Hôm nay,  

Theo Chồng Về Mỹ: Nhớ Quê

23/06/200600:00:00(Xem: 125323)

Người viết: HUỲNH THỊ KIM THOA

Bài số 1040-1649-362-vb623606

*

Theo bài viết, tác giả chỉ vừa “theo chồng về Mỹ” chưa đầy hai tháng và hiện là cư dân Jefferson, tiểu bang Oregan. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ghi lại những điều tác giả gọi là “ngỡ ngàng, ngờ nghệch” của buổi đầu tại Mỹ, trước một reestroom, trong một khu chợ, chuyện học Anh văn... Mỗi trường hợp lại nhắc chuyện quê nhà và  “càng nhắc càng đau, càng viết càng nhớ”. Tựa đề  “Nhớ Quê” của bài viết thể hiện tinh thần ấy. Ước mong Huỳnh Thị Kim Thoa sẽ còn tiếp tục viết.

*

Bữa nay nữa là đúng 54 ngày tôi theo chồng về Mỹ.  Mặc dù nước Mỹ đối với người Việt Nam chúng tôi không còn lạ lẫm gì cho lắm so với thời cuộc bây giờ, vậy mà tôi vẫn cứ ngỡ ngàng theo từng ngày tháng với cuộc sống mới mẻ nơi này. 

Tôi đang sống cùng chồng ở Jefferson, Oregan.  Jefferson gần giống như Đà Lạt nhưng lớn hơn, trật tự hơn, sạch sẽ hơn và yên lặng hơn.  Người dân Jefferson vui vẻ, hiền lành, họ thường chào hỏi tôi trước, mặc dù tôi lạ hoắc, tôi nghĩ chắc họ cũng không cần biết tôi là ai.  Tính thân thiện này người Việt nam tôi chưa học được, bởi vì còn mắc cỡ lắm, còn e dè và luôn dấu diếm tình cảm trong lòng.  Tôi luôn nghe bên tai tôi "May I help you, thank you, sorry, have a good day…" Kèm theo những nụ cười tự nhiên rất đẹp.  Cho tới bây giờ tôi chỉ mới quen dần được với "thank you", "sorry", còn "have a good day" thì tôi cũng cố gắng chúc lại họ, nhưng vẫn còn lúng phúng nói lí nhí ở trong miệng một cách vụng về. 

Tuy nhiên tôi học theo họ cũng không chậm chạp lắm đâu, bây giờ mà leo lên xe hơi ngồi quên gài "seat belt" là tôi cảm thấy như thiếu, như vắng một cái gì trên người vậy.  Gia đình tôi nghe tin tôi đi được xe hơi thì mừng hết vía, bởi lúc còn ơ quê nhà, hễ phải đi xe hơi, xe đò, xe bus nghe tạp nhạp mùi dầu nhớt là tôi ói tới mật xanh.  Chị Ba tôi nghe tôi kể mọi chuyện từ khi mới qua cho tới bây giờ, chị nói "thói quen trở thành ý thức!" Tôi trả lời lại chị tôi: "Nhưng đó là những thói quen tốt, còn những thói quen xấu thì sao"" 

Cuộc sống ở Việt Nam và ở Mỹ hoàn toàn không giống nhau.  Ngay chuyện đi học Anh văn cũng đã thấy khác nhau lắm rồi.  Tôi viết thư về nhà chỉ mấy đứa nhỏ cách học Anh văn theo phương pháp ở đây.  Học tại lớp, thảo luận, viết văn, đọc báo…về nhà coi truyền hình chương trình nước ngoài để tập nghe.  Nên bỏ kiểu học thụ động mang sách vở về nhà làm bài, học bài và chuẩn bị bài trước, không hay. 

Lúc chuẩn bị qua đây, tôi đã  ráng theo học mấy khóa Anh văn của trường ngoại ngữ tại Việt Nam rồi.  Tôi còn dám thi vô trường "Leecam" ở Sài Gòn, đến chừng hẹn tới văn phòng để làm hồ sơ nhập học, tiền học phí đóng tới 450 dollars, thì tôi đầu hàng chịu thua, bỏ luôn không bơi theo nổi nữa. Vậy mà qua tới đây, chỉ có chồng tôi nói tôi hiểu, mọi người nói chuyện tôi cứ đứng đực mặt ra, ấp a ấp úng rặn ra từng lời, y như con nít đang học ráp vần.  May mắn là có chồng tôi tiếp cứu, không thôi chắc là tôi nhứt định phải nói đại bằng tiếng Việt, ai hiểu thì hiểu, không hiểu… ráng chịu, chứ tôi làm sao bây giờ. 

Nội cái chuyện học hành  tại Mỹ, chỉ nghĩ tới thôi là tôi cũng đã muốn ngất ngây, nhiều lúc tôi ước ao mình được trở về với tuổi 15, để được đi học, học trung học, học cao đẳng, Đại Học, Cao Học ở đây, như mấy cháu du học sinh hiện giờ.  Thèm lắm.  Đâu phải chỉ riêng mình tôi thèm khát, mà ở Việt Nam hiện nay, mấy đứa nhỏ học giỏi mà nghèo cũng đang xúm nhau thèm thuồng được đi nước ngoài để học, thèm chảy nước miếng, mà có được đâu!

Con Chút Ni, cháu gái tôi, nó gởi thư cho tôi viết rằng "Tối hôm qua con nằm chiêm bao thấy được qua Mỹ học trường Linn-Benton Community College’ của Dì".  Tôi đọc mà nghe nghẹn ngào, trong cổ họng đắng nghét như đang ăn khổ qua với muối. 

Tôi khuyên nó hãy cố gắng học hành, biết đâu rồi sẽ có ngày "thăng hoa".  Tôi kể cho nó nghe siêu thị ở Mỹ, rộng lớn mênh mông, đi mỏi chân cũng chưa coi được hết đồ.  Hôm rồi tôi đi mua cái áo ấm sát nách, giống như cái áo Má tôi đan cho tôi hồi nhỏ. Tới cửa siêu thị, tôi đứng loay hoay ngó quanh ngó quanh ngó quẩn, chồng tôi hỏi tôi kiếm cái gì, tôi nói tôi muốn gởi cái xách tay ở quầy giữ giỏ, chồng tôi lắc đầu:  "ở đây không bắt khách hàng gởi giỏ, gởi nón như ở Việt Nam đâu!"  Ngoại trừ tôi mang theo cái ba lô thiệt bự là không được.  Tuy nhiên, xách cái giỏ của mình đi theo, trong lòng tôi thấy áy náy vô cùng, tôi có cảm tưởng như có ai đó đang theo sau lưng tôi dòm dòm, liếc liếc… làm tôi bứt rức, khó chịu lắm.  Tôi tự ngẫm nghĩ: "À, vậy là ở Việt Nam cũng có "thói quen trở thành ý thức" đó chứ, có thua kém gì xứ người đâu! Tôi mắc đi toilet, ở đây người ta không gọi toilet mà gọi là "restroom" tôi kêu chồng tôi cho tôi 1 dollar, chồng tôi ngạc nhiên hỏi tôi đi vệ sinh cầm tiền theo làm gì" Tôi trả lời tỉnh bơ: "Để trả tiền đi tiểu và mua giấy vệ sinh".  Chồng tôi nói "đi vệ sinh không phải nộp tiền đâu". Tại chồng tôi quên, có lần ổng đã phải đi ngược trở ra để xin tôi 1,000 đồng Việt nam đóng cho người gác cửa mới được vào đi "Toilet"

Vừa bước vào mấy phút tôi đã tông cửa chạy ra, mặt mày hớt hơ hớt hãi nắm chặt tay chồng tôi chỉ về phía "rest room" mà nói rằng trong đó có…ma. Tôi kể chưa kịp bấm nước thì ai đó đã dội nước dùm tôi ào ào.  Tôi không mở nước mà vòi nước rửa tay cũng tự nhiên mà chảy… Nghe tới đây thì chồng tôi chợt hiểu, ôm tôi vào lòng mà cười ra nước mắt, rồi giải thích rằng đó là "Restroom Automatic"!!"" Tôi vẫn còn ngờ ngợi chưa chịu tin, thì hôm thứ 5 tôi thấy trường tôi học cũng có Restroom Automatic.

Mỗi lần viết thư kể cho gia đình và bạn bè nghe một điều hay, hai điều lạ, thì tôi nghĩ mọi người ở Việt nam và cả những người mới lần đầu tiên đi xuất ngoại qua Mỹ, chắc cũng nhiều ngỡ ngàng, ngờ nghệch như tôi bây giờ. Càng nghĩ lại càng thấy thương quê hương tôi, thương người dân tôi một cách lạ kỳ.  Việtnam còn cũ kỹ lắm, còn đơn sơ lắm, càng nhắc càng đau, càng viết càng nhớ. 

Trong lòng tôi vẫn mong sao Việt nam đừng còn người nào nghèo, đừng còn người nào khổ, người nào cũng được sống tự do và hạnh phúc.  Và sẽ còn biết bao nhiêu điều mới lạ để tôi được học tập, được tiếp cận, được chia sẻ ở đó, ở đây, với nhiều ước mơ cho tôi, cho đất nước tôi, có một cuộc sống văn minh, hiện đại mà tôi biết Việt nam còn nhiều năm nữa mới có thể có được…/.

Huỳnh thị Kim Thoa

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,738,098
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến