Hôm nay,  

Lá Thư Bỏ Ngỏ

23/09/200600:00:00(Xem: 123595)

Anh

Chắc anh ngạc nhiên lắm khi thấy bài viết này của em, vì tất cả những bài em viết, những thơ em làm, anh là người trước tiên được biết vì em khoe, em đọc cho anh nghe.  Và bao giờ cũng vậy, nghe xong qua phôn - nếu anh ở chỗ làm và em ở nhà - hay vào những buổi tối hai đứa mình cùng ngồi bên nhau dưới ánh đèn ấm cúng, anh đều cho em ý kiến.  Nhưng luôn luôn khi vừa dứt lời, em liền vô cùng khoái chí vì nghe tiếng hét lớn của anh:

-  “Tuyệt... Tuyệt vời!  Hay quá... Quá hay!”

Rồi sau đó anh mới từ từ bảo:

-  “Có lẽ... nên thêm vào chỗ này.” 

Và:

-  “Có lẽ... nên bỏ bớt đoạn kia.  Em có nghĩ như vậy thì hay hơn không"”       

Ôi - Ông xã xệ của em, anh tế nhị vô cùng!  Lúc nào anh cũng làm như em là thần tượng của anh, lúc nào anh cũng sẵn sàng nịnh em, cho em được "sướng rên mé đìu hiu" - nói theo kiểu nhà văn Duyên Anh.  Đặc biệt lần này, có thể anh chẳng bao giờ biết - nếu anh không đọc đến trang báo này - hay nếu có đọc, chắc chắn sẽ không phải là người đầu tiên nữa - ha ha ha...  Nhưng đừng lo, chẳng bao giờ anh bị lọt sổ trong trái tim em, yên chí lớn - Vì nó có vẻ nịnh nọt anh sao sao ấy, em mắc cở, chả lôi ra đọc cho anh nghe đâu.  Kỳ chết!         

Ô hay, em phải nói lý do tại sao sáng nay em lại cầm bút viết về anh thế này chứ nhi"  Khung cửa sổ nhìn ra bên ngoài nguyên một mầu xanh, mầu xanh của bầu trời làm em bâng khuâng.  Lại sắp đến ngày "Father's Day", em viết để cám ơn anh về những món quà dễ thương, vật chất lẫn tinh thần, anh và các con đã dành cho em trong "Ngày của Mẹ".  Viết để tranh với hai con những cảm nghĩ yêu thương về một người cha hiền hòa khả kính.        

Bố của Cu Nam, Tí Nữ ơi

Hình như các con yêu anh hơn yêu em đó.  Nói ra không phải em ghen tị, phân bì nhưng lỗi tại anh.  Chuyện gì anh cũng đòi làm cho chúng mà không cho em làm, cứ bảo em nghỉ đi cho khỏe, cho thoải mái, để anh lo cho.  Thế rồi anh đạt được bao nhiêu công khó, bao nhiêu thành tích với các con.  Thế rồi anh thở dốc vì mệt, vì vội: 

-  “Sao ngày giờ đi nhanh quá, anh làm không hết việc!” 

Em có nói: 

-  “Thì để người ta làm hộ một tay.”  

Anh lại gạt ngay đi và cười hề hề:

-  “Nói vậy để vợ thương thôi chứ anh dư sức mà em.”

Rồi còn âu yếm lẳng lơ ở giọng nói và ánh  mắt:

-  “Người đẹp của tôi ơi, sao em... ngố thế, chả biết gì hết!”

Em tính trợn mắt lên cãi:

-  “Người ta thế này mà bảo ngố.”

Nhưng nghĩ lại thấy xấu như ma lem mà vẫn được chồng gọi là "người đẹp" thì cũng "đỡ" lắm rồi, nên thôi.  Coi như mình huề.          

Ngày hai con còn nhỏ, ngay chuyện vệ sinh cho chúng anh cũng xía vô đòi làm chung.  Và vì bàn tay anh to hơn, cứng cát hơn, anh làm gọn gàng nhanh nhẹn hơn, nên em đành nhường anh làm luôn, chỉ loanh quanh đóng vai phụ.  Nếu em có mặc cảm vô tích sự, vụng về thì anh lại ghé tai em nói nhỏ:

-  “Em phải đau đớn sanh các con ra cho anh rồi, dù anh có vất vả cách mấy cũng chẳng sánh bằng công lao của em.”         

Nam Nữ lớn hơn một chút, anh đưa đón đi học, đi chơi thể thao, đi thi đua ở nơi này nơi nọ.  Anh kèm toán, anh giúp bài vở.  Có những bài làm của Nam, anh phải tìm mua gỗ, lúi húi đẽo gọt lắp ráp như một người thợ mộc chính cống, rồi đích thân vác đến trường cho con.  Còn bài làm của Nữ, anh phải vẽ phải cắt, hì hục có khi cả đêm.  Đến hồi các con được điểm, anh ôm chúng vui mừng khen ngợi: 

-  “Con của bố giỏi quá, 100 điểm.” 

Chúng cười ha hả: 

-  “Điểm của bố đấy, chứ không phải của con đâu.”

        

Những lần con đau ốm, không bao giờ anh để em đưa con đi bác sĩ một mình.  Cả hai vợ chồng đều làm công việc ấy với nhau, nếu trùng vào ngày nghỉ của em.  Còn anh xin phép nghỉ vài tiếng đồng hồ, đem con về nhà đâu đó rồi mới hấp tấp tới sở.  Hoặc xin đến làm sớm để có thể về sớm lo cho con.  Chính vì vậy mà lúc nào anh cũng phải xoay như chong chóng, để có thể làm được thật nhiều việc cho em được thảnh thơi, cho con được tươm tất, đầy đủ và an toàn.  Anh biết không, Nam nói với em:

-  “Lúc trước ở nhà, lắm khi bố dặn dò con kỹ quá, làm con bực mình khó chịu, chỉ muốn cãi lại và ước gì có một ngày sẽ không phải làm những gì bố nói.  Nhưng bây giờ xa nhà, con thấy thương bố dễ sợ.  Nhất là những lúc đụng chuyện, con nhớ bố và cảm thấy mình cũng cẩn thận giống hệt bố.  Phải công nhận bố mình hay thật.

Anh thấy đó, Nam thỉnh thoảng vẫn... hân hoan tuyên bố:

-  “Con hết sức may mắn được có bố.” 

Và ôm anh, vỗ vai anh thoải mái thân yêu: 

-  “Bố number one.  Bố số một của con.”  

Em còn nhớ một hôm ngồi chung sofa với anh, Nam ngon lành khoác vai bố cười sung sướng: 

-  “Bố là bố mà cũng là bạn của con nữa, đúng không"”

Lúc ấy em cảm động quá và mừng cho anh nữa.  Anh để ý chứ, tuần trước mình đi Waco dọn đồ cho Nữ về nghỉ hè.  Đưa con và mấy cô bạn của con đi ăn nhà hàng Ý.  Nữ đã xích ghế ngồi sát bố, dựa đầu vào vai bố, cười cười nói nói.  Cách thức và ánh mắt của con, cho em biết con rất hãnh diện với các bạn về bố và như được bơi lội trong hạnh phúc với sự săn sóc yêu chiều của cha me.  Có một điều, em vừa chiều chuộng con vừa lo lắng.  Mình dễ dãi với chúng, chúng sinh hư hỏng thì khổ.  Nhưng hình như không phải thế đâu anh nhỉ.  Con mình chẳng đến nỗi nào.  Chúng luôn luôn biết ơn cha mẹ, biết giữ gìn tư cách đoàng hoàng và cũng biết cố gắng học hành.  Hai anh em đều đứng thứ năm khi ra trường trung học gần 700 học sinh đó thôi.         

Có thể song song với những cho đi liên tiếp không ngần ngại so đo, mình cũng tha thiết dặn dò nhắc nhở con.  Mình hướng dẫn và sống với con bằng trái tim và trái tim thì luôn luôn chinh phục được tất cả mà lý trí lắm khi phải ngẩn tò te, chẳng hiểu gì, chẳng cản nổi (hì hì.. - "lời hay ý đẹp" của riêng em!)        

Bữa đó anh phải đi làm, cháu Huy tới chơi với Nam nhân dịp Nam về thăm nhà.  Nam mời em và Huy đi ăn trưa tại một nhà hàng sang trọng.  Em tính không vô vì sợ mắc tiền nhưng Nam năn nỉ:

-  “Má ơi, con trai của má ngon lành mà, chiều con một tí đi.”

Không có anh, Nam xử sự cứ y như bố, dịu dàng săn sóc me.  Kiểu tháo vát chững chạc của con làm em hài lòng quá.  Thấy em có vẻ ngu ngơ, Nam trêu :

-  “Nhớ bố hở"  Nói gì đi chứ, dạy con phải thế này thế nọ...”

Em lắc đầu trêu lại:

-  “Giờ má chỉ biết được yêu con thôi.  Má chẳng biết gì nữa cả.”

Nam cười khoe hai hàm răng trắng đều đặn nói với Huy:

-  “Huy biết không, hồi xưa mẹ Nam chưa qua, đêm nào Nam cũng được ngủ với bố, được bố cho sờ rún, được bố xoa lưng...”

Rồi quay qua em Nam tiếp:

-  “Má có tin không"  Bây giờ thỉnh thoảng nằm khó ngủ, con vẫn nhớ tới mấy chuyện đó.  Tội nghiệp bố không đi ăn với mình.  Để cuối tuần, má bận đi làm, con mời bố đi rồi nhường cho bố trả tiền hì hì...”        

Thôi, thư viết dài quá rồi phải không"  Em ngừng ở đây nhé.  Lo ngủ đi, mai còn dậy sớm cày tiếp - Người cha "tuyệt cú mèo" của hai đứa con em!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,773,036
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến