Hôm nay,  

Con Ơi! Bây Giờ Con.. Ở Đâu?

30/10/200600:00:00(Xem: 170301)

CON  ƠI! BÂY GIỜ CON..  Ở ĐÂU"


Người viết: PHILA TO

Bài số 1137-1746-459-vb8291006

Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh 1941, HO.1, cư dân Westminster, hiện làm việc tại học khu Ocean View, Nam California. Ông đã góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2006. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Sáng Chủ Nhật nào mà không nói dối vợ để chạy ra café F. găp mặt bạn bè thì cảm thấy như thiếu thốn điều gì đó khiến cả ngày nhăn nhăn nhó nhó, mà hình như bả cũng biết tỏng rồi nên thường chận họng trước:

"Tưới cho mấy chậu quỳnh, rửa cho chậu chén bát, chà mấy cái nồi nhôm rồi biến đâu thì biến, nhưng rửa cho sạch à nha, tuần trước rửa xong còn dính đầy mỡ".

 "O.K salem, mẹc-xi ma-đàm". Miệng nói tay làm nhưng cũng vội vàng nhúng nước qua-loa-rơ-măng rồi biến. Trễ rồi, sáng nay có hẹn với anh Phán về từ Houston.

Café F. trên đường Brookh ..tương tự như Bo-đa hay Mai-Hương ở SG ngày trước, nơi tụ hội các anh em gốc lính từ bốn vùng chiến thuật về Little Sài Gòn nghỉ phép, đến đó để ôn chuyện "đơn vị cũ, chiến trường xưa" hay bàn chuyện thời sự, nếu muốn thì tự do nổ lai rai cho vui tai, các anh ở xa có về thủ đô (tỵ nạn) thì chớ bỏ qua.

Chuyện bàn tròn hôm nay đang xoay quanh về bầu cử, các chàng trai gốc Việt ngày nay không còn chiến trường để dấn thân như thời kỳ cha chú thì dấn thân vào chính trường. Chuyện đang sôi nổi thì có người rủ tháp tùng đi thăm các cụ ở nhà dưỡng lão cho biết sự tình. Đa số hội viên bàn tròn là thành phần đã và đang về hưu nên nghe hai tiếng "dưỡng lão" là bỏ cả cà fé thuốc lá đi theo để chuẩn bị kế hoạch hướng tới tương lai cho chính mình! Tương lai của tuổi 65 là SSI, là chống ba-toong, là nursing-home rồi đi dần vào quên lãng!

Nhận xét chung của chúng tôi sau khi đi thăm là thấy những cụ già bản xứ sinh động hơn và có vẻ lạc quan hơn các cụ gốc Việt. Lý do là vì khi con họ tới tuổi trưởng thành, thường thì người bản xứ tách riêng, con cái tự lo lấy bản thân, họ thoải mái sống một mình dù ở nhà hay dưỡng lão. Người Việt thì khác, cha mẹ thường "cộng" hạnh phúc của mình với hạnh phúc của con, muốn chúng nằm mãi trong vòng tay săn sóc của cha mẹ dù chúng đã trưởng thành, khi bị tách riêng thì nước mắt chảy vòng quanh!

Mẹ dậy sớm pha sữa, vắt nước cam để khi nào con ngủ dậy là đã có nước sinh tố A, B, C sẵn sàng. Đã nhiều lần chúng gắt lên là không cần uống loại sinh tố này nhưng mẹ lại cứ  đòi săn sóc khiến các quý tử bực mình lớn tiếng:

 "Tôi không cần sinh tố ABC, chỉ cần Vitamin T.. thôi!".

Những con tuy đã lập gia đình vẫn muốn chúng phụ thuộc vào mình, muốn con ở chung để bế cháu, việc này làm phiền đến các nàng dâu hiền hậu, ở lâu thì nhiều bất tiện nên đến lúc chúng bắt buộc phải tách riêng thì cha mẹ lại buồn rầu đau khổ.

Các lão nhân gốc Việt ở trung tâm dưỡng lão được săn sóc quá đầy đủ so với các cụ già còn đang còng lưng trong nước, chi phí cho một cụ phải "mang tã" có thể lên tới 3 hay 4 ngàn USD một tháng, (dĩ nhiên là tiền của con các cụ đi làm đóng thuế cho chính phủ"), dù đầy đủ đấy nhưng vẫn như thiếu một ..cái gì.

Nhìn những cụ già có con cháu đến thăm thì cười nói vui tươi hạnh phúc, những cụ cô độc thì được tập trung nghe các thiện nguyện viên ca hát giúp vui, nhưng hình như các cụ nghễnh ngãng, mắt hướng ra ngoài trông chờ bóng dáng người thân!

Một cụ ông trên xe lăn với y-cụ bao quanh trông như một phi hành gia, ngồi một mình nơi góc phòng nhìn lơ đãng ra ngoài vườn, ngước lên trời nhìn mây bay, không quan tâm tới tiếng cười nói xung quanh, thấy mủi lòng, tôi bước tới hỏi thăm.

Cụ mang bảng tên "Thoi Lee", tôi nghĩ cụ là người gốc Đại-Hàn hay Đài-Loan, toan quay đi thì nghe giọng thều thào:

"Ông ơi, ông làm ơn kéo hộ tôi cái gối dưới mông một tí"

Tôi vội vàng quay lại, à thì ra cái gối lót cho cụ ngồi nó tụt ra và sắp rơi xuống đất. Sau khi nâng cụ lên và đưa cái gối vào đúng nhiệm sở của nó, tôi ngắm cụ thì ngờ ngợ như quen, nhìn cái bảng tên "Thoi-Lee", tôi hỏi:

"Nói chí không phải, xin lỗi có phải cụ là Lê văn Thôi ở cổng xe lửa số 6 đường Trương Minh Giảng quận Ba Sài Gòn không""

Hình như người cụ bị điện giật, cố lái xe lăn quay sang nhìn thẳng vào mặt tôi:

"Nói chí không phải, thế ông ở đâu mà biết tôi""

Bốn tiếng "Nói chí không phải" do miệng cụ phát ra thì không trật vào đâu được nữa rồi. Chính là ông "Chí Không Phải" Lê văn Thôi, một trong 3 người bạn hàng xóm và cũng là bạn đánh chắn của thân phụ tôi. Khi xưa, mỗi lần cần gây sòng là bố tôi sai đi kiếm lão "Chí Không Phải", hai vị kia là Nguyễn như Tuyết, Tô văn Tiệp.

Khi chia bài cho các bố, tôi lén lựa nhiều đôi hay 4 ông cụ, 4 chi-chi vào một tụ, thế là cụ nào vớ được tụ đó thì mau ù (tới), họ mau tới là tôi được nhiều tiền chia bài. Người hay vớ được tụ "sạch rác" là ông Nguyễn như Tuyết có cô con gái rất đẹp, còn ông "Chí không phải" Lê văn Thôi lại thua hoài.

Nghe cụ hỏi, tôi chưa vội trả lời mà hỏi ngược lại cho chắc ăn:

"Cụ có nhớ ông Nguyễn Như Tuyết, Tô văn Tiệp không""

"Ay chính là bạn đánh chắn và tổ tôm của tôi mà, không biết bây giờ các ông ấy ở đâu, còn hay mất, từ ngày bỏ Sài Gòn tôi chưa hề gặp lại họ".

Nghe cụ Thôi nhắc tới hai bạn ngày xưa là Tuyết và Tiệp và mong gặp lại, tôi định nói cho cụ biết là hai ông hiện sống rất hạnh phúc với đông con nhiều cháu, ông Tiệp thì ở ngay Little Sài Gòn, hằng năm các con có bổn phận lo cho ông bà về thăm quê hương. Ông Tuyết hiện sống với 7 người con ở bên Pháp, còn 5 người con ở bên Mỹ thì vào mỗi mùa Giáng Sinh, lo cho ông tìm về nắng ấm Cali tránh cái lạnh Paris. Bạn bè xưa còn đây, trong đầu tôi thoáng có ý nghĩ sẽ dẫn hai ông Tuyết và Tiệp đến thăm cụ Thôi vào dịp gần nhất, còn bây giờ, đứng trước hoàn cảnh "phi hành gia" cô đơn Mr Thoi-Lee, tôi không đành lòng nói thật, đánh trống lảng, hỏi câu khác:

"Thế cụ còn nhớ thằng Cốc không""

"Cái anh thường ngồi chia bài cho chúng tôi chứ gì" Tay đó láu cá lắm, khi chia hăn ta cứ lựa một tụ thật tốt, cho ù "kính tứ cố", tôi biết chứ nhưng lờ đi, hy vọng mình chọn được tụ đó, nhưng không biết cậu ta xoay cách nào mà bài tốt thường lọt về tay ông Tuyết! À mà ông là ai"" (Cụ hay bắt đầu bằng câu À mà)

Tôi nắm tay cụ Thôi thật lâu như mong truyền tí hơi ấm sang đôi bàn tay lạnh ngắt chỉ có xương với da rồi thật chậm rãi tôi nói to bên tai cụ:

"Tay láu cá tên Cốc ngày xưa ấy nay hắn đang nắm tay cụ đây, ngồi trước mặt cụ đây, con là Cốc đây bác Thôi ơi".

Thật bất ngờ, tự nhiên tôi đổi cách xưng hô gọi là bác và xưng con khiến tay cụ run hẳn lên, cố nhướng đôi mắt nhìn sát mặt tôi, cụ bỗng im lặng mà tay thì lại nắn nắn bóp bóp 2 bàn tay tôi rồi sờ đầu tôi, rõ ràng là biểu hiện một cử chỉ nhớ nhung đối với người thân yêu mà xa cách lâu ngày nay mới được xum họp.

Hai bác cháu tôi bất ngờ gặp lại nhau nên hỏi và đáp liên miên chuyện thiên hạ và chuyện xung quanh cỗ bài tổ tôm, chắn, cạ. Không thấy cụ nói gì tới chuyện con cái mặc dù cụ đã cho mấy anh chị lớn đi du học bên Pháp từ trước 1975, linh cảm có chuyện không vui nên tôi không hỏi cho tới khi sắp hết giờ thăm viếng, tôi đánh bạo:

"Con nhớ vào những ngày cuối cùng tháng 4/1975, hai gia đình bác và ông Tuyết được tòa đại sứ Pháp cho di tản, nay ông Tuyết còn ở bển, sao bác lại qua Mỹ""

"Mấy đứa lớn đã có gia đình riêng, còn thằng út Thế học bên này (Mỹ), bà nhà tôi thương nó nên tìm mọi cách sang đây ở gần con để săn sóc cho nó ăn học".

"Các anh chị đi du học bên Pháp có sang thăm bác thường không""

Thật lâu tôi không nghe tiếng trả lời, rồi cụ đưa bàn tay nhùng nhằng những ống nylon lên chùi mắt, hình như cụ nấc nghẹn trong cổ họng, tôi phải cúi xuống mới nghe được giọng thì thào, khác hẳn mấy phút trước còn linh hoạt nói chuyện với tôi:

"Bác mất liên lạc với chúng từ lâu rồi, còn thằng út Thế, sau khi bác gái mất, nó tốt nghiệp đen-tít và lấy vợ, nó gửi bác vào đây rồi dọn đi New-york, đã lâu lắm ..".

Cụ lại im lặng cúi đầu xuống, tôi xoa vai cụ, đôi vai chỉ da và xương. Đã hết giờ thăm viếng, tôi hỏi cụ có cần gì không, tôi hứa tuần sau sẽ trở lại thăm cụ, cụ nắm chặt tay tôi giật giật và có vẻ gượng cười:

"Ở đây họ lo đầy đủ cả con ơi, không thiếu gì đâu, bác chỉ nhớ mấy người bạn khi xưa ngồi chơi tổ tôm rồi "đánh chén" với món cá chép rán, nấu riêu cà chua thìa là ăn với rau sà-lát Đà Lạt".

"Bác ráng giữ sức khỏe, tuần sau con sẽ dẫn ông Tiệp đến thăm bác và đánh chén món cá chép rán, ông Tuyết sẽ sang đây vào Noel này cũng sẽ vào thăm bác".

Tôi ôm vai cụ, hôn lên tóc cụ rồi cố tình vội vàng đi ra, khi qua lớp cửa kính tôi lén quay lại nhìn thì thấy cụ vẫn ngồi yên một mình nhìn về phía tôi trong khi các cụ khác thì vui vẻ trở lại "nhiệm sở".

Trên đường về tôi cứ băn khoăn về trường hợp của bác Thôi, sao nó giông giống trường hợp của một cụ gửi thư vấn kế thính giả trong chương trình của bà B.H. trên làn sóng phát thanh 1480 AM vào tối chủ nhật nọ. Tôi nhớ rõ trường hợp của cụ ông này vì tôi cố gọi vào để góp ý nhưng không được.

Cụ già kể rằng sau khi con trai cụ tốt nghiệp đại học, theo lời khuyên của con, cụ sang tên căn nhà cho nó để khỏi rắc rối về chi phí bệnh viện khi đau yếu, nó cưới vợ, bảo cụ đi xe phòng rồi bán nhà nói là để lấy tiền mở phòng mạch, rồi rủ nhau đi đâu cụ cũng không biết nữa! Nay thì cụ buồn và yếu quá rồi, chủ nhà lại không muốn cho xe phòng nữa, cụ muốn xin vào trại dưỡng lão thì phải làm sao"

Không lẽ đó chính là bác Thôi"

Y hẹn, tuần sau tôi rủ ông Tiệp trở lại thăm cụ với ga-men riêu cá chép nấu cà chua thìa là và khúc cá rán, không quên chén bún, vài cộng rau mùi, vài lá sà-lát Đà-Lạt. Tôi tự cảm thấy vui vui trong lòng như đi thăm chính cha mình, hy vọng gặp lại bạn cũ, món cá chép xưa sẽ làm cho cụ Thôi vui vẻ hơn, tuổi già luôn hạnh phúc với kỷ niệm.

Giờ sinh hoạt và tiếp thân nhân của các cụ đã diễn ra quá nửa tiếng rồi mà sao không thấy bác Thôi, tôi bèn vội vàng đi hỏi thì .. may quá, gặp một cô gốc Việt, cô rất nhanh nhẹn và hoạt bát  .. ban phát một câu ngắn gọn: "Chờ".

Lại chờ hơn 30 phút nữa vẫn chẳng thấy bóng ông đâu, tôi vào hẳn văn phòng hỏi tin tức, bà Mỹ lớn tuổi tên Kathy, lật hồ sơ và báo cho tôi:

"Mr Thoi-Lee đi tuần trước rồi"!

Theo ngày giờ ghi trong hồ sơ thì vào tuần trước, sau khi tôi thăm cụ ra về thì ngay trong đêm đó cụ đã ra đi vì bất ngờ bị nhồi máu cơ tim.

 Chúc mừng cho cụ đã thanh thản rũ sạch nợ trần, ra đi nhanh chóng không còn ngày ngày ngồi ngóng trông con, con không thấy mà cháu cũng không, vây quanh chỉ dây với nhợ, nước biển với oxy! An ốc (xy) mãi cũng chán.

Nhưng tôi không khỏi bâng khuâng, một chút hối hận nếu tôi không tới thăm và nhắc đến các con cụ, không gây cho cụ bị xúc động mạnh thì chắc gì cụ đã ra đi! Một thời quyền cao chức trọng, nay đi mà không biết đàn con ở đâu để đến báo mộng cho chúng về nhận xác cha! Mà thôi, sống không thăm, thác nhân mà chi!

Bác Thôi ơi! Bác lưu luyến nhìn cháu lúc cháu ra về mà trong lòng thầm mong đó là thằng Thế để tuần sau nó trở lại thăm bố, nhưng nó chưa kịp trở lại thì bố đã ra đi, như thế cũng xong, giờ này bác thảnh thơi nơi chín suối, không còn buồn phiền gì nữa còn hơn là sống vất vưởng bên con mà chúng không muốn biết mình còn hay mất!

Ở trển ấy Bác có nghe được Little Saigon radio không" Chương trình của bà B.H tối chủ nhật ấy mà. Bà cụ Nguyễn gửi thư  nhờ bà B.H và thính giả giúp ý kiến cho bà phải làm sao khi bà sang tên nhà cho con xong thì con muốn mẹ dọn đi chỗ khác. Có hai thính giả gọi vào thông cảm với bà cụ Nguyễn vì họ cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, một cụ cho ý kiến là ra ngoài mà ở, đã hy sinh cho con thì hy sinh cho trót, nhưng cụ kia thì bảo cứ ở lại chứ ra ngoài là ngoài đường à"

Bác có đọc báo Người Việt không" Số báo7622 ngày 20/10/06 ấy mà, cụ góa Ngọc Diệp nuôi con từ lúc 4 tuổi, nay nó lập gia đình, cụ bán nhà cũ mua nhà mới cho vợ chồng nó đứng tên, nay vợ chồng nó muốn mẹ già đi chỗ khác chơi, cụ ND rên:

"Chỉ những buồn và nhục mà chết"!

Đó bác Thôi thấy không, còn nhiều cụ già gặp những hoàn cảnh buồn hơn bác nhiều, muốn đi cho rồi mà đâu có dễ dàng. Chúc bác thượng lộ bình an, còn một số kỷ vật của bác mà nursing hòm còn giữ để trao lại cho thân nhân thì cũng chẳng đáng là bao, tuy nhiên con cũng nhắn hộ bác vài dòng:

"Con (Thế) ơi! Giờ này con ở đâu"Về mà nhận .."

Có một sự trùng hợp vô tình (") nói ra thì hơi bất tiện nhưng đành nhờ các bạn trẻ chiêm nghiệm xem có đúng không nhá. Bác Thôi gái đối đãi với bố bác Thôi trai rất là lôi thôi, trong khi hai bác gái Tuyết và Tiệp hết lòng hiếu thảo với bố mẹ chồng. 

 Tuổi già Việt Nam sống trên đất Mỹ được hưởng tương đối "dư giả" về vật chất, đầy đủ về y-dược hơn gấp bội các cụ đồng niên tại quê nhà nhưng hình như lúc nào cũng thấy thiếu thốn tình cảm của con cháu, nhất là những cụ phải "ra-riêng". Cuối tuần, ngày nghỉ lễ, hễ nghe chuông điện thoại reo là mừng, tưởng ngay ra tiếng con gọi, vội vàng chạy đến, chưa nhắc phôn lên đã hỏi:

"Con đó hả" Đứa nào thế" Mẹ nghe không rõ, nói cái gì""

Chẳng phải con mà cũng không phải cháu, xì-xồ tiếng Mỹ! Buồn thở dài:

"Lại quảng cáo, rõ khỉ! Sao không thấy đứa (con) nào gọi nhỉ""

 Con cái còn phải bận lo làm ăn để trả biu nhà, biu xe, khi nào rảnh họ sẽ về thăm các cụ sau, đừng vừa nghe tiếng điện thoại reo đã lật đật chạy tới, rủi vấp ngã gẫy xương là dễ "đi" lắm đấy, nếu không đi mà lại nằm lì ngày này qua tháng khác thì lại càng bi đát hơn. Xin các cụ cứ thản nhiên có .. reo cũng như không.

Trong buổi tiệc gây quỹ, ứng cử viên tuyên bố sẽ lo cho đời sống tinh thần của các cụ cao niên nhiều hơn nhưng không nói rõ bằng cách nào" Chẳng phải vô cớ mà ngay trang đầu tôi đã động đến chuyện bầu cử, nay tới trang cuối tôi lại chạm đến vị nào đác cử thì đừng quên lời hứa. Con quên mà dân cử cũng quên thì các cụ buồn là phải rồi!

Cũng cần nói thêm bài này dựa vào những sự kiện có thật, còn quý danh thì thay đổi, nếu vô tình trùng hợp xin thứ lỗi./. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,576,396
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến