Hôm nay,  

Thiếu Tá Ngô Giáp Và Tôi

21/05/200600:00:00(Xem: 128048)

Người viết: QUÂN NGUYỄN<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 1017-1626-339-vb8210506

 

*

 

Tác giả tên thật là Quân Nguyễn, parole officer người Việt ở <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Santa Ana. Định cư ở Mỹ từ năm 87, hiện cư  ngụ tại thành phố Anaheim, CA. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của ông.

 

*

 

Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65!

 

Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh, và thật là buồn khi nghe về anh lần nữa, thì anh đã ra người thiên cổ! Ngày ấy, tôi mới lên 10, sống trong con xóm nhỏ đường Lê Văn Duyệt, hầu như đối diện với nhà anh. Ngày ấy, tôi nhớ ba anh là ông Sáu, và bà dì ghẻ, gọi là bà Sáu Gà, vì bà bán gà ở ngoài chợ. Bà Sáu thường xúi chồng la rầy đánh đập 2 người em của anh, năm đó họ cũng đã lớn hơn tôi vài tuổi rồi. Lúc ấy anh đang học lái máy bay ở Mỹ, và chắc không hay biết gì về chuyện đó. Một thời gian sau, anh về nước và trở thành một trong những phi công khu trục cơ Shyraider đầu tiên của miền Namhọc ở Mỹ về.

 

Tôi còn nhỏ, dưới đôi mắt của một đứa trẻ lên 10, anh thật cao lớn, đẹp trai, oai vệ trong bồ đồ bay màu da cam, đi tới đi lui trong con xóm nhỏ. Ngày ấy anh là người hùng, là thần tượng không những của tôi, thằng bé lên mười, nhưng chắc hẳn là của nhiều cô gái đương thì ở Sài Gòn. Thật vậy, trai tài gặp gái sắc, chẳng bao lâu anh cưới cô con gái xinh đẹp của ông bà T. lối xóm, rồi hai vợ chồng anh dọn về sống trong một căn nhà nhỏ gần đó.

 

Ít lâu sau, chị M. vợ anh có bầu, và sinh cho anh một đứa con gái đầu lòng, mà tôi thường thấy anh bế ẵm trong xóm những ngày về phép. Ngày ấy, anh thường chào ba tôi mội khi gặp ông, nhưng chỉ nhìn tôi như một đứa con nít "con của bác Công". Anh đâu biết rằng, thằng bé 10 tuổi đó đang mang giấc mộng sẽ trở thành "pilot" như anh, sẽ bay cao trên bầu trời xanh, sẽ nhào lộn gầm thét trên đầu quân thù trong chiếc Skyraider như anh….

 

Rồi cuộc đời trôi mau, chiến tranh càng lúc càng khốc liệt và lan rộng khắp bốn vùng chiến thuật. Tôi cũng lớn lên mau, vật lộn với sách vở hằng đêm cho mảnh bằng tú tài để đi sĩ quan như anh, và tôi không thường găp anh nữa.

 

Lần chót gặp anh tôi thấy anh mang 3 mai vàng trên bồ đồ bay mầu xám. Chẳng bao lâu sau, tự thấy mình tài kém lại trói gà không chặt, tôi chẳng dám mơ thành "pilot" như anh nữa, nhưng niềm tin vào lý tưởng quốc gia, và mối ước nguyện chiến đấu cho quê hương vẫn không suy suyển, tôi liền vạch sẵn một con đường khác cho đời tôi.

 

Tôi ước mơ đậu xong tú tài, sẽ vào trường bõ bị, hoặc ít ra cũng vào trường chiến tranh chính trị để ra sĩ quan hiện dịch Biệt Động Quân biên phòng.

 

Năm 74, đậu xong tú tài, tôi vào Biệt khu thủ đô ở trại Lê Văn Duyệt nộp đơn đi võ bị. Ngày lên danh sách, thiếu tên tôi, bố tôi giận quá, cho rằng tôi "không biết lo thân". Chú tôi, thiếu tá Ngải, khóa 13 vỏ bị, sợ tôi bị đòn, liền chở tôi vào trại Lê Văn Duyệt,  để gọi công điện lên Đà Lạt, nói chuyện trực tiếp với ông bạn cùng khóa năm xưa, hiện là sĩ quan khối học vụ ở trường võ bị, để nhờ cứu xét cho thằng cháu đáng thương đang sợ ông bố gần chết.

 

Khi biết tôi mới 18, ông bạn nói với chú tôi, "Tưởng nó 23 là hạn tuổi chót để vào trường, thì mình phải lo liền, chứ nó mới 18 thì chờ sang năm đi, khóa sổ rồi, xin xỏ khó lắm!" Trường CTCT lúc ấy không có mở khoa thi, tôi lại quá sợ cơn giận của ông bố, đành vội nộp đơn thi  vào Học viện CSQG Thủ Đức cho xong. Âu cũng là một phần số phận của đời tôi!

 

Rồi nước mất, nhà tan, đời tôi tan tác. Thoắt đó mà đã hơn 30 năm từ ngày mất miền Nam! 30 năm chìm nổi theo giòng đời, hết tù tội, nghèo túng, rồi một ngày trôi dạt đến đất khách, quê người.

 

Bận bịu, bôn ba với cơm áo, tôi đã quên anh. Chiều cuối năm ngồi ngóng giao thừa, 50 tuổi đầu, lăn lóc ở xứ người đã lắm tủi hờn, cầm tờ báo lên mới hay anh đã mất, lòng tôi đau xót quá. Tiếc rằng tôi chẳng được gặp anh một lần ở nơi đây, để nói với anh về lòng quí mến, kính phục của một người em mà anh chắc chẳng bao giờ hay biết!

 

Vì anh, tôi vẫn là tôi của 40 năm trước, vẫn tha thiết với quê hương, dân tộc, và đầy lòng hờn oán quân thù. Bây giờ góc biển chân trời, đầu đã hai thứ tóc, chỉ còn có nỗi lòng… âu cũng là số phận của quê hương, dân tộc !

 

Đời tôi, tôi kính phục  một số người, hầu hết là những người anh lớn trong chiến tranh năm xưa, như Đại úy Vinh (không quân), Đại uý Đương (Dù) Đại úy Linh (Thiết giáp), Đại úy Sơn (người Nhái), Thiếu tá Trạch, Đại tá Công (CSQG), và trung úy Kỹ (Hải Quân). Và đặc biệt là Anh, người anh hùng không quân của tôi và của miền Namnăm xưa - Thiếu Tá Ngô Giáp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,022,192
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến