Hôm nay,  

Những Cảnh Đời...

28/09/200600:00:00(Xem: 230395)

Bài số 1110-1719-432-vb4270906  

Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA.                                        

*

Cách đây độ bẩy tám năm, chị bạn làm "nail" của bà xã tôi sanh được một thằng con trai rất kháu khỉnh.  Vợ chồng chị ta mừng lắm, vì đã có hai "cái hĩm" (con gái) rồi, giờ được thêm "thằng cu" nữa thì còn gì bằng.  Thằng cu được đặt một cái tên nghe rất... Tây là Henry. 

Thế rồi, ít lâu sau ngày đầy tháng và ngày lễ rửa tội ăn nhậu tưng bừng, một hôm bà xã tôi ghé chơi nhà chị ta đang lúc chị thay "diaper" cho thằng cu.  Bà xã tôi hốt hoảng khi thấy "chim" của Henry bị "băng bó" mặc dù nó chỉ mới đẻ được có hai tháng.  Hỏi ra mới biết là nó mới bị "cắt bì" (cắt da qui đầu) mấy bữa rồi.  Bà xã tôi hỏi chị bạn xem ai xúi "cắt bì" cho thằng cu, thì chị ta nói má đỡ đầu cho con gái lớn của chị trong họ đạo kêu chị làm vậy, mà bà này cũng 50 rồi, nên chị phải nghe theo, vả lại người ta nói làm vậy cho "chim" thằng cu được sạch sẽ... Nghe trái tai, lại xót cho thằng cu bị đau, bà xã tôi liền hỏi lại, "Vậy ba nó hồi đó có cắt không"" Chị bạn ngượng nghịu nói, "Hổng có!"

Khoảng một tuần sau đó, bà xã tôi gọi điện thoại lại hỏi thăm xem thằng cu hết đau chưa, thì chị bạn nói "chim" nó lành rồi, và cái đầu lúc nào cũng lòi ra ngoài, "Đẹp như của người lớn!"

Đó là lần chót vợ chồng tôi liên lạc với gia đình chị ta...

*

Tháng trước, một buổi trưa tôi rời văn phòng để kiếm gì lót dạ, đang lái xe trên "Bolsa" tính ghé "Phở 79" ăn tô phở cho xong, thì chẳng biết sao tôi lại đổi ý tấp vào một nhà hàng Mễ bên đường. 

Chọn một cái bàn nhỏ với hai ghế ngồi ở góc cho thanh vắng, gần cửa sổ cho có cảnh, ngồi quay lưng vô tường, để dễ dàng quan sát chung quanh và dễ dàng ứng biến khi cần (lại méo mó nghề nghiệp rồi). 

Trưa nay quán có vẻ ít khách hay là chưa đến giờ đông khách chăng, tôi chẳng biết vì đây là lần đầu tiên tôi ăn ở đây.  Tôi kêu một cái "burrito" bò thiệt lớn vì nhìn hình thấy nó hấp dẫn quá. 

Đang ăn, tôi bỗng chú ý đến giọng nói của hai người đàn bà ngồi cách tôi một bàn phía bên trái, vì hình như có một người đang "thút thít" thì phải.  Điều đó làm tôi bận tâm, nên ngồi lặng yên nghe ngóng coi sao. Chắc lại một cặp đồng tính luyến ái đang xích mích nữa rồi! Nhưng không. Không phải. Hai cô chỉ là bạn cùng sở làm.  Họ nói tiếng Anh có chút "accent" Á Châu, tóc vàng nhuộm kiểu "highlight", tuổi khoảng 30 trở lại, đi làm, và hình như ghé ăn trưa ở đây thường xuyên. 

Trong câu chuyện của họ, cô gái "thút thít" kể rằng chồng cô ta đang ráo riết tìm một bác sĩ, hoặc bất cứ ai có khả năng, và sẽ trả tiền thật hậu để "cắt chim" đứa con gái lên hai của họ! Người chồng đã tìm mọi cách để thực hiện việc này ở Mỹ, nhưng hiện nay chưa ai dám nhận lời vì sợ "ủ tờ". 

Qua câu chuyện nghe lóm, tôi hiểu rằng bà mẹ trẻ tuổi đau khổ đó sinh ra từ một xứ Á Châu, qua Mỹ khi còn nhỏ, sau khi bị cha nàng dẫn đi cho người ta "cắt chim" lúc 6 tuổi.  Khi nàng 16, cha mẹ nàng nhận lời gả nàng cho con một người đồng đạo vẫn còn đang sống ở bên cái xứ Á châu đó.  Và để tránh cái cảnh bị gả bán nàng chỉ còn một cách là "vồ" đại một anh Á Châu đạo Tin Lành ở Mỹ . 

Không may cho nàng, anh chồng này bèn theo đạo của bố vợ, và quyết tâm "qua mặt" luôn ông già vợ mình về cái khoản "hành đạo" này.  Mẹ vợ anh ta chẳng bị bố vợ bắt che mặt mỗi khi ra ngoài đường hoặc gặp gỡ khách khứa của chồng, nhưng vợ anh thì phải theo đúng "sách vở" trăm phần trăm.  Thậm chí anh ta còn rình vợ ở sở làm coi có che mặt lúc bước từ xe vô sở hoặc lúc từ sở ra xe hay không (nàng làm sở xã hội, cơ quan chính phủ thì ai cho che mặt trong giờ làm việc!) 

Nghe nói anh ta bỏ "job" từ ngày lấy vợ để có nhiều thời giờ nghiên cứu sách vở đạo lý hầu có thể "qua mặt" được ông già vợ sớm hơn... Nghe kể, quá phiền muộn về chuyện không kiếm được ai "cắt chim" con gái mình, anh chồng còn tính làm một chuyến du lịch sang xứ của bố vợ, hay bất cứ một xứ nào mà luật pháp và con người không quan tâm đến phẩm giá của đàn bà và sự an lành của trẻ con, để nhờ làm cái việc đó.  Anh ta cũng muốn vợ bỏ "job" ở Cali để dọn về sống trong một cộng đồng có nhiều người "hành đạo" một cách chính thống như anh ta, nghe đâu ở bên miền Đông thì phải!

Trong câu chuyện kể, cô gái ngồi nghe, hình như cũng có một đứa con gái nhỏ, bỗng rưng rưng nước mắt khi nghe nói bạn mình đau lắm cả tuần sau khi bị "cắt chim" năm lên 6.  Cô ta có hỏi cô bạn bằng tiếng Anh:

"Thế quyết định của bồ ra sao, về việc "cắt chim" đứa con gái"" 

"Chắc là cắt rồi, nhưng chưa biết ở đâu, khi nào.  Có khi chờ cho nó lên 6 tuổi..."

Câu chuyện nghe lén đang "ngon trớn" bỗng hai cô gái đứng dậy trả tiền, chắc có lẽ giờ ăn trưa của họ đã hết.  Tôi vội lén nhìn theo xem cô gái bị "cắt chim" ra sao, mà ái ngại cho đời cô ta và đời đứa con gái nhỏ của nàng.  Tôi cũng ném luôn cái "burrito" hầu như còn nguyên vẹn vào thùng rác, và buồn bã bước ra xe...

Thêm một cảnh đời nữa mà tôi đành bó tay chẳng làm sao giúp đỡ hay thay đổi được. Mà họ có cần gì sự giúp đỡ của tôi đâu chứ, thật nhảm!

Cứ theo chuyện kể thì anh chàng đòi mang con  gái đi cắt chim đáng ném vào tù  về tội "child endangerment" rồi, và đứa bé gái đó phải được "Child Protective Services" mang đi ngay lập tức, vì mẹ nó tuy đã từng là nạn nhân nhưng vì sự nhu nhược, cũng đang thành một đồng lõa trong "âm mưu" này.

Sống chỉ một lần, sao con người ta không mở mắt ra để nhận xét cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu, nhân hậu hay bất nhân, rồi theo lương tâm, lẽ phải mà lựa, mà làm cho cuộc đời thêm tươi đẹp, an vui...

Tại sao cứ nhắm mắt làm theo những lề thói cổ hủ, bệnh hoạn... làm khổ đau tan nát, nhất là cho những người thân quí của mình!

Những cảnh đời như vậy, tôi thật không làm sao hiểu nổi...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,376,431
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến