Hôm nay,  

Nghề Dưỡng Da (facial)

12/01/200700:00:00(Xem: 42303)

Nghề Dưỡng Da (Facial)

Người viết: Trương Ngọc Bảo Xuân

Bài số 1174-1786-494-v5110107

Tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân, giải chung kết viết về nước Mỹ 2001với bài “32 Năm Người Mỹ và Tôi” là người lâu nay vẫn liên tục góp bài vở cho giải thưởng chung.

Bà sanh năm 1948, Cần Thơ; Nghề nghiệp:  Giám Khảo ngành Thẩm Mỹ -Board of Babering and Cosmetology- Nha Khảo Thí Glendale, California. Sau đây là bài viết mới nhất của bà. 

*

Hồi đầu thập niên 2000, nghề làm nails có vẻ đi xuống vì có quá nhiều tiệm quá nhiều thợ quá nhiều cạnh tranh.

Thợ làm nail (manicurist), chợt thấy những người thợ tóc (cosmetologist) với thợ dưỡng da hay thợ làm facial (esthetician) chuyên môn nhổ chân mày hay nhổ bât cứ phần lông thừa nào trên mặt, trên những chỗ khác trên cơ thể, bắt đầu có đông khách và số tiền kiếm được cũng ngon từa tựa như hồi đầu thập niên 80 của nghề làm nail, cho nên rất nhiều thợ làm nail chuyển nghề, từ nghề săn sóc bàn tay bàn chân nhảy lên khuôn mặt cái rụp.

Dân ta lanh lợi vậy đó. Học đại. Thi đại. Thi đậu thì thêm nghề. Thi rớt thi lại, thi tới chừng nào đậu thôi. Sợ gì"

Cũng có những người đã qua lâu năm, chán nghề nghiệp cũ, nay muốn đổi nghề, hay những người mới qua Mỹ, cũng ghi danh vô trường học nghề Esthetician.

Khi bắt đầu thấy dân tị nạn Việt Nam đi học đủ 600 giờ, học những cách dưỡng da, trang điểm, nhổ chân mày bằng cây nhíp và bằng wax rồi kéo cái valy đồ nghề đi thi lấy bằng Esthetician thì đa số dân esthetician bản xứ cũng nổi lên xì xào:

" Oh My God! Nữa. Tuị nầy nhào vô phá giá nữa!..."

Những câu buộc tội quá độc miệng đó có phần đúng mà cũng có nhiều điều sai.

Những người thấy xa mà không hiểu rộng đó, họ quên đi một điều, nước Mỹ rộng lớn, khách hàng rộng lượng, dân làm nails, làm facial có phẩm có lượng, có thợ giỏi thợ dở, sao vơ đũa cả nắm"

Phá giá, không cần phải phá giá với dân bản xứ. Nếu muốn phá giá, ngay trong cùng một tiệm cũng có trường hợp phá giá nhau rồi. Thí dụ trong một tiệm, có thợ làm móng chân nước, người thợ nầy lấy giá 10 đồng, người kia tính giá 13 đồng tỉnh bơ, khách muốn người thợ nào thì trả theo số tiền của người thợ đó, tuy hai người thợ ngồi khít bàn nhau.

Khách thì mạnh ai nấy chi.

Thợ thì mạnh ai nấy thu.

Giản dị vậy thôi. Mà cũng vui vẻ cả làng!

Dân bản xứ quên rằng, tiền mướn tiệm từ khu nầy qua khu khác, từ tiểu bang nầy qua tiểu bang khác, đã khác xa nhau rồi, dĩ nhiên trả tiền tiệm mắc thì thợ phải tính giá mắc hơn mới đủ chi phí và nuôi sống cá nhân chớ, rồi còn tuỳ theo vật liệu nữa, làm sao có giá đồng nhứt được" và thợ cũng người vầy người khác, khách cũng chịu thợ nầy không thích thợ khác, dù phải trả tiền nhiều hơn.

Bây giờ dân Việt ào ào vô nghề dưỡng da facial nầy. Người thì mới chân ướt chân ráo, người thì chuyễn từ nghề nail qua nghề esthetician, mạnh ai nấy học.

Việc làm do theo bàn tay và sự tiếp đải khách hàng nầy đòi hỏi người thợ phải xử dụng cả phần đắc nhân tâm nữa. Không phải chỉ làm hay làm giỏi mà còn phải biết cách đối xử với khách nữa. Trong cùng một tiệm, có nhiều người thợ làm việc chỉ vào hạng trung bình mà thôi nhưng có rất nhiều khách, trong khi người thợ rất giỏi mà ít khách vì cái miệng ăn nói vô duyên, mạnh tay mạnh  chân, miệng mồm hôi hám, làm mất lòng khách, là chuyện thường.

Ngay tại thành phố Los Angeles nầy, trên con đường Rodeo Drive, là con đường nổi tiếng vì là nơi mà giới nghệ sĩ tài tử minh tinh thường tới lui, có đầy những tiệm làm facial làm nails. Nghệ sĩ, họ cũng đi phất phơ dạo phố mua sắm và vô tiệm làm móng tay móng chân, làm facial, nhổ chân mày, lông mép môi, lông nách và thường thường là Bikini wax (tức là nhổ lông phần hạ bộ để bận áo tắm hai mảnh nhỏ xiú che đủ phần còn lại mà thôi)

Những tiệm nầy đập dữ lắm. Một bộ chân mày wax tính giá sơ sơ 25 đồng. Rồi còn mép còn nách còn những chỗ khác, xong rồi còn phải để thợ trang điểm lại chớ chẳng lẽ mang cái mặt trơn ra đường, lỡ bị mấy ông phó nhòm đang canh me ngoài cửa, chụp hình đăng báo chưng cái mặt thiệt xanh xao lên thì tiêu!

Noí thiệt, tính tiền toàn bộ không trên dưới 300, 400 đồng cho tui cuì đi!

Tại sao" vì người thợ có kinh nghiệm và khéo léo, họ nhổ chân mày xong, cầm cây cọ cây viết chì lên, trang điểm lại đôi mắt cho khách, như vậy ăn 25 đồng cũng đáng. Vừa làm việc vừa đối đáp với khách hàng, có thêm tin tức để dà chuyện với người khách khác. Còn những tiệm bình dân, wax cặp chân mày lấy 7 cho tới 10 đồng, nhổ cặp chân mày 5 phút là xong, khách cũng hài lòng vì vừa túi tiền, đâu cần gì trang điểm lại.

Thường thường trong những tiệm nầy, có người còn đem hai ba đứa con theo, đang phá phách mấy cuốn tạp chí ngoài bàn kia, mẹ theo thợ vô phòng wax cho xong hai cái nách rồi ra xách đám con đi chợ, về còn nấu ăn nữa, thì giờ đâu mà cà rà chuyện vãn"

Đó, là "nhập giang tùy khúc".

Lông cũng như tóc, nhổ rồi mọc lại. Như vậy khách hàng nuôi sống thợ một cách sẵn sàng và vui vẻ.

Có vài chuyện cười ra nước mắt trong tiệm làm facial bây giờ kể lại độc giả nghe chơi

.....

Buổi chiều nọ... trong một tiệm chuyên về đủ thứ...

 Loan nghe bà khách Mỹ của Thu than nhức đầu quá... Thu chụp liền cơ hội:

"Vậy bà làm facial đi, 20 đô thôi"

Bà khách còn ngần ngừ suy nghĩ, Loan chận liền:

"Nếu bả đồng ý Thu đừng có nhận ẩu nhe để người khác làm, người nào có bằng thẩm mỹ nghe Thu"

Thu nói:

"Dụ khách cho mấy chị chớ tui biết thân mờ, đâu dám. Còn đang bị án treo ngay đầu nằm mờ"

Bà khách nói:

"Sao mắc quá vậy đàng kia chỉ tính có 5 đô thôi"

Loan nói:

"Ý trời! Làm facial gì mà có 5 đô hà""

Nữa. Lại bị mất giá giống như ngành nails nữa rồi. Nghề dưỡng da đang lên bà con cô bác ơi đừng làm mất giá. Khổ lắm!

Bà khách nhăn mặt:

"Thì bắt đầu chỉ có năm đô, làm "me" hài lòng mới tiếp tục làm thêm nữa chứ bây giờ me đâu có biết you phục vụ ra sao"...

Thấy khách là Mỹ chắc chắn hổng nghe được tiếng Việt, Thanh liền kể:

"Tại mấy chị hổng biết mánh lới đó thôi. Tiệm của chồng em kìa mấy cô thợ hay lắm nghe. Khách nào lỡ ngồi hơi lâu than đau lưng nhức đầu là dính liền. Trong tiệm có con nhỏ Chi lanh lắm mà khôn ngoan nữa. Bữa đó nó có bà khách Mỹ đen, bà nầy cái lưng dài sọc, ngồi cứ vặn vẹo uốn éo rồi than đau vai, nhức lưng ... nhỏ Chi nói liền:

"Du" vô "mi" massage cho, năm phút năm đô

 Nghe chỉ có 5 đô bà khách ừ liền. Bả còn hỏi:

"Ư...ư... sao chỉ làm có 5 phút" thông thường họ làm massage ít nhứt cũng tới 20 phút dài"

Con Chi nói:

 -Ợ, thì mỗi món 5 phút, đấm lưng 5 đô, bóp vai 5 đô, chà xát da mặt 5 đô, làm tới đâu tính tiền tới đó.

Khách nào mà đồng ý cho nó bắt tay vô rồi thì sức mấy mà chỉ 5 đô" Mới đầu vô nó bóp bóp hai bả vai, đang sướng lơ tơ mơ nó nói 5 phút xong rồi ai mà muốn "phẻ" nữa chừng" người nào mà hổng muốn thêm năm mười phút nữa cho phê toàn thể" thấy nó khôn ghê hông"

 Nghĩ người mình lanh lợi thiệt tình, như nhỏ Chi đó, nó lì nó khỏi có mắc cở đâu. Nếu nói liền 25 đô khách thấy mắc, chỉ nói 5 đô thôi gặp tui tui cũng muốn làm thử, đang ngồi mõi mệt được đấm lưng đụi đụi, bóp tới đâu đả tới đó rồi nghe tiếng vổ lép bép, lách chách, hai tay chụm lại chặt chặt nghe rắt rắt rắt dòn tan, sướng quá trời ai mà hổng khoái, muốn làm thêm nữa thì cứ năm đô mỗi món tính tới, làm xong cũng được vài chục như chơi.

Nghe nhỏ Chi biểu vô cho nó thử tài, rẻ rề, bà khách có lẽ thấy nhỏ Chi có chút xíu út tiêu miệng mồm tía lia vừa dụ khách vừa cười thơ ngây trông dễ thương quá, bả xiêu lòng để cho con nhỏ dìu bả vô phòng trong. Chừng nó thả bả ra tính tiền, cũng được 20 cho thêm 5 đô típ. Giỏi chưa"

Loan nghĩ -nghề lao động lương thiện có gì mà mắc cở" nhớ hồi còn đi học nghề bà thầy có dặn - mình phải biết tự quảng cáo, nếu mình không quảng cáo cho mình thì ai vô đây" và có cách quảng cáo naò hữu hiệu hơn cách làm cho khách thấy, làm cho khách nhận và làm cho khách thích để giữ khách trở lại với mình- Càng ngày càng thấy lời của thầy cô rất đúng. Bởi vậy người ta mới làm thầy. Rồi học thêm kinh nghiệm của bạn nữa. Nếu chỉ nhớ lời thầy cô dặn nhưng không biết cách tự quảng cáo cho mình thì cũng như không, chẳng hạn như chuyện năm đô mỗi món đó, Loan đâu có tự động nghĩ ra" Dân Tây phương giàu có, họ có lối làm ăn rộng lớn, còn dân thiểu số nghèo nàn cũa mình, có sự khôn ngoan mánh mung hay lắm, đáng nể đáng phục!

Sống tại đây, rất nhiều người Việt mình mới qua đầu óc lanh lợi biết tính toán tàng tài, kiểu "mạnh dùng sức yếu dùng mưu" qua mặt dân địa phương một cái vù, chỉ không hơn 20 năm đã nắm gọn trong tay ngành làm Nails buôn bán luôn vật liệu và bây giờ đang trên đà nắm thêm ngành dưỡng da nữa!!! Loan chỉ ước mong miễn sao mình đừng làm hạ thấp giá trị nghề chuyên môn của mình.

Kim dẫn bả vô phòng trong làm facial 5 đô mỗi món, Thu ngồi móc tiền ra đếm:

"Chị Loan. Tui tính ghi tên học facial."

Loan mừng:

"Ờ được đó Thu. Học liền đi. Thấy người ta bắt đầu nhiều rồi đó nghe. Chỉ 600 trăm giờ thôi, lẹ mà. Rồi bỏ làm ở đây hay sao Thu""

Thu nói:

"Bỏ làm lấy gì ăn chị. Chị làm như em ngồi sẵn có người nuôi vậy. Em tính mua giờ. ..."

Loan hết hồn:

"Trời. Thu ơi. Em làm tui sợ quá đi. Sao cứ tính chuyện trái luật hoài vậy" Còn đang đợi ngày ra tòa mà chưa ngán sao Thu" Muốn nghề giỏi phải đi học thiệt tình mới biết nghề chớ. Mua giờ thì làm sao hiểu làm sao đi thi""

Thu nói:

"Chớ làm sao em đi học mỗi ngày được chị" Kệ chừng đi thi em mượn người theo thông dịch."

Loan thở ra:

"Chị thấy ơ... ơ... . Mà thôi chuyện của em tính sao tính bàn tới bàn lui em lại nghĩ là chị cản trở."

Thu nói:

"Em mua sách về nhà học"

Loan nói:

"Thu ơi, sách nào hay cách mấy cũng cần có thầy cô giảng giải chỉ dẫn. Sách nào bằng người thầy cầm tay mình tập luyện từ động tác, với lại chị nhớ bài thi lý thuyết có hỏi luôn phần thực hành mà trong sách thì đâu có nói về phần đó vì phần thực hành do thầy cô dạy trong trường mờ, nếu chỉ học sách không đâu có đủ""

Thu thở dài:

"Khó quá. Muốn đi học sao thấy khó quá."

Chị Ngà xen vô:

"Lấy chồng đi. Chồng nuôi cho một lúc đi học thêm dễ ợt.

Thu càn nhằn:

"Nói dễ nghe dữ à. Chồng đâu sẵn mà lấy""

Trang nói:

"Thì chị Thu đừng có kén chọn quá thì thiếu chi người. Chị Thu cũng đẹp gái chư."

Thu bật cười:

"Trời. Thôi. Làm gì làm cũng phải lấy cho được cái bằng đặng hành nghề năm đồng một món chớ. Thủng thẳng tui tính."

Năm đô mỗi món! Mỗi phần 5 đồng!!! Đầu mình và tay chân. Hay quá xá hay!

Suốt ngày Loan cứ thấm ý cười mĩm chi cọp làm ai nấy cũng dòm rồi lắc đầu "bữa nay chắc bà Loan nầy "tốc kê" (điên)!

....

Một ngày nọ Thanh vô  tiệm báo tin:

- Mấy chị mấy anh ơi Thanh mới ghi danh đi học nghề Esthetician. Trường nầy đó nha, thầy cô học trò gì cũng Mỹ rặc "chăm phần chăm".

Thu đốp liền:

- Xất. Thân mới wa mà chảnh. Tính vô trường Mỹ đặng làm Hoa Hậu ngoại quốc hả" Trường Việt thiếu gì hổng học đi học trường Mỹ làm sao hiểu.

Thanh liếc xéo Thu:

- Sao hổng hiểu" Thiếu gì người sẵn sàng kèm. Cái gì hổng hiểu dở tự điển ra dò.

Thu nói:

- Aaaạ... thì ra yậy... ai mà ngờ chị dùng "mỹ nhân nghệ" để lợi dụng đàn ông. Từ ngữ chuyên môn người trong nghề dạy mình mới hiểu chớ tự điển dịch ra xài chung cho nhiều chuyện, đâu có giãi thích sát nghĩa.

Thanh cũng hổng vừa, mắng lại:

- Xí. Làm như ai cũng như you. Suy bụng ta ra bụng người. Tôi đây khỏi cần phải lợi dụng ai, tự nhiên thiên hạ bu lại chớ tui có mời thỉnh ai đâu.

Thu nói:

- Để tui kể cho mấy người hay nha, trường tui đang học có con nhỏ đó là thợ neo chuyển nghề, bày đặt vô trường Mỹ học đâu được hai tuần phải đổi qua trường nầy tại vì bài có hiểu gì đâu" Đã học cả hai tuần lể mà hỏi vậy chớ động tác Effleurage, Kneeding, Vibration, Tapotement là động tác gì và làm sao phân biệt được, nó ngớ ra. Mấy chị trong lớp nói nó "học như vậy đi về trồng lúa cho xong" chẵng dè trong lớp có một con nhỏ Việt Nam sanh đẻ tại Mỹ hổng biết tiếng Việt rành nó ngớ ra hỏi " trồng lúa là trồng cây gì"" Tui nói " là gạo đó" nó cũng còn lú tui nói thêm " là cơm mình ăn đó" nó mới aaaà rồi còn ráng hởi thêm " vậy sao hổng nói trồng cây gạo hay trồng cây cơm cho dễ hiểu, tại sao phải nói là trồng lúa cho người ta thắc mắc"

Tui mới nói " chỉ có you hồi nhỏ hổng chịu tập nói tiếng Việt bây giờ mới bí lù chớ là người Việt ai mà hổng biết cây lúa"

Trang thúc:

- Rồi sao nữa chị Thu" Đừng dông dài lạc đề chị nì.

Thu trả lời:

- Ờ rồi nó mới nói tại hổng hiểu gì hết mới xin trở qua trường Việt. Tụi nầy thắc mắc muốn biết trường Mỹ dạy sao biểu nó đâu làm bài Plain Facial cho coi, tui thấy nó cứ xài một ngón tay vuốt lên vuốt xuống kéo qua rà lại rồi vổ bẹp bẹp bẹp là xong. Dở ẹc!

Người ta có bốn động tác chính phải làm cho rõ ràng mới có điểm chớ. Làm thợ dưỡng da phải biết vuốt lên chớ không được vuốt xuống, đẩy từ đuôi bắp thịt lên đầu bắp thịt, chỗ nào là chỗ nhiệt để nhấn để xoa nhẹ nhẹ nâng chân mày lên chớ hổng phải dựt bưng bưng như nhỗ lông gà lông vịt, chụm hai bàn tay lại chặt bụp bụp lên trán khách như bầm thịt heo làm tui thấy tui còn nhức đầu huống chi người khách đang nằm đó chịu trận"

Tui mới vô mà tui còn hiểu như vậy đó. Săn sóc da mặt cho người ta phải làm cho nhẹ nhàng nhưng cũng phải có sức chớ hổng phải rà rà kỳ kỳ như kỳ đất, phải nhịp nhàng phải liên tục bàn tay lúc nào cũng tiếp xúc với da mặt khách chớ hổng phải đang massage, mình cần lấy thêm miếng kem, buông luôn cả hai bàn tay ra, khách đang trong tình trạng tê mê thoải mái bổng giựt mình, nổi sùng, họ sẽ bye bye mình luôn. Đó là những điều căn bản cho tất cả các tiểu bang áp dụng. Trường em học cô thầy cũng dạy bằng tiếng Anh rồi dịch qua tiếng Việt cho mình hiểu.

Kim chen vô:

- Thôi thôi tui biết rồi. Người ta đồn là vô trường nầy học hổng có cô thầy dạy, mạnh ai nấy học hay người trước chỉ lại người sau...

Thu cải:

- Hổng phải yậy đâu có đi học rồi tui biết. Nhiều người đâu có vô học mỗi ngày rồi thiếu bài tới chừng đi thi học chưa đủ thi rớt rồi đổ thừa hổng có ai dạy...

Trang vẫn còn thắc mắc:

- Em chưa hiểu rõ, lập lại em nghe.

Thu nói:

- Nghĩa là, có người họ làm sao hỏng biết chớ vô lớp tui nghe toàn là lời nói xấu, thi rớt về là đổ thừa người nầy người kia mà hong chịu tự xét lại mình thì làm sao mà tiến bộ" rồi dốt vẫn hoàn dốt. Dầu cô thầy có dạy giỏi cách mấy trường có nổi tiếng gì đi nữa người ta dạy mà mình hông chịu học cho kỷ thì đi học làm chi cho phí thì giời. Thì giờ là hột "xàn!"

Chị Ngà cười ha hả:

- Cha lâu ngày mới nghe cô Thu nầy bàn luận nghe mát cái lỗ tai. Nghề dạy cực lắm mấy nường ơiii. Mỗi ngày có một hai học trò vô, chẳng lẽ cô phải dạy ngược trở lại" nếu dạy như vậy làm sao những người vô trước có đầy đủ bài đặng ra trường đi thi" Học trò vô sau phải học theo người vô trước, chừng đủ giờ của mình thì cũng đủ bài. Phải yậy hông nà" Nhỏ Thu rõ ràng khoái kim cương. Nói chuyện gì cũng xen hột xàn! Từ hồi nào tới giờ tui cứ tưởng...

Thu ngắt lời:

- Tưởng gì"

Chị Ngà cũng còn cười:

- Tưởng you chỉ khoái đàn ông!

Thu cũng cười:

- Hứ. Tưởng tượng như tưởng voi. Em lúc nầy tu rồi. Em phải tự lập dựng tương lai. Em đíu cần thằng nào!

Kim giựt mình:

- Chị Thu nầy thù dai như Tổng Thống Bush thù Sadam Hussein như Do Thái thù Palestene như tui thù chế độ cộng sản! Chị còn thù anh chàng kép cũ quất ngựa truy phong hả" Thôi chị Thu ơi năm con chó sắp "chẩu" rồi, hổng phải đàn ông người nào cũng như vậy đâu chị ơiiii

Chị Ngà cười:

- Ừa. Mấy cô coi vợ chồng Kim Vinh kìa. Vợ chồng phải yêu thương nhường nhịn nhau như hai đứa bây chớ.

Láng xịa vô:

- Hẩu hẩu. Chồi ơi nghe Thu giảng ngộ muốn gụng gún. Hổng phải ngộ nói chơi qua đường nghe, ngộ hoan nghinh chị Thu hết mình. Mai mốt ngộ cũng đi học.

Chị Ngà nói:

- Tui cũng vậy. Tụi mình cùng rủ nhau đi học. Ai muốn học trường Việt thì học. Ai muốn vô trường Mỹ thì vô. Nước tự do dân chủ tùy nghi áp dụng đừng có gây gổ chê bai lẫn nhau mấy cô ơiiii

Vinh nãy giờ chỉ đứng đó lóng nghe hai bàn tay lanh lẹ soạn soạn ba cái đồ nghề bây giờ mới mở miệng:

- Mấy chị làm em nhớ tới bài tập đọc hồi tiểu học nhỏ xíu, hổng biết mấy chị còn nhớ hông"

Chị Ngà gặn:

- Đâu giỏi đọc ra coi.

Vinh tằng hắng:

- Bài như vầy nè:

"Trống trường đã đánh thùng thùng

Sao không đi học còn ngồi chi đây

Đến trường nghe lấy lời thầy

Học hành chăm chỉ sau nầy sướng thân"

Dầu học chữ hay học nghề, mình học cho đàng hoàng thì chuyện gì mà không thành công, phải hông mấy chị"

Cả đám thợ cùng gào lên:

- Đúng wá đúng wá. Ấy mới là phải phải.

...

Hôm qua mới đăng bảng quảng cáo, hôm nay đã có kết quả.

Giờ trưa có cô khách người Mễ. Mới đầu cổ nói cần nhổ cặp chân mày bằng sáp. Vinh đã có bằng thẩm mỹ, được chủ giao khách cho. Vinh vẫn còn run, nhứt là khi phục vụ những người đẹp. Tội nghiệp con trai mới lớn, bồ lại vắng xa. Vậy mà rồi cũng xong cặp chân mày. Cô khách đòi làm sạch luôn hàng lông măng ở mép trên. Vinh cũng gật. Chủ đang loay hoay tính sổ cuối tháng thì Vinh rề lại nói nhỏ, mặt mày đỏ ké:

- Chị chị, chị làm ơn làm tiếp dùm em con nhỏ Mễ đi chị.

Chủ lấy làm lạ, anh chàng nầy bữa nay sao vậy" Biết nó mắc cở nhưng dầu mắc cở cách mấy đi nữa chưa bao giờ nó từ chối khách, nhứt là khách chịu thợ như cô này, xong phần nầy muốn làm thêm phần khác, tại sao Vinh lại chê"

- Gì vậy anh Hai" Sao mượn làm dùm" Bộ bị nó hun hay sao mà run dữ vậy"

Vinh càng lí nhí:

- Đừng chọc em. Chị ơi nó biểu em nhổ... ổ... nhổ... ổ lông, ơ... ơ... nó biểu em làm... m...làm...

Chủ nóng ruột:

- Cái gì mà cà lăm dử vậy Vinh" Nó muốn làm gì"

- Nó muốn làm Brazillian Bikini Wax.

Chủ bật cười cái khì.

- Vậy mà cũng khẩn trương! Mắc cở hổng muốn làm phải hông" Nghề nầy mà cứ mắc cở thì chết rồi.

Thu xía vô liền, dịp may hiếm có:

- Chèn ơi, vặt lông gà, nhổ lông vịt, láng cóng, sạch bách...a..a a

Chủ nạt con nhỏ nhiều chuyện:

- Ê. Im nghe. Nghề nghiệp hổng được nói cái kiểu khinh thường đó nghe nhỏ. (xây qua Vinh chủ nhẹ giọng) Được rồi mời nó vô phòng, chị làm dùm cho. Nói với nó.

Vinh mừng húm:

- Dạ dạ cám ơn chị nha

Thưa quí vị, (lời cô chủ) từ thủa làm học trò nghề thẩm mỹ cho tới nay tôi chưa từng làm cái chuyện nhổ Bikini Line nầy. Kệ !"!"!". Làm đại. Ai cũng phải bắt đầu từ chổ nào đó!

Tôi vô phòng Facial (phòng dưỡng da mặt) thì cô khách đã nằm sẵn trên giường  rồi. Thiệt tình, sao người ngoại quốc họ dạn dĩ quá xá. Cô nàng nằm đó, quần đã cởi ra, tô hô! Tôi kêu nàng sữa soạn, nghĩa là mặc vô cái Bikini để tôi biết phải nhổ tới đâu, chừa lại bao nhiêu. Với lại phải định giá đám rừng. Rừng thưa rừng rậm giá thấp giá cao...

Cô nàng trả lời tỉnh bơ:

- Tôi muốn nhổ sạch không chừa một sợi

Nhìn kỹ lại. Giá phải cở... thưa thưa giá tối thiểu 35 đô, cô nầy rậm rạp gần giống như khỉ, cái "Hang Văn Dú " (*) nầy phải tính ít nhứt 50 đô. Tôi nói:

- Nhổ sạch giá 50. Nếu cô muốn nhổ luôn hai bên nách, tính rẽ thêm 30 chục thôi.

Cô nàng gật liền:

- OK.

Cái nghề làm đẹp cho người, phải đừng tự ái, phải dẹp tánh tự kỷ ám thị, tự ti mặc cảm thì mới thành công được. Có gì đâu, mấy cô nhỏ nhỏ nầy, tới mùa hè là thích khoe trương bộ ngực, cặp giò, cái bụng thon, cái eo nhỏ. Còn gì dã man thô lỗ cho bằng mặc cái áo tắm hai mảnh, tấm nào cũng nhỏ tí tẹo, chỉ đủ che hai cái bánh ú và cái "tam giác vàng" ba cạnh đều dài giỏi cở 5 inchs mà lòi ra "lơ thơ tơ liễu buông mành" và khi mơ màng õng ẹo dở hai cái nách lên khoe "chùm" ra là các cậu thanh niên chạy te. Đàn bà Pháp họ để y nguyên, đàn bà Mỹ họ nhổ sạch trơn. Còn phụ nữ Việt thì... hổng nói đâu.

Khác nhau ở chổ đó đó thưa quí vị đàn ông Việt Nam.

Tại vì Vinh chỉ quen cắt tóc, uốn tóc nên không biết nghề thẩm mỹ cần làm đủ thứ mới có căn bản tài chánh chứ cứ trông vô một thứ khó mà khá nổi, nhứt là cái nghề có quá nhiều cạnh tranh nầy.

Hâm sáp ấm ấm xong tôi bắt đầu ra tay. Dùng kem chùi sạch làn da, thoa lớp phấn, thoa lớp sáp, đặt miếng vải lên, để hơi nguội nguội, dựt mạnh ra, đi nguyên chùm. Cô khách rướn người lên, rán dằn sự đau đớn, xuýt xoa, ra nước mắt...

Ngón tay mát của tôi phải xoa nhè nhẹ nhè nhẹ lên, vừa xoa vừa dỗ:

- Xin lỗi xin lỗi rán chịu đau tí xíu... rán chịu chút xíu là đẹp ngay...

Tôi dư biết cái đau cở nào vì tôi có tự xài thử để nhổ chân mày. Chân mày mà còn rát huống chi chỗ dể cảm như... chỗ đó...

Thấy cô khách xuất mồ hôi, nước mắt long lanh, tội nghiệp quá trời, tôi hỏi:

- Có muốn ngưng, ngày mai làm tiếp không"

- Không không, cứ tiếp tục vì ngày mai tôi đi nghỉ hè, tôi cần mặc áo tắm

Tôi nghĩ "ái da, ráng đau để được đẹp. Cái đẹp nầy đáng giá biết bao"

Cũng phải gần nửa tiếng mới xong phần dưới. Phần nách thêm nửa tiếng nữa. Xong xuôi rồi đỡ cô nàng dậy, tấm giấy lót lưng cô ta ướt nhẹp mồ hôi! Tôi dặn:

- Lần sau sẽ đỡ đau hơn nhiều. Nhớ kêu điện thoại hẹn trước, và nhớ đừng hẹn vào những ngày gần có kinh nguyệt hay những ngày vừa mới hết kinh vì sẽ bị đau hơn nhiều.

Cô nàng trả tiền cho thêm 'típ' rất hậu. Thu cười hì hì:

- Coi bộ thêm nghề nầy mau khá. Chị ơi chắc em đi học thêm để lấy cái bằng nhổ lông chim quá.

Tôi giận:

- Thu thấy ghét quá hà. Không biết tôn trọng nghề nghiệp. Cái gì đáng nói chơi thì nói nhưng đừng nói kiểu coi thường như vậy.

Thu cười lì:

- Thôi mà chị em nói dỡn mà. Xin lỗi.

(*) Hang Văn Dú: Thơ Bà Hồ Xuân Hương.

....

Vừa đứng chùi rửa đồ nghề chị Ngà vừa ngâm nga:

"Phấn son tô điểm đàn bà nước Nam"...

Thanh vổ tay, cười híp mắt:

- Cha chả là hay. Ngâm nữa đi chị. Trời ơi ai mà ngờ chị có giọng ngâm TUYỆT VỜI như vậy ta ơi... Hồi nhỏ chị có đi ca đi hát gì hông vậy chị Ngà"

Chị Ngà cười lõn lẽn:

- Ối hay gì, mà ai hay hơn hổng chịu à khà khà khà... Thì hồi nhỏ, hồi còn đi học, hể tới cuối năm thì vô ban văn nghệ lớp hay trừờng rồi tập dợt rồi lên sân khấu giúp vui tất niên tân niên chớ gì mà hay... ờ ờ mà hồi đó tui có vô ban văn nghệ bỏ túi của một nhóm mấy anh chị lớn, , ban "Quê Hương" rồi lâu lâu cũng đi vô mấy cái trại lính ca hát cho mấy anh chiến sĩ nghe ý mà. Ối xời ơi chiện xưa quá rồi. Lâu lâu nhớ chiện xưa thì ca chơi vậy thôi, đừng có làm bộ khen xịa nghe Thanh.

Kim nói:

- Khen "xịa" là khen gì chị" có phải là hai chữ vừa đía vừa xạo trở thành xịa hông" Cha chả chị nầy chỉ đặt ra chữ mới ta ơiii...

Hông đâu, em thấy Thanh khen chị đúng quá chớ, chị ngâm có giọng lắm à, giọng ngọt như mía ghim đó xuống vọng cổ thì chắc là mùi rụng tóc trụi lũi hết!. Chị biết ca vọng cổ hông" em thích vọng cổ lắm, nhứt là bài Vọng Cổ Hoài Lang.

Láng phụ hoạ:

- À à ái daaa... gặp cô Hương Lan mà ca cái bài vọng cổ hoài lang đó là ai cũng

khóc cũng thương cũng muốn đi tu cho rồi. Nghĩ mà thương cho người đời xưa. Gặp thời bây giờ ổng mà đi mất biệt hổng dìa ở nhà bả lấy chồng khác! Tui có cái dĩa bài đó nghe.

Kim nói:

- Hứ. Vợ vô nghĩa mới lấy chồng khác khi chồng đi chiến chinh chớ bà. Vậy hả Láng" Có dĩa đó thì đem vô cho mượn nghe chơi.

Láng nói:

- Ừ. Để mơi ngộ đem vô (xây qua chị Ngà, Láng cười cười hỏi) - Ờ còn a chế  bữa nay có gì vui mà ca ngâm hớn hở phấn khởi dữ vậy" a chế" Cái chi mà phấn son tô điểm đàn bà nước Nam" còn đàn bà nước khác thì siu"

Chị Ngà nói:

- Ối, câu thơ người ta nói vậy thì mình ngâm vậy chớ nước nào thì cũng như nhau. Phấn son thì để tô điểm dung nhan cho đàn bà.

Khải hỏi:

- Thế còn đàn ông thì sao"

Thanh nói:

- Thì để chó cắn! Hỏi ngộ! Đàn ông ai trang điểm phấn son, cha" Chỉ có bóng lại cái mới... mới... mới...

Tuấn nói:...

- Mới thế nào" Ôi giào! cô Thanh đẹp thế kia mà ăn nói vô duyên! Đàn ông để chó cắn, hứ! đừng coi thường đàn ông thái quá, cô Thanh đẹp thời có đẹp mà "chảnh" thế, Ống chề đấy!

Chị Ngà khoát khoát tay, rầy:

-Thôi thôi cho "qua can you xờ" , tụi bây câu mâu quá hà, cái gì cũng cãi được hà.

Tuấn nói:

- Chả phải cãi đâu chị Ngà nầy, chúng em đùa nhau tí thôiii. Thế chị có lý do chi mà ngâm câu thơ ấy nhỉ"

Chị Ngà cừời cừời:

- Có lý do gì đâu, buồn miệng ngâm cho dzui dzui mờ, với lại tui mới nhớ một chiện hồi còn học trong trường nè. Hồi đó mỗi lần học môn trang điểm thì mấy ông đực rựa trở thành cô dâu hết ráo.

Thanh cười:

- Chị nhắc làm em nhớ bữa em đi thi Esthetician quá hà. Trời ơi, bởi vậy phải có thi cử để định phẩm lượng của thợ. Mấy người nghĩ coi, đi thi nghề esthetician mà đem ông người mẩu râu ria xanh lè, làm sao chùi cho sạch kem dính trên râu" vẽ cặp chân mày tướng hổng đều, như cây cầu gãy nhịp, đánh phấn viền quanh đường chân tóc y như cái mặt nạ, trời, như vậy làm sao mà thi đậu"

Rồi có con nhỏ Mỹ nầy, chắc thằng đi làm mẫu cho nó là bồ của nó hay sao á, trong lúc đang ngồi nghe bà giám khảo dặn dò nầy nọ mà hai đứa dính với nhau, ôm nhau rồi còn hun hít nữa thấy mắc cở quá chừng hà. Thiệt là chướng con mắt. Tui tính nói hết sức vậy đó.

Trang hỏi:

- Chị tính nọi cái chi rựa"

- Thì nói, ê, mấy vụ nầy đem dìa nhà mà làm. Giữa chỗ đông người làm gì xà nẹo xà nẹo kỳ cục vậy""

Tuấn nói:

-Thế Thanh có nói không"

Thanh liếc Tuấn, cặp mắt sắc như dao:

- Ai mà quởn". Tính trong bụng vậy thôi chớ hơi đâu mà ra miệng. Mà điều, ai cũng thấy như tui vậy đó, ai cũng liếc tụi nó...

Tuấn cười:

- May cho Thanh đấy nhé. Nếu Thanh nói thì nó có thể thưa Thanh về cái tội chạm vô tự do cá nhân của nó.

Thanh háy Tuấn:

- Ối, xí. Tui biết. Bởi vậy tui có lên tiếng gì đâu. Sống ở đây riết rồi mình giống như câm. Chuyện trái tai gai mắt cũng phải ngậm. Hứ.

Chị Ngà nói vã lả:

- Xứ tự do văn minh quá xá mờ. Có nầy mất kia. Giáo dục của mình khác họ thì mình cứ sống theo họ nhưng vẫn giữ được văn hoá phong tục tập quán của mình thì tốt chớ sao, hơi đâu mà tức bực, mau già. Nè, phấn son tô điễm trên một khuôn mặt tươi tắn thì mới đẹp được đó nghe hông. Đừng có lúc nào cũng nhăn nhăn nhó nhó, phấn nào mà tô cho lấp được" Đâu cô nào có quởn lợi đây tui thử bộ son phấn nầy coi, mới mua, đồ Nhưt, coi bộ hạp với loại da của người mình lắm à. Đâu, Thanh lại đây coi, cho mượn cái mặt đẹp chút coi..".

Thanh cười chọc quê:

- Chời chờiiii chị làm như chùaaa, chị làm như ai cũng rảnh rỗi đưa mặt cho chị thí nghiệm. Nhỏ nầy coi quê quê vậy chớ đâu có ngu bà nội. Sao chị hổng mượn mặt của nhỏ Láng cà. Đó là một khuôn mặt có nhiều chi tiết để tập trang điểm sao cho từ ... từ... từuùu... aaa từ aaa...

Láng nhào vô liền:

- Từ sao" từ sao" có phải Thanh muốn nói từ xấu tới đẹp hông" nói đại đi.

Thanh cười ngất:

- Hổng phải sao mà nhảy vô họng tui ngồi vậy cô nương. Ý tui muốn nói là là là Láng có cặp mắt với mí trên hơi hơi bụp, hơi xếch, gò má hơi cao, khuôn mặt hình tam giác dài, mấy người học về nghề trang điểm khoái lắm vì có nhiều chi tiết để trang điểm cho nổi bật những nét sắc sảo đó lên chớ tui có nói gì xấu đâu mà cô nương tính gây vậy chaaa... tại vì tui kiếm chữ chưa ra là bà nhảy đong đỏng lên hà.

Tuấn xen vô:

- Ối giời cô Thanh nói đúng lắm đấy. Quả thật cô Láng có một khuôn mặt như minh tinh đấy. Nầy nầy, hãy nhìn nầy, đôi môi đầy đặn, ối giào, đôi môi nầy nhiều người mỗi ba tháng hay sáu tháng một lần phải đi mỹ viện để chích cho mộng lên mà cô đã có sẵn rồi, chả phải tốn mỹ kim, chỉ cần viền đường môi lên cho rõ nét là ôi thôi... tôi còn muốn hôn!

Vừa nói Túân vừa xấn xấn lại gần, bị Láng vừa đẩy vừa dẩy nẩy vừa khoác khoác  tay như đuổi ruồi:

-Thôi cha, đừng lợi dụng cơ hội dùm con cái cha, đây là chị Láng chớ hổng phải mấy con nhỏ mới trổ mã thơ ngây ngờ ngạc con nai vàng ngơ ngác đâu mà cha tính bơm ngọt rồi làm bộ nhào nhào tới. Tránh chỗ khác cho người ta làm việc. Rồi. Được. Nếu nói vậy thì tui cho chị Ngà mượn đại cái mặt của tui để chị trang điểm thử coi coi tui có trở thành minh tinh hông nè. Mà điềuuu, tui giao trước à nghe, tui muốn chị trang điểm làm sao cho tui giống như như ... như con Tiêu Phương Phưong hay con Trần Bảo Châu tui mới ưng.

Chị Ngà cười ngất:

- Trời trời! giống ai hổng giống lại muốn giốngTiêu Phương Phương với Trần Bảo Châu!. Thanh ơi em sống trong dĩ vãng! Hai bà đó già ngắt rồi nhỏ ơi. Hiện tại có cái cô gì mà cổ đóng trong phim Tàng Long Phục Hổ đó, vừa trẻ vừa đẹp đang nổi tiếng ai cũng biết đó đó đó, muốn giống nó hông"

Khải nói:

- Nầy nầy các chị các cô đi sai vấn đề rồi. Thế tại "nàm thao" mà khi trang điểm lại muốn giống người khác" để làm "rì"" tại sao không trang điểm để làm cho mình đẹp hơn lên thời mới là đặc điểm riêng của mình chớ. Các cô làm tôi buồn cười quá thế. Sai vấn đề!

Thanh cười:

- Ối tui làm bộ nói chơi cho vui vui vậy thôi chớ ai mà hông biết chuyện đó, ông làm như ông là nhà chuyên môn "khảo kíu" sắc đẹp phụ nữ vậy hà. Thôi. Ngưng dà chuyện. Nè chị Ngà, cho chị mượn nè... Nhớ đánh phấn thoa son làm nhẹ nhẹ một chút nghe, da mặt tui mõng lắm à, dễ bị phản ứng lắm nghe.

Kim xì một cái dài:

- Xí. Chảnh!. Mới bưng cái xây đi khắp đầu làng cuối xóm bán bánh cam bánh còng đây, dầm mưa dãi nắng cả ngày đây, mới qua có vài năm đã chảnh, thấy ghét! Làm như con vua!

Thanh cười hí hí, chẳng những hông giận mà còn chọc lại:

- Còn bà"  Bà là cái gì" Tui nhớ bà hồi đó gánh một gánh cháo lòng đi bán cùng khắp trong khu Bà Chiểu Phú Nhuận nè, phải hông" Đừng có chối. Tui nhớ hai đứa mình có gặp nhau mờ. Tui ăn cháo của bà, bà ăn bánh cam của tui, phải hông nà"

Kim cười ngất ngất khoái chí như mới trúng số:

- Chời! Sao nhớ dai thếeéê... Phải chi nhớ bài nhớ vỡ được như vậy thì bà đâu có, thi lần nào rớt lần đó, nhớ người yêu được vậy thì bà đâu mà ở không lâu quá xá vậy hà!

Chị Ngà đẩy Thanh ngồi xuống, nạt đùa:

- Thôi. Ngồi xuống cho tui làm việc để khách vô thì hết thì giờ. Nói bá xàm bá láp gì đâu không, hai con quỉ.!

....

Thế đó.

Người thợ có phẩm có lượng, biết trọng nghề và biết tự trọng thì không ai có thể coi thường dè bỉu. Khách cũng có nhiều hạng, người thợ tùy cơ mà ứng biến.

Nghề Esthetician nầy không phân biệt tuổi tác, nam nữ, chủng tộc hay học vấn, ai cũng làm được. Ghi danh vô trường học 600 giờ, nộp đơn đi thi, lấy cái bằng, cứ mỗi hai năm một lần, đóng lệ phí đổi bằng mới, xài suốt đời.

Một nghề làm đẹp cho khách hàng, nguời hài lòng thợ cũng vui lây, vừa nhẹ nhàng vừa được ưa thích , vừa nuôi thân, giúp gia đình và có đủ chuyện vui buồn, làm tăng thêm gia vị cho cuộc đời tị nạn đôi khi cũng sầu muộn nầy.

Ý kiến bạn đọc
15/06/201607:13:25
Khách
Xin mọi người giúp đở tư vấn và chia sẽ kinh nghiệm về công việc , học tập, các chế độ xh để gia đình nhỏ của mình có thể sống sót tại mỹ. Hiện tại mình rất lo lắng vì cũng đã gần 40, có 3 con nhỏ , đứa lớn nhất chỉ 10 t. Năm 2017 mình sẽ qua washington, khí hậu ở đó lạnh quá, mình không thích lắm, không biết có nơi nào khí hậu cuộc sống dễ thở hơn không! Nhất là nên chuẩn bị học nghề gì để có thể nuôi nổi 3 đứa con nhỏ Xin mọi người giúp với ạ! Nếu có thể liên lạc qua mail hay zalo thì rất cám ơn ạ
[email protected] hay zalo: 0937819161
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến