Hôm nay,  

Tôi Học Địa Ốc

25/08/200600:00:00(Xem: 215968)

Bài số 1083-1692-405-vb6250806

 

Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, từng làm counlelor tại nhà tù tiểu bang ở Chino, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA.

*

Cách đây khoảng ba năm, chú em út của tôi, từ lâu hậm hực học lầm nghề thành kỹ sư điện, thay vì đi học "Business" (quản trị kinh doanh) để làm ăn giao dịch bằng miệng lưỡi cho đỡ mệt, bèn nhất quyết đổi nghề.  Thế là chú ta xin nghỉ việc ở Siemens sau gần 14 năm trời cặm cụi làm kỹ sư bảo trì (field engineer) cho cái hãng đó.  Tôi vốn bản chất ngay thật, chỉ thích "tay làm hàm nhai", nên không mấy tán đồng về quyết định đó của chú em.  Nhưng mà ý chú đã quyết, thì tôi cũng phải "gật gù" cho xong. 

Thế rồi, chú em tôi "chiêu dụ" được một thằng bạn thân từ hồi trung học, đang phụ trách công việc làm thủ tục vay mượn tiền mua nhà (loan processor/underwriter) cho một văn phòng địa ốc khác, để về làm "partner" của mình trong cái nghề mới này.  Có "partner" rồi, bây giờ phải có giấy phép (license)  mới mở văn phòng địa ốc được.  Chú em tôi lại phải nằm nhà  nghiên cứu" bài vở về địa ốc hết gần hai tháng trời mới đậu xong cái giấy phép hành nghề địa ốc của tiểu bang Cali (CA Real Estate Broker).  Chưa xong, có giấy phép hành nghề rồi, bây giờ phải đi tìm thuê một chỗ để mở văn phòng.  Sau cả tháng ráo riết tìm kiếm, chú em mới thuê được một căn nhà nhỏ ở mặt đường "Seventeen" gần trường Đại học Cộng đồng Santa Ana. 

Thật ra đó là một trong hai căn "duplex" một phòng, chủ nhà chỉ dành cho thuê để làm văn phòng, và căn kia đã cho người Mễ thuê làm văn phòng khai thuế từ lâu. Chủ nhà đòi 700 đồng tiền nhà một tháng, điện nước trả riêng. Đang cần chỗ để làm văn phòng quá, giá lại phải chăng, nên chú em tôi ký liền hợp đồng ba năm với chủ. Thế rồi tới phần sơn sửa, thay thảm mới, đi dây điện, trang hoàng đèn đóm, gắn máy lạnh, computer, máy in máy fax... để biến cái căn nhà ở xập xệ đó thành cái văn phòng địa ốc.  Trừ thay thảm thì phải kêu người, còn tất cả những việc khác thì anh em bè bạn mỗi người một tay phụ vào.  Lại mất gần một tháng nữa mới tạm xong cái văn phòng, sau đó tới màn đi mua đấu giá đồ cũ về xài từ bàn ghế, máy móc, dụng cụ văn phòng...vì chú em tôi chẳng có vốn liếng gì hết sau mười mấy năm hành nghề kỹ sư điện!

Cuối cùng là phần đặt tên cho cái văn phòng địa ốc, và phần này rất quan trọng với chú em tôi.  Sau khi "tham khảo" ráo riết với các thầy "phong thủy" nghiệp dư, chú em tôi liền đặt tên cái văn phòng địa ốc là "Evergreen Mortgage" (Xanh dờn địa ốc).

Sáu tháng đầu chẳng có khách hàng gì hết, chú em tôi vẫn phải đến văn phòng mỗi ngày để ... đọc sách chờ khách, và dĩ nhiên là cũng phải trả "bills" đều đặn mỗi tháng, thật là méo mặt!

Một hôm, nghe tin bà Mỹ già láng giềng cô độc của mình vừa qua đời trong nhà dưỡng lão, bà xã tôi bèn nảy ra ý định mua lại căn nhà của bà ta cho gia đình người em ở Việt Nam sắp qua.  Tôi bèn "cầu cứu" chú em nhờ lo hộ việc thương lượng giá cả và làm giấy tờ mua bán. Chú em tôi kẹt quá đành cậy nhờ cô bạn cũ Tammy, đang làm "escrow officer" ở Apex Escrow trên "Bolsa"  đến thương thuyết với con gái bà láng giềng Mỹ.  Thế là xong ngay, bà xã tôi mua được căn nhà đó cho em mình lẹ làng, giá cả lại nhẹ nhàng, vì cô "escrow" đó "mát tay" lắm!

Tiện đó Apex Escrow lo luôn giấy tờ nhà đất cho tôi, thật tiện lợi, mà phí tổn lại phải chăng.

Cũng nhờ mối giao dịch đó, mà quan hệ giữa giữa "Evergreen Mortgage" và "Apex Escrow" trở nên chặt chẽ.  Bên này giới thiệu khách hàng của mình qua bên kia vay "loan" (nợ hay tài trợ từ nhà băng), bên kia thì chỉ qua bên này làm "escrow" (thủ tục giấy tờ sang tên nhà).  Chẳng bao lâu sau chú em tôi trở nên rất bận rộn vì khách hàng quen lui tới hà rầm.  Thấy làm ăn được, chú em tôi nảy ra ý định sẽ mở thêm một văn phòng địa ốc nữa để kiếm thêm khách hàng.  Thế là chú ta nhất mực thuyết phục tôi đi học địa ốc, tính rằng sẽ dùng bằng địa ốc của tôi đứng tên cho một cái văn phòng nữa ở Bắc Cali! (San Jose thì phải).   Khổ cho tôi thấy chú em làm ăn khấm khá, lại bị cho ăn "bánh vẽ" nên thấy cũng có lý, bèn về thuyết phục bà xã cho học địa ốc, nói bóng gío rằng, sẽ có thêm hai ngàn mỗi tháng như là cho "thuê bằng" vậy.  Nghe tiền vô, bà xã tôi êm ru bà rù để tôi muốn làm gì làm!

Thế rồi ngày thì đi làm túi bụi, đêm về lại chong đèn tới khuya vật lộn với cuốn sách địa ốc dầy cui của thầy T trên "Bolsa".  Nhờ cái bằng đại học, tôi chỉ cần học...tám lớp, khỏi cần kinh ngiệm làm "Realtor" (người dẫn đi coi nhà) gì hết.  Biết mình chỉ "ăn ngay nói thiệt" tính lại vụng về, chỉ biết một nghề một là đi bắt quân trộm cắp, lưu manh thì quen, nên tôi cũng cố gắng "nhồi sọ" bài vở dữ lắm. 

Lần đầu lên LA thi "Real Estate Broker" (để làm chủ văn phòng địa ốc), sau năm giờ thi, ra khỏi lớp tôi "quờ quạng" hết biết đường về nhà.  Thế là mất tiêu năm chục tiền lệ phí đi thi! 

Lần thứ hai lên LA, ra khỏi phòng thi tôi bị "tẩu hỏa nhập ma" tới độ xém cán một ông Mỹ đen "homeless" băng qua đường ẩu!

Lần thứ ba lên LA, vợ tôi phải lâm râm khấn vái... mà rồi tôi cũng vẫn mất thêm năm chục nữa! Các cụ có nói, "Nhất quá tam", mà tôi đã "quá tam" rồi, đành bẽn lẽn an ủi vợ con rằng các cụ Mỹ có câu, "Seven years bad luck" mà, thôi thì tôi sẽ dành ra bẩy năm để thi cho đậu cái bằng này vậy!

Các cụ Mỹ thế mà hay, lần thứ tư tôi lên LA, trốn không nhìn mặt vợ trước khi đi, vì xấu hổ với câu thơ của cụ Nguyễn công Trứ, "Đi không chẳng lẽ lại về không...", mà tối hôm trước lại nhác thấy đứa con gái út đang lâm râm khấn vái trước bàn thờ... Phen này, chắc hẳn lại phải như cụ Tú Xương, "Mai không tên tớ tớ đi luôn..."  Thế rồi, nhờ Trời, nhờ các cụ Ta và Mỹ, nhờ vợ con lâm râm "khấn vái", tôi bỗng thành "Broker" cái rụp! Sao tôi nghĩ tôi phục tôi quá chừng chừng...

Thoắt đó mà đã mấy năm rồi, chú em tôi làm ăn khấm khá và đã dọn vô một văn phòng mới rất khang trang ở Fountain Valley.  Ở đây bàn ghế dụng cụ văn phòng mới tinh, khách khứa nườm nượp, công việc không xuể, chú chẳng còn thì giờ đầu óc đâu mà nghĩ đến việc mở thêm một văn phòng địa ốc nữa.  Nhưng nhớ lại câu chuyên năm xưa "xúi bẩy" ông anh "cù lần" vô nghề địa ốc, chú ta cứ vài tháng lại ký cho tôi một cái "check" trả cho "chị và cháu" mỗi tháng hai ngàn như là đang mướn tôi "quét dọn văn phòng" mỗi tuần.  Tôi thì áy náy chuyện tiền bạc này lắm, nhưng bà xã tôi thì... không nỡ phụ lòng chú em tốt bụng của tôi. 

Thôi thì vợ nói sao nghe vậy cho xong.  Sợ vợ mới nên cửa nhà mà, các cụ ta thường nói thế...

QUÂN NGUYỄN

 


 

Ý kiến bạn đọc
27/05/202000:40:49
Khách
Em dang muon di hoc dia oc de co cai bang mo van phong , ma nghe anh thi 4 lan moi dau , khi dau roi cung khg lam gi voi cai bang do ca nen dang qua nan , khg biet phai sao day?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,330,599
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.