Hôm nay,  

Trò Chơi Số Phận

14/12/200600:00:00(Xem: 173852)

TRÒ CHƠI SỐ PHẬN

Người viết: Phạm Hoàng Minh

Bài số 1151-1760-472-vb4131206

*

Phạm Hoàng Minh là một tác giả hiện sống tại một vùng ngoại ô Saigon. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông -gửi bằng e-mail- là một truyện ngắn nhiều chất hư cấu, được viết như một truyện phim bộ. Mong ông sẽ tiếp tục viết thêm bằng những chất liệu thật từ cuộc sống.

*

- Chuyện đã như vậy rồi bây giờ mình tính sao hả anh"

- Em phải cho anh thời gian để suy nghĩ chứ. Em chỉ mới mười bảy tuổi, còn anh mười chín,  bây giờ mà có con thì lấy gì mà sống. Hơn nữa anh còn phải hỏi ý kiến của ba mẹ anh.

- Vậy anh về lại thành phố xin ý kiến ba mẹ của anh đi rồi quay lại đây sớm nha. Chứ ở làng quê nhỏ bé này, em không có chồng mà có con chắc chỉ có chết mà thôi.

- Vậy cũng được, để anh về nhà rồi trở lại sau nha. Em ráng chờ anh vài ngày thôi. Anh yêu em nhiều lắm.

*

- Vậy ra bà đây là mẹ cô bé đó à" Tôi không ngờ bà trông quê mùa vậy mà thông minh vô cùng. Con bé mới tý tuổi đầu mà đã biết dựng nên cả một cái bẫy để bẫy thằng con trai khờ khạo của tôi. Nhưng có lẽ bà đã tính sai nước cờ rồi. Nếu ở quê bà, thì hẳn là đã có người tưởng thật và hốt hoảng nhận đứa con hoang đó là con cháu của mình, nhưng chúng tôi thì không. Bây giờ xin nói gọn lại, bà hãy về và dạy con bà một cách khôn ngoan hơn, nhũng trò ma quỉ mà bà bày ra không đem đến một kết quả nào tốt đẹp đâu.

- Nhưng thưa bà . .  cũng là mẹ . . . sao bà . . .

 *

Mặt trời bắt đầu tắt sau những hàng cây, ánh nắng vàng vọt nhảy múa trên đuờng như muốn kéo dài mãi cái bóng người đàn bà đang đi lên dốc cầu. Mặt nước dưới chân cầu đang sủi bọt điên cuồng như nguyền rủa cuộc đời bà. Bế tắc, là những gì mà bà đang nghĩ đến, sống gần cả cuộc đời bà mới biết mình là người đàn bà quỷ quyệt, đ ưa con gái vào một trò chơi nguy hiểm. Bây giờ trở về quê nhà thì bà biết ăn nói thế nào với làng xóm, và có cách nào để bà rửa được nỗi nhục này. . . Bà bỗng thấy đôi chân như nhẹ tênh, bóng đen tối dần, dòng nước gào thét như muốn làm vỡ tung một cái gì đó, và xa xa bà nghe như có tiếng xôn xao :

- Có ai vừa rớt xuống sống kìa . . .

- Vậy là dòng sông này lại có thêm một oan hồn nữa rồi, nước chảy xiết lắm, chưa ai rớt xuống sông này mà sống sót hay tìm được xác cả. 

 *

Chiều nay nghe thằng bé Lâm khóc thút thít hỏi cha ởđâu, và sao hàng xóm cứ gọi nó là "Đồ con hoang" khiến lòng cô như có ai xát muối vào. Nó còn quá nhỏ, quá ngây thơ  làm sao có thể hiểu hết những điều bất hạnh. Nhưng dường như từ nhỏ nó đã cảm nhận được thân phận của mình, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong xó nhà chơi đùa với que củi, cái ấm nước của mẹ mặc dù chỉ mới gần ba tuổi. Cũng may, bên cạnh mẹ con cô vẫn còn anh, anh là hàng xóm, cũng bỏ làng quê lên thành phố lập nghiệp, cảm thương số phận của cô và đặc biệt quý mến thằng bé có mái tóc xoăn và gương mặt sáng như thiên thần. Lâm cũng vậy, nó mến anh và hầu như chỉ cười với một mình anh, còn với những người khác nó đều nhìn họ bằng ánh mắt e ngại pha lẫn sợ sệt. Đang lẫn lộn với những suy nghĩ, chợt cô nghe tiếng thằng bé reo lên :

- Ah, chú Dũng, mẹ ơi chú Dũng . . . . . .

- Kìa sao con lại chọc mẹ khóc vậy" Anh hỏi

- Lâm đâu có làm mẹ khóc đâu, tại ba đi làm lâu quá không về nên mẹ khóc đó.

- Ba đi làm xa lắm không về được, vậy con có chịu để chú làm ba con không"

- Dạ chịu! Mẹ ơi mẹ cho chú Dũng làm ba con nha mẹ, lúc đó thằng con cô Bảy sẽ không dám ăn hiếp con nữa.

- Ừ, nếu chú làm ba con thì sẽ không ai được ăn hiếp con cả, chịu chưa nào" Kìa em, sao em không trả lời thằng bé, Lâm nó cần một gia đình thật sự như mọi đứa trẻ khác, hãy bỏ quên cái quá khứ hôm qua đi em vì con nó cần chúng ta ... Đúng không em"

Một điều gì đó như thoáng qua trong mắt cô, trôi nhanh xuống cằm, anh không thấy rõ có lẽ là nước mắt. Nhưng với một người mà số phận đã lấy đi mọi niềm tin trong cuộc sống thì liệu nước mắt có tồn tại nữa không, anh cũng không dám chắc vì trời tối quá và công việc của anh lúc này không phải là ngồi suy nghĩ vơ vẩn mà là tìm công tắc điện để trả lại ánh sáng ngôi nhà trước đã. 

*

Vậy là gia đình họ cũng đã đi qua đọan đường hơn hai mươi năm. Hai mươi năm với biết bao trở ngai phải vượt qua, nếu không có anh hẳn cô đã không đứng vững được. Anh yêu cô và Lâm như máu thịt của mình và Hải, đứa em cùng mẹ khác cha của Lâm, giờ cũng đã mười chín rồi. Tuy hai đứa nhìn bên ngoài chẳng giống nhau là bao nhưng yêu thương nhau lạ lùng, có chuyện gì vui buồn cô cũng nghe hai anh em chia sẻ với nhau, điều đó cũng an ủi phần nào những chuyện buồn trong quá khứ mà cô phải gánh chịu.

Lâm càng lớn càng giống con người ấy như khuôn đúc, giống từ ánh mắt đến dáng đi, khuôn mặt đẹp như tranh vẽ. Riêng Hải thì lại trông có vẻ dữ dằn với râu quai nón, cái nhìn sâu thẳm nhưng nồng ấm thừa hưởng từ cha, suốt ngày chỉ mãi đam mê với những con sóng những chuyến hàng ngoài cảng như anh vậy. Những tưởng cuộc sống vậy là bình yên nhưng thời gian gần đây ở Lâm có một điều gì đó khiến cô e ngại. Sau hơn một năm đi làm tại một công ty tư nhân, Lâm bỗng có những thay đổi nhanh chóng, những khoản tiền lương Lâm đem về ngày càng nhiều, rồi đổi xe, điện thoại di động và những quần áo đắt tiền. Khi cô tỏ vẻ e ngại thì Lâm nói nó chẳng làm gì sai cả, mọi ưu đãi đó đều do bà chủ công ty thưởng cho những thành tích mà nó đã làm được. Nhưng là một người mẹ, cô có linh tính rằng chuyện này mang theo một điều gì đó không bình thường cho đến sáng nay khi Lâm báo tin bà chủ công ty muốn gặp cô thì mọi câu hỏi trong đầu cô đã có lời giải.

- Chào cô, à tôi xin lỗi tôi phải gọi là bà mới đúng. Bà có một cậu con trai thật tuyệt vời. Tuy  còn trẻ nhưng rất có năng lực, và tôi nghĩ trong tương lai chắc chắn cậu ta không dừng lại ở vị trí như hôm nay mà sẽ còn bay xa hơn nữa. Bà chủ mở lời.

- Cám ơn lời khen của bà, nhưng cháu nó còn trẻ, nông nỗi tôi e rằng...

Cô đáp một cách dè dặt.

- Chuyện này thì bà không cần phải lo, tôi hiểu cháu cần gì mà. Có thể bà chưa biết tôi nhưng tôi lại khá rõ về bà và quá khứ của bà. Trước đây tôi cũng không tin rằng Lâm có sự liên quan tới gia đình tôi, cho tới khi con trai tôi báo lại rằng có một nhân viên văn phòng của công ty giống con tôi như tạc. Vì thế tôi đã nhờ thám tử tìm hiểu và được xác nhận rằng Lâm chính là cháu nội của tôi.

- Vậy ra bà đây là. . .

- Bà không cần ngạc nhiên đến thế đâu, và tôi cũng chẳng ép uổng ai bao giờ, tôi đã hỏi ý kiến cháu. Và bà có thể hỏi lại nếu bà muốn, nhưng xin bà hãy lưu ý về những điều mà bà có thể đem lại cho tương lai của con mình, một tương lai không có gì là tươi sáng,  so với những tiện nghi mà mọi người đều mong đợi. Lâm cũng đã lớn và hẳn là bà cũng sẽ tôn trọng ý kiến của cháu chứ"

- Vâng! Cô khẽ thở dài. Nếu thật sự Lâm nó chọn điều đó thì tôi dù là mẹ cũng không thay đổi được. .

- Rất tốt, vậy Lâm hãy ra đi và nói cho mẹ cháu nghe về ý kiến của mình. Cháu nên nhớ, chỉ một chữ thôi thì có thể cả gia sản này sẽ thuộc về cháu, tùy cháu đó. Bà chủ kết luận.

- Thưa mẹ, con xin lỗi . . .

Ngoài trời đã tối hẳn, bóng đêm vươn những cánh tay dài vô tận ôm lấy cô, phủ che lên tất cả những gì mà nó muốn che giấu. Muôn đời, bóng đêm vẫn ẩn chứa những điều mà không bao giờ con người hiểu được. Trên bàn cờ, chiến thắng luôn nằm trong tay kẻ mạnh, còn cô chỉ có duy nhất một tình yêu làm vũ khí. 

*

Sân bay Newyork sáng nay nhộn nhịp hơn mọi ngày vì đã hơn ba năm rồi cô mới gặp lại Lâm. Họ nhận được tin từ hôm qua và gần như cả đêm chẳng ai ngủ được, chỉ mong cho kịp giờ ra đón Lâm. Lâm cũng vậy suốt bao năm qua anh chỉ mong có ngày hôm nay.

- Trông con thật sự trưởng thành rồi đó con trai ạ!  Dũng hồ hởi.

- Cám ơn ba! Lâm đáp. Phải cố gắng lắm con mới thuyết phục được gia đình đó đầu tư vào chuyến hàng này, một chuyến hàng lớn nhất từ trước đến nay, vì thế gia đình bên ấy đã quyết định thế chấp tài sản và vay muợn thêm từ bên ngoài. Nếu không nhờ ba và Hải chắc kế họach cũng không thành công được.

- Lúc đầu em cứ trách là sao mẹ lại nhu nhược không biết đấu tranh cho cuộc sống của mình, nhưng khi biết mẹ đã quyết định như vậy với anh, em và ba đã ủng hộ mẹ hết mình.

- Vậy là chuyến tàu hàng đó không bao giờ cập bến đuợc rồi, nhưng ba và Hải giải quyết thế nào số lượng hàng hóa trước khi cơn bão đến"

- Anh hai yên tâm toàn bộ hàng hóa đã được chuyển qua tàu khác hai ngày trước khi cơn bão đến, sau đó thì một lỗ hổng xuất hiện và cơn bão chỉ làm phần việc còn lại mà thôi. Anh thấy mẹ tính toán tài không"

- Và một điều nữa mà mẹ chưa nói với con là chuyến tàu đó không hề được mua bảo hiểm hàng hóa. Lúc này cô mới chen vào câu chuyện.

- Nhưng dù sao, Lâm cười,  thì câu tuyên bố của bà ta đã trở thành sự thật "Tất cả gia sản này sẽ thuộc về con" đúng không mẹ"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến