Hôm nay,  

Trò Đùa Qua Mạng Internet

18/08/200600:00:00(Xem: 161005)

Người viết: Phạm Minh Châu

Bài số 1080-1689-402-vb5170806

Tác giả Phạm Minh Châu đang sống tại Austria, Áo quốc, Âu châu. Vào năm 2000, khi còn là một sinh viên mỹ thuật 30 tuổi, ông góp bài viết về nước Mỹ năm đầu tiên, "Cuộc Phiêu Lưu Của Chiếc Xe Đạp" rất sống động với ý tưởng kết luận "nếu trước đây tôi chịu khó để ý đến những người xung quanh một ti thôi thì..." Khi giải thưởng đã sang năm thứ bẩy, ông góp thêm bài viết “Cây Đa” cho thấy niềm tin tốt đẹp về con người và quê hương, thế giới. Sau đây là bài viết thứ ba.

*

Thuở còn cắp sách đến trường, tôi không nhớ mình đã viết đến bao nhiêu dòng suy nghĩ trong các quyển lưu bút mỗi khi bắt đầu thấy hàng phượng ở sân trường một hôm bỗng đơm hoa đỏ thắm. Những dòng chữ ngây ngô mang nặng nổi buồn man mác khi sắp phải xa trường lớp với thầy cô cùng bè bạn dù chỉ trong vài tháng hè ngắn ngủi, là hình ảnh đẹp và thơ mộng đối với tuổi học trò của tôi lúc bấy giờ, vì nó chứa đựng những cảm xúc chân thật của chính mình. 

Hình ảnh dễ thương này giờ đây thỉnh thoảng vẫn sống lại trong tôi, mỗi khi tình cờ đọc được vài dòng tâm sự nhắn gửi mây gió vu vơ của ai đó trong báo chí hay qua mạng Internet, hoặc từ các mục tìm bạn bốn phương... luôn làm cho tôi vui vui nhớ về tuổi thanh xuân của mình cũng có những lần thả hồn lang thang như thế.

Thật vậy, chẳng phải riêng tôi mà hình như mọi người, dù bận rộn thật nhiều trong cuộc sống đầy dẫy nhộn nhịp vui buồn này, cũng có một lúc nào đó chợt mang nặng một niềm tâm sự và cảm thấy rất cần đến ai đó để cùng mình chia sẻ điều thầm kín ấy. Y như trường hợp của cô thiếu nữ xa lạ tuổi vừa đôi mươi, đang trò chuyện say mê với tôi từ một nơi rất xa xôi qua mạng Internet.

- ...Cuộc đời em đau khổ qúa nhiều rồi, lúc lên năm đã mồ côi Mẹ và lớn lên trong sự côi cút thiếu thốn tình thương của người Cha bịnh hoạn. Ở quê, nhà nghèo qúa, không thể sống được, nên em lặn lội lên thành phố kiếm ăn từ năm mười bốn. Làm đủ nghề nhưng chẳng ai thèm mướn, vì không có hộ khẩu ở thành phố, không người thân, không nghề nghiệp... Khổ lắm anh ơi! Đôi khi em muốn mặc kệ buông xuôi cho dòng đời đưa đẩy, tới đâu hay tới đó và không dám nghĩ tới ngày mai nữa.

Tôi trầm ngâm suy tư, bồi hồi theo dõi từng dòng tâm sự u buồn của cô gái mà cứ tưởng như đang trực tiếp trò chuyện với một người quen biết từ lâu. Những ngón tay tôi vẫn liên tục gõ đều đặn trên bàn phím:

- Thế bây giờ em làm gì và sống ở đâu"

- Thất nghiệp cả tháng nay rồi! khó khăn lắm! Em nản qúa và đã quyết định rồi...

- Quyết định gì vậy em" Tôi tò mò hỏi.

Cô gái im lặng một lát, rồi đề nghị:

- Thôi, anh em mình nói qua chuyện khác đi nha! Một đề tài gì đó có thể vui hơn. Thí dụ như về những chuyến du lịch xa của anh ở bên đó đi!

- Em à, anh đang muốn tìm hiểu về hoàn cảnh hiện tại của em mà! Tôi van nài.

- Cuộc đời của em chẳng có gì thú vị đâu. Anh đừng nên tìm hiểu làm chi rồi sẽ khinh khi em như bao người khác thôi. Em không được học hành đàng hoàng, chỉ tới lớp năm rồi phải ra ruộng cuốc đất, do vậy, không có gì để kể về mình hết. Em buồn và tủi thân lắm!..

Câu chuyện cứ loanh quanh với những điệp khúc ai oán không hồi kết thúc đã bắt đầu làm cho tôi chán ngán và muốn chấm dức cuộc trò chuyện, nếu cứ tiếp tục một cách vô vị như vậy. Tuy nhiên, hình như cô gái đã cảm nhận được điều này, nên dòng tâm sự trở nên thoải mái hơn:

- Em mướn phòng trọ, mỗi tháng hết mấy trăm ngàn đồng,  nhưng người ta không muốn cho mướn nữa. Tháng này không có tiền, chủ nhà dọa sẽ tống cổ đi bất cứ lúc nào. Em khất liều  nhưng không biết có tìm được công việc gì đó trong nay mai không, em lo sợ qúa! Cả ngày nay đạp xe cọc cạch đi khắp nơi, vào các nhà hàng quán nước để xin việc rồi lại về không với niềm thất vọng tràn trề! Tại sao ông trời sanh ra em xinh đẹp và lành lạnh như vậy để rồi bắt em phải hứng chịu toàn chuyện bất hạnh thôi..."

Lại than van nửa rồi em gái ơi! Tôi nhủ thầm rồi nhìn đồng hồ và bỗng giật mình. Đã gần bốn giờ sáng ở Việt Nam rồi, vậy mà cô gái này vẫn thức để tâm sự trong khi tôi lại qúa hững hờ không để ý đến giờ giấc. Có lẽ vì ngày hè ở đây dài qúa nên tôi quên mất thời gian hay là chính tôi cũng đã thực sự bị lôi cuốn vào số phận hẩm hiu của cô gái rồi cũng nên"

Cái yếu điểm của tôi luôn là thế, rất dễ bị xúc động trước trước hoàn cảnh éo le của bất cứ ai đó. Nhiều khi ra phố, dù biết rằng đằng sau lưng những người đang ăn xin có tổ chức từ các nước lân cận nghèo khổ kéo đến kia, là bóng dáng các tay ma cô đang ẩn hiện đâu đó để lèo lái canh chừng... nhưng tôi vẫn khó có thể không móc hầu bao của mình ra để giúp đỡ được. Đôi lúc vừa xem Film hay đọc sách báo, tôi cũng cảm thấy mình đang sống y chang với những nhân vật ở trong đó, đến nỗi Loan, cô bạn gái thân thiết của tôi thường nói đùa:

- Nếu theo nghề diễn viên, có lẽ anh đã nổi tiếng từ lâu rồi đó!

Tôi thường cười vui khi nghe thế. Sự thật, từ lâu rồi tôi luôn quan niệm rằng, niềm hạnh phúc của mình là làm sao mang được niềm vui đến cho người khác bằng những việc làm bình thường trong cuộc sống, chứ không phải là sự nổi tiếng này nọ. Bởi vậy, khi vừa biết qua hoàn cảnh không vui này, trong đầu tôi đã nảy sinh ra kế hoạch muốn giúp đỡ cô gái chút ít gì đó trong thời gian tới... Tuy nhiên, kế hoạch này tôi chưa tiết lộ, vì muốn dành cho cô ta một sự ngạc nhiên trong lúc đang tuyệt vọng. Vài hôm sau cô gái đó bỗng cho biết:

- Anh ơi! Em cám ơn anh thật sự, trong những ngày qua đã dành thời gian để an ủi, quan tâm và động viên em nhiều. Em rất mừng khi có được một người anh tinh thần ở phương xa như vậy, nên khi viết những dòng chữ này mà nước mắt em cứ muốn tuôn trào. Em không muốn làm anh buồn và đánh mất đi mối quan hệ tốt đẹp đáng qúy của chúng ta, nhưng đây là hoàn cảnh thôi. Em không muốn, nhưng không thể nào làm khác được... Hãy tha lỗi cho em!

- Có chuyện gì nữa vậy"

Tôi thắc mắc hỏi, hình như có vấn đề gì đó chẳng lành lại sắp sảy ra với con người đầy bất hạnh này. Nhìn qua cái WebCam nhỏ nơi góc màn hình Computer, khuôn mặt của cô gái hôm nay trông thật buồn, thỉnh thoảng lại đưa tay lên dụi mắt và hình như cô ta đang khóc thì phải" Tôi thấy bối rối khi mình chưa thật sự mang được niềm vui đến cho cô ta trong thời gian ngắn ngủi qua. Theo phản ứng tự nhiên tôi đặt nhiều câu hỏi, nhưng cô gái không trả lời trực tiếp mà cứ lập đi lập lại những lời lẽ ai oán thật nảo nề, khiến cho tôi cũng muốn rả rời tay chân theo. Cuối cùng, không chờ đợi được nữa, tôi đi thẳng vào vấn đề mà có lẽ vì tế nhị hay ngại ngùng, cô gái không dám đề cập đến:

- Anh có thể giúp gì được cho em trong lúc này"

Cô gái vẫn tiếp tục ỉ a:

- ...Tất cả chỉ vì hoàn cảnh thôi anh ơi! Ba em bịnh nặng không có tiền để giải phẩu trong khi lại phải sống lây lất ở ngoài trời mưa gió với đứa em gái nhỏ, vì nhà cửa đã giao cho chủ nợ từ lâu rồi. Em đau lòng lắm nên muốn hy sinh tất cả đời mình để cứu lấy gia đình. Em đã nhận tiền của người ta với lý do đó. Nói thiệt đó, em không sử dụng đồng nào cho bản thân hết...

Tôi thở phào nhẹ nhỏm khi thấy vấn đề đã được khoanh vùng tương đối rỏ ràng. Như vậy có nghĩa là cô ta đang gặp khó khăn về tài chính, nhưng còn chuyện phải hy sinh cái gì đó thì tôi vẫn thắc mắc:

- Em à, em nhận của người ta bao nhiêu tiền và người ta là ai vậy"

- Anh ơi, em không muốn nói ra điều này vì sợ mọi người sẽ khinh bỉ em, nhưng hết cách rồi..! Chỉ còn vài ngày nữa thôi, nếu không gặp lại trên Internet nửa, thì hãy hiểu cho hoàn cảnh của em nha... Em không muốn ra đi, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác và dù ở phương trời nào đi nữa, cũng sẽ không quên anh đâu. Hãy tha lỗi cho em!

Tôi chẳng hiểu cô gái đang lải nhải chuyện gì và tại sao không trả lời thẳng vào những câu hỏi của mình" Bây giờ tự nhiên lại có chuyện ra đi mà đi đâu, rồi lại chuyện không bao giờ gặp lại... Khó hiểu qúa! Đầu óc của tôi cũng bị rối bời theo câu chuyện kỳ lạ cứ mập mờ như thế này. Ước gì được ở Việt Nam ngay lúc này để trấn an, tìm hiểu và giúp đỡ cô ta một cách trực tiếp thì hay biết mấy! Sau một hồi tỉ tê  ngắn dài thì cô gái cũng trở về thực tế. Con số một triệu đồng Việt Nam, là số tiền đang thiếu ai đó, làm cho tôi nhẹ nhỏm thật sự:

- Em à! Tưởng gì nhiều lắm. Hãy an tâm đi, số tiền này anh có thể giúp cho em trả nợ ngay được mà! Đừng buồn nữa nha.

Tưởng rằng cô gái sẽ vui, nhưng không, cô ta lại hùng hổ qủa quyết rằng tôi đã đọc sai, vì đó là con số mười chứ không phải con số một. Tôi ngạc nhiên về thái độ giận dữ lạ thường đó và cẩn thận xem kỹ lại con số mà cô ta đã viết đến ba bốn lần. Rõ ràng mình không đọc sai bao giờ và mặc kệ tôi chứng minh, cô gái vẫn thản nhiên kỳ kèo:

- Anh à! Một triệu đồng thì em đâu có cần tới sự giúp đỡ của người khác làm chi, em có thể kiếm được mà! Cái này là mười triệu lận đó... Số tiền này rất lớn đối với em, nhưng em biết chẳng đáng bao nhiêu đối với anh ở bên đó! Em không muốn làm phiền anh nhiều, nhưng đây là hoàn cảnh của em mà. Nếu đã thương thì thương cho hết đi! Đừng bỏ rơi em trong lúc tuyệt vọng này nha. Nghĩ tới nay mai phải ra đi em lo sợ qúa. Đời em kể như  hết từ đây... Mười triệu đồng lận đó anh ơi...

Tôi thấy khó sử trước tình huống bất ngờ. Linh tính cho biết, hình như có chuyện gì đó không được ổn ở đây cho lắm. Do vậy, tôi muốn tìm hiểu thêm trước khi quyết định:

- Em đi đâu và tại sao phải ra đi"

- Chỉ còn vài ngày nữa thôi, nếu không có tiền trả lại cho người ta thì họ bắt em qua đó làm việc. Hiện giờ họ luôn canh chừng và theo dõi em, ngay tại dịch vụ Internet này cũng vậy. Nếu bỏ trốn họ sẽ giết, còn nếu muốn sống thì phải đi thôi. Em không muốn đi, em lo sợ qúa! Cứu em với!

- Sao em không đến báo Cảnh Sát hay nhờ hội đoàn hoặc ai đó can thiệp" Tôi gợi ý.

- Trời ơi! Đây là Việt Nam chứ đâu phải là nước ngoài và anh làm như người ta quan tâm đến trường hợp của em lắm sao! Em đâu phải là người duy nhất gặp phải hoàn cảnh này. Anh biết không, ở đây người ta chơi luật giang hồ với nhau, luật pháp không là cái gì hết. Em sợ lắm!

Tôi im lặng suy nghĩ. Cái đầu của mình bây giờ cũng lùng bùng theo lời kêu cứu của cô gái luôn rồi thì phải! Đến nước này rồi mà tại sao cứ còn muốn vòng vo úp mở hoài như thế" Tại sao cô ta cứ thích để cho người đối diện phải sống trong một tâm trạng thắc mắc lo âu như vậy hoài"

Bực mình, tôi không muốn ở mãi trong thế bị động nữa, nên điện thoại ngay đến dịch vụ Internet, nơi cô gái đang có mặt. Một giọng nói run run không rõ ràng xen lẫn những âm thanh ồn ào cùng tiếng nhạc thật to ở đầu giây bên kia vọng sang, làm cho tôi có cảm giác ngồ ngộ nhưng yên tâm và vui vui đôi chút.

Sau một hồi than thở ngắn dài, giọng nói của cô gái phút chốc đã trở nên ríu ra ríu rít tự tin một cách lạ thường:

- Anh nhớ gởi về ngay cho em nha! Gởi bằng dịch vụ chuyển tiền nhanh đó! Chỉ còn mấy ngày nửa thôi, nếu anh còn muốn gặp lại em được trong tương lai. Không có anh,  đời em chắc sẽ kết thúc từ nay...

Tôi mệt mỏi mang theo những lời nhắn gửi của cô gái đi vào giấc ngủ. Giấc ngủ sao cứ chập chờn lúc xa lúc gần theo lời thở than ấy,  đôi lúc nghe giống như tiếng kêu cứu đầy tuyệt vọng của biết bao nhiêu con người nhỏ bé vùng vẫy giữa đại dương mênh mông trong cơn bão tố trên những con thuyền ọp ẹp vượt biên của thuở nào! Những cảnh cướp biển ghê sợ, hảm hiếp man rợ và chết chóc thảm thiết trên đường đi tìm tự do của bao nhiêu người Việt Nam vô tội cũng lần lượt hiện về. Rồi hình ảnh của những thanh niên Việt Nam đi làm nô công với đồng lương chết đói, bị đối sử tàn tệ và sống vất vưởng tại một số quốc gia quanh vùng hay ngày đêm phải ngụm lặn trong các hầm tàu ngộp ngạt hôi hám lênh đênh trên biển cả, mà có người trong họ đã nhảy xuống biển để mong thoát khỏi cảnh đọa đày đó... Còn đây là những con người sống như những bóng ma ẩn hiện hay chui nhủi tại vài góc phố xa lạ nào đó trên hành tinh này, chỉ vì họ không có giấy tờ hợp pháp và không một quốc gia nào thừa nhận ngay cả chính quê hương của họ, như trường hợp của cả ngàn người Hmong đang gặp phải tại biên giới Thailand và Laos mà tôi đã nghe qua, hoặc của biết bao nhiêu thanh niên thiếu nữ khác vượt biên lậu qua các nước Đông và Tây âu gần đây. Hình ảnh về số phận hẩm hiu của nhiều thiếu nữ Việt Nam khác đang bị ngược đãi, bị lạm dụng tình dục và bị làm dâu bất đắt dĩ tại Trung Quốc, Đài Loan, Nam Hàn, Singapur, Campuchia... Mà báo chí thỉnh thoảng vẫn đưa tin, trong đó không ít những cô gái Việt trẻ măng, mặt trét đầy son phấn đang nhún nhảy ngày đêm để mua vui cho du khách trong một khu phố ăn chơi nào đó tại chính quê nhà cũng ẩn hiện trong giấc ngủ của tôi...

Không thể làm ngơ được, phải giúp cô ta thôi! Mười triệu hay hai mươi triệu đồng Việt Nam hoặc nhiều hơn thế tôi vẫn có cơ hội kiếm được tại đây mà, chẳng lẽ lại ngoảnh mặt khi mình có thể  làm thay đổi được số phận một con người" Thà đừng biết, chứ biết rồi mà để người ta đi vào con đường tuyệt vọng như vậy thì ác đức qúa!

Nhớ lại thuở chân ướt chân ráo đến đây, có vô số người không hề quen biết đã tình nguyện giúp đỡ, lo lắng và dìu dắt tôi một cách nhiệt tình mà không hề đặt điều kiện gì, ngoài việc chỉ mong cho tôi sớm hội nhập vào môi trường sống mới này... Bởi vậy tôi không có quyền quên đi những ngày tháng đó và lặng thinh trước lời cầu cứu của những người không may mắn khác. Nhân dịp Loan ghé thăm, tôi đem chuyện này ra kể rồi hỏi:

- Em thấy sao về ý định giúp cô gái của anh"

Tôi im lặng nhìn mông lung ra ngoài cửa sổ chờ đợi. Bầu trời xanh trong hôm nay bỗng dưng có thật nhiều đám mây trắng nhỏ bồng bềnh trôi qua thật thơ mộng, không giống như tâm trạng đang nặng trĩu của tôi lúc này chút nào.

- Anh nè! Loan lên tiếng: Theo em, anh nên đọc kỹ lại những lời đối đáp giữa anh và cô gái trong thời gian qua đi rồi sẽ hiểu ý em thôi!

Tôi không biết Loan muốn góp ý gì, nhưng làm theo ngay. Qủa thực  sau khi in lại tất cả những mẫu đối thoại ra giấy, đọc đi đọc lại vài lần, tôi thấy câu chuyện có nhiều phần ngộ nghĩnh mà trước đó đã không nhìn thấy được. Đúng như Loan nói, có lẽ vì bị ám ảnh bởi nhiều số phận bi thương đã được chứng kiến hay thu nhận được từ các phương tiện thông tin, nên trong đầu tôi đã tự vẽ ra hoàn cảnh của cô gái xa lạ kia thêm phần bi thương hơn. Ngoài ra, cô ta cũng là người sành sỏi tâm lý người khác, nên luôn khéo léo dẫn dắt tôi vào nhiều tình huống khó sử để đạt được mục đích của cô ta...

- Anh biết không" Em không qủa quyết, nhưng dường như đây chỉ là một trong số rất nhiều trò lường gạt bình thường sảy ra chung quanh chúng ta thôi! Tuy không mới lạ gì nhưng vô số người nhẹ dạ vẫn bị vướng phải. Đánh vào tâm lý thương kẻ hoạn nạn của người ở xa, cô gái này đã liên tiếp tung ra những đòn độc chiêu để  làm cho anh phải yếu lòng và sẵn sàng giúp đỡ. Em thấy, chỉ riêng cái khoảng thời gian quen biết chưa được vài hôm rồi trở nên thân thiện một cách lạ thường và vài ngày sau bỗng phải chia tay đột ngột với lý do bị đưa qua Thailand làm việc gì đó để trả nợ... Đã chứng tỏ cô ta là một người có kinh nghiệm trong bài bản này rồi.

Tôi thầm phục sự sáng suốt của Loan và lắng nghe cô bạn phân tích:

-  Không chừng, anh mới là nạn nhân chứ không phải cô ta đâu. Nghe nói, những người chuyên dùng mánh khóe tương tự như thế này để lừa gạt người khác qua mạng Internet ngày nay rất đa dạng. Họ luôn đánh nhanh rút gọn dù được hay không và luôn thay đổi nội dung với những cái Nick mới lạ thật hấp dẫn. Ai nhẹ dạ thì bị họ tấn công liên tiếp bằng nhiều lời lẻ ngon ngọt và người đối diện không có đủ thời gian và sự yên tĩnh để đọc và suy nghĩ sự việc đúng sai trong khi đang chat đâu. Nó không giống như hình thức viết thư hay Email, vì khi Chat thì sự việc diễn tiến nhanh và đề tài thì lộn xộn. Nhiều khi câu hỏi và sự trả lời chẳng bao giờ khớp với nhau cả, và sau cuộc trò chuyện thì cũng không ai hiểu gì hết. Làm sao mà anh biết được là cô ta chỉ chat với riêng anh trong thời gian đó" Anh nên cẩn thận trong việc giúp đỡ người khác, khi chưa tìm hiểu kỹ!

Tôi thầm cám ơn Loan về sự nhắc nhở này và thấy mắc cở về sự hiểu đời còn ít ỏi của mình. Nếu tình cờ Loan không ghé thăm, thì nay mai tôi sẽ tiến hành việc gởi tiền giúp cô gái này rồi!

- Vậy theo ý Loan, anh cần phải làm gì đây" Chẳng lẻ nói toạc ra với cô ta về việc lừa gạt này hay là cứ tiếp tục trò đùa như thế này"

Loan vui vẻ góp ý:

- Việc này tùy anh quyết định thôi và hãy làm theo những gì anh cảm thấy đúng. Em chỉ nói lên những nhận xét của em và không phải là đúng hết đâu. Tuy nhiên, em phải khen ngợi anh là đã nhập vai một cách xuất sắc đó, nhưng cô gái kia mới thật sự là một diễn viên tài giỏi hơn anh nhiều. Nè, anh nghĩ lại coi! Lúc nào cũng than thở đủ điều, vậy mà từ lúc quen biết tới giờ,  ngày nào cũng có mặt ở dịch vụ Internet tới gần sáng. Thử tính coi, mỗi giờ trung bình phải trả ít nhất ba hay bốn ngàn đồng, ngồi cả ngày đêm như vậy chưa kể tiền ăn uống linh tinh... thì đâu phải là người nghèo khó gì cho lắm! Nếu là người đàng hoàng, thay vì dùng thời gian và tiền bạc để tìm người tán dóc linh tinh như vậy, cô ta đã tìm một việc làm khác có ý nghĩa hơn rồi, phải không anh"

Tôi thẹn thùng về sự khù khờ của mình. Nói thật, nơi xứ sở tôi đang sống hầu như những con người với hoàn cảnh hẩm hiu như trường hợp cô gái kia, luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các hội đoàn từ thiện, tôn giáo, xả hội hay từ phía chính quyền rồi. Người ta không cần phải bày chuyện này chuyện kia ra, để nói dối đủ điều mới mong được sự giúp đỡ của người khác. Tôi không muốn trách móc hay giận hờn gì cô ta hết, chỉ hơi buồn là kết qủa của sự quen biết này diễn ra không như ý muốn. Có thể môi trường cô ta đang sống, những chuyện như vậy sảy ra hàng ngày là bình thường cũng nên. Tuy nhiên, nói cho cùng thì qua đó, tôi cũng hiểu thêm về chính bản mình nửa, khi nhận ra rằng tâm hồn mình không bị chai sạm trong cuộc sống đua chen với nhiều vật chất này.  Nó vẫn luôn biết rung động  và cảm thông trước niềm vui và nỗi đau của người khác, y như tôi đã sống với nhân vật mà cô gái đã vẽ ra. Hy vọng rằng câu chuyện này sẽ không bao giờ có thực, tôi thầm ước thế.

Và tôi giữ im lặng, cứ cho rằng cô gái đã an lòng với số phận đẩy đưa như thế, trong khi cô ta vẫn xuất hiện đều đặn và để lại trên màn hình những lời nhắn tin:

- Anh ơi! Em mừng  qúa khi người ta bằng lòng cho em trả thêm tiền lời trong mấy ngày tới. Anh gởi tiền về nhanh lên để em trả nợ nha! Em sẽ không đi qua Thailand nữa đâu...

- Anh ơi, em quên cho anh biết, Ba em cũng là Sĩ Quan chế độ cũ đó... Anh gắng giúp...

Tôi lặng thinh khi đọc những dòng chữ này, vì chẳng hiểu là thực hay gỉa khi nó  không còn đủ sức để lôi cuốn tôi nửa. Không phải là mình ích kỷ, nhưng cũng như Loan nói, tôi muốn sự giúp đỡ phải được đặt đúng chỗ, bằng không thì chỉ là trò cười cho thiên hạ. Vài người bạn xa gần có ít nhiều kinh nghiệm trong vấn đề tương tự  cũng khuyên:

- Cứ c ho cô ta ăn bánh vẽ đi! Hứa đủ thứ này nọ rồi gởi về cho cô ta một bao thư trống rỗng. Có trời mới biết thật hư ra sao khi trong đó không có tiền... Và cô ta sẽ tự hiểu thôi.

Tôi vui vẻ đón nhận ý kiến của bè bạn, vì mỗi người có cách giải quyết riêng và đều có lý lẻ của họ. Riêng tôi chẳng làm gì hết ngoài sự yên lặng và ghi nhớ sự việc này đễ lần sau giải quyết tốt đẹp hơn. Tôi không thích chơi trò hứa cuội hay đùa giỡn vô ý thức trước sự hy vọng của người khác. Dù chỉ là một trò đùa trong chốc lát, nhưng không những cô ta mà cả chính tôi cũng đã gởi gấm vào đó những suy tư và cảm xúc thật của mình, do vậy nếu cứ tiếp tục, chắc chắn kết qủa sẽ không hay lắm...

Tôi vẫn quan niệm rằng, khi không thể nói với nhau được những lời chân thành, thì tốt hơn nên giữ im lặng. Đừng nên dùng lời lẽ mỹ miều không thật mà lừa dối hay tâng bốc nhau, để rồi khi trò đùa chấm dức, tất cả đều sẽ cảm thấy hụt hững chơi vơi trong kiếp sống. Hãy thành thật với nhau vẫn hay hơn.

Thời gian âm thầm trôi qua, hôm rồi tình cờ đọc được một bài báo nói về việc giải thoát cho vài cô gái Việt tại các nhà Thổ ở Campuchia và Đài Loan, chợt làm cho tôi nhớ đến cô gái quen biết qua Internet ngày nào. Không biết bây giờ cô ta ra sao" Có còn thường xuyên ngồi liên tục hàng giờ trong các dịch vụ Internet nữa hay không" Hy vọng trong số những cô gái vừa được giải thoát kia, không có số phận của cô ta trong đó. Nếu có, chắc tôi phải xấu hổ lắm vì đã không cho cô ta một cơ hội, khi tôi có thể.

Tôi vẫn biết, cuộc sống sẽ đẹp và có ý nghĩa thêm khi người ta chỉ cần dành vài phút giây im lặng trong tâm hồn mỗi ngày để nhìn lại chính mình. Tuy nhiên, có những người không thích làm như vậy, nên bước chân của họ cứ bị hụt hẫng mãi. Qúa khứ luôn là một bài học qúy gía cho tương lai, như việc tôi đã được người khác giúp đỡ và cần phải bắt chước theo. Do vậy, đến hôm nay tôi vẫn thầm mong mình mang được nhiều niềm vui và hạnh phúc đến cho bất cứ ai đó, kể cả cô gái xa lạ hôm nào, nhưng không phải bằng trò đùa như đã qua...

Bây giờ ở đây trời lại vào hè. Tháng này là tháng của sự nghỉ ngơi vui chơi đối với mọi người. Học sinh, sinh viên ở mọi nơi không biết có còn thích viết cho nhau những dòng lưu niệm dễ thương đầy chân tình trong các quyển lưu bút như thuở tôi còn cắp sách đến trường không" Các chàng trai cô gái vẫn chat với nhau qua mạng Internet có bao giờ tin rằng người đối diện mình đang nói về sự thật không" Tôi không biết, nhưng khi nghe các bạn đồng nghiệp chung quanh chúc mừng nhau có một kỳ nghỉ hè tuyệt vời thì tôi tin ngay vì đó là những lời chân thật mà trong cuộc sống mọi người và tôi luôn cần đến.

Ngoài trời, ánh nắng ấm áp vẫn chan hòa cùng màu xanh tươi mát của cây lá. Đâu đó trên cành cây, những chú chim vô tư đang ríu rít gọi nhau thật vui nhộn. Có lẽ, những chú chim nhỏ này không bao giờ biết hát sai những điệp khúc mà thiên nhiên đã trao tặng... Thật kỳ diệu!

Phạm Minh Châu

Austria

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,031,661
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.
Nhạc sĩ Cung Tiến