Hôm nay,  

Du Lịch Hà Nội: Khách Hàng Là...?

09/08/200600:00:00(Xem: 124378)

Người viết: HOÀNG SƠN LONG

Bài số 1074-1683-396-vb4090806

 

Tác giả Hoàng Sơn Long gửi bài qua email. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông không viết về nước Mỹ mà kể chuyện du lịch Hà Nội, bằng con mắt của du khách gốc miền Nam, nay mang giầy Nike,  quần Jean, áo thun ngắn, dạo phố Hà Nội thời “đổi mới đợt 2”. Mong tác giả tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.

*

Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm, nguời Hà Nội gọi chúng tôi là Nguỵ và cũng hết sức ưu ái gởi chúng tôi vào các trại cải tạo, với chánh sách khoan hồng nhân đạo, nhưng thực chất chỉ là một cuộc trả thù thâm độc.

 Sau cuộc chiến, hơn ba mươi năm trôi qua. Tôi đến Hà Nội vì tò mò muốn biết Hà Nội như thế nào, với tư cách là một du khách, tôi dạo chơi trên đường phố Hà Nội bằng đôi giày Nike, chiếc quần jean, áo thun ngắn tay trong một mùa hè oi bức, mồ hôi chảy ra không vì mệt mà do khí hậu ở đây. Tôi thấy những nguời thợ chụp hình quanh Hồ Gươm tay cầm quạt phe phẩy trong khi chờ khách. Điều này cho thấy cái nóng của Hà Nội oi bức như thế nào, vừa nóng vừa khó thở hình như lượng oxy trong không khí đã bị cái nóng thiêu mất.     

Hà Nội trong trí của tôi nó có một cái gì rất xa lạ, nhưng thực tế Hà Nội đang ở trước mặt tôi, một kinh thành vừa cổ kính pha lẫn chút hiện đại, và chỉ còn vài năm nữa (2010) là kỷ niệm một ngàn năm. Hà Nội một thủ đô lâu đời nhất với những di tích lịch sử 1,000 năm.

Trên con đường Cổ Ngư nay là đường Thanh Niên hay còn có tên "con đường tình yêu", du khách sẽ không thể nào tìm được : "...Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo." Mà chỉ thấy toàn xe gắn máy, xe du lịch bốn bánh, rất hiếm xe đạp. Phượng tiện di chuyển ngày nay tại thủ đô Hà Nội là xe gắn máy, thời xe đạp đã đi vào dĩ vãng.

Nhìn chung, Hà Nội đã đô thị hoá, sự gia tăng dân số và kinh tế thị trường đã làm phai nhạt cái nét thanh lịch của một Thăng Long Thành -thủ đô Hà Nội nghìn năm. Có người ước tính mỗi ngày độ chừng 25 tỉ đồng Việt Nam được luân lưu trong thủ đô Hà Nội (bao gồm tiền cá độ, tiền trong các phong bì từ các địa phương gởi về và tiền của du khách). Nguồn tài chánh này đã huy động một lực lượng hàng ngàn công nhân cho các dịch vụ quảng cáo, phân phối hàng hóa, và du lịch....

Khẩu hiệu "Khách hàng là Thựơng Đế" chỉ là một chiêu bài, một cách nói khéo của người Hà Nội. Thượng-Đế ở đây không có nghĩa là toàn năng , toàn quyền. Du khách phải hiểu một cách tương đối. Nhưng ở một vài thương nghiệp câu nói này không được áp dụng. Nhìn những người đứng sắp hàng dài chờ để mua kem Tràng Tiền. Người bán hàng không một nụ cười, một tay thu tiền, một tay trao kem. Khách hàng bước ra khỏi hàng, cắn mút kem xong vứt que kem xuống đất rồi bỏ đi. Một nơi khác còn tệ hơn, tại một cửa hàng bán phở không đủ chỗ cho khách, khách ngồi tràn ra vỉa hè ….

Người miền Nam ra thăm Hà Nội thường bắt gặp những thái độ không thân thiện của người bán hàng. Ngay cả dân địa phương cũng từng bị người bán hàng chửi. Ví dụ khách gọi một tô bún, sau gọi thêm gia vị, rau sống hay thức uống sẽ nhận được câu trả lời: "Lần sau gọi mẹ một lần cho nhanh". Khách đợi lâu giục người phục vụ chắn chắn sẽ nghe một thông điệp để đời;" Làm đ.. gì mà vội cả lên" hay lịch sự hơn "Đây không có 10 tay nhá!". Một chỗ khác lại có qui định phải chờ 15 phút !

 Khách vào quán gọi một ít thức ăn để ăn thử, thường họ mang ra nhiều hơn dự đoán của khách, một phần bánh tôm Tây Hồ (1) phải hai người ăn mới hết, đi hai người gọi hai phần coi như bỏ lại một nửa, mặc dù bánh rất ngon. Khách ăn xong gọi bình trà, nhân viên quay lưng lại làm như không nghe thấy, nhưng đối với đoàn khách nước ngoài khi ăn xong thì họ mang ra một ấm trà.   

 Toà cao ốc 22 tầng uy nga tráng lệ trên phố Bà Triệu là một biểu tượng cho thời đổi mới. Năm tầng dưới dùng làm thương xá, super-market, ngân hàng, coffee shop..., những tầng trên cao là văn phòng. Mặc dù mang tên Vincom City Towers nhưng người bình dân thường gọi khu tháp đôi hay thương xá Bà Triệu. Hàng hoá trong thương xá là những mặt hàng không thực dụng chỉ dành cho những người có lợi tức cao. Quần áo, mỹ phẩm toàn đồ hiệu.

 Chung quanh Hồ Tây có những khách sạn nhiều tầng thuộc loại 4 và 5 sao. Đại khách sạn Sheraton tọa lạc bên cạnh Hồ Tây trông như thỏi mực Tầu dựng đứng trong nghiên mực. Hotel, Nhà nghỉ, Nhà Trọ dành cho khách qua đêm khắp các đường phố đâu đâu cũng có một vài cơ ngơi.

Du khách dạo quanh Hồ Tây cạnh bên đường Thanh niên sẽ dễ dàng nhìn thấy một bia đá đánh dấu nơi thiếu tá không quân Mỹ John Mc Cain bị bắt, khi máy bay ông bị bắn và ông đã nhảy dù ra rơi xuống hồ Trúc Bạch ngày 25 tháng 10 năm 1967. Tại làng Ngọc Hà một phần xác pháo đài bay B 52 cũng được bảo quản coi như di tích lịch sử, trước kia là ruộng đầm nay nhà dân xây chung quanh chỉ chừa một lối vào rất hẹp, một ngôi trường tiểu học được dựng cạnh xác chiếc phi cơ.

Các phi công Mỹ bị bắt trói và dẫn đi trên đường phố Hà Nội trước khi đưa vào nhà tù Hỏa Lò do người Pháp xây dựng để giam giữ những thành phần chống lại thực dân Pháp. Các tù binh Mỹ đã ưu ái gọi nó là khách sạn Hilton. Ngày nay khu Hỏa Lò đã bị đập phá chỉ chừa lại một ô nhỏ làm di tích lịch sử. Tư duy đổi mới, người ta trải thảm đỏ để mời gọi các tù binh Mỹ trở lại thăm Việt Nam.

Hồ tây có nhiều nơi để tham quan, để dừng chân, một nhà hàng cạnh Hồ Tây vừa mới xây dựng hai năm qua, với sức chứa 1,000 thực khách, rộng trên 4,000 mét vuông. Phía sau nhà hàng là một đầm sen có thể vì thế nên nhà hàng có tên là nhà hàng Sen. Đặc biệt bên trong có cả ngôi nhà gỗ trên 100 tuổi dành riêng cho những thực khách muốn xem. Trên 50 loại thức ăn gồm cả ba miền Nam, Trung, Bắc. Thức ăn phục vụ theo lối tự chọn (Buffet), và thay đổi mỗi ngày có nhiều món mang dấu ấn Hà Nội. Nhạc trẻ, nhạc dân tộc trình diễn vào mỗi tối, trình diễn thời trang vào các dịp đặc biệt. Mỗi thực khách ăn trưa trả 90,000, ăn tối 110,000 đồng Việt Nam tương đương $5.50 đô la ăn trưa, và $7.00 đô la cho ăn tối.

Thực khách sẽ thỏa mái thưởng thức các thức ăn nấu ngay tại chỗ do các bà, các cô mặc áo tứ thân đứng nấu. Người phục vụ vui vẻ nhã nhặn không có màn "Không ăn thì biến đi". Người ta quý trọng thực khách, người ta chiêu đãi quý vị tận tình, ăn tha hồ, ăn thoài mái, ăn no bụng vẫn còn muốn ăn thêm. Tôi không biết rõ các tửu lầu ở Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam như Tế Xuyên trên đường Hàng Trống, đường Hàng Bông có Vân Nam tửu gia, ngoài ra còn có Tự Hưng Lâu, Đại Á Tế Á ngon và sang nhất Hà Thành như thế nào" Nhưng nay nhà hàng Sen do người Việt làm chủ thiết trí trang nhã, thơ mộng mang nét cổ kính, nhưng phục vụ theo phong cách hiện đại.  
Hà Nội 36 phố phường dưới tầm quan sát của tôi là một khu phố phức tạp, với những ngôi nhà xưa cũ kỹ xây từ thập niên 20- 30 của thế kỷ trước nhưng nay vẫn giữ nguyên vách tường loang lỗ, cửa gỗ mục nát được vá ghép tạm bợ chen lẫn với những ngôi nhà mới tân trang. Hàng Mắm không còn bán mắm nữa thay vào đó làm bia đá, biển đá bán thêm lọ hủ đựng tro cốt, hàng tạp hóa, tiệm bán điện thoại di động.... Phố Hàng Mã bán toàn đồ từ Trung quốc. Chỉ có Hàng Quạt là còn làm quạt, lọng như đồ kỷ niệm bán cho du khách. Phố Hàng Ngang Hàng Đào sầm uất nhất bày đủ các mặt hàng. Nghe nói 1 mét vuông đất ở đây trị giá 120 triệu đồng Việt Nam. Khách vào đây xem hàng sẽ gặp những khuôn mặt lạnh lùng của chủ nhân, còn nhân viên thì bám chặt lấy khách không rời nửa bước, không chào hàng, không tư vấn mà chỉ lo cảnh giác mất trộm!" Một người khách thử một đôi guốc sơn vô tình làm rơi xuống sàn nhà, lập tức bị lên lớp ngay, bắt phải mua. Người khách hỏi lại đâu có luật nào bắt khách phải mua hàng khi chạm phải hàng, hơn nữa đây là một thứ hàng thiếu phẩm chất.

Trong thực tế Hà Nội có trên 36 phố phường, theo những cư dân kỳ cựu cho biết ngày xưa sông Hồng chảy sâu trong lòng phố nên có việc buôn bán, thành lập phố chợ... từ đó thành Thăng Long xưa đã bị đô thị hóa vào thế kỷ 18-19 cho nên văn hóa Hà Nội là văn hóa buôn bán, văn hóa thương nhân...

 Theo nhà văn Nguyễn Ngọc trong một bài viết đăng trên tờ báo Tuổi Trẻ đã nhận xét về Hà Nội như sau "Tuy nhiên dân tộc ta lại trải qua một thời kỳ bao cấp, thời kỳ cải tạo công thương nghiệp mà Hà Nội là tâm điểm. Chính thời kỳ này đã "đánh bật" đi cả giai tầng trung lưu sống nơi đây. Khổ nỗi văn hóa của Thăng Long lại đọng ở gia tầng này cho nên khi cả Hà Nội tiến hành cải tạo công thương nghiệp xong thì văn hóa Hà Nội tan nát"

Du khách ngoại quốc thì không biết gì về văn hóa Hà Nội, nhưng những du khách như chúng tôi sống lâu ngày ở các nước văn minh khi đi trên hè phố Hà Nội mà nghe cô gái Hà Thành chửi thề ngoài phố một cách tự nhiên và vô tư  thì cảm thấy khó chịu vô cùng.

Tiêu điểm của hội nghị lần thứ 4 BCH Đảng bộ TP Hà Nội " Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" chỉ là một cuộc bàn luận theo cách trung trung trong các buổi trà dư . Làm thế nào ngăn chặn làn sống kinh tế thị trường như hiện nay, một thứ kinh tế thị trường hoang dã" Những thành phần mới giàu có gần đây, vụt phát lên tiền vào như nước, tha hồ hốt bạc, hốt xong là biến mất, nói một cách khác "Hạ cánh an toàn". Thương gia huy động vốn để làm ăn nếu thành công lời vốn trả đủ, nếu thất bại chủ nhân trốn mất, các bộ phận cho vay không thu hồi vốn được, đa phần là các ngân hàng nhà nước.

Nhìn chung người Hà Nội đang chuyển mình theo đà phát triển kinh tế, nhưng chưa vượt qua người Sài Gòn. Hà Nội không có cảnh buôn bán ồn ào náo nhiệt như Sài Gòn, những thương hiệu lớn ở Hà Nôi chỉ đếm trên đầu những ngón tay. Hà Nội vẫn còn khép kín khiêm nhường với 4 vũ trường hạng sang trong khi Sài Gòn quay cuồng trên các sàn nhảy nhiều ánh đèn màu, nhạc hội hằng đêm.

Hoàng Sơn Long

Chú thích

(1) Bánh tôm Tây Hồ nổi tiếng làm bằng tôm đánh bắt trong Hồ Tây rất ngọt và thơm. Nhưng nay chỉ là một con tép bé tí xíu có nguồn gốc trong sông rạch nào đó hoặc trong các ao hồ nuôi trồng thủy sản, được cho vào bột chiên phồng lên, chắm nước mắm và ăn với rau sống.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,175,228
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến