Hôm nay,  

Vài Ghi Nhận Về Quân Nhân Mỹ Gốc Việt

08/09/200600:00:00(Xem: 243222)

 Bồ Tùng Ma tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan hải quân, định cư tại thành phố Glendale, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông là tác giả nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ với các bài viết “Ông Mỹ Chết Nhát” và “Ông Ba Đau Khổ”. Năm tiếp theo, ông viết “Tái Sinh”, như tự truyện của một cựu sĩ quan hải quân, cựu H.O., hiểu ra lẽ “tái sinh” trong sức sống ồ ạt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 27-8-2006, tác giả Bùi Quang Hân, với loạt bài ‘Viết từ Camp Fallujah, Iraq” đã được trao tặng giải “Vinh Danh Tác Giả”.

Hình ảnh: Thiếu  Tá Hải Quân Bác Sĩ Hoa Kỳ Bùi Quang Hân nhận giải thưởng do tác giả Bồ Tùng Ma, một cựu Sĩ Quan Hải Quân VNCH, trao tặng.

Đã bốn năm rồi, năm nào vợ chồng chúng tôi cũng được Việt Báo mời tham dự Lễ Phát Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ. Dù bận rộn hay đang ở rất xa Hoa Kỳ, chúng tôi cũng cố gắng thu xếp tham dự cho bằng được.  Thành thật mà nói, tôi thuộc loại "vô danh tiểu tốt" mà được Việt Báo mời lên bục giới thiệu này nọ, được thay mặt Việt Báo trao giải thưởng, có khi được diễn viên điện ảnh nỗi tiếng Kiều Chinh "xin" chụp hình chung, làm sao tôi không khoái cho được. Ngoài ra tôi thích tham dự cũng vì khoái cách tổ chức lễ trao giải của Việt Báo.  Các tác giả và  khách mời không bị phân biệt "giai cấp", đều được trân trọng như nhau.  Các giải thưởng được đặt tên một cách tế nhị: giải đặc biệt, giải danh dự, giải vinh danh. . . Anh chị chủ nhiệm đi từ bàn này đến bàn nọ thăm hỏi khách mời giống như đang tổ  chức đám cưới cho con, làm ai cũng cảm thấy thân tình với nhau như trong gia đình. Tôi không muốn nói nhiều, sợ bị cho là nói nịnh.  Ai đã từng đi dự các lễ phát giải thi viết khác tổ chức trong thời gian gần đây đều thấy nhận xét của tôi là đúng. Vả lại, tôi không nói nhiều vì tôi viết bài này không phải để tường thuật buổi lễ phát giải thưởng, mà để nói lên vài cảm nghĩ, nói đúng hơn là chấm phá đôi nét về các quân nhân Mỹ gốc Việt nhân ngày phát giải thưởng Viết về nước Mỹ , 27-8-2006.

Hôm ấy chúng tôi vừa đến bàn số 22 ngồi xuống thì vợ tôi bấm vào đùi tôi nói nhỏ:

-Ông sĩ quan hải quân Mỹ ngồi bên cạnh mang lon giống  lon của anh hồi xưa quá. Chỉ khác là có thêm cái gì như cái lá và không có vòng tròn.  Có phải thiếu tá không"

Tôi liếc nhanh về phía anh sĩ quan Mỹ rồi nói:

-Hải quân Thiếu tá, nhưng đây là bác sĩ.  Đúng hơn phải gọi là Bác sĩ Hải quân Thiếu tá hay Y sĩ Hải quân Thiếu tá.

-Sao anh biết là bác sĩ"

-Thì "cái gì như cái lá" mà em nói đó.

-Hải quân Thiếu tá tiếng Mỹ là Major phải không"

-Major là Thiếu tá Lục quân hay Không quân. Hải quân Trung Tá tiếng Mỹ là Lieutenant, trong khi Lieutenant lại là Trung uý Lục quân hay Không quân. Hải quân Đại tá tiếng Mỹ là Captain, trong khi Captain là Đại uý Lục quân hay Không quân. Vì vậy có một sử gia Việt Nam đã dịch nhầm Hải quân Đại tá Pháp là Đại uý.

-Sao ông Hải quân Thiếu tá này giống Mỹ vậy"

-Em nhìn kỹ sẽ thấy anh ta không giống Mỹ chút nào cả. Chẳng qua ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Nếu ông này được "may mắn" phục vụ tổ quốc của ông dưới lá cờ đỏ sao vàng, có thể ông ta sẽ khác đi: "Từ nhân dân mà ra" nhưng lại vênh váo; có khi ngồi chồm hổm trên ghế, một tay bưng phở húp một tay bưng bia nốc; ăn xong vừa ngậm tăm vừa ngậm thuốc lá.

Anh Hải quân Thiếu ta Bác sĩ tôi vừa nói đến là Bùi Quang Hân, người được giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ với bài "Viết từ camp Fallujah, Iraq" và tôi là người hân hạnh được Việt Báo chọn lên trao giải cho  Hân. Anh Hân và tôi, người được giải và người trao giải đều cảm thấy bất ngờ khi được gọi tên. Tôi biết điều này vì thoáng thấy Hân hơi "giật mình" khi nghe tên được gọi. Còn tôi, đã không được thông báo trước có lẽ vì không đi dự họp buổi trưa tại toà soạn Việt Báo.  Tôi vốn ăn nói vụng về nên khi trao giải cho Hân tôi chỉ nói một câu " Tôi cũng là hải quân, Lieutenant Commander". Tôi chỉ nói cho có nói mà thôi, không biết anh Hân có nghe rõ không, chỉ biết là Hân lễ phép gật đầu một cách rất…Việt Nam và lí nhí một câu gì đó.

Trên đất Mỹ có biết bao nhiêu Bùi Quang Hân như vậy.  Ngay cả trong khung cảnh nhỏ hẹp của nhà hàng này cũng đã có thêm Hồ Viết Tân, một trung uý thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ.  Họ là những quân nhân Mỹ gốc Việt, đang nối nghiệp cha anh bảo vệ thế giới tự do, đã từng giẫm chân trên sa mạc Trung Đông, bềnh bồng nơi Địa Trung Hải, lướt gió tung mây ở những vùng trời khắp thế giới. Họ cũng đã có mặt ngay cả ở Việt Nam sau cuộc chiến. 

Cách đây hơn một năm tôi có về Đà Nẵng.  Hôm ấy tôi đang lang thang trên đường Hùng Vương thì nghe thấy một đám trẻ con vừa chạy vừa la:

-Lính Mỹ! Lính Mỹ!

Bọn trẻ đang chạy về hướng Chợ Cồn, nơi có những người đi đường dừng lại và những người buôn bán trong các cửa hiệu  đổ xô ra đường. Tất cả đều quay mặt nhìn về hướng có ba chiếc xích lô chở ba quân nhân hải quân Mỹ mặc đồ trắng tinh. Trên lề đường cũng có vài quân nhân hải quân Mỹ đang tản bộ, trong đó có một hạ sĩ mà tôi biết chắc là gốc Việt. Tôi đã được xác nhận điều này khi tiếp chuyện với anh ta sau đó. Ba chiếc xích-lô bỗng dừng lại, ba anh lái xe vừa cười vừa bước xuống và ba anh hải quân Mỹ ra dấu bảo ba anh lái xe ngồi vào xe cho họ chở. Họ đang hồn nhiên đùa nghịch như những đứa trẻ. Đường sá khá chật chội nhưng những chiếc xe khác, kể cả xe hơi, cũng nhường chỗ cho ba anh "phu xích lô Mỹ" này. Đây là điều hiếm thấy ở Việt Nam (Ở Việt Nam không ai chịu nhường ai cả, nhất là khi lái xe ngoài đường). Trên lề đường anh hạ sĩ Mỹ gốc Việt tách ra khỏi đám bạn để trả lời những câu hỏi của người đi đường. Anh ta là người Mỹ, hơn nữa là một quân nhân Mỹ nhưng anh ta vẫn là người Việt. Bùi Quang Hân là một quân nhân Mỹ, lại là một sĩ quan cao cấp, là bác sĩ, nhưng vẫn là người Việt Nam. Tôi quý trọng Hân vì anh đã quý trọng tiếng Việt, đã trau dồi tiếng Việt, anh đã trau dồi nên mới có thể viết được một bài viết hay đến thế. Tôi buồn cho một số người Việt ở Mỹ đã vô tình hay cố  ý, đôi khi giả vờ quên tiếng Việt nhằm chứng tỏ rằng mình … oi("). 

Trong dịch vụ di trú, tôi phụ trách về học sinh và sinh viên du học, tôi thấy vài học sinh mới qua Mỹ chưa đầy nửa học kỳ đã hãnh diện tuyên bố  rằng mình gần như quên tiếng Việt, cố ý nói "cà lăm"  như những em bé được sinh ở Mỹ bập bẹ tiếng Việt Nam.  Tôi buồn cười cho một số khách tham quan du lịch từ Việt Nam mới qua, họ tưởng tất cả người Việt ở Mỹ đều không biết cầm đũa, ăn toàn hamburger hot dog và nói tiếng Mỹ.

Tôi xin trở lại chuyện các quân nhân hải quân Mỹ trên đường Hùng Vương Đà Nẵng.  Tôi đã được "may mắn" sống trong xã hội Xã hội Chủ nghĩa trên 8 năm trước khi định cư tại Mỹ. Tôi đã từng thấy các quân nhân hải quân Liên Xô và Đông Âu đi dạo phố, nhưng chưa hề thấy họ hồn nhiên vui vẻ như các anh hải quân Mỹ, cũng như chưa hề thấy họ có được sự ngưỡng mộ của người Việt Nam như vừa rồi.  Những quân nhân cộng sản đi giữa phố, mặt mày vênh váo, có người mặt như mặt "đâm lê" và "hình sự". coi dân bản xứ như mọi dù không ai "mọi" bằng họ: mua món hàng chưa đến một mỹ kim nhưng họ trả giá, mặc cả từng xu nhưng những bà nội trợ keo kiệt và khó tính.  Có phải nhân dân Việt Nam đã thù ghét Mỹ đến tận xương tuỷ như bộ máy tuyên truyền của nhà nước đã nói không" Cảnh tượng trên đường Hùng Vương vừa rồi đã nói lên tất cả.

Trong bốn năm tôi đã về Việt Nam hai lần mà lần nào cũng "về cùng" với các chiến hạm Mỹ viếng thăm Việt Nam.  Một lần ở Đà Nẵng như vừa kể và một lần ở Sài Gòn. Lần ở Đà Nẵng thì vui, nhưng lần ở Sài Gòn thì bực mình.

Số là hôm đó trong khi ngồi trong một tiệm nước ở bến Bạch Đằng Sài Gòn, nhìn phố nhìn người tôi bỗng thấy có mấy anh hải quân Mỹ đi ngang qua, anh nào anh nay mồ hôi nhễ nhại trong  những bộ quân phục trắng tinh. Tôi lẩm bẩm: "Lạ thật, mình về Việt Nam lần nào cũng gặp hải quân Mỹ". Sau đó tôi hướng đôi mắt về phía con sông, nhìn dòng nước lững lờ trôi và nhớ đến những lần ra khơi cách đây trên 30 năm. Tôi đang thả hồn về dĩ vãng xa xăm nhưng tưởng chừng như mới hôm qua, bỗng nghe tiếng ồn ào phía sau lưng. Tôi quay lui thấy ba sĩ quan hải quân Quân đội Nhân dân đang bước vào quán, ngồi ở cái bàn sát cạnh tôi. Anh có cấp bậc nhỏ nhất, một vạch hai sao trên nền vàng, tức Trung úy, hỏi:

-Tàu chiến Mỹ ngày mai mới đi hả thủ trưởng"

-Phải.

-Thằng thuyền trưởng trông như con voi, còn thằng phó thì … cũng như bọn mình. Hình như là Việt kiều- Anh trung uý nói.

Thủ trưởng, cấp bậc trung tá, hai sao hai vạch, nói:

-Là Việt kiều chứ còn gì nữa. Lần nào tàu chiến Mỹ thăm Việt Nam cũng có ít nhất hai Việt Kiều, sĩ quan có, lính có.  Tụi Mỹ vẫn còn nhiều âm mưu, thủ đoạn lắm.

Tôi nhìn ba anh sĩ quan. Trông họ đen đúa, quê kệch, không có một vẻ gì hào hoa phong nhã mà sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa trước đây vẫn có và hãnh diện.  Một lát sau mặt ba anh sĩ quan đỏ gay vì rượu bia. Một trung uý khác, nãy giờ vẫn yên lặng uống bia, bỗng bô bô nói gì đó rất nhiều mà tôi chỉ nghe được câu chót:

-Người Việt mà đi lính Mỹ.

Quả thật lúc ấy tôi định nói "Người Việt làm bất cứ điều gì để bảo vệ tự do. Đời cha ông làm chưa được thì đời con cháu. Ở đâu, làm gì, bao giờ người Việt cũng hướng về tổ quốc." Nhưng rồi tôi đứng dậy bỏ đi, không quên đưa cái nhìn thiếu thiện cảm về phía mấy anh sĩ quan Quận đội Nhân dân mà người Việt trong nước đã nói đùa như sau: Quân đội Nhân dân là quân giận nhân đôi; quân giận nhân đôi là quân giận nhân hai; quân giận nhân hai là quân hại nhân dân.

*

Bùi Quang Hân được tặng giải “Vinh Danh Tác Giả” Viết Về Nước Mỹ năm thứ sáu  với loạt bài ‘Viết từ Camp Fallujah, Iraq.” Theo lời tác giả, đây là một bệnh viện dã chiến Mỹ, “không khác lắm với bệnh viện trong show M.A.S.H nổi tiếng trước đây. Chàng Thiếu Tá Hải Quân Bác Sĩ gốc Việt, vào tháng 2 năm 2005, từ bệnh viện tiền tuyến này, đã gửi bài dự Viết Về Nước My.

Loạt bài của ông gồm 4 phân đoạn:

1- Kể chuyện “Thằng Hai Ốm,” một thiếu niên suy dinh dưỡng từ một xóm nghèo tại Việt Nam, lạc bước vào quân đội Hoa Kỳ.

2- “Chiều Camp Pendleton”,  Hai Ốm, nay đã là một y sĩ quân y Mỹ tả lại cảm xúc của chàng khi chạy bộ theo lối mòn xuyên qua đồi núi chập chùng của Camp Pendleton.

-3. “Đường Qua Xứ Ngàn Lẻ Một Đêm”, kể lại hành trình sang chiến trường Iraq, và

-4. “Thầy Lang Vườn Và Chén Cà Ri Ấn Độ”, kể về sinh hoạt trong bệnh viện dã chiến Mỹ giữa cùng đất khói lửa, chuyện về các đồng nghiệp, đồng ngũ và những lao động gốc Ấn, Phi phục vụ nấu nướng, giặt giũ trong căn cứ.

Với những chi tiết sống thực và sống động, được nhìn, được kể bằng tấm lòng của người y sĩ quân y gốc Việt nơi tiền tuyến, loạt bài này đã mang lại cho Bùi Quang Hân giải “Vinh Danh Tác Giả” và chắc chắn còn tiếp tục mang lại nhiều xúc động và tự hào cho  độc giả tương lai.

Loạt bài đặc biệt này có in trong sách “Viết Về Nước Mỹ, tập VI, 2006, đang phát hành khắp nơi.

Bồ Tùng Ma

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến