Hôm nay,  

Đôi Giòng Gửi Mẹ

14/05/200600:00:00(Xem: 150982)

Người viết: NGUYỄN LÊ<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 1011-1620-333-vb8140506

 

*

 

Tác giả Nguyễn Lê là cư dân <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Philadelphia, PA., chủ một nhà hàng Việt trong thành phố. Ông đã góp nhiều bài viết, thường ngắn gọn, đơn giản và đã được trao tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài viết lần này của ông là tự sự viết về Mẹ

 

Thuộc thế hệ thứ hai, một thanh niên Việt sinh tại Mỹ.

 

*

 

Con may mắn được mẹ sinh con tại Mỹ, tỉnh Alexandriabang Virginia. Mẹ dạy con nói tiếng Việt từ thuở còn thơ. Mẹ nấu cơm Việt cho con ăn. Mẹ kể lại chuyện xưa, ông bà ngoại dạy dỗ mẹ chu đáo nên ngày nay nhờ kinh nghiệm đó mẹ rèn luyện chúng con nên người tốt.

 

Mặc dầu sanh đẻ tại Mỹ nhưng con lúc nào cũng nghĩ tới nguồn gốc Việt, bố mẹ Việt, nói tiếng Việt. Con rất ngại khi gặp người Việt mà không nói được tiếng Việt.

 

Có lần con đến tiệm hớt tóc tưởng con không biết tiếng Việt, các cô nói với nhau: "Anh chàng mất gốc". Sau khi hớt tóc ra về con chào mọi người và nói toàn tiếng Việt. Các cô trong tiệm ngỡ ngàng, mắc cỡ vì đã vô tình xét đoán vội vàng.

 

Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm, nhiều như nước biển đại dương, nhiều như các sợi tóc trên đầu mẹ, không sao mà đếm được.

 

Con không chờ "Ngày của mẹ" (Mother's day) để viết lên những dòng chữ này. Con ước mong ngày nào cũng là "Ngày của mẹ".

 

Con xa mẹ một năm 2 tháng đi Phoenixbang Arizonalàm việc mà những ngày tháng đó con luôn nhớ về mẹ.

 

Chắc mẹ còn nhớ những ngày đầu con xa mẹ vì công việc con luôn luôn tìm lý do trở về thăm mẹ, an ủi mẹ những ngày đầu, lần đầu tiên con xa mẹ.

 

Hơn một năm qua, lúc nào mẹ cũng điện thoại viễn liên thăm hỏi con có vui không, việc làm đã quen chưa, lái xe luôn luôn nịt dây bụng (seat belt) không được nói chuyện điện thoại cầm tay khi lái xe, ngừng xe trước bảng stop vv… mẹ hôn con một triệu cái. Con đùa hỏi mẹ "Mẹ ơi con mấy tuổi rồi" Mẹ dặn dò con như con nít lên 3, lên 5…"

 

Con lại bắt đầu nhớ lại từ khi mẹ cưu mang con trong bụng chín tháng 10 ngày. Mẹ kể lại với con là mẹ không muốn mà lại được con. Mẹ cũng kể với con có lẽ Chúa thương số phận của mẹ vất vã từ ngày còn nhỏ nên bù đắp lại Chúa đã tặng con cho mẹ. Mẹ nói đó là phần thưởng xứng đáng nhất, vàng bạc châu báu cũng không sánh được là nguồn an ủi bất tận của mẹ. Con cám ơn mẹ thật nhiều vì con tự nghĩ con chưa xứng đáng với tấm lòng của mẹ thương con. Con biết vậy nên lúc nào con cũng cố gắng để xứng đáng với tấm lòng mẹ.

 

Ngày mẹ sinh con, y tá cho mẹ biết con là con trai, mặt mẹ tươi như hoa, khuôn mặt mẹ rạng rỡ như thiên thần. Khi sinh con hơi khó khăn, bác sĩ phải dùng kẹp mới lấy con ra được. Đầu con tím bầm, mẹ sót xa đau lòng lo lắng cho con. Mẹ thỉnh thoảng kể lại là thời gian trước khi có con, mẹ đã uống thuốc ngừa thai và tắt kinh 6 tuần lễ mà không biết. Bác sĩ người Ấn Độ sợ sau này sinh con có tật nguyền nên đề nghị lấy con ra. Mẹ bảo con phải tạ ơn Chúa đã cho con được vẹn toàn như một đứa trẻ bình thường.

 

Con nhận thấy mẹ luôn luôn săn sóc con, lo cho con từng chút một, từ bữa ăn, giấc ngủ để ý tới quần áo con mặc, quan sát cách cư xử của con với mọi người, khuyên nhủ con những điều thiếu sót trong công việc. Thế mà mẹ vẫn nói với con nhiều lần là mẹ không lo được cho con đầy đủ như các trẻ con khác mỗi lần mẹ nhìn thấy hạnh phúc của con mọi người xung quanh.

 

Riêng con, con đã cảm thấy mẹ làm quá đầy đủ bổn phận của một người mẹ. Có thể mẹ là một ngời mẹ đặc biệt hơn các người mẹ khác. Con đọc báo Mỹ thấy những bà mẹ bỏ bê con cái, sanh con bỏ vô thùng rác, cầu tiêu vv… có bà mẹ còn đem con nhốt vào xe và bỏ trôi sông.

 

Ngày con vào đại học, con đã tính vào nội trú như các sinh viên khác. Sửa soạn quần áo, sách vở đầy đủ chỉ việc dọn vô trường. Rồi mẹ khóc không muốn xa con mặc dầu trường chỉ cách nhà có 10 phút lái xe. Thế là con không đành lòng xa mẹ, trong lòng xót xa thương mẹ, lại dọn hết đồ đạc về nhà để được ở gần mẹ.

 

Tốt nghiệp đại học, con may mắn có việc làm ở gần nhà. Con rất sung sướng được gần gũi mẹ, nhìn mẹ mỗi ngày, tâm sự với mẹ, con rất vui mỗi lần mẹ kể chuyện khôi hài làm con không nhịn được cười.

 

Xa mẹ hơn một năm, con không được nghe tiếng nói của mẹ mỗi ngày, song nhiều ngày trong mỗi tuần con vẫn được nghe tiếng mẹ qua điện thoại viễn liên.

 

Hôm nay là ngày vui rất lớn của con, con lại được ở gần bên mẹ như hơn một năm 2 tháng cách đây. Xe mẹ sau khoảng thời gian như vậy con hiểu nhiều hơn nữa về tình mẹ đối với con và thấu hiểu được tình cảm xúc tích của các nhà văn, nhà thơ và nhạc sĩ ca tụng về lòng mẹ "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình".

 

Qua nhiều câu chuyện của các bạn của mẹ, con được biết một số các thanh thiếu niên đồng tuổi với con may mắn được qua Mỹ lại không cố gắng học hành. Bao nhiêu người đồng tuổi tại Việt Namước ao được qua Mỹ để lấy văn bằng đại học nhưng không có phương tiện hoặc hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Uổng thay những người có hoàn cảnh thuận tiện lại không lợi dụng dịp may của mình.

 

Rồi đây, cũng như mọi thanh niên thiếu nữ khác đến tuổi lập gia đình, con sẽ phải có một cuộc sống riêng. Con biết lòng mẹ lúc nào với con càng ngày càng thắm thiết hơn, sâu đậm hơn. Con phân vân tự hỏi không biết người vợ tương lai của con hiểu được lòng của mẹ đối với con mà cho con luôn luôn được ở gần mẹ, làm tròn bổn phận của một người con với người mẹ hiền hiếm có. Con cũng phải có bổn phận của một người chồng đối với vợ. Con đường trước mặt có vẻ khó khăn con phải tìm ra một phương pháp nào con đường nào để cố gắng giữ được 2 tình cảm khác nhau, dung hòa được 2 bổn phận. Hạnh phúc thay cho ai kiếm được con đường này. Ước mong con sẽ làm tròn được 2 bổn phận.

 

Mẹ ơi! Con biết mẹ thiệt thòi nhiều. Lúc còn trẻ, mẹ phải lo lắng giúp đỡ bà ngoại của con. Mẹ hy sinh tất cả hạnh phúc tuổi trẻ của mẹ để lo hạnh phúc của các anh chị em của mẹ. Khi lập gia đình, mẹ cũng phải hy sinh tuổi trẻ của mẹ để xây dựng gia đình riêng của mẹ, giúp đỡ bố con trong việc kinh doanh và nuôi nấng dạy dỗ chúng con. Mẹ lo cho con được vào đại học danh tiếng, tốt nghiệp ra trường và có việc làm tốt. Mẹ đã làm tròn bổn phận của một người mẹ. Mẹ hy sinh tất cả vì hạnh phúc tương lai của con cái mẹ.

 

Con nghĩ thời gian này là thời gian tốt nhất để mẹ nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe sau năm mươi năm cố gắng không ngừng, lúc nào cũng cố gắng vươn lên, vượt qua hết mọi khó khăn.

 

Mẹ thường dạy con là nên lấy các lời gièm pha, chê bai của đời làm kim chỉ nam để xét mình, sửa mình. Con biết chính nhờ mẹ đã làm việc trong tinh thần ấy nên gia đình ta được kết quả mỹ mãn như ngày hôm nay.

 

Con luôn luôn nhớ lời mẹ dạy và hãnh diện về me.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến