Hôm nay,  

Từ Mr. Right Thành Mr. Wrong

24/07/200600:00:00(Xem: 139785)

Người viết: K. M. PHAN

Bài số 1064-1673-386-vb8230706

*

Danh tính đầy đủ của tác giả là Khiet M Phan, cư dân cao niên tại San Jose. Nguyên cựu sĩ quan không quân VNCH, cựu tù cộng sản, định cư theo diện H.O., tác giả kể là ông đã có 15 năm ở Mỹ, 12 năm đi làm đóng thuế, bây giờ thì tháng tháng lãnh lương hưu. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là những mảnh hồi ức vui.

*

Tôi ra trại cải tạo thì mẹ tôi đã qua đời, còn đâu những lời khuyên mạnh mẽ để con cái chăm học - khi cái cày nặng hơn cây viết.

Sau ngày Bắc quân chiếm Saigon,  mẹ bảo vợ tôi:

- Công an đến nhà hoài, con không có hộ khẩu chắc phải đi kinh tế mới thôi. Mẹ biết là sẽ khổ lắm, phần hai con còn nhỏ dại, phần không quen buôn bán, có cần gì mẹ sẽ giúp cho. Đi đâu cũng được nhưng không xa con đường, không xa cái chợ.

Phần tôi sau này thêm là không xa con sông.

Khi tôi về, vợ con đang ở kinh tế mới tự túc trên trục lộ 15 Sàigòn-Vũng Tàu, sông rạch chằng chịt. Vợ tôi bán gạo, ba cha con ngày ngày ra sông kéo lưới quét (mùng nilông size 15mx1m2; hai cây gậy hai đầu bề dài, phía dưới kẹp chì nặng quét trên cát) được 1-2 kí lô là tôi về.  Sẵn gạo nấu cơm, tôm cá lụn vụn thành nồi canh nồi kho ngon lành bổ dưỡng. Thật là cái kho vô tận; không lo mùa màng thất bát; hạn hán bão lụt, không vướng bận, sẵn sàng ra đi. Biết đâu may mắn gặp ghe vượt biên, ba cha con "đi hôi" đến Mỹ.

Bây giờ đến chuyện buôn bán của bà vợ: 

Mỗi lần nàng đong gạo tôi bực mình bỏ đi tránh lời qua tiếng lại.  Nàng bảo cái tay phải dịu, không được cắm phụp cái lon vào thúng thì đong sẽ thiếu.  Nhà tôi không dám giữ 10 lon sữa, vài thùng mì ăn liền, cây đèn pin… là sẽ bị kết tội móc nối tổ chức vượt biên dù chỉ manh nha trong đầu chưa tác thành tội phạm.

Sau này phát triển hơn, nàng làm tư lệnh chỉ huy tôi đi buôn thuốc lá, thuốc tây, mỹ phẩm.  Sành đường Sàigòn - Chợ Lớn luồn lách chở đến 60-70 cây thuốc lá ngoại; nếu phía trước có điểm soát xét, tôi xuống xe, đạp đường rừng, đường ruộng "vòng cung" nên không bị bắt lần nào.  Có khi giả dạng "bán bánh bao" cái xửng đen xì lọ nghẹ đựng thuốc tây dỏm Thái Lan.

Vợ tôi - nành xinh xinh một chút (khen cho nàng khoái, nếu rủi nàng đọc chuyện này cho nhẹ tội nói xấu), ăn nói mềm mỏng, tương đối thành công.  Bằng cớ là giao tôi giữ 4 cây vàng (phần mẹ tôi cho, phần nàng làm ra.)  Cái thân tù tội mới ra trại làm sao cất đây"  Thật là khổ tâm; thôi thì cất dưới vạt giường, trong gối, dưới ông táo…

Thường thì nghe lời vợ cho tiện việc sổ sách. (Trong chế độ C.S. nàng "rành" hơn, phần tôi chỉ là bóng mờ, chỉ đâu đánh đó). Vậy mà có một lần, đúng lúc phải quyết định vào phút sau cùng, tôi đã nhất định không nghe lời vợ. Kết quả tuyệt vời.

Số là ngày đi Mỹ, gia đình tôi có mặt sớm ở phi trường T.S.N.  Mấy vị công an cửa khẩu ra bảo gia đình tôi không đi được vì bị tố  "Lường gạt tài sản riêng công dân". Từ lâu, tôi biết chắc là cả nhà mình không hề có vụ này.  Nàng không "hụi hè", cũng chẳng "động sản" hay bất động sản". Tôi thì lúc nào cũng canh cánh bên lòng ra đi.

Nghe mấy vị công an nói bằng giọng chắc nịch là không được đi, nàng đinh ninh là chỉ còn mỗi cách là phải mau mau trở về. Tôi bảo nàng chờ, nàng cứ đòi về! Có lẽ nàng sợ đi Mỹ; công ăn việc làm, ngôn ngữ.  "Còn chờ để làm gì" Họ đã nói rồi. Về lại mau mau, may ra…" Nàng hỏi. Ý nàng chắc muốn quay lui vớt vát lại chỗ ăn, chỗ ở cho cả nhà. Phần tôi lúc ấy cũng "tối tăm mặt mũi"; không sáng suốt đòi hỏi chứng minh. Vả lại, mấy anh công an thông báo vừa dứt câu là đã quay lui, vào sâu "trong vòng cấm địa" chẳng còn cách nào gặp được!  Vậy mà dù Nàng đòi về, tôi nhất định ngồi lì. "Cứ ở đây chờ đã. Không đi đâu hết." Tôi dứt khoát ra lệnh.

Đến 12 giờ trưa, ở phòng đợi chỉ còn mỗi gia đình tôi. Đúng lúc ấy thì 4 vị công an  hiện ra bảo cho đi vì…."lộn", "lộn tên danh sách khác chăng""

Trong cơn vui mừng, có 4 tờ 20 đô chuẩn bị đi Mỹ để có đồng ra đồng vào, tặng ngay cho 4 vị là sạch sẽ.  Không biết cái bài bản "lộn" này có áp dụng cho các gia đình khác không.  Tôi nghĩ là có, dưới dạng này hay dạng khác, phịa ra thiếu gì!

Đến Mỹ vợ tôi làm Nails, cái nghề tiếng Anh thì ít, lợi tức thì nhiều, vì vậy thu nhập hơn tôi.  Những khi gặp điều cay đắng, tôi chỉ hay đùa "mấy bà làm nails, đinh nhọn châm đau lắm! Đi đứng hay bị vấp vì "ngó trên trời cao". Bực lắm thì tôi thêm "gởi về Ngoại huấn luyện lại" hay "ông Thiên lôi ơi; nhớ ghi sổ nhé"

Nàng có phần mê tín nên im.

Phía nàng, phiá tôi, mấy chị em đều làm nails gặp nhau là líu lo rả rích.

Một hôm nhân đám giỗ, trước nhà thợ làm đường đào xới gì đó ồn ào, tôi vào nhà bảo:

- Đố mấy bà MAN HOLE là gì"

- Nữa, nữa, ông nói tục phải không" Vợ tôi lên tiếng.

Sau đó con tôi lôi bả ra trước nhà chỉ cái lỗ cống bả mới im.

Tự nhủ "Vùng dậy", một lần khác, không nghe lời vợ cũng "Tuyệt vời" không kém.

Tiết kiệm, chúng tôi ở khu APT xấu giá rẻ, con đường Round Table nổi danh trộm cắp, xì ke ma túy, bạo hành v.v… phần lớn người Mễ cư ngụ.

Nhìn những người Mễ đứng đường chầu việc bên đường, tôi hiểu là để tới được nước Mỹ này, họ đã phải vượt sa mạc hiểm nguy. Có lần 50 người Mễ trốn trong 1 toa xe lửa chở nông sản bít bùng, nhập lậu vào Mỹ chết lần chết mòn chết thảm trong cái "quan tài sắt" từ tháng 4 đến tháng 7 mới phát hiện ở Iowa. Biết vậy, tôi thấy gia đình mình dù sao vẫn may mắn hơn họ.

Tôi làm nghề xây dựng, đồ nghề mất lia chia, có lần phải sắm lại mất toi $900.  Nhìn quanh mấy ông hàng xóm, tôi nghĩ "Ông Mễ này cắp dụng cụ về đi làm nuôi vợ con gia đình" nên tôi không buồn nữa!

Dù sao, ở khu APT rẻ tiền cũng không phải dễ chịu. Đứa con đầu thì bị mất chiếc xe prelude (bị làm thịt tan tành).  Đứa thứ 2 thì ngoài 20 tuổi, đã có bạn gái nên thích có phòng riêng đưa bạn về "du dương." Chính là "nhờ" những khó khăn, khó chịu này mà tôi có căn nhà mộng ước.  Mua được căn nhà rồi, trước nhà tôi treo cờ Mỹ màu sắc rực rỡ tung bay trong hàng cây xanh, gây ấn tượng vui vẻ bừng sáng như trong lòng tôi.

Còn nàng thì không đồng ý lấy lý do "ở housing sướng muốn chết bày đặt mua nhà!"  Nàng đâu có cái khổ tâm tìm chỗ đậu xe (chỗ của nàng ngay trước cửa ai đậu nhờ thì nàng ra đuổi, hay gọi xe tow), khỏi khuân vác nặng nhọc khi dọn nhà (5,7 lượt từ khi đến Mỹ).

Ngày thì làm nghề xây dựng, từ 4PM đến 12g khuya đi gác, thì giờ rảnh rỗi, tôi nghiên cứu tìm hiểu làm quen với danh từ địa ốc, PMI, Joint tenancy, tanden garage (2 xe đậu hàng dọc rất bất tiện), Island, whisthing walk away v.v… nên việc mua nhà nhanh gọn chỉ trong vòng 1 tuần lễ!

Tự nghĩ là dân "cờ lê mỏ lết", "monkey see, monkey do" vả lại đây là lần 2 ở Mỹ, tôi hội nhập đời sống nhanh.  Sau 1 tuần đã đi làm được 50-70 ngày.  Một tháng có bằng lái xe- một năm trả dứt tiền 4 vé máy bay. 

Thời quốc gia, cũng như thời V.C và lần này ở Mỹ tôi tự nghĩ mình may mắn. "Thóc lúa đâu; bồ câu tôi có mặt!" Đó là một câu châm ngôn tôi nhớ được.

Nhớ lại thời Không Quân ngày trước,  giỏi nghề, rành việc, việc ở sở chạy "ro ro"… Sáng sáng khệnh khạng vào sở 9-10 giờ sáng; ngài HSQ cố vấn Mỹ lại nhắc cái điệp khúc "good afternoon Major X.." Hắn cười và tôi cũng cười xoà dù rằng rất nhột! Từ ngày sống trên đất Mỹ, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ nụ cười của hắn.

Đời ông Bush cha, tù cải tạo trong chương trình H.O. từ giã "Thiên đường C.S" đi Mỹ ồ ạt.  Tôi đã có quốc tịch Mỹ và đã bỏ một "thank you vote" cho ông Bush cha. Rất tiếc ông không trúng cử.  Sau đó tôi mong một sự lạ xảy ra là 2 cha con đều làm Tổng Thống (Không biết trong lịch sử Mỹ xảy ra mấy lần")  nên đã bỏ thêm một phiếu nữa cho ông Bush con; và lần này tôi rất vui mừng là ông đã thắng! Ông thật xứng đáng và nổi bật tài lãnh đạo đất nước sau vụ 911 - khủng bố phá sập 2 toà nhà ở New York.   Chiến tranh Iraq kéo dài, xăng dầu lên giá, đó đây tôi đã thấy những biểu ngữ "Bush Steps down!".  Ở "VN xã nghĩa" làm gì có thể xảy ra vậy.  Lãnh thổ, lãnh hải, viện trợ, cứu trợ, và nhân dân là  "tài nguyên" "món hàng" trao đổi mua bán; xử dụng một cách đau lòng xót xa!  Không có người lính nào tự ra mặt trận; họ được đẩy ra chiến trường.

No solder goes to the war

They are sent to battle field!

Ở Mỹ người lính đi có báo đi đâu"  Ngày đi, ngày về và nếu có nằm xuống, quan tài phủ màu cờ, báo chí, truyền thanh, truyền hình đăng tin "tưng bừng." Không bưng bít gì nhiều khi thật bất lợi!

*

Hành nghề xây dựng, sửa chữa nhà cửa, với tôi không mấy khó khăn. Máy móc ở Mỹ thay đổi luôn, phần tôi anh văn tạm được, nên thành thạo dễ dàng.  Lái xe trên đường cẩn thận, rành công việc, giá cả vừa phải, công việc có đều thu nhập khá. Trong khi hành nghề, cũng có những chuyện vui nho nhỏ.

Có lần sửa cửa cho một cặp vợ chồng trẻ chưa con cái gì.  Đẩy cửa garage lên định cho xe ra ngoài nhưng bánh đã xẹp, người vợ trẻ la lên:

- Thôi chết rồi làm sao đi làm.

- Không sao, không sao, dễ thôi! Hôm qua 2 cháu có gây gổ giận hờn gì nhau" Chồng cháu có lỗi phải không"

Nàng ngẩn người:

- Ô hay sao chú biết"

- Ấy chú đoán vậy mà, ông xã cháu xì bánh xe để có cơ hội làm lành với cháu ấy mà!

Sự thật là bánh xe của nàng cán phải đinh, nhìn qua đã thấy.  Bận công việc tôi giao dụng cụ cho người chồng vá bơm tại chỗ.  Công việc gọn gàng ổn cả, người vợ hài lòng lái xe đi làm. Hai vợ chồng, nhờ vụ vá bánh xe, rõ ràng đã vui vẻ trở lại. Người chồng khều tôi hỏi nhỏ:

- Ngoài cái bài bản xì bánh xe, còn kế gì để làm lành với vợ nữa, chú"

- Thì có thể mời ông chú bà thím, ông cậu bà cô, người bạn có uy tín đến dùng "cơm hoà giải". Có khách quí vô chẳng lẽ mặt bả chầm vầm, chự bự được! Hay nửa đêm về sáng…

- Chuyện ấy không được đâu chú ơi!

Người chồng ngắt lời tôi.

- Không phải, không phải, ý chú muốn nói khi bả ngủ say kéo cái mền cho bả lạnh rồi chờ khi bả tỉnh mình trân trọng nhẹ nhàng đắp lại cái mền cho nàng. Xong rồi cứ yên tâm ngủ tiếp, sáng hôm sau sẽ thấy kết quả. Ôi  một cử chỉ "ấm tình chồng vợ" đến mức ấy, làm sao còn giận cháu được nữa!

- Chí lý, chú có lý quá!

Chúng tôi cười vui vẻ, tan đi bao nhọc mệt buổi làm việc.

Trong đời sống gia đình, ngày tiễn con trai đi Miền Đông học - lúc này đã có vị hôn thê đi học cùng ngành cùng lớp, tôi tặng 2 con 2 câu thơ:

"Bao năm mỳ gói với mỳ ly!

Quyết đậu Doctor Pharmacy!”

Gia đình hai bên rất sung sướng tự hào! Ngày ra trường, áo ông Táo rộng thùng thình, tay có 3 vạch học vị đốc tờ, con dâu lại đỗ cao SumaCum Laude nữa chứ! Trong vòng tay thân mến tôi bảo 2 con:

- Nay thì công thành danh toại; phát thuốc đọc toa đừng lầm lẫn kiểu "nha sĩ nhổ răng không đau" mà ân hận! Lương tiền 3 con số; ăn tiện ở tiện sắm xe Mercedes hay căn nhà có Whisthing walk way!

- Bố nói gì vậy anh" Con dâu hỏi

- Bố nói căn nhà lớn có 2 phần- phía trước chủ ở, phía sau người làm; bếp núc. Như thời thực dân Pháp tại các đồn điền ở Lousianna.  Con cái người làm bưng đồ ăn cho cô chiêu cậu ấm có luật là phải huýt gió để chứng tỏ không nhón một miếng nhai nhóp nhép ấy mà.

- Thật thế à"  Bố chỉ phịa!

Tôi vỗ vai con trai

- Giỏi, 5, 6 năm rồi mà con còn nhớ; nhưng mà này đừng làm cái trò ma bùn bắt người ta huýt sáo. Nhớ cho họ ăn thoải mái nhé! 

Dâu rể cười vui.

Hai vợ chồng người cháu mời chúng tôi ở lại viếng bang Pensivinia. Tôi bảo.

- Truyền thống người Mỹ sau 3 ngày người khách thành con cá thối!  Họ rất vui khi đón khách đến (arriving guest) và còn vui hơn đưa tiễn khách ra đi (departing guest)

- Đúng vậy!  Nhưng chú thím đến 30 ngày mới thành con cá chết cơ!

Người cháu tử tế nói.

Tuy lời mời rất chân thành tha thiết; gia đình chúng tôi từ chối, về lại San Jose!

Năm 2000 tôi có về VN một chuyến -áo gấm về làng-nhưng áo gấm tôi chỉ đi trong bóng đêm! Trời mưa hay nắng gắt mới đi taxi, thường hay bị "chém đẹp" hay gian lận!  Đi Honda ôm thì tài xế chạy ẩu; hắn té bò càng, còn tôi "rớt cái đụi" trên đường. Vì vậy tôi thường đi xe buýt (giờ ít người) hay lội bộ tìm lại những nẻo đường thân ái!

Đã bước vào thiên niên kỷ thứ 3, lối làm đường ở Việt Nam cũng vẫn giống kiểu phu lục lộ thờu Tây, bưng từng ky đá cát, cũng cái gàu múc nhựa "chan" trên đường!  Một lần trước cảnh làm "đường vượt" (Ramp") cạnh cầu Sàigòn tôi có làm bài thơ:

Ai về Văn Thánh mà coi

Đường Vượt Văn Thánh biết hồi nào xong

Sau bao ngày tháng thi công

Kiểu ấy, cách ấy ủi sông cho rồi!

Quả nhiên, mới đây thấy cái cầu Văn Thánh đã được khánh thành và sau đó hư ngay.  Báo chí trong nước phanh phui họ đang tố cáo lẫn nhau gian lận cắt xén, làm dối, làm ẩu…

Đến Mỹ 15 năm, 12 năm đi làm đóng thuế đầy đủ có lương hưu, những ngày dài rỗi rãnh làm sao vui sống!  T.V, sách báo nhàm chán, tìm đọc sách truyện từ trong nước tung ra hải ngoại thì những nhân vật như người RôBô "lao về phía trước!"  Lối dùng chữ kỳ cục "Trường tiểu học con trai Nguyễn Trường Tộ" hay những "cánh rừng phồn vinh!"  mà không là "Trường Nam Tiểu Học N.T.T" hay "cánh rừng rậm rạp" gọn nhẹ dễ hiểu!

Cái quai hàm (jaw) bị cancer phải cắt đi 4 inches thay inốc, người đã yếu!  Cái "buồn" là nếu y khoa Mỹ nói chính xác là "4 năm tái lại" như một cái án treo!  Một món nợ đã trả vẫn không dứt!

Ngày tôi bị bịnh chờ mổ quai hàm nhà có đưa ra chùa.  Tiếng kinh ê a lắng hồn theo dõi cũng dịu đi nỗi đau phần nào nhưng quỳ gối quá đau tôi không ra nổi nữa! 

Tháng tháng lãnh lương hưu, hết rồi lại có, không phải lo lắng gì.  Rảnh rang quá, tôi tìm đến các sòng bài tiêu khiển.

Đến sòng bài tôi khẳng định họ (sòng bài) như khẩu súng cà nông 105 li, còn người chơi chỉ có cây súng trường bắn phát một.  Người chơi phải có một cục nước đá trên đầu để không Hot the head, và một cục dưới chân để lạnh cẳng (cold the feet) thủ thắng!  Thấy thì vậy nhưng liêu mấy ai làm được nhỉ! 

Thường thì đi đánh bạc, để đầu xuôi đuôi lọt" tôi như cô Tấm trong câu chuyện "dì ghẻ Tấm cám"  vườn tược, cây cỏ tinh tươm; cái sink bát đĩa ngổn ngang, cái bàn ăn dơ bẩn dọn rửa gọn gàng sạch sẽ rồi mới ra đi.

Một hôm trong cơn mơ, thấy mình trở lại nghể xây dựng. Sửa cửa garage xong chủ tip tôi 20 đô.  Tôi từ chối không lấy, vỗ ngực xưng là: Vietnamese Bill Gate đây (tỷ phú Microsoft)

Tỉnh dậy tôi lặng lẽ ra xe trực chỉ "Thunder Valley Casino"  Ngày ấy tôi thành công thắng $372 như cơn mơ, tính lạnh cẳng sớm để đem về thắng lợi! Nhắm mắt lắng nghe một hồi, tôi thấy mình ngồi ngủ gục; khiến mấy vị phụ trách sòng bài phải đánh thức mời ra ngoài!

Vậy là đúng bài bản quá rồi, kẻ toàn thắng từ sòng bài trở về, tưởng đâu mình sẽ được đón tiếp như quan trạng vinh qui. Nào ngờ, về đến nhà thì hỡi ôi, đồ dùng quần áo cá nhân tôi một đống ở phòng khách: Ý nàng muốn tống cổ tôi ra đi!  Vậy là bao năm làm Mr. Right (Ông chồng đúng đắn), nhờ một giấc mơ thêm cơn ngủ gục ở sòng bài, Mr. Right bỗng thành Mr. Wrong (ông chồng sai trái). Thật là đúng kế hoạch:

Độc thân vui lắm ai ơi

Mấy ông có vợ cũng ưng đời độc thân!

Từ đó, tôi thành Mr. Wrong thực thụ, tha hồ tự do, muốn ngủ gục lúc nào thì ngủ. Thiệt là khoái chí, không thua gì "Tôn hành giả" sau bao năm bị áp chế, bỗng thấu trên đầu mình không bị "vòng kim cố" vây nữa.

Đó là cảnh của những ngươi lớn tuổi hơn 35 năm thâm niên "chồng vợ" kinh qua lối mòn nhàm chán, áp bức, thân xác mệt rả, giờ đây được giải phóng, còn gì vui sướng hơn khi.

Nhưng mà này, mấy vị trai trẻ đừng bắt chước tôi vì cảnh "Cơm hàng cháo chơ, vợ San Fran" (có nghĩa là mấy em đứng đường ở San Francisco, sớm muộn cũng sẽ dẫn đến "bản án tử hình chậm sida" thân tàn ma dại!)

Các ông chồng trẻ đừng ngố mà bắt chước già này.

K. M. PHAN


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,022,192
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến