Hôm nay,  

Cám Ơn, Xin Lỗi

05/01/200700:00:00(Xem: 176404)

Cám Ơn, Xin lỗi

 

Tác giả: Tân Ngố

Bài số 1168-1780-488-vb5040107

*

Tác giả tên thật Nguyễn Viết Tân, đã góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ đợt II năm 2001. Ông Tân hiện cư trú tại Nam Cali. Công việc: làm lanscaping cho các xa lộ tại Nam-Bắc Cali. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Bài ông góp thêm lần này là hai lá thư bàn về việc mấy chữ “cám ơn”, “xin lỗi” lâu nay hiếm thấy tại Việt Nam.

*

Thư cho Chung

Cách đây khoảng hơn 10 năm, anh có đọc một bài viết ngắn của một người Bắc (Di Cư 54) từ Mỹ về thăm Hà Nội, ông ta nói rằng khi cho quà cáp hay tiền nong, người miền Bắc không hề nói câu cám ơn.

Thấy kỳ quái quá nên trước khi vào Saigon, ông ta mới hỏi nhỏ người bạn thân từ hồi còn thơ ấu, anh bạn mới trả lời như sau:

-Mấy mươi năm nay có ai cho ai cái gì đâu mà cám ơn. Câu cám ơn hầu như đã biến mất trong ngôn ngữ hàng ngày rồi!

Anh cho rằng cái ông tác giả này có ác cảm với người dân VN, nên đặt điều quá đáng.

Hà Nội là nơi chốn ngàn năm văn vật, lẽ nào lại có sự ấy.

Năm 2000 anh về thăm nhà, có gia đình Lam Mỹ về cùng, gặp cha con cậu Đông từ Bắc vào chơi, thằng Lam biếu mỗi người 50 đô la, ông ấy mở tờ giấy bạc ra coi một cách chăm chú rồi bỏ vào túi, thằng Lam tưởng ông chưa bao giờ có tiền đô nên mới giải thích:

-Đây là tờ 50 đô la Mỹ đó ông, tờ này đổi ra tiền Việt được khoảng 700 ngàn.

Không thấy ông ấy nói gì, nên thằng Lam quê quá, lỉnh đi chỗ khác, lát sau gặp anh nó bảo:

-Hình như ông Cậu chê ít hay sao mà không nói với cháu câu nào(")

Anh đành giải thích cho nó hiểu -theo cái bài mà ông Việt Kiều kia đã viết - Thằng Lam ái ngại mà lòng cũng không tin cho lắm, nó cứ lẩm bẩm "Sao kỳ dzậy".

-Năm anh Đức ở ngoài Huế bị bịnh mà chết, O Điểm khóc sưng cả mắt nên hôm sau vào sở người ta hỏi, thì O nói là anh trai mình mới mất đêm qua, họ đi góp tiền phúng điếu được mấy trăm, O gửi về phụ lo đám tang và một cái thư, dặn mấy đứa cháu nên viết một cái thơ, cám ơn những người trong hãng của cô, đã có lòng giúp các cháu.

Đến bây giờ giỗ mãn tang đã lâu lắm rồi, mà cái thư không thấy đâu!

- Gần đây nhất, khi cơn bão Con Voi đổ vào Miền Trung làm nhà tan cửa nát, ông Bảo và ông Nam có ghé nhà thăm hỏi và gửi tiền cứu trợ cho gia đình O Điểm ngoài Huế, anh cũng góp thêm được tổng cộng 1200$.

O Điểm có gọi phone về nói chuyện với con Tài Vân (đã tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm) là lần trước các cháu làm cô mất mặt quá, lần này hãy viết một cái thư, ngắn cũng được, cám ơn hai chú Bảo, Nam đã có lòng ưu ái với gia đình mình.

Bây giờ đã hơn 1 tháng rồi, tiền chắc đã tiêu hết rồi mà thư cũng không, email cũng không, dù chỉ là một vài giòng!

- Việc giúp đỡ Học Sinh Sinh Viên Kinh 5 quê nhà, nhất là những người được nhận học bổng (mà Học bổng cao nhất là 700 usd) để phát cho những học sinh ưu tú, nhưng chỉ có cha Thận lên tiếng cám ơn (mà cha là người không được thụ hưởng).

 Còn các học sinh không em nào viết lấy được một câu cám ơn.

Học sinh giỏi không phải chỉ là làm toán hay, là nhớ bài trong sách vở, mà còn phải là người hiểu biết trước sau, biết sống sao cho phải ở đời, sao thành người con ngoan...

Không phải người bỏ tiền ra họ cần câu nói cám ơn, vì đã có những người đóng tiền hỗ trợ đề là Vô Danh, nhưng đám học sinh ưu tú mà hành xử kiểu này thì làm sao coi được.

Từ ngày các anh rời xa quê hương, mới hơn 20 năm thôi chứ đâu có lâu lắc gì, mà văn hoá hai bên đã có quá nhiều cách biệt.

 Hồi trước 75, cái câu đầu môi là "xin lỗi" và "cám ơn" được nghe mọi nơi mọi chỗ; khi qua đây thì mở miệng ra là:

- Excuse me.

Rồi mới hỏi; rồi mới cầm lấy; rồi mới vượt qua người đang đứng gần mình v v.....

 Thấy người ta mở cửa ra vào giùm là nói thank you.

 Mình mua hàng rồi, tuy phải trả tiền đấy chứ nhưng cũng nói cám ơn, vì người bán hàng vừa cám ơn mình đã mua đồ trong tiệm của họ.

Tóm lại đây là cách hành xử có lễ độ và tôn trọng nhau, không phải vì mình quị luỵ hay khiêm tốn mới nói những câu đó.

Lời nói chẳng mất tiền mua.

Cám ơn nhau rồi, ra về ai nấy trong lòng đều vui vẻ.

Còn ở VN bây giờ, nói ra càng thêm buồn.

Anh có mấy người quen về thăm nhà, họ đều than phiền rằng khi cho quà, cho tiền, chỉ thấy người ta nhận rồi bỏ vô túi, coi như sự cho tiền là bổn phận đương nhiên của Việt Kiều; không cho mới là đáng trách, còn cho thì việc đếch gì mà phải cám ơn.

Than ôi, nền văn hoá bốn ngàn năm văn hiến đã đi đâu mất rồi.

Tân

Thư cô Nụ Trả Lời:

Bác Tân ơi,

Bài viết này sắc xảo và chí lý lắm, bác cứ post lên Web Kinh 5 đi, đừng ngại ngùng gì hết vì đây cũng là ý nghĩ của nhiều người.

Em nghĩ giá mà mình còn ở lại VN, sống trong môi trường như thế thì cũng nhược ra y hệt con cá sống trong nước phù sa thì có màu vàng, trong nước ao tù thì có màu đen, mà nhốt trong cái lu khạp chật chội thì ngáp ngáp.

Cuộc sống mà ít có được lúc nào thảnh thơi, lúc nào cũng phải lo cái ăn cái mặc, tiền sách vở, tiền học, tiền xe cho con, tiền quan hôn tương tế v v.. chẳng còn tâm hồn đâu để lo chuyện cao xa, chuyện hay ho gì nữa cả!

Cuộc sống hối hả, nếu không lọc lừa thì lại sợ người ta lừa lọc mình, ganh ghét, đạp lên đầu lên cổ mình mà tranh sống.

Kết quả là số đông con người sẽ phản ứng chậm chạp với điều tốt, có nhìn thấy họ cũng không còn tin vào điều tốt nữa.

Khi gặp ai có hành động tốt, thí dụ như cho tiền chẳng hạn, họ không biết phản ứng làm sao cho phải; trở nên ngượng ngập, rồi để cho qua phà luôn.

Sự thực khi được giúp đỡ họ cũng mừng, cũng cảm động đấy chứ, nhưng đồng thời cũng mặc cảm nữa.

Anh không tin thì cứ thử hỏi anh Chung hay Năm Tèo đi, đó là những người có của ăn của để đấy, nhưng liệu họ có thoát được mặc cảm đối với những người từ nước ngoài về không(") Nếu không, thì dù họ có thành công hơn những người VN khác, và nhất là họ chững chạc hơn rất nhiều so với các em học sinh, sinh viên kia, chắc họ cũng sẽ gặp sự lúng túng khi phải giao tiếp, qua lại với những Việt Kiều (dù là thân nhân).

Ngược lại, đa số dân chúng đã nhìn, đã nghe thấy quá nhiều điều xấu xa, và bị giao thoa với những tiêu cực này, rồi dần dần có những thói quen đánh đập, cãi cọ, chửi bới ... có nhiều khi đối với ngay những người thân yêu của mình.

 Tệ hơn nữa là họ rụt vòi, tự co cụm lại, bất cộng tác với người khác, đôi khi miệng lưỡi, nói trơn như mỡ, cám ơn cám huệ rối rít mà lại chửi sau lưng.

Ngơi ra là gian manh, coi lương tâm không bằng lương tháng; lương tháng không bằng lương lẹo!

Bác đừng tưởng rằng em đang nói xấu người còn ở VN, dân mình khối người qua đây khá lâu rồi mà vẫn có những tính xấu đó chứ đâu phải ai cũng tốt. Họ không theo kịp sự tiến hoá của nếp sống văn minh nên có phản ứng chẳng hay ho gì.

Ngay cả người Mỹ cũng có những trường hợp cá biệt. Em đang làm việc ở Shelter nên đã từng phải đối phó những chuyện như thế này rồi. Khi hoàn cảnh khó khăn quá, tệ hại quá thì con người dễ trở nên "khô khốc" như thế.Như vậy, suy cho cùng thì em thấy mình nên dùng kế sách "Mưa lâu thấm đất". Khi nước đã thấm nhiều thì nước sẽ tràn đầy lên tạo thành sông thành suối, dần qui tụ lại thành giòng lớn rồi xuôi ra biển cả.

Phú quí sinh lễ nghĩa.

Chữ phú quí bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần.

Nếu trong chúng ta, có nhiều người còn nghĩ đến quê hương bản thổ, thì nước VN mình sẽ có ngày phú quí, tươi sáng hơn lên.

Chắc chắn thế, bác ạ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,398,776
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến