Hôm nay,  

Ông Chồng Mỹ Đi Ăn Đám Cưới Việt

10/07/200600:00:00(Xem: 202468)

Người viết: KAREN N. NGUYEN

Bài số 1054-1663-376-vb8090706

*

Karen N. Nguyen sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O., hiện là một dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia. Cô đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước Mỹ và được trao tặng một trong 4 giải thưởng chính Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau đây là bài viết  mới nhất của cô.

*

Ngày xửa ngày xưa, khi hai đứa lấy nhau, chú rể người Mỹ và cô dâu người Việt, chú rể khăng khăng không chịu tổ chức đám cưới ở nhà hàng Tàu, cô dâu không muốn đãi ở nhà hàng Mỹ, cuối cùng hai đứa quyết định tổ chức đám cưới ở trên một chiếc tàu.  Cruise chạy vòng vòng trên sông Potomac, khách đến dự đám cưới được ăn buffet thịnh soạn, có salad đủ loại, ham, chicken, beef, shrimp, fish, mười mấy món đủ kiểu, ai muốn ăn gì thì tùy nghi lấy vào dĩa.  Quan khách đến dự đám cưới ai cũng ăn uống no nê, vui vẻ.  Cô dâu chú rể cũng vậy.

Rồi thời gian trôi qua… Cái đám cưới với thực đơn không giống ai đãi trên tàu, ai nhanh chân nhanh tay nhanh mắt đến bàn dọn thức ăn đúng thời cơ thì lấy được vô số món ăn ngon, ai chậm chân chậm tay hay hụt thời cơ thì phải chờ mấy đợt mới lấy được  món mình thích nhiều thật là nhiều, cái tiệc cưới ấy mở đầu cho cuộc sống lứa đôi của một cặp vợ chồng Việt-Mỹ trên đất Mỹ này. 

Cô vợ Việt có quen biết một số bạn bè  này thì anh chồng Mỹ tháp tùng cô vợ Việt đến  nhà bạn bè Việt Nam, ăn thử chút chút đồ ăn Việt Nam.  Nhưng chờ dịp cho anh chồng Mỹ đi ăn một đám cưới Việt Nam tổ chức theo kiểu Việt Nam thì không có…

Cho đến một ngày đẹp trời nọ…

"Trân trọng kính mời…

Vui lòng đến dự tiệc chung vui cùng chúng tôi tại

Nhà Hàng China Garden

Số…….đường……

Lúc 7 giờ chiều Thứ Bảy, ngày…tháng …năm…

Sự hiện diện của….

Là niềm vinh hạnh cho gia đình chúng tôi."

-Anh, cô bạn Việt Nam làm cùng sở với em gởi thiệp mời vợ chồng mình đi đám cưới của cổ đó.  Cô T., anh nhớ không, mấy lần tụi mình đến nhà cô ấy ở đường X, lần mới vưà rồi là New Year's party đó.

_Anh nhớ cô T. rồi.  Fiancé của cô ấy là cậu M., người ôm ốm cao cao, làm cho công ty Z., thích coi football và có vé cả các trận của đội Redskins ở sân nhà, đúng không nào"

Đúng rồi đó anh.  Ngày đó anh với em đi ăn đám cưới của T. với M. nha anh.

- Sure. No Problem.  Ngày đó anh không có bận gì hết.

- Đám cưới Việt Nam đãi ở nhà hàng Tàu, vậy thì họ dọn món ăn gì vậy em"

- Seafood là chủ yếu đó anh.  Lobster, tôm, cua, sò, ốc , cá, mực…

- Anh ăn được shrimp thôi hà. Mấy món khác anh không có ăn được.  Hay là em đi ăn đám cưới bạn em một mình vậy, được không"

- Trời ơi, ai lại đi một mình. T. nó mời vợ chồng mình, thì tụi mình 2 đứa phải đến chứ, em đã gởi thiệp trả lời là 2 vợ chồng mình sẽ đi mà, bây giờ anh không chịu đi thì coi sao được.  Chiều em một chút đi mà anh, please, please, please.

- Em  nghĩ ra rồi. Có cách này nè: đám cưới mời 7 giờ tối, chiều thứ bảy anh ăn trước ở nhà đi để dằn bụng, rồi anh với em đi ăn đám cưới.  Tới đó, món nào dọn ra anh không ăn được thì thôi, anh đừng lấy bỏ vào diã mình, còn anh muốn thử món nào thì lấy chút xíu thôi.  Món gì có shrimp thì em lấy thêm cho anh, rồi thế nào cũng có món  cơm chiên, anh ăn cơm chiên được mà.  Rồi anh nhâm nhi nước ngọt hay uống bia, cuối tiệc anh ăn bánh đám cưới và trái cây tráng miệng.  Anh thấy vậy có được không"

- Em trai em tuần đó nó có rảnh không" Rủ em trai em đi ăn đám cưới bạn em được không" Cho anh ở nhà hôm đó đi nha.

- Please, please, anh, đừng có bỏ cuộc nửa chừng như vậy đó.  Thế nào cũng có món gì đó anh ăn được mà.  Anh ráng đi anh, đi ăn đám cưới bạn em.  Anh không đi ăn đám cưới bạn em thì em còn mặt mũi nào mà gặp nó, lại còn làm việc với  nó mỗi ngày nữa chứ.  Tình bạn bè, tình đồng nghiệp, anh ráng giúp em đi mà.  Năn nỉ anh đó, please, please, anh.

Thiệp cưới mời 7 giờ.  Đám cưới Việt Nam mời 7 giờ thì sớm nhất cũng 8 giờ mới bắt đầu. Giờ giây thun, nhưng khó mà giải thích với ông chồng Mỹ.

- Trên  thiệp mời vợ chồng mình 7 giờ, nhưng cỡ 6 giờ 45 tụi mình hãy đi nghe anh.  Đám cưới Việt Nam bắt đầu ngồi vào bàn ăn trễ hơn giờ mời đó anh.

- Sao kỳ vậy" Anh tưởng mời giờ nào thì mình đến giờ đó chứ. Trễ hơn là trễ hơn bao lâu" Vậy mấy người đến đúng giờ phải đợi mỏi cổ mới đến giờ ăn sao"

Chắc đúng là như vậy rồi, đi đám cưới Việt Nam mà đi đúng y chang theo giờ mời trên thiệp là chờ, chờ, và chờ. Nếu gặp bạn bè người quen ngồi cùng bàn, chuyện trò qua lại một hồi thời gian sẽ qua nhanh. Nhưng nếu không quen ai hết  thì hơi mệt, nhất là với người không nói được tiếng Việt.

Hai vợ chồng đến nhà hàng China Garden cỡ 7 giờ rưỡi tối.  Nhà hàng nằm ở tầng thứ nhì trong một cái shopping mall rất lớn.  Trước cửa nhà hàng có cái bàn dài, có mấy cô gái trẻ mặc áo dài rất xinh ngồi sau bàn với danh sách khách mời, khách nói tên ra thì được cho hay mình sẽ ngồi ở bàn nào.  Trên bàn có một tấm hình cô dâu chú rể chụp ở studio, cô dâu đầu đội khăn màu vàng, áo dài gấm đỏ có những con phượng vàng sải cánh, chú rể đội khăn xanh nước biển, áo thụng xanh nước biển có những hoa văn tròn tròn ẩn hiện hình con rồng màu bạc.

Khách được mời ký tên vào hình chụp cô dâu chú rể với mấy cây viết mực thanh thanh màu bạc.  Vợ đưa cây viết cho chồng, mời chồng ký vào tấm hình.  Em ký đi, anh chồng nói, tấm hình cưới đẹp vậy mà ký tên tùm lum trên đó, anh không ký đâu. 

Kế đó là mục chụp hình chung với cô dâu chú rể.  Khách đến ai cũng được mời chụp chung với cô dâu chú rể 1 tấm hình.  Hai cây cột trên có hai hình hoa thật to tạo thành một tấm phông trang trí cho hình chụp, bọc lấy khách và cô dâu, chú rể.  Hoa hồng, hoa lan, và vô số hoa xinh xinh khác khoe sắc thắm giữa những cái lá xanh duyên dáng.  Hai vợ chồng đứng ở hai bên, cô dâu chú rể ở giữa.  Cô dâu mặc áo cưới màu trắng dài chấm gót chân, những lớp ren trắng đặc sắc bọc lấy ngực áo và hai cánh tay áo, tay cầm bó hoa hồng, chú rể mặc tuxedo, cái nợ và cái vest màu xám bạc với những hoa văn nhỏ màu đen nổi bật trên nền áo sơ mi trắng.  Smile, anh phó nhòm nói. Click. Xong. Đám cưới nghe nói có cỡ 400 khách mời, cô dâu chú rể đứng chụp hình với khách như thế này mất cả hơn tiếng đồng hồ là đúng thôi.

Xong mục chụp hình với cô dâu chú rể, lúc đi vào nhà hàng, chồng nói nhỏ với vợ: "Hên cho anh là hồi đám cưới tụi mình mời có 100 khách thôi, em bắt anh đứng chụp hình chung với  khách anh chịu được, chứ bắt anh đứng chụp hình với 400 khách như vầy chắc anh không đủ điều kiên nhẫn đâu." Ngay trong nhà hàng, còn có một tấm hình khá to của cô dâu chú rể chụp ở studio để ở gần  cửa ra vào.  Phông hình là một cây quạt rất to, trên có vẽ hình sơn thủy.  Cô dâu mặc áo dài đỏ tay xòe 1 cây quạt  trầm, ngồi trên ghế sơn mài đen bóng, long ghế khảm hoa văn xà cừ lấp lánh, tươi trong hình chào đón khách đến chung vui tiệc cưới với mình.  Chồng nheo nheo mắt, nhìn tấm hình, cười nói thêm với vợ là nếu ngày xưa em yêu cầu anh chụp hình với đủ 400 khách như vậy rồi bắt anh đi chụp hình ở studio, đám cưới tụi mình năm đó coi bộ khó mà thành!

Hai vợ chồng đến bàn của mình.  Một lọ hoa hồng thâm thấp rất xinh bày ở giữa bàn.  Xen kẽ có những bàn có những lọ hoa hồng bày trên một cái đế cao.  Vợ sực nhớ cô dâu đã có lần nói với mình là mấy lọ hoa hồng là đặt thêm, mấy chục dollars một lọ, tính nhẩm mấy chục bàn thấy tiền hoa thôi cũng là một con số không nhỏ, nhưng không nói với chồng chuyện này.  Phí tiền, chồng sẽ nói như vậy.  Vợ nhìn quanh, ừ, công nhận tiền hoa đám cưới có đắt thật, nhưng phải nói là phòng tiệc rất đẹp, mấy cái lọ hoa hồng trên bàn cắm rất nghệ thuật, và lại khớp màu với cái bánh đám cưới 4 tầng to thật là to để ở giữa phòng, giữa những tầng bánh có vô số hoa hồng trang trí.

Mỗi  bàn ở tiệc cưới có 10 ghế.  Ngay nơi bàn vợ chồng vừa đến, đã có mấy khuôn mặt quen thuộc của mấy người bạn làm cùng sở với vợ.  Cô bé Keisha da đen người cao lớn và khá tròn trĩnh, mặc cái áo đầm màu hồng phấn cổ khoét khá sâu, tai đeo khoen vàng lấp lánh.  Cạnh Keisha là bà Fayleen da đen tóc bới cao, aó đầm màu ngà, cổ đeo dây chuyền kim cương lấp lánh ngồi cạnh ông chồng da trắng tóc vàng tên Richard mặc bộ vest màu xanh sẫm, cà vạt nền đỏ có những sọc đỏ sậm và đen khá trịnh trọng.  Ngồi vào bàn, vợ giới thiệu ông chồng mình với bạn bè trong sở.  Ngồi kế bên vợ, Keisha thì thào: "Đám cưới tổ chức long trọng quá. Em thích cách trang trí của cái bánh đám cưới ghê vậy đó."  Em đói bụng quá xá, con bé nói nho nhỏ.  Vợ liếc nhìn đồng hồ tay, mới có 7giờ 50 phút tối.  Sau khi nghe vợ giải thích là đám cưới Việt Nam mời 7 giờ thì cỡ hơn 8 giờ, 8 giờ rưỡi mới bắt đầu, con bé thở ra.  Bà Fayleen ngồi gần bên nghe lóm được, bắt đầu chọc con bé Keisha:"Có cái tiệm fast food ở trong mall này nè Keisha, mày đói quá thì ra đó mà mua cái Big Mac, dằn bụng trước vậy đi." Keisha bật cười, rồi vẫy vẫy tay gọi waiter để lấy thêm một chai bia nữa.

Thêm hai cô gái đến ngồi vào bàn: Fariba và Sheila, hai cô đạo Hồi nên quấn khăn che kín cả tóc, chỉ để lộ khuôn mặt có hai gò má đỏ hồng hồng.  Fariba và Sheila cũng đến từ hồi 7 giờ tối, sau khi ngồi vào bàn 1 thời gian thì quyết định đi vòng vòng nhà hàng rồi chụp hình cho nhau trước ổ bánh cưới, trước hình chụp của cô dâu chú rể, rồi đi dạo 1 vòng xem mấy tiệm trong mall và quay trở lại, hơi ngạc nhiên khi thấy 8 giờ tối mà tiệc cưới vẫn chưa bắt đầu.  Nhìn ra phía ngoài, khách mời vẫn còn lác đác đến, cô dâu chú rể vẫn còn đứng cạnh hai cái bình hoa để chụp hình với khách.

Hơn 8 giờ tối, bàn lại có thêm một người khách: chị Vân.  Thấy chị Vân đến, vợ mừng quá xá, vì nãy giờ đọc thử cái thực đơn đám cưới ở trên bàn, có mấy món bà con ngồi trong bàn thắc mắc mà vợ không biết giải thích, mô tả,trả lời ra sao cả.  Chị Vân qua Mỹ từ cuối năm 60, nhưng tiếng Việt và đồ ăn Việt Nam thì rành rẽ vô cùng.  Có chị Vân tức là sẽ có đồng minh cùng ăn cácmón ăn sắp tới với mình, vợ nghĩ vậy.  Nếu không có chị Vân, dọn món ăn ra mà quí vị ngồi trong bàn rủi không ai ăn được cả, mà khả năng này vợ đã đoán trước từ lâu sau khi đọc cái thực đơn đám cưới, làm sao mà mình ăn cho ngon miệng cho được"

Tiếng nhạc trỗi lên. Người MC trên sân khấu bắt đầu giới thiệu các nhân vật chính trong đám cưới bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, và mời họ bước vào trong nhà hàng:  Ba má cô dâu chú rể, dâu phụ, rể phụ, và cuối cùng là cô dâu và chú rể.

Tiệc cưới bắt đầu.  Người bồi bàn mang đến một cái khay bạc.  Vợ nhìn vào, trên khay có sứa cắt thành những sợi dài dài màu vàng ngà đậm, trong vắt, rồi những sợi rong biển chắc có nhuộm chút phẩm màu nên có màu xanh ngọc trong suốt viền quanh lớp sứa.  Phiá ngoài cùng là thịt nguội, giò thủ, v.v.xếp thành một vòng tròng.  Đó là món đầu tiên trong thực đơn: Cold Cuts.

Trừ chị Vân và vợ, mọi người trong bàn nhìn cái khay, không hiểu món nào là món nào trong đó cả.  Chồng nhìn vợ, cười cười, ánh mắt như ngầm nói anh biết là anh không ăn được món này rồi, anh pass. Bà Fayleen và cô bé Keisha nhìn vợ và chị Vân, thắc mắc hỏi xem mấy món trong khay là cái gì.  Sứa, con sứa tiếng Anh là cái gì kìa, bỗng nhiên vợ quên mất tiêu.  Nhìn qua chị Vân, hỏi chị Vân bằng tiếng Việt.  Jellyfish, chị Vân nói và bắt đầu gắp những sợi sứa trong trong dài dài vào trong dĩa của mình.  Còn cái này là seaweed, chị Vân chỉ vào lớp rong biển xanh ngọc.  Mấy loại giò thủ, thịt nguội, chị Vân gọi chung là Vietnamese ham.

Keisha lấy thử một miếng giò, nếm chút xíu, nhăn nhăn mặt ăn không được.  Bà Fayleen lấy thử một chút jellyfish, một chút seaweed, nếm thử, cũng chào thua.  Các chiến sĩ khác trong bàn đã phất cờ trắng chào thua từ lúc diã đồ ăn dọn ra rồi, không ai động thủ cả.  Rốt cuộc chỉ có chị Vân và vợ ăn món đầu tiên, ăn thật tình.  Mấy sợi sứa dòn dòn, dai dai, chấm với nước sốt của nhà hàng, thêm chút rong biển, thêm chút giò thủ, ngon ơi là ngon, vợ nghĩ thầm trong đầu, nhưng không dám biểu lộ cảm nghĩ của mình và không dám gắp quá nhiều cái món ăn maw không ai trong bàn cùng ăn vào trong diã của mình.  Để bụng ăn mấy món sau, vợ nghĩ.

Món thứ nhì dọn ra: càng cua bọc tôm chiên.  Mười cái càng cua, phần nhân bên trong là cái càng cua thịt chắc và ngọt, bên ngoài là lớp thịt tôm quết nhuyễn chiên vàng roam nằm trên diã mời mọc.  Sauk hi nghe vợ khuyến khích, Keisha nhón tay lấy một cái càng cua vào dĩa mình.  Bà Fayleen và chồng cũng vậy.  Vợ lấy một cái càng cua vào dĩa mình, nhìn qua chồng.  Món này mấy tháng trước mình đến nhà chị A. ăn đám giỗ chị ấy có làm món này, anh không nhớ sao" Vợ xắn một miếng thịt tôm chiên, đưa cho chồng ăn thử.  Anh ăn được không, vợ hỏi" Chồng gật đầu, rồi lấy một cái càng cua bỏ vào dĩa mình, bắt đầu ăn.  Hai cô Fariba và Sheila vẫn tiếp tục tuyệt thực, không ăn món thứ nhì.  Keisha ăn được cái càng cua bọc tôm chiên, lấy thêm cái thứ nhì, ăn ngon lành.  This is good, Keisha nói với vợ.  Chị Vân cũng ăn thêm cái càng cua thứ nhì.  Trên diã còn lại hai cái càng cua bọc tôm chiên, trông quyến rũ làm sao.  Vợ nói với Keisha, Keisha còn đói không, ăn thêm cái càng cua nữa đi, và con bé lấy ngay cái càng cua thứ ba.  Cái thứ ba ngoắc cái thứ tư, con bé Keisha cuối cùng thanh toán gọn ghẽ cái càng cua bọc tôm cuối cùng trước con mắt ngạc nhiên của bà Fayleen ngồi kế bên.

Món thứ ba: Crab meat soup with fish maw.  Fish maw """"Fariba và Sheila ngồi cạnh chị Vân, hỏi nho nhỏ là fish maw có phải là fish gut, fish intestine hay  không" Vợ nhìn vào mấy chén soup nóng hổi ở trên bàn. Bên cạnh lớp thịt cua trăng trắng, có những miếng gì trong trong, cắt vuông vuông.  Bong bóng cá phải không chị Vân, vợ hỏi"  Chị Vân gật đầu. Bong bóng cá, vợ thầm nghĩ trong đầu, nó là cái bộ phận giúp cho con cá thăng bằng khi bơi, là chỗ không khí vào ra, chứ đâu phải là bao tử hay ruột cá.  Bong bóng cá sạch sẽ hơn nhiều so với ruột và bao tử cá, chị Vân cũng đồng ý như vậy, nhưng cả vợ và chị Vân đều mù mờ về anatomy của con cá.  Fish maw, dịch trên thực đơn như vậy thì bà con hiểu ra law bao tử cá, nói thế nào quí vị trong bàn cũng không ăn món soup này.  Chỉ có vợ và chị Vân là thanh toán chén soup thịt cua với bong bóng cá gọn ghẽ.

Món thứ tư:  Bào ngư xào với cải bẹ xanh và nấm đông cô.  Những lát cải bẹ xanh nằm dài duyên dáng trên dĩa dọc theo những lát bào ngư màu vàng đậm, trang điểm bằng mấy tai nấm đông cô mập múp míp màu đen.  Abalone là cái gì vậy, bà con ngồi ở bàn lại bắt đầu thắc mắc.  Con bào ngư ở dưới biển, giải thích bằng tiếng Anh ra sao kìa, chị Vân và vợ đuối lý, đành phải đồng ý là dịch nó là "Sea Snail".  Eww, snail hả, bà con ngồi ở bàn không ai dám động đũa.  Chị Vân gắp miếng abalone ăn, nói với bà Fayleen là why don't you try, ăn thử đi cho biết.  Bà Fayleen gắp cọng cải xanh ăn thử mà thôi.  Keisha ăn thử một miếng abalone, rồi lắc đầu, không thích.  Cái cách giải thích có chữ "snail" quả là tai hại, về sau chị Vân và vợ gặp lại ở sở làm nói chuyện đồng ý với nhau như vậy.  Nhưng lúc ấy thánh mới nghĩ ra mấy chữ cầu kỳ như trong tự điển, giải thích abalone là "Large edible marine gastropods having an ear-shaped shell with a row of holes along the outer edge and a pearly interior."

Vật thân mềm ở dưới biển, khá to, người ta ăn được, có lớp vỏ như hình lỗ tai người với một hàng lỗ dọc theo rìa bên ngoài, lớp vỏ bên trong màu xám ngọc trai.  Phải chi mà biết được cái định nghĩa như vậy, vợ về sau lật tự điển xem rồi suy nghĩ, nói ra, chắc là đĩa bào ngư xào nấm đông cô và cải xanh có thêm thực khách rồi!

Món thứ năm: Lobster xào hành gừng. Ngày thường chồng phản đối chuyện ăn lobster vô cùng tận vì thương những chú lobster còn sống bơi ở trong hồ, thậm chí mỗi lần dắt vợ đi ở Red Lobster thì không cho vợ order món  lobster, vậy mà hôm nay khi dĩa lobster dọn ra, vợ ngạc nhiên vô cùng khi thấy chồng ung dung lấy ngay 2 miếng lobster bự thật bự cho vào dĩa của mình, rồi bắt đầu ăn ngon lành! Dĩa lobster đi vòng quanh bàn, được chiếu cố nồng nhiệt.  Tuy vậy, đĩa của Sheila và Fariba vẫn trống trơn.  Hai cô bé không ăn được món nào dọn từ đầu đến giờ, chỉ ngồi nhìn, hỏi món này món kia là cái gì, rồi xem bà con trong bàn ăn mà thôi…

Món thứ sáu: Cantonese squab. Lúc ngồi vào bàn, đọc thực đơn, vợ đã không biết chữ "squab" là cái gì.  Hỏi chồng, chồng cũng không biết. Ông chồng mình người Mỹ 100%, sinh ở Mỹ, mà không biết chữ "squab", thì chuyện mình không biết là lẽ bình thường , vợ tự an ủi mình như vậy.  Đợi đến lúc dọn ra, vợ mới biết là mình lầm.  Bao nhiêu cặp mắt ở bàn nhìn dĩa đồ ăn, không ai nhúc nhích cục cựa gì cả.  Chị Vân nhìn vợ cười cười, thôi tụi mình ăn thử trước đi.  Vợ gắp một miếng thịt, nếm thử.  Ái chà, mấy miếng thịt đùi, thịt cánh ở trên dĩa, thấy nhỏ hơn đùi gà, cánh gà, nhưng lại lớn hơn so với chim cut. Chim cút tiếng Anh là cái gì kìa, vợ nghĩ trong đầu, ồ, "quail" !!! This is a chickenlike bird, vợ hân hoan nói với chồng, anh ăn thử đi.  Chồng lắc đầu quầy quay, em nhìn kỹ đi, có hai cái đầu chim ở trên dĩa kia kià! Ooops, vợ nhìn kỹ vào dĩa, quả thật có hai cái đầu chim nằm trên dĩa.  Thảo nào bà con trong bàn sững người hết.  Cái đầu chim thon thon, mỏ dài. Không phải đầu chim cút.  Không giống đầu gà.  Chồng nói nhỏ với vợ anh nghĩ là chim bồ câu đó em.  Bồ câu y như mấy con bồ câu đi chơi vòng vòng ở ngoài phố vậy đó.  Món thứ sáu nằm trên bàn, vợ ăn một miếng, chị Vân ăn một miếng, chấm hết!  Về sau về nhà giở tự điển ra xem, vợ mới biết chữ "squab" có nghĩa là bồ câu non, mới ra ràng. Tìm hiểu thêm, bồ câu loại này được nuôi ở các trang trại để bán cho các nhà hàng, chứ không phải bồ câu ở ngoài đường bị bắt làm thịt như chim se sẻ ở Việt Nam !

Món thứ bảy: Seafood treasure.  Một cái khay bạc dọn ra, trên khay có một cái giỏ đan bằng những sợi bột chiên rất cầu kỳ, bên trong giỏ có đậu hoà lan xanh, cà rốt đỏ, nấm rơm đen, cùng những miếng scallop trắng mũm mĩm béo ngậy, những con tôm sọc hồng hồng tròn to và những miếng mực trắng tinh cắt uốn hoa văn cong cong khá quyến rũ.  Món này thì đa số khách trong bàn đều thưởng thức được, cái khay quay vòng vòng trong bàn, qua một vòng thì cái giỏ seafood gần như cạn queo. Tội nghiệp Fariba và Sheila, vẫn không được cái gì cả.  Keisha khi khám phá là cái giỏ đựng seafood ăn được thì thích lắm, con bé thanh toán gọn ghẽ cái quai giỏ và một phần của cái giỏ, tỉnh bơ ăn trước con mắt dò xét của bà Fayleen kế bên.

Món thứ tám: Cơm chiên Dương Châu.  Dĩa cơm chiên có những hạt đậu pêi6 pois tròn màu xanh, cà rốt xắt nho nhỏ màu cam, lạp xưởng màu đỏ, trứng xắt sợi dài màu vàng, tôm xắt nhỏ màu trắng hồng lẫn trong những hạt cơm chiên có trộn trứng màu vàng nhạt được ủng hộ nồng hậu.  Chồng nói với vợ, em thấy không, đây là món thứ anh ăn được trong bữa tiệc này đó nghe, em thấy anh có hay không, và vợ gật đầu đồng ý ngay.  Hay thật, cứ tưởng ông chồng mình ngồi với  cái dĩa trống từ đầu tới cuối bữa tiệc rồi chứ, hoá ra bây giờ người cầm cờ đỏ không ăn gì hết lại không phải là đấng phu quân yêu quí của mình!

Món thứ chin:  Cá chưng nước tương.  Hai khoanh cá thật to, thịt trắng tinh được dọn ra nằm trên một cái dĩa có nước sốt đen đen, điểm trang trí mấy cọng hành trắng có lá xanh mướt.  Bên dưới dĩa có cái lò nhỏ để giữ cho cá nóng.  Lớp nước sốt ở phía dưới hai khoanh cá sôi sôi bập bùng, làm hai khoanh cá nhúc nhích, nhúc nhích trong dĩa.  Trông cứ như là mấy khoanh cá, còn sống và đang cựa quay vậy đó, chồng nhận xét nho nhỏ với vợ. May quá, một anh waiter ghé qua, nước sốt nóng sôi rồi bây giờ xin phép tắt lửa lò, anh nói.  Chị Vân nói với vợ, cá này đúng ra phải ăn với món cơm chiên, mà hết cơm chiên rồi, thôi mình ăn cá không vậy. Thực đơn in chữ cod fish, nhưng nhìn khoanh cá, vợ thấy không phải cod fish.  Cá Alaska đó em, chị Vân có người thân ở Alaska và hay đi Alaska nên biết, khẳng định, ăn ngon lắm.  Vợ xắn một miếng cá cho vào miệng, thịt cá săn chắc, hương vị ngọt, ngon quá xá.  Vợ quay qua mời chồng thử một miếng, chồng cười từ chối.

Món thứ mười:  trái cây tráng miệng.  Một dĩa cam vàng cắt sẵn thành múi, một dĩa trái cây cắt sẵn có nho tím, dưa hấu đỏ, thơm vàng, cantaloupe cam, melon xanh… Mấy món này thì Fariba và Sheila ăn được. 

Tội nghiệp hai cô bé, vợ nghĩ trong đầu, đi ăn đám cưới mà phải bị đói, khổ đến thế này mà vẫn kiên nhẫn ngồi đến cuối bữa tiệc, không một lời than vãn, không một nét nhăn nhó, vẫn cười thật tươi khi có ai hỏi chuyện.  Món trái cây tráng miệng này thì 100% thực khách trong bàn đều ăn…

Keng, keng, keng… Người MC lên sân khấu gõ gõ, gợi sự chú ý của thực khách. Đã đến lúc cô dâu và chú rể cắt bánh cưới. 

Trong lúc thực khách ăn uống, cô dâu đã đi thay cái áo đám cưới dài chấm gót chân màu trắng bằng bộ áo dài màu hồng sậm, rồi cùng chú rể và bố mẹ đi chào các bàn.  Bây giờ đến lúc cắt bánh thì cô dâu đã thay cái áo khác, cái áo soireé dài màu xanh nước biển sậm điểm kim tuyến lấp lánh như sao trên bầu trời đêm.  Cô dâu và chú rể cắt bánh cưới, rồi nút cho nhau miếng bánh cưới và cùng uống champagne. Tại các bàn, bắt đầu có tiếng nổ nút chai champagne lốp bốp.  Nhạc bắt đầu trổi lên, ổ bánh cưới được đem đi cắt chia ra cho các bàn, cô dâu và chú rể bắt đầu khiêu vũ bản đầu tiên…

Thanh toán xong phần bánh đám cưới, hai vợ chồng quyết định đi về.  Mấy người khác ngồi cùng bàn, Keisha, vợ chồng Fayleen, chị Vân, Fariba và Sheila cũng lũ lượt đứng lên.  Trên đường ra garage để xe, vợ ngáp quá xá cỡ, nhìn đồng hồ thì đã gần đến nửa đêm.

Trên đường lái xe về nhà, chồng vừa cười vừa nói với vợ, đám cưới có 10 món anh ăn được đến 5 món, em thấy anh có giỏi không nào.  Giỏi quá xá, vợ nói, vượt dự đoán của em xa lơ xa lắc, chồng em pass cái test ăn uống với điểm cao như vầy thế nào cũng sẽ có thưởng đó nha…

Anh có suy nghĩ này, chồng nói, nhưng nói cho em nghe thôi, đừng có nói lại cho vợ chồng cô T. nghe nha.  Gì đó anh, vợ hỏi.  Ừ, anh thấy như ở bàn tụi mình chẳng hạn, có hai cô bé ngồi từ đầu đến cuối bữa tiệc mà không ăn được gì hết, rồi cặp vợ chồng bà Fayleen với cô Keisha cũng chỉ ăn được có vài món thôi.  Anh nghĩ giá mà cô dâu chú rể có đặt thêm đồ ăn cho những người không ăn được seafood, không cần đồ ăn cầu kỳ đắt tiền gì hết, chỉ một phần thịt gà hay thịt bò xào với rau cải dọn với cơm trắng, hay một phần cơm chay, để mấy người này order và ăn trong tiệc cưới, thì có lẽ họ sẽ vui với cô dâu và chú rể, chuyện đồ ăn là chuyện nhỏ nhặt, nhưng làm sao cho khách mình mời ai đến cũng không phải rời tiệc cưới mà bụng đói meo, chồng mình nói có lý đó chứ, vợ nghĩ.

Ồ, còn cái nữa, chồng nói với vợ.  Giờ giấc mời đi đám cưới Việt Nam, anh nghĩ có cách để cho những người Mỹ như anh đi dự đám cưới mà không bị phiền vì chờ quá lâu, thí dụ như thiệp mời ghi giờ bắt đầu trễ hơn 1 tiếng so với thiệp mời khách Việt Nam, hay nói miệng với khách mời người Mỹ, báo trước về chuyện giờ giấc để họ biết, chuyện đó có khó khăn không hả em" Cô dâu chú rể bận rộn trăm công ngàn việc chuẩn bị cho đám cưới của mình, chắc cũng không nhớ nổi mấy chi tiết nhỏ này đâu, nhất là khi trên 90% khách mời là người Việt, vợ nghĩ, nhưng chồng mình nói điều này lại cũng có lý!

Well, vợ nói với chồng, em nhớ mấy cái anh nói rồi, nhưng mà bây giờ bạn bè em quen tụi nó có gia đình hết trơn, thôi thì để em ghi lại chuyện vợ chồng mình đi ăn đám cưới và mấy điều suy nghĩ của anh rồi gởi cho Việt Báo, để độc giả người Việt xa gần đọc và suy ngẫm vậy nha.

Em muốn viết bài thì viết, nhưng đừng để tên thật của vợ chồng mình ra nghe, chồng dặn dò.

Karen N. Nguyen

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến