Hôm nay,  

Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi

10/11/200600:00:00(Xem: 150589)

LỜI CÁM ƠN CỦA MẸ TÔI

Bài số 1123-1732-445-vb4081106

*

Tác giả cho biết bà vượt biên và định cư tại Mỹ từ 1982, hiện là cư dân Virginia và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Loạt viết về nước Mỹ đầu tiên của Nguyên Phương gồm ba bài, cho thấy cách viết giản dị mà sống thực. Sau đây là bài viết thứ hai, kể về bà mẹ Việt Nam 90 tuổi sang đoàn tụ với con cháu, học thi và thi đậu quốc tịch Mỹ để “Thank you, America.”

*

Phi trường San Francisco chật ních những người, tôi cố chen lấy một chỗ đứng trên lầu để được nhìn đòan người từ máy bay tiến vào trong phi trường.

Đã cả tháng nay từ khi nhận được giấy thông báo Mẹ và em tôi sẽ qua đến Mỹ vào ngày 2 tháng 7, tôi nôn nao đứng ngồi không yên, ông anh tôi cũng từ tiểu bang khác bay qua chầu chực để được đi đón Mẹ. Hơn chín năm bây giờ tôi mới được gặp Mẹ nỗi vui mừng nào hơn.

Chín năm về trước, ngày mới qua Mỹ mỗi lần nhìn thấy một bà cụ vấn khăn nhung là tôi lại nhớ Mẹ đến quay quắt. Trong tôi vẫn còn in dấu ngày tôi đi vượt biên, ôm Mẹ, tôi gục đầu vào tóc Mẹ để được hít một chút mùi bồ kết trên tóc Mẹ, chồng tôi phải giục tới lần thứ hai tôi mới rời mẹ, vội vã quay gót và không dám nhìn trở lại. Tôi biết nếu tôi nhìn trở lại, nhìn thấy đôi mắt nhòa lệ của Mẹ là tôi khó lòng mà ra đi.

Chín năm đã qua, giờ đây chỉ còn vài phút nữa là lại được ôm Mẹ sao tôi thấy dài như một thế kỷ. Đoàn người lên cầu thang, những người đi đón lại đổ xô về phía cầu thang đứng chờ đợi.

 Thế rồi giây phút đó đã đến, Mẹ đây rồi, tôi nhào đến ôm chặt lấy mẹ. Khoảng thời gian chín năm hầu như đã được xóa nhòa, mắt rưng rưng thấy mẹ đã già hơn xưa, tóc bạc hơn xưa, Mẹ con ôm nhau không rời đến nỗi ông anh tôi phải giục tôi  đi ra lấy hành lý.

Đến chỗ lãnh hành lý thì .... nhìn hành lý của Mẹ và em tôi tôi ngạc nhiên vô cùng, lỉnh kỉnh nhiều thứ nhưng đặc biệt nhất là hai cái valise bằng sắt to bằng nửa cái bàn.

Trên xe tôi ngồi cạnh mẹ, để được ôm lấy bàn tay xương xẩu của Mẹ, được vuốt mái tóc bạc của Mẹ.

Đường dài nhưng rồi cũng về đến nhà, theo từ ngữ của ông Nguyễn Ngọc Ngạn thì một tiểu đòan "thế hệ ba rọi" của tôi chạy ào ra tíu tít. Thằng cu Ty của tôi túm chặt lấy tôi, tôi không hiểu gì bế con lên:

- Con lại mừng bà đi con

- Mẹ ơi... răng bà.

Tý ghé sát vào tai tôi nói nhỏ. Tôi phì cuời, thì ra thằng bé sợ hàm răng đen của Mẹ tôi.

Dỗ dành một hồi thì các cháu quen dần với bà, nhà vang vang tiếng hát ngọng nghịu của trẻ con mà cô em tôi đã dậy cho các cháu:

 "Bà ơi cháu rất yêu bà,

Đi đâu bà cũng mua quà về cho,

Hôm qua có chiếc bánh bò,

Bà chia cho cháu phần to nhất nhà".

Sự cảm thông giữa bà và cháu cũng tăng dần, không phân biệt ngôn ngữ. Mẹ tôi quen dần với những danh từ "cởi chuối, mặc giầy" và các cháu cũng phân biết được chữ tai và tay. Một hôm Cu Tý chạy vào ôm tôi, nước mắt vòng quanh:

- Mẹ ơi bà kỳ quá.

-  Sao vậy con"

-  Bà bảo đưa tai ra bà cho kẹo làm sao con đưa bà cái tai được.....

Mẹ tôi vẫn giữ nguyên vẻ sợ sệt như khi còn ở Việt Nam, tối nào trước khi đi ngủ Mẹ cũng dắt Tý đi xem từng khung cửa đã khóa chưa. Mẹ than:

- Nhà sao mà nhiều cửa thế không biết,

Cửa sổ lúc nào cũng bắt tôi phải đóng kín lại:

- Con cứ mở cửa nhỡ ai lẻn vào nhà thì sao"

Những buổi đi lễ chùa, bao giờ Mẹ tôi cũng lựa đôi dép xấu nhất để đi, tôi hỏi tại sao thì Mẹ nói:

- Ở Việt Nam mỗi khi đi chùa là thể nào cũng có người mất dép.

- Nhưng đây là ở Mỹ mà Mẹ.

Mặc ai muốn nói gì thì nói mỗi khi đi đôi dép đẹp Mẹ bỏ đôi dép vào giỏ và xách vào trong chùa.

Lần đầu tiên tôi đưa Mẹ đi công viên chơi, Mẹ nhìn những con chim nhởn nhơ bay là là, hoặc đi bằng những bước chân chim trên mặt đất để kiếm ăn:

- Con này, ở xứ tự do có khác, con chim nó cũng thong dong, không sợ người ta bắt, chẳng bù cho ở Việt Nam.

Mẹ còn thấy những con chó được bồng ẵm trên tay, được đeo nơ và mặc áo len khi trời lạnh. Ngay đến cả con vật cũng được bảo vệ và nâng niu nói chi đến con người

Trong mỗi câu chuyện Mẹ vẫn luôn so sánh "xứ Mỹ tự do" và Việt Nam của Mẹ,

Thỉnh thoảng chúng tôi cũng nhìn thấy vẻ thoáng buồn nơi Mẹ, có lẽ Mẹ nhớ quê hương.

*

Thời gian thấm thoát trôi, mẹ tôi ở Mỹ đã được năm năm, đạo luật ban ra các cụ già phải có quốc tịch Mỹ mới được hưởng tiền già.

Mẹ tôi đã chín mươi tuổi, tai nghễnh ngãng không nghe được nhiều, làm sao đi thi để nhập quốc tịch Mỹ"

 Đọc tin tức trên báo xong, bỏ tờ báo xuống Mẹ nói;

- Phải có quốc tịch mới được lãnh tiền già, con lấy bài vở về cho mẹ học. Mẹ muốn trở thành công dân Mỹ.

Không phải Mẹ tôi muốn chối bỏ nguồn gốc của mình, Mẹ giải thích:

- Không phải chỉ vì lý do duy nhất là được lãnh tiền gìa nhưng vì trong cuộc đời Mẹ, Mẹ đã chạy trốn Cộng Sản từ Bắc vào Nam, và từ Việt Nam sang đây. Mẹ không còn thời gian để trở về nữa nên Mẹ muốn trở thành công dân Mỹ như một lời cám ơn Mẹ gửi đến một quốc gia đã cho chúng ta hưởng sự tự do.

Cô em tôi mang về một xấp tài liệu và lại phải chỉ thêm cho mẹ tiếng Mỹ nữa. Cái khó khăn là Mẹ điếc nặng, muốn nói gì phải hét vào tai Mẹ mới nghe được, nên cô em đành phải dùng giấy bút để hướng dẫn Mẹ học.

Mẹ tôi tuy già nhưng rất minh mẫn, mẹ có trí nhớ dai,  Mẹ tôi cũng còn nhớ chút ít  tiếng Pháp nên không khó khăn lắm cho Mẹ đọc và viết sang tiếng Mỹ. Sau vài tháng "dùi mài kinh sử" Mẹ sửa sọan đi thi.

Ngày Mẹ đi thi, chúng tôi không nghỉ được nên cậu em rể phải đưa Mẹ đi.

Mẹ mặc một chiếc áo dài, quàng khăn nhung, như đi ăn tiệc, trước khi Mẹ đi chúng tôi chúc Mẹ nhiều may mắn, Mẹ cười:

- Cứ như đi thi làm quan ấy.

 Ở nhà chúng tôi cùng mong ngóng kết quả, cuối cùng thì Mẹ và cậu em rể về tới nơi, nhìn nét mặt hai mẹ con chúng tôi cũng đoán được kết qủa.

Cậu em rể kể lại câu chuyện, Mẹ tôi ngồi cứ mủm mỉm cười:

- Người ta gọi đến tên Mẹ, Mẹ không nghe thấy gì cả hơn nữa Mỹ phát âm tiếng Việt Mẹ có nghe Mẹ cũng không biết, em phải giục Mẹ đứng lên, em theo Mẹ vào phòng, ông phỏng vấn viên xua tay đuổi em ra, em phải giải thích "Mẹ tôi điếc ông phải nói to thì bà mới nghe được vì vậy xin ông cho phép tôi ngồi đây để viết ra những gì ông hỏi rồi Mẹ tôi sẽ trả lời", ông ta đồng ý.

Màn phỏng vấn bắt đầu, ông ta hỏi tên thủ đô nước Mỹ, tổng thống đầu tiên của Mỹ, tổng thống hiện thời... mười câu hỏi Mẹ trả lời đúng được sáu câu, có lẽ ông ta thấy một bà cụ già 90 tuổi mà còn tinh tường trả lời vanh vách nên cuối cùng tới màn viết ông ta dễ dãi cho Mẹ muốn viết câu gì thì viết, Mẹ viết xuống câu: "Thank you, America".

Anh chàng phỏng vấn viên khen chữ Mẹ đẹp và đứng lên bắt tay chúc mừng Mẹ.

Nghe kể xong Mẹ cười cười nói đùa:

- Từ nay muốn nói chuyện với Mẹ phải nói bằng tiếng Mỹ vì bây giờ Mẹ đã là công dân Mỹ rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,683,754
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Năm Đinh Dậu 2017, theo âm lịch, là năm nhuận 2 tháng Sáu, nhưng mùa Vu Lan báo hiếu đã bắt đầu. Bài nầy được viết để nhắc nhở đóa hoa hồng màu trắng là biểu tượntg để tưởng nhớ đến người mẹ quá cố.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Có thể bạn đã tới hoặc đã đọc về Venice, mà không dè thành phố du lịch kỳ thú này là một công trình của đám dân tị nạn. Mời đọc thêm du ký mới viết của Nguyễn Tài Ngọc.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ với cách nhiòn cách viết vui vẻ, sống động. Mong ông tiếp tục viết và vui lòng bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Nhạc sĩ Cung Tiến