Hôm nay,  

Cám Ơn, Xin Lỗi

05/01/200700:00:00(Xem: 176363)

Cám Ơn, Xin lỗi

 

Tác giả: Tân Ngố

Bài số 1168-1780-488-vb5040107

*

Tác giả tên thật Nguyễn Viết Tân, đã góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ đợt II năm 2001. Ông Tân hiện cư trú tại Nam Cali. Công việc: làm lanscaping cho các xa lộ tại Nam-Bắc Cali. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Bài ông góp thêm lần này là hai lá thư bàn về việc mấy chữ “cám ơn”, “xin lỗi” lâu nay hiếm thấy tại Việt Nam.

*

Thư cho Chung

Cách đây khoảng hơn 10 năm, anh có đọc một bài viết ngắn của một người Bắc (Di Cư 54) từ Mỹ về thăm Hà Nội, ông ta nói rằng khi cho quà cáp hay tiền nong, người miền Bắc không hề nói câu cám ơn.

Thấy kỳ quái quá nên trước khi vào Saigon, ông ta mới hỏi nhỏ người bạn thân từ hồi còn thơ ấu, anh bạn mới trả lời như sau:

-Mấy mươi năm nay có ai cho ai cái gì đâu mà cám ơn. Câu cám ơn hầu như đã biến mất trong ngôn ngữ hàng ngày rồi!

Anh cho rằng cái ông tác giả này có ác cảm với người dân VN, nên đặt điều quá đáng.

Hà Nội là nơi chốn ngàn năm văn vật, lẽ nào lại có sự ấy.

Năm 2000 anh về thăm nhà, có gia đình Lam Mỹ về cùng, gặp cha con cậu Đông từ Bắc vào chơi, thằng Lam biếu mỗi người 50 đô la, ông ấy mở tờ giấy bạc ra coi một cách chăm chú rồi bỏ vào túi, thằng Lam tưởng ông chưa bao giờ có tiền đô nên mới giải thích:

-Đây là tờ 50 đô la Mỹ đó ông, tờ này đổi ra tiền Việt được khoảng 700 ngàn.

Không thấy ông ấy nói gì, nên thằng Lam quê quá, lỉnh đi chỗ khác, lát sau gặp anh nó bảo:

-Hình như ông Cậu chê ít hay sao mà không nói với cháu câu nào(")

Anh đành giải thích cho nó hiểu -theo cái bài mà ông Việt Kiều kia đã viết - Thằng Lam ái ngại mà lòng cũng không tin cho lắm, nó cứ lẩm bẩm "Sao kỳ dzậy".

-Năm anh Đức ở ngoài Huế bị bịnh mà chết, O Điểm khóc sưng cả mắt nên hôm sau vào sở người ta hỏi, thì O nói là anh trai mình mới mất đêm qua, họ đi góp tiền phúng điếu được mấy trăm, O gửi về phụ lo đám tang và một cái thư, dặn mấy đứa cháu nên viết một cái thơ, cám ơn những người trong hãng của cô, đã có lòng giúp các cháu.

Đến bây giờ giỗ mãn tang đã lâu lắm rồi, mà cái thư không thấy đâu!

- Gần đây nhất, khi cơn bão Con Voi đổ vào Miền Trung làm nhà tan cửa nát, ông Bảo và ông Nam có ghé nhà thăm hỏi và gửi tiền cứu trợ cho gia đình O Điểm ngoài Huế, anh cũng góp thêm được tổng cộng 1200$.

O Điểm có gọi phone về nói chuyện với con Tài Vân (đã tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm) là lần trước các cháu làm cô mất mặt quá, lần này hãy viết một cái thư, ngắn cũng được, cám ơn hai chú Bảo, Nam đã có lòng ưu ái với gia đình mình.

Bây giờ đã hơn 1 tháng rồi, tiền chắc đã tiêu hết rồi mà thư cũng không, email cũng không, dù chỉ là một vài giòng!

- Việc giúp đỡ Học Sinh Sinh Viên Kinh 5 quê nhà, nhất là những người được nhận học bổng (mà Học bổng cao nhất là 700 usd) để phát cho những học sinh ưu tú, nhưng chỉ có cha Thận lên tiếng cám ơn (mà cha là người không được thụ hưởng).

 Còn các học sinh không em nào viết lấy được một câu cám ơn.

Học sinh giỏi không phải chỉ là làm toán hay, là nhớ bài trong sách vở, mà còn phải là người hiểu biết trước sau, biết sống sao cho phải ở đời, sao thành người con ngoan...

Không phải người bỏ tiền ra họ cần câu nói cám ơn, vì đã có những người đóng tiền hỗ trợ đề là Vô Danh, nhưng đám học sinh ưu tú mà hành xử kiểu này thì làm sao coi được.

Từ ngày các anh rời xa quê hương, mới hơn 20 năm thôi chứ đâu có lâu lắc gì, mà văn hoá hai bên đã có quá nhiều cách biệt.

 Hồi trước 75, cái câu đầu môi là "xin lỗi" và "cám ơn" được nghe mọi nơi mọi chỗ; khi qua đây thì mở miệng ra là:

- Excuse me.

Rồi mới hỏi; rồi mới cầm lấy; rồi mới vượt qua người đang đứng gần mình v v.....

 Thấy người ta mở cửa ra vào giùm là nói thank you.

 Mình mua hàng rồi, tuy phải trả tiền đấy chứ nhưng cũng nói cám ơn, vì người bán hàng vừa cám ơn mình đã mua đồ trong tiệm của họ.

Tóm lại đây là cách hành xử có lễ độ và tôn trọng nhau, không phải vì mình quị luỵ hay khiêm tốn mới nói những câu đó.

Lời nói chẳng mất tiền mua.

Cám ơn nhau rồi, ra về ai nấy trong lòng đều vui vẻ.

Còn ở VN bây giờ, nói ra càng thêm buồn.

Anh có mấy người quen về thăm nhà, họ đều than phiền rằng khi cho quà, cho tiền, chỉ thấy người ta nhận rồi bỏ vô túi, coi như sự cho tiền là bổn phận đương nhiên của Việt Kiều; không cho mới là đáng trách, còn cho thì việc đếch gì mà phải cám ơn.

Than ôi, nền văn hoá bốn ngàn năm văn hiến đã đi đâu mất rồi.

Tân

Thư cô Nụ Trả Lời:

Bác Tân ơi,

Bài viết này sắc xảo và chí lý lắm, bác cứ post lên Web Kinh 5 đi, đừng ngại ngùng gì hết vì đây cũng là ý nghĩ của nhiều người.

Em nghĩ giá mà mình còn ở lại VN, sống trong môi trường như thế thì cũng nhược ra y hệt con cá sống trong nước phù sa thì có màu vàng, trong nước ao tù thì có màu đen, mà nhốt trong cái lu khạp chật chội thì ngáp ngáp.

Cuộc sống mà ít có được lúc nào thảnh thơi, lúc nào cũng phải lo cái ăn cái mặc, tiền sách vở, tiền học, tiền xe cho con, tiền quan hôn tương tế v v.. chẳng còn tâm hồn đâu để lo chuyện cao xa, chuyện hay ho gì nữa cả!

Cuộc sống hối hả, nếu không lọc lừa thì lại sợ người ta lừa lọc mình, ganh ghét, đạp lên đầu lên cổ mình mà tranh sống.

Kết quả là số đông con người sẽ phản ứng chậm chạp với điều tốt, có nhìn thấy họ cũng không còn tin vào điều tốt nữa.

Khi gặp ai có hành động tốt, thí dụ như cho tiền chẳng hạn, họ không biết phản ứng làm sao cho phải; trở nên ngượng ngập, rồi để cho qua phà luôn.

Sự thực khi được giúp đỡ họ cũng mừng, cũng cảm động đấy chứ, nhưng đồng thời cũng mặc cảm nữa.

Anh không tin thì cứ thử hỏi anh Chung hay Năm Tèo đi, đó là những người có của ăn của để đấy, nhưng liệu họ có thoát được mặc cảm đối với những người từ nước ngoài về không(") Nếu không, thì dù họ có thành công hơn những người VN khác, và nhất là họ chững chạc hơn rất nhiều so với các em học sinh, sinh viên kia, chắc họ cũng sẽ gặp sự lúng túng khi phải giao tiếp, qua lại với những Việt Kiều (dù là thân nhân).

Ngược lại, đa số dân chúng đã nhìn, đã nghe thấy quá nhiều điều xấu xa, và bị giao thoa với những tiêu cực này, rồi dần dần có những thói quen đánh đập, cãi cọ, chửi bới ... có nhiều khi đối với ngay những người thân yêu của mình.

 Tệ hơn nữa là họ rụt vòi, tự co cụm lại, bất cộng tác với người khác, đôi khi miệng lưỡi, nói trơn như mỡ, cám ơn cám huệ rối rít mà lại chửi sau lưng.

Ngơi ra là gian manh, coi lương tâm không bằng lương tháng; lương tháng không bằng lương lẹo!

Bác đừng tưởng rằng em đang nói xấu người còn ở VN, dân mình khối người qua đây khá lâu rồi mà vẫn có những tính xấu đó chứ đâu phải ai cũng tốt. Họ không theo kịp sự tiến hoá của nếp sống văn minh nên có phản ứng chẳng hay ho gì.

Ngay cả người Mỹ cũng có những trường hợp cá biệt. Em đang làm việc ở Shelter nên đã từng phải đối phó những chuyện như thế này rồi. Khi hoàn cảnh khó khăn quá, tệ hại quá thì con người dễ trở nên "khô khốc" như thế.Như vậy, suy cho cùng thì em thấy mình nên dùng kế sách "Mưa lâu thấm đất". Khi nước đã thấm nhiều thì nước sẽ tràn đầy lên tạo thành sông thành suối, dần qui tụ lại thành giòng lớn rồi xuôi ra biển cả.

Phú quí sinh lễ nghĩa.

Chữ phú quí bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần.

Nếu trong chúng ta, có nhiều người còn nghĩ đến quê hương bản thổ, thì nước VN mình sẽ có ngày phú quí, tươi sáng hơn lên.

Chắc chắn thế, bác ạ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến