xem bao nhiêu là nơi,  National Cathedral,  Georgetown,  Spy Museum… An và Erin đi xem Vietnam Veterans Memorial,  Korean war veterans Memorial,  world War II Memorial. An và Erin đi ăn kem ở National Museum of Natural History,  xem triển lãm dinosaur,  xem triển lãm đá quý,  chen lấn coi cục hột xoàn Hope màu xanh nước biển thật là to,  rồi vào xem "Bugs" phim 3-D phải đeo mắt kiếng đặc biệt,  cùng xuýt xoa khi thấy chú sâu hóa thành con bướm đẹp tuyệt vời,  cùng ngẩn ngơ buồn khi cuối cùng chú bướm qua đời,  cánh bướm mong manh trôi lững lờ theo dòng nước…. 

Jim có tạo một email address cho Erin,  để cô bé ngoài chuyện xài phone thì dùng computer để liên lạc với mẹ. Mấy ngày đầu Erin gọi điện thoại cho mẹ,  về sau thì cô bé xài email. Đêm trước ngày Erin đi về,  an hoàn tất cuốn album đầy ắp hình An chụp Erin trong những chuyến đi chơi,  và vô số hình Erin chụp cho sumer project,  lúc An đưa cuốn album cho Erin,  cô bé cám ơn,  nhìn cuốn album,  mắt hơi ươn ướt. Buối tối An nói nho nhỏ với Jim,  Sue mà cho con bé Erin cho tụi mình là em nhận liền đó anh,  và Jim cười,  lắc đầu,  làm gì có chuyện đó cho được em. 

Ngày Erin đi về,  Jim chở Erin về đến tận nhà cô bé. An ra trước cửa nhà tiễn Jim và Erin,  mắt An bắt đầu ướt nhưng An ráng kìm lại. Hai tuần,  Erin chỉ mới ở tại nhà An và Jim có 2 tuần,  cô bé hay thức khuya,  ngủ dậy muộn,  chưa bao giờ trổ tài làm bánh cho cậu mợ thấy,  quần áo lắm khi An phải hỏi dò mới đem giặt,  vớ An không kiểm tra thì mang cả mấy ngày mới thay,  vậy mà để lại vô số ấn tượng trong An. An ôm hôn Erin,  nói với Erin là thế nào cũng có dịp Erin xuống chơi với cậu mợ nữa,  Erin nha. 

Erin mặt buồn hiu,  bước lên xe. An ngẩn ngơ nhìn theo xe Jim khuất ở đầu đường. An bước vào nhà,  nhà bỗng nhiên im lặng,  im lặng đến dễ sợ. Không còn những ngày An đi làm về mở cửa vào thấy Erin ngồi đọc sách,  xem TV hay chơi game với Jim,  không còn những ngày An,  Jim và Erin vừa ăn pizza hay spaghetti vừa xem phim những ngày An dẫn Erin đi chơi,  nhìn Erin lắc lắc mái tóc dài màu nâu,  mái tóc như dát kim tuyến lóng lánh dưới ánh mặt trời,  nghe tiếng cười trong vắt của Erin,  nhìn làn mi cong dài chớp chớp trên hai con mắt nai…

Erin đi về,  đem theo cả một khoảng trời trẻ con rộn rã của mình. Mãi đến khi Jim trở về nhà,  An mới biết là Erin khóc suốt trên đường xe ra phi trường,  khóc lặng lẽ,  nước mắt giọt ngắn giọt dài ở trên xe. 

Mấy tuần sau đó,  một ngày cuối tuần,  An đang hút bụi ở trên lầu thì nghe tiếng Jim gọi ở dưới nhà. An chạy xuống,  Jim chỉ cho An xem cái bàn xếp bằng sắt dể ở dưới basement. Cái bàn nằm ở góc nhà,  chỉ lâu lâu khi có party mời đông bạn bè thì mới được dùng đến. Mặt Jim phẫn nộ,  chưa bao giờ An thấy Jim giận đến như vậy. Jim chỉ vào cái bàn,  hỏi An lần cuối cùng An dùng cái bàn là lúc nào.

Lần cuối cùng ư,  An nhớ là hồi 4 tháng 7,  nhà có barbecue party và đốt pháo bông,  An trả lời. Vậy thì tại sao 4 cái chân bàn đều bị cong queo,  xiêu vẹo hết cả thế này,  Jim nói. 

Cái bàn này là của bố anh cho anh,  nó cũ rồi,  nhưng anh không muốn bỏ,  em biết điều đó mà,  Jim nói với An,  anh không đụng vào cái bàn,  em không đụng vào cái bàn,  vậy chứ ai bẻ cong hết  4 chân bàn thế này kia chứ. An nhìn mấy cái chân bàn bằng sắt cong queo,  không biết trả lời ra sao,  làm cong được mấy cái chân bàn thì ai đó cũng phải có nội công thâm hậu lắm,  An nghĩ. Em không thích cái bàn cũ này từ lâu rồi,  anh biết,  em đâu cần phải dùng nó,  bộ cái bàn là vật chướng tai gai mắt đến độ em phải nhẫn tâm phá hư nó như vầy để anh bỏ nó đi hay sao kia chứ,  Jim than. 

Em không đụng đến cái bàn này,  em không biết tại sao 4 chân nó xiêu vẹo đi như vậy,  An nói với Jim,  anh không tin em thì thôi,  em cũng không biết nói gì hơn. An đùng đùng bỏ lên lầu,  để Jim ở dưới basement với cái bàn gẫy chân.

An biết thủ phạm là ai rồi,  Erin chứ không ai,  xa lạ. Không phải Jim,  không phải An,  Erin chứ còn ai nữa. Đúng là nuôi ong tay áo,  An tức điên người lên được. Mình bỏ bao công sức dẫn con bé đi chơi,  chở đi ăn chỗ này chỗ kia,  rồi tốn bao nhiêu là tiền mua quần áo giày dép mới cho nó,  mua đồ đúng mùa chứ không phải đồ on sale mắc muốn chết,  vậy mà nó trả ơn mình như vậy đó. Sau khi Erin về nhà,  An gởi email cho con bé theo địa chỉ email Jim lập cho Erin,  gởi mấy cái hỏi thăm Erin mà không nhận được hồi âm. Tình nghĩa bạc bẽo đến mức đó thì thôi. 

An bật cười khi nghĩ đến cái ngày An và Jim ra tòa ly dị,  lý do bắt đầu chỉ vì một cái bàn sắt nhiều kỷ niệm bỗng nhiên bị gãy chân  mà không biết thủ phạm là ai. Crazy,  Crazy,  An lắc lắc đầu,  không thể để tiến  tới chiến tranh đổ vỡ,  không hàn gắn được như vậy. Lần đầu sau đám cưới,  hai đứa bắt đầu chiến tranh lạnh,  không nói chuyện với nhau mấy ngày,  rồi sau đó thì hòa lại.

Hòa bình tạm thời,  không ai đả động gì đến cái bàn gãy chân để ở dưới basement nữa,  nhưng mỗi lần đi xuống basement,  thấy cái bàn,  đến phiên An tức tối,  chỉ muốn đá cho nó mấy cái,  rồi lại dằn lại,  dằn lại. 

Không chỉ có An tức tối,  bực bội sau khi Erin ra về. Hóa ra là Sue,  mẹ Erin,  cũng bực bội,  tức tối.

Không tức sao được kia chứ,  khi con bé Erin đi nghỉ hè ở nhà cậu mợ Jim/An,  mấy ngày đầu còn gọi điện thoại cho mẹ,  nói là con thương mẹ,  con nhớ mẹ lắm,  đùng một cái,  tuần sau đó viết email cho mẹ nó là con không thích trở về nhà nữa,  con ghét cuộc sống ở nhà lắm! Jim cuối cùng viết email cho Sue,  nói bóng gió chuyện cái bàn gãy chân mà không biết thủ phạm là ai,  và rồi nhận được một cái email nảy lửa của Sue,  kể ra đủ thứ chuyện của Erin và những cái email của Erin viết mấy ngày trước khi chuyến nghỉ hè chấm dứt.

Chiến tranh lan rộng,  lan rộng……mấy tháng trời,  Sue không viết email cho An và Jim! Không còn những  cái email kể chuyện Erin đi học đàn thế nào,  học múa ra sao,  nuôi con vịt con,  con thỏ con đến đâu…

Mùa Christmas đến,  Jim và An gởi thiệp cho gia đình Sue,  gởi quà cho Erin như thường lệ và rồi cậu mợ An/Jim nhận đưoợc thiệp cám ơn của Erin,  chữ cô bé vẫn to đùng,  nguệch ngoạc,  không khá hơn cái thiệp viết năm trước chút nào,  chỉ có tiến bộ hơn là không còn lỗi chính tả,  không còn bôi xóa như cái thiệp cũ. Erin đã học đến lớp 7…. . 

Mùa Giáng Sinh năm nay,  Erin nhổ giò lớn ra nên không còn được đóng vai cô gái nhỏ nhảy múa quanh cây thông trong vở "The Nutcracker" nữa. Cô bé được chọn múa vai khác. Hòa bình trở lại,  Sue gởi email cho Jim và An,  báo tin Erin sẽ múa vai nào vai nào. Erin không được vui lắm vì cái áo Erin sẽ mặc trong vở múa,  cái áo ấykhông đẹp như mấy cái áo của mấy cô bé khác múa chung,  Sue viết trong email,  An đọc thư,  nói cậu Jim viết thư cho Erin đi,  cái áo không làm nên thầy tu,  áo xấu áo đẹp gì đừng để ý tới,  Erin cứ lo múa cho hay,  cho nhuyễn,  cho đúng,  cho đẹp đi,  người ta để ý người múa hay,  chứ ai đâu để ý đến cái áo đẹp hay xấu,  và Jim nói ừ,  anh cũng nghĩ vậy đó,  để anh viết động viên Erin. 

Mấy lời động viên của An và Jim không có ép phê,  đến lúc trình diễn phần múa của Erin không xuất sắc như Sue mong muốn. Erin buồn,  Sue thất vọng,  và năm nay Jim và An không được Sue gởi cho cái disk thâu phần múa của Erin như mấy năm trước. Sue gởi mail,  kể là mùa Giáng Sinh năm nay Erin sẽ mang đàn harp đến nhà thờ trình diễn mấy hôm liền,  đàn bản gì bản gì. Ẹrin đàn mấy bản này nhuyễn lắm,  Sue khoe,  chừng nào cậu mợ có dịp lên đây chơi Erin sẽ trổ tài biểu diễn cho cậu mợ nghe. 

Hè năm lớp 7 của Erin,  nhân dịp An và Jim lên thăm vợ chồng Sue và Erin. Jim hỏi dò Sue xem Erin có được đến nhà Jim/An chơi như năm trước hay không và Sue trả lời không ngay lập tức. Không,  Erin hè này không được đi chơi xa,  vì con bé không học xong chương trình lớp 7,  Sue nói. Erin còn nửa semester toán lớp 7 chưa thanh toán xong,  và còn 1 lớp American  History,  thời Civil War,  chưa học xong,  phải ở nhà học bù. Vả lại,  nghỉ hè ở nhà Erin nó muốn relax kìa,  nghỉ ngơi thoải mái,  hè năm vừa rồi lên thăm cậu mợ thú thật con bé Erin về than là mệt quá xá vì phải đi nhiều quá,  coi quá nhiều museums,  Sue nói thêm. 

An nghe Sue nói mà nóng cả mặt. Không phải Sue hồi năm ngoái trước khi gởi Erin đến nhà Jim/An dặn dò tùm lum,  nói là An và Jim nên dẫn Erin đi cới mấy cái Museums trong thủ đô để mở rộng kiến thức hay sao kia chứ" Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra,  Erin muốn relax thì cứ ở nhà nằm dài ra ghế coi TV suốt cả mùa hè,  chăm chút sơn dũa móng tay móng chân,  muốn làm gì thì làm,  An nghĩ trong đầu,  năm nay con bé không lên chơi thì An khỏe,  đỡ tốn tiền,  đỡ tốn sức,  đỡ tốn thời gian,  và đỡ tổn hại đến sức khỏe của An nữa chứ. Chuyện cái bàn sắt gãy chân hè năm trước An không quên,  không quên bao giờ…. 

 

Thời gian trôi qua,  trôi qua,  Erin,  cô bé có đôi mắt nai rụt rè ngày nào bỗng lớn vọt lên,  cao gần đến tai cậu Jim và đẹp hẳn ra. Jim và An mỗi năm gặp Erin độ hai ba lần,  lần gặp sau lại thấy Erin lớn thêm 1 chút,  cao hơn 1 chút,  và đẹp thêm một chút. Cậu mợ hỏi thăm dò chuyện học hành của Erin,  lần nào cô bé cũng ậm ừ,  trả lời mấy câu ngắn ngủn.

Một ngày đẹp trời nọ,  Erin tuyên bố không muốn đi học múa ballet nữa,  và kiên quyết giữ ý kiến của mình dù cho mẹ Sue năn nỉ,  thuyết phục. Một ngày đẹp trời khác,  Erin quyết định không đi học đàn harp nữa. Cây đàn harp cuối cùng được phủ lại,  đứng cô đơn ở một góc phòng. Erin vẫn tiếp tục học ở nhà,  ngoài thời gian đọc bài và làm bài trên computer,  nghe nói cô bé được mẹ Sue dạy nấu ăn,  làm bánh,  thêu đan may vá chút đỉnh…nghe nói,  bởi có đến thăm vợ chồng Sue và Erin,  An chẳng bao giờ thấy mấy công trình nấu ăn,  may vá gì của Erin hết. 

Erin không còn thích làm diễn viên múa ballet nữa,  vậy thì bây giờ Erin mơ làm gì khi lớn lên,  chỉ còn hơn 3 năm nữa là Erin tốt nghiệp high School rồi,  điều đó An và Jim không biết được. Chuyện Erin sau khi tốt nghiệp high school có đủ khả năng theo học ở college hay university hay không,  chuyện đó An và Jim cũng không đoán được. Erin học ở nhà,  năm nào nghe nói cũng pass,  nhưng so với bạn bè đồng trang lứa cắp sách đến trường thì trình độ Erin đến đâu,  giỏi hay dở,  An và Jim không biết luôn.

Khi nghe An và Jim hỏi han chuyện học hành của Ein,  bao giờ Sue cũng khoe là Erin học tốt lắm,  điểm khá lắm,  nhưng chẳng bao giờ Sue cho Jim và An coi học bạ của Erin,  chuyện đến nhà cậu mợ Jim/An chơi mấy tuần trong mùa hè coi như là chuyện xa vời đối với Erin,  hè nào Sue cũng nói với Jim và An là Erin bận rộn lắm,  project này,  contest kia,  bận rộn lắm,  đi chơi xa không được. 

Lâu lâu khi nghe An thắc mắc vẩn vơ chuyện học hành của Erin,  không biết con bé mai sau lớn lên có biết chọn nghành học,  chọn nghề nghiệp gì hay không,  hay lại hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của mẹ Sue,  Jim gạt ngang.  "Erin nó biết đọc biết viết,  em có biết là cứ 10 người lớn sống trong thủ đô là có đến 5,  6 người không đọc không viết thạo hay không" Em có biết là ở Mỹ có những người tốt nghiệp high school mà khả năng đọc chỉ ở mức lớp 3,  lớp 4 hay không" Erin học ở nhà,  mẹ nó kèm,  vậy là khá hơn nhiều so với đi học ở mấy trường  public school kém chất lượng,  vậy còn muốn gì nữa,  đâu phải ai cũng có khả năng cho con đi học trường tư đâu kia chứ.  "

Biết là biết vậy,  nhưng An lắm lúc vẫn thắc mắc về tương lai của Erin,  cô bé mảnh mai như một cành lan và mỏng manh như sương,  với đôi mắt nai tròn to… câu nói của bố Jim,  ông ngoại của Erin lúc còn sống,  và Jim thuật lại cho An nghe,  cứ văng vẳng trong tai An.  "Chỉ mong sao cho con bé Erin lớn lên gặp được ông chồng giàu,  vậy nó mới sung sướng được cả đời.  " Ngày xưa ông cụ đã thở hắt ra với bao nỗi chán chường khi nói về chuyện Erin được mẹ dạy học ở nhà,  thì ngày nay đến lượt Jim và An thở ra với bao  nỗi âu lo mỗi khi nói về Erin,  cô cháu gái duy nhất của Jim.

Tụi mình ở xa,  đâu có làm gì hơn được cho Erin đâu kia chứ,  con bé có nên người hay không là tùy mẹ nó dạy dỗ thôi,  Jim nói với An. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến