Hôm nay,  

Một Gia Đình H.O.: Cả Nhà Đi Học

26/09/200600:00:00(Xem: 129671)

Người viết: ĐỖ THỊ BÍCH DU

Bài số 1108-1717-430-vb2250906

*

Tác giả là cư dân Riverside, Nam California, 62 tuổi, công việc đang làm: Ở nhà trông cháu và làm thiện nguyện cho trường học. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện kể, hay tự truyện, của một gia đình H.O. chọn hội nhập nước Mỹ bằng con đường buồn chán nhất là “cả nhà đi học”.

*      *

Gia đình ông đặt chân lên đất Mỹ theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho những cựu tù cải tạo sau 75.  Mặc dầu đủ điều kiện và chịu đựng gần 13 năm trong trại tù, hồ sơ của ông vẫn bị Bộ Nôi Vụ xếp loại "lý lịch đen"và không chịu cấp xuất cảnh. Cuối cùng do sự can thiệp của giơi chức Mỹ tại Bangkok, gia đình ông mới được gọi phỏng vấn và lên đường.  Gia đình gồm cha mẹ và bốn con, không ai bị kẹt ở lại. 

Bản thân ông vốn là một cựu giáo chức đã từng dạy học tai Vũng Tàu, đã du học  ngành Thông tin Quốc Phòng ở Mỹ từ cuối thập niên 60, nên vốn hiểu biết và trình độ Anh ngữ ở bậc khá. Tuy nhiên do thế giới biến chuyển quá nhanh; khoa học, kỹ thuật tiến bộ ở mức chóng mặt; lại ếch ngồi đáy giếng gỡ gần 13 cuốn lịch, và mới trở về vơí xã hôị khép kín chưa đầy 4 năm, nên phaỉ noí so vơí tuị trẻ ông có phần tụt hậu.  Vợ ông trình độ trung học, vốn là nôị trợ gioỉ quán xuyến gia đình, laị có ưu điểm là con cái nó chịu nghe bà nhiều hơn  ông. Một phần do bà có thêm credit vì biết xoay sở, chiụ đựng gioỉ và nếu cần đôí phó một cách can đảm vơí đám công an khu phố để nuôi dạy bốn đứa con thơ, chung  thủy vơí ông cho đến khi ông trở về từ miền Bắc.

Các con ông, đứa út đã 20, do phân biệt lý lịch không đứa nào có trình độ đaị học, kể cả cô gaí lớn, một cựu thủ khoa trong kỳ thi tuyển lớp 6 Trưng Vương 74.Trước khi đi, các con ông có tự luyện Anh ngữ, nhưng vì không được học ở Trung học nên trình độ chỉ tạm đủ ở mức đàm thoại thông thường.  Hành trang mang theo là tinh thần chiụ khổ đã quen, chị em đoàn kết gắn bó, gia đình có đức tin, ai nấy nóng lòng muốn lấy laị thơì gian đã mất.

Sang tơí Mỹ, sau những ngày  vui vẻ vì được đến một xứ văn minh giàu có, thoát được cảnh kềm kẹp, đoí nghèo, nay sắp hết trợ cấp, gia đình ông laị lâm vào cảnh khó xử, đi làm hay đi học, hay vừa học vừa làm"  Đi làm"  Các con ông vốn khỏe mạnh, chiụ khó, là một lực lượng lao động có thể sử dụng ngay. Nhưng kinh tế Mỹ đầu thập niên 90 đang hôì đi xuống, các hãng xưởng lay off hàng loạt, thảm haị nhất là ngành computer, một ngành các con ông háo hức muốn làm muốn học. Xin việc là một chuyện khó nếu không có nghề chuyên môn hoặc trình độ đaị học.  Đi học"  vốn có chí tiến thủ, thích học mà không được học ở quê nhà, nay laị đến một xứ khuyến khích sự học và tạo cơ hôị cho ngươì có chí, nên giaỉ pháp này nghe ổn, nhưng tiền đâu mà học, mà ăn" 

Cuôí cùng, nhờ sự chỉ dẫn và kinh nghiệm của một gia đình H.O. sang trước, gia đình ông nắm được các thủ tục phaỉ đi qua cùng các chính sách thuận lơị dành cho di dân.  Một baì toán được lý giaỉ, nếu cả nhà 6 ngươì cùng đi học full time, sẽ được tiền trợ cấp taì chính cho môĩ niên khóa, cộng vơí tiền lương tôí thiểu do làm Work Study cho trường (15-20 giờ môĩ tuần), cộng vơí tiền Loan được phép mượn nhờ thân nhân bảo lãnh, cùng vơí trợ cấp Fơod Stamps cho diện thu nhập thấp.  Cộng chung các khoản góp laị theo kiểu "góp gạo thôỉ cơm chung" thì coi như tạm ổn.  Chỉ có một điều kiện là moị ngươì phaỉ kiếm được tôí thiểu con C cuôí năm.  Bàn bạc xong, gia đình quyết chọn con đường đi học.

Thành phố ông ở là một thị trấn nhỏ vùng Inland Empire, nơi qui tụ bốn trường đaị học lớn nhỏ, trong đó có một trường cộng đồng (community college) rất thích hợp cho ngươì di dân.  Các con ông vào học trường này, ngoaì lơị điểm có giảng viên tận tâm, có tham vấn nhiệt tình, laị có không khí học tập rất phấn khơỉ vì có con caí gia đình các đợt H.O. đang cùng nhau phấn đấu nơi đất mơí. 

Bước đầu việc học hành coi như suông xẻ, các con ông đã hoàn tất các lớp căn bản đoì hoỉ phaỉ hôị đủ cho việc chọn ngành nghề tương lai.  Sự kiện cả gia đình đi học cùng quá trình caỉ tạo của ngươì cha đã gây sự chú ý và  một baì báo đuợc đăng trên tờ báo của trừờng về gia đình ông.  Laị noí về sinh hoạt, quả có những khó khăn.  Phương tiện di chuyển cho 6 ngươì là một chiếc Dodge cũ của ông cậu cho.  Mặc dầu trên 100.000 miles, nhưng phaỉ công nhận xe Mỹ khỏe hơn xe Nhật.  Chiếc xe như một con thoi chạy theo trục Bắc-Nam (Cali) trong thơì gian đi kiếm chỗ định cư. 

Ba năm sau, chiếc xe vẫn là một xe chung cho cả nhà.  Tôị nghiệp phía trước chỉ ngôì được hai chỗ, băng sau bốn mẹ con ngôì kiểu cá moì, may mà hôì đó luật thắt seat belt chưa nghiêm nhặt. Chỗ ăn ở thì di chuyển liên tục do sự thay đôỉ của  giá nhà, riết rôì không ai cho mượn truck phaỉ thuê U-Haul. Có lúc nhân sự phaỉ di tản để hai con ở nhờ gia đình một ngươì bạn Mỹ (sinh hoạt chung trong nhà thờ), có lúc bốn ngươì dồn vô một đơn vị gia cư.  Dù tiền nhà chiếm 1/3 ngân sách, gia đình ông vẫn không chịu xin housing, lý do con ông muốn ở nơi an ninh, tránh phức tạp và mặc cảm ăn trợ cấp. 


Rơì đaị học cộng đồng, vơí điểm GPA khá cao, các con ông chia ra nhiều ngả, đứa đi Texas, đứa sang Cal State, đứa qua Loma Linda, đứa xuống La Sierra, tóm laị đaị học công có, tư có chuyên về đào tạo và chuẩn bị cho ngành Y, một ngành không  sợ bị thất nghìệp, nhưng cũng không phaỉ là ngành dễ nhai. Sang đaị học 4 năm, học có vất vả hơn vì học kỳ ngắn hạn, quay đi quay laị là thi giữa khóa, cuôí khóa. Do không được chuẩn bị môn Reading (đọc nhanh, hiểu sâu) như các học sinh dươí high schơol, laị coi trọng luyện Viết nhiều hơn Đọc, nên có hạn chế khả năng bén nhạy trong các kỳ thi trắc nghiệm mà các con ông phaỉ trả giá khi học lên các lớp cao.  Sự chuyển trường cũng gây xáo trộn trong việc làm. Trừ cậu út sang Texas được trường cho chân Phụ Tá Phòng Lab, đủ trang traỉ chi phí ăn ở trong dorm (nôị trú), các anh chị bên Cali phaỉ kiếm thêm các job kèm trẻ, giữ  trẻ, trông ngươì già, chạy bàn, rửa chén... Cũng may, các sinh viên được các hãng tín dụng lớn xét cấp Visa, Mastercard, nên các con ông cũng chi tiêu theo hình thức này để đáp ứng các nhu cầu cá nhân, dù mức tiền được cấp chỉ ở mức tôí thiểu.

Sau gần năm năm, các con ông đều tốt nghiệp đaị học. Hai đứa theo ngành X-Ray và Nursing có công ăn việc làm ngay.  Hai đứa kia nhắm đích xa hơn, luyện thi để vào trường Nha và trường Y / Đaị Học Loma Linda.  Cửa aỉ MCAT (trắc nghiệm khả năng vào Y khoa) đã làm hai con ông chậm mất một năm.  Không nản chí, tiếp tục thi laị, cuôí cùng một được nhận vào Nha, một vào Y.  Bốn năm sau, vừa đánh vật vơí các khó khăn ngôn ngữ so vơí sinh viên bản xứ, vừa vất vả vơí các kỹ xảo, yêu cầu của nghiệp vụ, hai chị em đạt được mơ ước của mình.

Đến tuôỉ lấy chồng, con gaí lớn của ông đã bảo lãnh và kết hôn vơí một ngươì bạn học ở Sàigòn.  Anh là một Bác sĩ tốt nghiệp sau 75. Sang tơí Mỹ, hôị nhập vơí một gia đình có môi trường học tập, laị được tiếp cận vơí tiến bộ của y khoa hiện đaị, anh miệt maì hoàn tất từng bước các đoì hoỉ về lý thuyết và nghiệp vụ.  Năm năm sau, anh trở thành M.D. Mỹ và được cấp một xuất Nghiên cứu sinh về Lão khoa taị UC Irvine.  Học xong anh được giữ laị làm việc cho trường, chủ yếu là chăm sóc khám bệnh cho bà con cao tuôỉ của cộng đồng Việt Nam trong vùng Orange County. Ít năm sau, ngươì anh em cột chèo, nguyên là một bác sĩ nôị trú tim ở Chợ Rẫy, cũng được bảo lãnh và hoàn tất các bước như anh và được nhận làm việc cho Kaiser taị nam Cali. Đây cũng là một  nét đặc trưng của nước Mỹ vốn trọng dụng nhân taì và sẵn sàng đón nhận taì năng các xứ. Nhưng chuyện đôỉ bằng cũng không phaỉ dễ ăn, nhiều bác sĩ gioỉ đã phaỉ đôỉ nghề hoặc trở laị Việt nam vì thiếu sự hỗ trơ nhiệt tình của ngươì thân, hoặc do hoàn cảnh phaỉ bỏ thơì gian đi làm nhiều hơn học.

Laị noí thêm về ông, sang tơí Mỹ thì tuôỉ đơì cũng lỡ cỡ, ngoaì 50 đi xin việc coi như vô phương. Có ngươì mách ông xin tiền bịnh (hôị chứng trauma tù cộng sản), ông không chịu. Ông quay ra đi học vì Mỹ không phân biệt vấn đề này. Học chơi ăn thiệt vì ít lâu sau, Sở Học Vụ địa phương cần một chân Tutor để kèm cho các học sinh gốc Việt lứa tuôỉ mẫu giáo và lớp một.  Ông được nhận vì đủ tiêu chuẩn, tuôỉ tác laị là lơị điểm cho ông.  Sau một năm, biết đường đi nước bước, lại nhờ ngươì Mỹ có tật hay chỉ dẫn tận tình, nên ông khai có bằng Đaị học Sư phạm ở Việt nam và nộp đơn thi chứng chỉ CBEST (Trắc nghiệm khả năng  Đọc, Viết, và Toán cho các giáo viên Mỹ). Được nâng cấp trở thành giáo viên dự khuyết (Substitute Teacher), ông vui thỏa vơí công việc vì vừa yêu trẻ vừa hợp vơí khả năng.  Nay ở tuôỉ 65, làm việc đã đủ 10 tín chỉ, ông xin nghỉ dạy về kèm cho các cháu.  Ông cũng bỏ công môĩ tuần vaì giờ luyện tiếng Việt cho thế hệ thứ hai để chúng còn giữ được bản sắc Việt, văn hóa Việt.

Nhìn laị chặng đường 10 năm , tuy có daì nhưng chưa daì bằng thơì gian ông đi caỉ tạo. Thành công cũng có, khó khăn trục trặc cũng nhiều. Quả thật không gian nan khó thành đạt (no pain no gain) như ngươì Mỹ thường nói.

Thương cho các con, ăn uống ít khi được miếng ngon, đi tiệm laị là chuyện hiếm, mua sắm thì đồ rẻ, dồ sale, xe  thì cũ, tiền mặt thì kẹt, gần chợ Việt mà không được ăn đồ Việt..., học thì lo lên lo xuống, ăn con C kể như tiêu, tiếng Anh đôi khi bị "đì" vì giọng Á, mượn tiền học Nha, học Y giữa đường đứt gánh thì kể như đổ nợ, sang đôỉ bằng, bằng không đôỉ được, coi như công dã tràng.

Cũng phaỉ noí trong những năm tháng khó khăn này, bà vợ ông nôỉ bật như một bà mẹ có cá tính mạnh mẽ, đi học do hoàn cảnh đưa đẩy, học về phải lo cơm nước cho chồng con, đến lúc con đẻ thì ở nhà trông cháu cho con học. Dù cực nhưng bà vẫn là đầu tầu trong việc thúc đẩy, khích lệ các con, tuy đôi khi có tính cách gia trưởng kiểu xưa.

Nay nhìn laị, các con ông đã có công ăn việc làm ổn định, vơí trình độ đaị học, hậu đaị học; từ vị trí của kẻ hưởng trợ cấp đã chuyển sang ngươì đóng thúê; từ bước đầu chập chững của ngươì di dân xa xứ bước sang vị thế của một công dân hôị nhập vơí xã hôị Mỹ; từ mặc cảm lạc lõng của một ngươì đánh mất Tổ Quốc nay đã hòa mình đón nhận nơi này làm quê hương.

Nghĩ tơí đây lòng ông bỗng trào lên cảm xúc muốn tạ ơn Thượng Đế và muốn gắn bó vơí miền đất, nơi một thời đã cưu mang và tạo cơ hội cho gia đình ông.  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến