Hôm nay,  

Mối Tình Kinh Tế

11/12/200600:00:00(Xem: 319700)

MỐI TÌNH KINH TẾ   

 

Người viết: Nguyễn Hữu Thời

Bài số 1149-1758-470-vb8101206

*                                                                                    

Tác giả đã nhận giải danh dự viết về nước Mỹ ngay từ năm đầu và vẫn liên tục góp bài viết và khích lệ giải thưởng. Trước 1975, trước 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH (Khóa 18 Thủ Đức). Hiện đang giúp việc cho hãng Sypris Data System, Los Angeles.

*

Bà Lệ Hằng đang trang điểm trên gác bỗng ngưng lại, chồm người qua lan can nói gióng xuống dưới nhà:

- Nè Mận à! Mầy có chịu tắt TV đi rồi vào thay quần áo để cùng tao lên phi trường đón cậu Ba không"

Con Mận đang mãi mê xem phim Đại hàn chuyển âm ra tiếng Việt; nên không nghe hay nó nghe mà cứ phớt lờ lời mẹ nó vừa bảo. Nó vẫn ngồi bất động, đôi mắt dán chặt vào màn ảnh TV màu mà cậu Ba mang từ Mỹ về tặng mẹ nó hồi Tết năm ngóai. Tết năm nay cậu Ba lại về thăm  nữa, chắc là có nhiều quà đáng giá.

 Bà Hằng xoay người lại lần nữa vẫn thấy con Mận còn ngồi ỳ ra đó. Bà nỗi cáu nói như quát:

- Mới có mười bốn, mười lăm tuổi mà đã mê mấy thằng tài tử Nam Triều Tiên rồi. Lớn lên chút nữa, tao không biết mầy làm ăn được gì. Mầy có chịu đứng dậy đi thay quần áo không thì bảo!

Con Mận không phải tay vừa, nó liền đốp chác, trả treo, xách mé, lý luận, so sánh đáp lại lời  mẹ nó nhưng mắt vẫn chăm chú vào màn ảnh TV.

- Con mê tài tử Triều Tiên  còn hơn mẹ mê cậu Ba sao!

Bà Lệ Hằng không trả lời, bà nhìn vào kiếng sửa lại mái tóc một lần nữa, mỉm cười và lấy làm thích thú. Tuy đã gần năm mươi nhưng dáng dấp bà trông còn rất trẻ, sexy, hấp dẫn, lôi cuốn lắm. Thân hình cân đối. Tóc bà chưa có một sợi nào bạc, nước da trắng hồng, hàm răng đều, trắng phau giống như răng các tài tử Hollywood. Đôi môi hình trái tim, hồng hồng như lúc nào cũng muốn mời gọi có nụ hôn trên đó. Đôi mắt bồ câu ươn ướt lưng tròng, và ít khi thấy bà nhìn thẳng.

Dáng đi õng à, õng ẹo, bước đi như con vịt, lắc qua, lắc lại, người cao ráo, trường túc,  ăn diện thời trang, mùa nào thức ấy. Bà ăn xài lớn, tiêu pha rộng rãi. Nhà bà thường có tiệc tùng. Những người đàn bà lối xóm "ăn không ngồi rồi" thường xầm xì, to nhỏ với nhau mỗi khi thấy bà thong thả bước lên chiếc  taxi đến đón để ra phố. Họ đồn nhau bà là vợ bé của ông lớn nào trên Thành ủy nên mới có tiền ăn xài phè phởn như vậy. Sự thật không phải như thế. Bà ăn tiêu rộng là  nhờ bà có nhiều " ông anh kết nghĩa", và bạn bè cùng học chung một trường trung học thuở xưa ở tỉnh nhà trước năm 1975. Bây giờ họ là Việt kiều ở Mỹ, ở Pháp, ở Úc v...v... Bà thư từ, e-mail, điện thoại liên lạc với họ thường xuyên.

Mỗi khi những ông Việt kiều nầy về Sài gòn một mình; thế nào cũng đến thăm bà, có quà cáp đáng giá hoặc tiền tươi cả ngàn đô-la, và được bà tiếp đãi rất ân cần, niềm nở, chu đáo, chìu chuộng; lại còn  được hướng dẫn đi du lịch thăm viếng những danh lam thắng cảnh khắp nơi. Có ông còn trú ngụ hẵn trong nhà bà suốt thời gian ở Sài gòn. Phần nhiều những ông nầy vợ đã ly dị hay khuất núi, hoặc độc thân tại chỗ.

Trong số những ông anh kết nghĩa và bạn bè ấy có cậu Ba ( Việt kiều Mỹ) là người mà bà kết nhất vì cậu hào phóng, phong nhã, ăn tiêu rộng rãi, và đặc biệt cậu trông rất đẹp lão, cường tráng, tuy tuổi đời đã sáu mươi. Cậu hiện không vợ, không con. Cậu ở tù Cộng sản về thì bà vợ trẻ năm xưa cùng đứa con đầu lòng đi đâu mất biệt,  hỏi bên nội không biết, bên ngọai lắc đầu. Nhà cậu thì cán bộ Cộng sản chiếm cứ. Cậu bơ vơ, lang thang ở đất Sài gòn, khổ công tìm kiếm, dò la mới biết được vợ mình đã ôm cầm sang thuyền khác với ông Ba Tàu tỷ phú Chợ lớn, có công ty biến chế thực phẩm ở  tận Phi Châu, và đã di dân qua đó từ lâu rồi. 

 Tuy nhà bà Hằng khách Việt kiều ra vô thăm viếng thường xuyên; nhưng công an Cộng sản không dòm ngó đến vì gia đình bà được Việt Cọng xếp hạn là " gia đình liệt sĩ". Bà không cải chính và cũng không lấy đó làm hãnh diện.

Thực ra, bà có ông anh cả theo Cọng sản tập kết ra Bắc  năm 1954 đến năm 1967 Cọng sản cho đi B xâm nhập phá họai miền Nam, chẳng may bị B52 Mỹ dội bom chết mất xác trên dãy Trường sơn. Hồi tháng Tư năm 1975, khi bọn "Răng Đen Mã Tấu" ngoài Bắc vào chiếm xong miền Nam, thành ủy Sài gòn gởi tặng bà cái bằng gia đình liệt sĩ để treo trong nhà.  Công an địa phương  thấy vậy càng tỏ ra nể nang, không hạch sách gì khi những "ông anh  kết nghĩa" hay bạn bè thân sơ gì của bà là Việt kiều  từ Mỹ,  Úc, Pháp về thăm Sài gòn đến ở nhà bà..

Đối  với chính quyền Cộng sản Việt nam, tuy bà không biểu lộ bằng hành động chống đối gì; nhưng trong thâm tâm bà rất ghét cay, ghét đắng bọn Cọng sản đã giết hại ông nội bà hồi năm 1945. Ông Bá không phải là quan chức làm tay sai cho Tây hay thầy Thông, thầy Phán gì, ông cũng không là quan  Tổng đốc, quan Tuần, quan Phủ, quan Huyện, Chánh tổng, Lý trưởng thời phong kiến gì cho cam. Ông chỉ có cái tội là giàu. Một nửa ruộng đất ở quận X là của ông. Khi Việt Minh khởi nghĩa cướp chính quyền năm 1945, chúng ghép ông vào thành phần cường hào, ác bá, địa chủ bóc lột rồi đem giết ông trên bờ sông gần nhà, tiền bạc, tài sản của ông chúng đem chia nhau xài. Mối thâm thù ấy đã ăn sâu vào cốt lõi gia đình bà, và nó âm ỉ cháy mãi từ đời cha bà đến đời bà, rồi sẽ đến đời con cháu bà.

Nhưng bà không có nhiều con, độc nhất chỉ mình con Mận, và nhiều lúc con Mận hỏi ba nó đâu, bà không trả lời được vì chính bà cũng không nhớ là đã ăn nằm với ai sinh ra con Mận. Cậu Ba mới gặp lại bà được sáu năm nay thì không thể nào gán ghép "tác phẩm con Mận" là của cậu Ba được. Tình cảm cậu Ba và bà Hằng ngày càng gắn bó, keo sơn. Họ là những kẻ "Già Nhân Ngãi Non Vợ Chồng".

Cậu vượt biên qua Mỹ năm 1981 sau khi xé gần hết sáu quyển lịch trong trại tù Cộng sản. Một thân, một mình, ban ngày cậu đi làm lao động, ban đêm cậu ôm sách đến trường, nhẫn nại, trì chí, chịu bao gian khổ, sau năm năm, cậu ra trường với văn bằng kỷ sư điện tử, và được hãng Xerox trên New York tuyển dụng..

Mấy năm sau đó, hãng có chương trình cho nhân viên mua stock, cậu Ba mua đi bán lại lúc stock đang lên. Kiếm được cả triệu đô-la, cậu ngưng chơi stock, rút hết tiền ra, và mua liền mấy căn nhà cho thuê.

Năm 1996, nhà cửa ở Mỹ bỗng nhiên lên giá, cậu bán hết những căn nhà cho thuê chỉ còn một căn để ở, xong đem tiền gởi tiết kiệm định kỳ vào ngân hàng lấy lời, và xin nghỉ hưu non. Thời giờ rảnh rỗi, cậu thường đi đây đó, làm việc xã hội, tham gia sinh hoạt cộng đồng, thăm viếng bạn bè ở khắp các tiểu bang nước Mỹ;  nhưng nỗi nhớ quê hương cứ ám ảnh, đeo đẳng cậu hoài. 

Cậu nhớ những bạn bè cũ ở trong quân ngũ thời VNCH; nay là những Thương Phế Binh đang sống thiếu thốn, vất vưởng, đói lạnh ở quê nhà. Cậu thử về quê một chuyến để thăm họ, giúp đõ họ, và nhân thể tự tay thắp nén nhang trên mộ phần cha mẹ, ông bà cậu. Một hôm, cậu đến thăm người bạn cũ; tình cờ gặp bà Hằng đang đến chơi ở đó. Trong câu chuyện, cậu mới biết bà là người cùng làng, cháu nội cụ Bá nói ra ai cũng biết. Với sắc đẹp trời cho, ăn diện thời trang, lối nói chuyện có duyên,  bà Lệ Hằng còn rất hấp dẫn, dễ dàng  lôi cuốn người đối diện. Cậu Ba lại biết rõ gốc gác gia đình " cô bé Hằng" năm xưa; nên chuyến về Việt nam lần thứ hai cậu  " fell-in- love" với nàng. Hôm đi chơi Đà lạt về gần đến nhà, nàng nhỏng nhẻo nói:

- Anh Ba à! Anh thấy không chiếc taxi đang quẹo vào nhà mình suýt quyẹt  vào gánh cháo lòng của họ rồi đó.

   Cậu Ba lơ đãng đáp :

- Ờ! ờ!  Đường sá gì mà chật hẹp quá! lại còn có nhiều ổ gà nữa nên khó lái lắm. Còn bạn hàng thì cứ để gánh bán lấn  ra đường, không luật lệ gì ráo.

   Đêm hôm đó trong phòng ngủ, sau khi dỡ hết những chiêu thật độc, những ngón nghề yêu đương da diết của người đàn bà lão luyện trong tình trường; làm cho  cậu Ba mê mẫn, cậu chỉ thấy thiên đàng quanh quẩn đâu đây, mặc dù cậu đã một lần có vợ; nhưng chưa bao giờ cậu được hưởng chuyện mây mưa, du dương, sống động, và đê mê, " up date" như vậy. Thần trí cậu lâng lâng như người vừa hút xong điếu thuốc phiện, nhưng tứ chi rã rời, mệt mỏi. Cậu mơ màng nghe tiếng êm dịu của Lệ  Hằng thủ thỉ bên tai:

- Anh Ba ơi! Bộ anh ngủ rồi sao"Thức nói chuyện với em đi!.

Cậu Ba chống chế, giọng lè nhè ngái ngủ:

- Anh còn thức đây mà....

- Em nghe nói ở dưới nhà Bè người ta mới xây cái làng cho Việt Kiều ở đẹp lắm. lại có cả hồ bơi, sân quần vợt nữa,  anh ơi! Em có đến xem rồi. Đường sá rộng rãi lắm anh ạ. Lại có nhân viên bảo vệ canh gác đêm ngày.  Xe cộ ra vô, bảo vệ xét giấy tờ kỹ lắm. Chỗ Việt Kiều ở mà anh. Ở đó không sợ trộm cướp gì cả. An ninh bảo đảm. Ngày mai,  chúng mình đến đó xem chơi nghe anh.

- Ờ! ờ! Ngày mai....

Bà Hằng nằm yên một chốc, lắng nghe rõ tiếng ngáy đều đều của cậu Ba, và khi  biết chắc cậu Ba đang thực sự  mê man giấc điệp. Bà ngồi dậy, mặc vội  quần áo, nhẹ nhàng bước nhanh ra phòng khách; bốc điện thoại gọi ngay cho tình nhân hiện làm việc cho công ty Tân Thiên có trách nhiệm xây cất, và rao bán những căn nhà mới xây trong làng Việt Kiều:

- Anh Bộ đó hả" Em đây.  Lệ Hằng đây.

- Trời ơi! Ngọn gió nào đưa em gọi anh vào giờ nầy vậy"

- Chuyện quan trọng lắm!, em mới đánh thức anh giờ nầy đây.

Bà Hằng tiếp:

- Ngày mai em sẽ đưa con nai tơ của em đến thăm làng. Anh phải trổ tài ăn nói để cho con cá mập nầy cắn câu chịu mua nhà ở đó. Và đặc biệt khi làm giấy tờ, anh phải gài có tên em trong đó đấy. Công việc êm xuôi, em sẽ có thưởng lớn cho anh đấy.

- Yên chí đi em. Đó là sở trường của anh mà! Nghề của anh mà.

Bà cúp điện thọai, đứng lên đi nhanh vào " rest room" tắm rửa qua loa, rồi như  một con mèo sau khi ăn no con chuột, bà nhẹ nhàng, đủng đỉnh, rón rén  bước vào phòng ngủ, và nằm cạnh cậu Ba. Sáng hôm sau, Lệ Hằng dậy sớm làm bữa ăn điểm tâm khá tươm tất, và tự tay mớm thức ăn vào mồm cậu Ba giống như chúng ta thường thấy trong nursing home; y-tá mớm thức ăn cho những bệnh nhân bị " stroke" không tự cầm đĩa, muỗng để dùng bửa được hoặc như những cô gái ăn mặc hở hang, ngồi mớm thức ăn cho những tay chơi ở các quán bia ôm Sài gòn.  Sau bữa điểm tâm, cậu Ba và Lệ Hằng đến làng Việt kiều. Ở đây, họ được Bộ long trọng đón tiếp. Với tài ăn nói đãi bôi, mê hoặc, thuyết phục người đối diện để bán  cho được món hàng mình cần bán, lại thêm có kẻ âm  thầm làm nội tuyến hổ trợ là bà Hằng,  tên Bộ đã làm cho cậu Ba xiêu lòng, thích thú, và quyết định mua căn nhà ở làng Việt Kiều. Mọi việc suông sẽ, cậu Ba ở  chơi nơi nhà mới mua một thời gian dài, và cùng bà Hằng dung dăng, dung dẽ rong chơi khắp nơi từ Nam chí Bắc. Cuộc vui nào rồi cũng có ngày tàn. Cái passport hết hạn, cậu trở lại Hoa kỳ đổi passport mới, và ở lại đây giải quyết vài công chuyện riêng tư. Hai tháng sau, cậu trở lại làng Việt Kiều nhưng không báo trước cho bà Lệ Hằng biết để ra đón. Cậu mở cửa vào nhà thấy Lệ Hằng và tên Bộ đang ôm nhau ngủ mê man trong phòng của cậu. Cậu lặng lẽ quay ra, nhẹ nhàng đóng cửa lại, và hai hôm sau cậu trở lại Hoa Kỳ.

   Cậu Ba đem câu chuyện nầy tâm sự với người viết. Tôi có hỏi cậu:

-" Khi cậu thấy chuyện động trời của bà Hằng và tên Bộ như vậy; bộ cậu không có phản ứng gì sao". Lại âm thầm bỏ đi"."

Cậu Ba liền nói một hơi dài cho đỡ ấm ức vì có người ngồi chăm chú lắng nghe:

- "Phản ứng nỗi gì" Nỗi cơn ghen" Đánh đập" Chưởi bới" Cải cọ" Gây án mạng" Làm to chuyện  thì có ích gì" Chỉ tổ cho bọn Cộng sản địa phương nó lấy cớ điều tra, giữ passport mình lại, rồi Phủ bênh Phủ, Huyện bênh Huyện, nó nhốt mình  không có ngày ra, vu oan gía họa, kết mình vào tội hình, chúng nó biết tỏng mình là Việt Kiều, lại có chút tài sản ở Mỹ, là  bằng mọi cách chúng lột mình sạch sành sanh; nếu mình  muốn có ngày được trở lại Hoa kỳ. Tôi mất cái nhà nhỏ ở làng Việt Kiều, còn hơn ở tù không có ngày ra hay  mất mạng, và mất luôn cả chút tài sản còn lại bên Mỹ nầy thì cái nào lợi hơn...

 Cậu Ba ngưng một chút, rồi với giọng phẩn uất, cậu nói tiếp:

  "- Hiện nay, những người tranh đấu cho tự do dân chủ, cho nhân quyền, cho  tự do tôn giáo ở Việt nam, họ nỗi tiếng thế giới, chúng còn bắt nhốt dài dài. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và các chính phủ Tây phương làm áp lực, can thiệp, chúng ỡm ờ nói là ở Việt nam bây giờ không có tù chính trị, chỉ có tù hình sự. Chúng lại chơi trò khi thả ra,  khi bắt lại... huống chi mình là kẻ vô danh tiểu tốt, chúng đem thủ tiêu đi hay nhốt tù vô hạn định không xét xử thì chỉ có Trời biết. Tôi ngậm tăm âm thầm chịu mất cái nhà nhỏ ở Sài gòn hơn trăm ngàn đô-la để mua sự an bình, tự do,  và dấu biệt đi để đỡ ngượng với bạn bè, bà con, đồng bào!. Hồi  tôi vượt biên tỵ nạn qua đây chỉ có đôi bàn tay trắng. Ít nữa, khi tôi đi về với tổ tiên, ông bà, cha mẹ cũng tay không mà. Tôi chỉ có hận một điều với  số tiền tôi mất đó  đó, tôi có thể giúp đỡ bao nhiêu anh em Thương Phế Binh VNCH hay những người nghèo khổ ở làng tôi thì hay biết chừng nào! Bây giờ hối hận cũng đã muộn rồi! Anh biết đấy chứ!. Ở Việt nam hiện giờ tụi Cọng sản chỉ xài Luật Rừng."

Tôi an ủi cậu:

- "Cậu khôn thật! Của đi thay người."

Cậu Ba nét mặt buồn buồn, giọng trầm hẳn xuống:

-  "Thêm nữa, có điều tôi rất thắc mắc là "con bé Hằng" ngày xưa, trước năm 1975, nó rất hiền lành, thật thà, nhút nhác, ngây ngô, nếu không muốn nói là một con nhỏ khờ khạo, cù lần, bây giờ sao nó đáo để, ăn gian, nói dối, lừa đảo, mánh mung khiếp quá anh Tám ạ! Biết được sự thật của nó, tôi tởm quá!

- "Trời ơi! Có vậy mà cậu Ba không nghĩ ra sao! Bà ấy đã sống hơn ba mươi năm dưới chế độ Cọng sản xã hội chủ nghĩa mà! Cái xã hội mà sự ăn gian nói dối, lừa đảo từ cấp lãnh đạo thượng tần đến tên cán bộ xã ấp thì người dân nếu muốn sống còn; cũng phải ăn gian nói dối thôi. Truyền thống đạo đức, văn hóa dân tộc Việt đâu còn nữa!" Cây quít trồng ở đất Hà Nam thì quít ngọt, đem trồng ở đất Hà Bắc thì quít chua." Cổ nhân đã chứng minh điều đó mà.. Chuyện đó đâu có gì lạ. Phải không cậu Ba""

- "Ờ! ờ! Đúng vậy anh Tám. Tôi bây giờ cũng bắt đầu lẩm cẩm rồi anh Tám ạ!"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến