Hôm nay,  

Sưởi Ấm Bữa Cơm Chiều

15/09/200600:00:00(Xem: 164325)

Bài số 1100-1709-422-vb6150906

 "Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995." Là kỹ sư trong một hãng tele-communication tại San Diego, Lê Tường Vi tự sơ lược tiểu sử như trên, khi gửi bài dự Viết Về Nước Mỹ. Các bài viết “Một Mình Nuôi Con”; “Ba Thế Hệ Một Nhà” của cô mang lại giải Chung Kết Tác Giả, Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005. Khi nhận giải thưởng trong buổi họp mặt chiều 28-8-05, Lê Tường Vi kể “Sau nhiều năm tự cho mình thuộc về một thế hệ bơ vơ, nhờ đến với giải thưởng Việt Báo, tôi thấy mình hết ngần ngại, nghi ngờ.  Viết Về Nước Mỹ giúp tôi khôi phục niềm tin vào chính mình và thế hệ cha anh của mình.”

Sang năm thứ sáu, Lê Tường Vi tiếp tục góp thêm các bài viết đặc biệt Quyển Sách Cũ”; “Mùa Xuân Kỷ Niệm”, “Paul-Paula...” Và sau đây là bài viết mới của cô.

Hình trên, từ trái:  Lê Tường Vi, giải chung kết 2005 trao tặng giải  “Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ  2006”  cho Nguyễn Thị Huế Xưa, và MC Phạm Long chúc mừng.

Vừa bước vào nhà, Bố tôi báo tin ngay:

- Con nè, Việt Báo sẽ phát giải văn chương 27 tháng 8 đó.

Tôi có tin này từ tòa soạn vài hôm trước nhưng chưa kịp thông báo. Còn cả tháng nữa kia mà.  Má tôi chép miệng:

- Không biết cánh anh Tư con có qua kịp để đi dự không" Còn mỗi mình nó...

Bố tôi cẩn thận ghi chép vô quyển lịch treo tường, đăm chiêu lật từng trang. Tôi hiểu ông cùng tâm trạng với má tôi. Các anh em tôi lần lượt di cư qua Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình, chỉ còn mỗi gia đình anh Tư còn sót lại, đang chờ ngày hẹn phỏng vấn.  Đại gia đình chúng tôi đang hồi hộp chờ tin của gia đình anh. 

Con trai tôi vừa bước ra nhà bếp, vòi bà ngay:

- Có gì ăn không bà Ngoại"

Cả nhà ai cũng tức cười.  "Thằng bé" là cậu thanh niên to lớn đang tuổi 20, nhưng vẫn vòi bà Ngoại như còn khi 8, 9 tuổi. Tôi hay ví bà Ngoại như cái nhà hàng đối với nó.  Thịt kho, chả giò ngon bà làm sẵn để cho cháu trong tủ lạnh, chỉ cần hâm, chiên sơ là có ngay.  Tôi hay trêu khi cháu còn nhỏ:

- Con không tập nấu ăn mai mốt vô đại học làm sao biết nấu"

Thằng bé quay qua ôm bà:

- Vinh mang bà Ngoại theo mà!

Vậy đó, cháu lớn lên trong tình yêu của ông bà Ngoại, của các cậu mợ, của dì, của mẹ, kể cũng may mắn lắm rồi.

Bà Ngoại nghe cháu vừa hỏi, ứng ngay:

- Có thịt kho tàu trong tủ đó con, hâm lại mà ăn.  Nè, sắp sẳn áo quần đi dự phát giải nhen con.

Tôi tiếp lời:

- Con à, 27 tháng 8 là buổi phát giải của Việt Báo.

Cháu hiểu ngay.  Các anh, chị em tôi, con cháu nô nức sửa soạn áo quần, sắp đặt chương trình lên quận Cam dự lể. Chú, thím Chính gọi từ Lake Forest:

- Nè, bây đưa Bố má lên nhà thím ăn trưa, lên sớm sớm đặng mình có thời giờ nói chuyện.  Lâu rồi thím chưa gặp mấy đứa.

*

Những ngày trước 75, trong nhà tôi lúc nào cũng đầy đủ sách, báo.  Thời đó làm gì có game giếc computer, thậm chí chương trình tivi cũng giới hạn vài giờ trong buổi tối. Chúng tôi tha hồ đọc đủ mọi chuyện, tranh nhau từng trang báo mới phát.  Nhờ vậy tôi mới biết qua khổ nhọc làm dâu của người phụ nữ thời xưa qua những câu chuyện của nhà văn Duyên Anh, tương tự như những cảnh nghèo tôi đang đọc trong truyện của nhà văn Nam Cao hiện giờ. Quả thật nếu không đọc những mẩu chuyện đó, tôi không thể nào hiểu được thời làm dâu của Má tôi, của dì Tư tôi. 

Nhờ thấy ra điều này, nên đời sống tuy bận rộn, tôi vẫn nhín chút ít thời giờ đọc sách.  Sau khi đoàn tụ, Bố tôi hay mang tin tức liên quan tới VN ông thu thập được trong báo chí kể cho gia đình nghe trong những buổi cơm chiều. 

Mục thích thú nhất ông thường kể là những bài Viết Về Nước Mỹ.  Ông cẩn thận cắt những bài này ra, để dành sẳn cho tôi.  Thoạt đầu tôi chỉ đọc vì  quí công Bố tôi tỉ mỉ cắt dán, nhưng dần dà, tôi bị lôi cuốn vô tấm thảm muôn màu của thế giới dân tị nạn Việt trong xứ cờ hoa.

Và, một ngày hứng chí, tôi viết một mẩu chuyện, như một lời tâm tình với các bạn trong mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi không nói cho ai biết tôi đã gởi bài đi, tôi tự an ủi, kệ, tệ lắm chắc họ quăng sọt rác là cùng, coi như tôi trút được phần nào tâm sự.

Cho tới một tuần sau, Bố tôi cầm tờ báo chạy từ vườn vô nhà, nét mặt ngạc nhiên, ông hỏi:

- Có phải con viết bài này không" Sao lại có tên thằng Vinh, tác giả in như tên con"

Tôi ngạc nhiên, cười:

- Ủa, họ đăng sao" Con tưởng họ quăng đi mất chớ.

Và tôi thích thú nhìn Bố tôi cầm tờ báo đọc cho má con tôi nghe.  Nghe xong bà mỉm cười trong ánh mắt long lanh:

- Viết thêm đi con.

Tôi ngạc nhiên vì ít khi Má tôi tỏ bày tâm sự với bất cứ ai. 

Nhờ bài báo đầu tay, tôi có dịp nghe Má tôi mở tâm tư, lần đầu tiên tôi nghe bà, hiểu ít nhiều tâm trạng cay đắng cuộc đời bà.  Bài "Ba Thế Hệ Một Nhà" viết ra trong chốc lát sau khi nghe tâm tình của bà.

Thì ra chính việc đọc và viết về nước Mỹ đã tạo sự thông cảm và chia sẻ, giúp nói lên những  ẩn tức bao năm bị nén xuống.

Sau buổi  phát giải 2005, tôi có thêm bạn bè. Các anh chị trong buổi lể thật rộng rãi  trong lời chúc tụng, và những email, cú phone sau đó kết tình bạn trong vòng giây ưu ái. 

Trở lại họp mặt lần thứ hai với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, tôi có dịp gặp lại các tác giả bạn cũ, bạn mới. Chúng tôi sôi nổi bàn tán những bài trúng giải của năm 2006. Tên tuổi các tác giả  Hân Q. Bùi, Nguyễn Thị Huế Xưa, Hồ Viết Tân, Thuỳ Dương, Nguyễn Duy An, Sa Py Đi Đi, Thịnh Hương... thành đề tài bình luận  xôm tụ rôm rả.

Đây cũng là lần đầu tiên trong 31 năm nay, gia đình chúng tôi cùng ngồi chung một buổi tiệc trong không khí tự do đầy đủ ba thế hệ. Còn gì quí báu hơn"

*

Năm 2006, với chúng tôi,  là năm đầu tiên đại gia đình xum họp, đông đủ Bố Mẹ Anh Chị Em và các cháu.

Lúc gia đình các anh, em tôi  sắp đi di cư đoàn tụ, má tôi lo lắng cho hạnh phúc mỗi gia đình trong cuộc đời mới.  Bố tôi trao ngay bài của anh XYZ  "Anh Mừng Đưa Em Qua Đây" như một lời trấn an hiệu quả.  Bà lo tiếp " Chúng nó qua đây làm gì ăn""  Bố tôi đưa những bài của các tác giả kể lại  thuở ban đầu và gặt haí thành công sau này.  Bởi vậy, khi bà có nổi niềm là Bố tôi lục lại các bài trong mục VVNM, như tìm một therapy hữu hiệu cho bà.

Ôi, ngậm ngùi khi đọc bài “Má Tôi 80 Tuổi” qua cây bút bùi như khoai lang dương ngọc  của chị Trương Ngọc Bảo Xuân.  Bài “Cậu Bé Venezuela” của Hoài Yên làm tôi ứa nước mắt; Bài “Vợ Làm Nail, Chồng Cắt Cỏ” của Ben Nguyễn làm tôi cười nắc nẻ; Những bài viết về các chuyến vượt biên làm tim tôi thắt lại... 

Câu chuyện quanh những bài  Viết Về Nước Mỹ sưởi ấm bao buổi cơm chiều của chúng tôi, giúp tôi hiểu biết hơn về quê hương bản quán cũ và hoàn cảnh các thế hệ cha anh của mình, giúp con tôi hãnh diện hơn với giòng máu Việt trong cháu.

Có lần tôi đi coi triển lãm chăn Quilt của dân Amish, những tấm vải nhỏ bé, muôn màu ráp nối thành những tấm chăn nghệ thuật, như cộng đồng chúng ta thể hiện qua trang Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo.  Chút hãnh diện len lỏi vào tâm tư tôi.

Nhịp cầu Viết Về Nước Mỹ nối liền các thế hệ trong gia đình tôi.  Thế hệ nào cũng tìm được tâm sự an ủi cho bản thân.  Quí báu lắm, trân trọng thay. Cảm ơn, cảm ơn tất cả.

Ý kiến bạn đọc
08/09/201701:43:57
Khách
Đọc bài này tôi thấy chị như... biến hình thành một người khác. Thôi cô đơn, thôi tội nghiệp khép kín, thôi bơ vơ nước mắt lạc loài...! Hy vọng chị ngày càng hạnh phúc hơn! Oh, tôi đọc những bài xưa cũ trước lần ngược lên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,376,431
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến