Hôm nay,  

Mẹ Và Tình Yêu

07/05/200600:00:00(Xem: 180503)

Người viết: NGUYỄN DUY AN<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 1003-1612-325-vb7060506

 

*

 

Tác giả Nguyễn Duy-An, cư dân <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Virginia, hiện là Senior Vice President, NATIONAL GEOGRAPHIC. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi một tự truyện và một truyện tình, đều bắt đầu từ Bình Giả, một địa danh quen thuộc của Việt Namthời chiến. Hiện nay, trong số 10 bài có nhiều người đọc nhất, riêng Nguyễn Duy An đã chiếm tới 5 bài. Sau đây là bài mới nhất của ông, viết cho mùa Lễ Mẹ đang tới.

 

*

 

Tôi mơ mơ màng màng nheo mắt nhìn chiếc đồng hồ bên cạnh giường ngủ, và vội vàng ngồi bật lên vì đã gần 12 giờ trưa. Đầu óc tôi vẫn còn choáng váng và khó chịu lắm, nhưng nghĩ tới mảnh giấy mẹ để trên gối, tôi chạy vội ra nhà bếp không kịp đánh răng rửa mặt. Tối hôm qua, phải nói là sáng nay mới đúng (!), tôi về nhà lúc gần 2 giờ sáng... Khi trông thấy chiếc xe của Xuân đậu trước nhà, tôi biết chắc nàng sẽ giận và trách móc vì "anh lại bê tha rượu chè, anh không thương dì, anh không giữ lời hứa với em" như nàng vẫn cằn nhằn than thở từ những ngày đầu mới quen nhau. Tôi vào nhà với tâm trạng bất an vô vàn...

 

Đã gần 2 giờ sáng Thứ Bảy! Có lẽ Xuân đã ở lại ngủ chung với mẹ.

 

Tôi rón rén về phòng, không bật đèn, ngã vật xuống giường và giật mình vì tiếng sột soạt khi đầu tôi đè lên một mảnh giấy. Tôi vội vàng bật đèn.

 

"Thái con, Mẹ gọi Xuân tới và chờ đến nửa đêm nhưng con vẫn chưa về! Mẹ biết con khổ tâm và bị dằn vặt cả tuần nay. Con là lẽ sống của mẹ! Mẹ xin con hãy bình tĩnh ngồi lại nghe mẹ giải thích những uẩn khúc trong lòng mẹ và con. Mẹ không cam lòng nhìn con tự hành hạ mình. Xuân cũng đã khóc thật nhiều, Thái ạ!"

 

Tôi bật khóc nức nở. Tôi vò nát mảnh giấy trong nỗi oán hận, thù hằn và xót xa cho hoàn cảnh của mẹ và tôi. Tại sao" Tại sao thế" Tôi thiếp đi trong nỗi tủi nhục ê chề... cho tới giờ này! 

 

Nhà cửa vắng hoe. Tôi không tìm thấy mẹ cũng chẳng thấy Xuân. Xe của Xuân cũng không còn đậu trước nhà nữa. Lại một mảnh giấy gắn trên cửa tủ lạnh:

 

"Thái con, Mẹ nhờ Xuân chở đi công chuyện. Mẹ đã nấu sẵn phở trên bếp, con hâm nóng lại ăn rồi nghỉ cho khỏe."

 

Xuân cũng viết mấy chữ trên đó:

 

"Anh thương, Em không giận và  cằn nhằn  anh nữa đâu! Anh nghỉ cho khỏe. Thương anh nhiều."

 

Tôi pha vội một ly cà phê thật lớn, cầm gói thuốc lá lững thững bước ra vườn sau như một kẻ mất hồn. Tôi nghi ngờ mẹ đã nhờ Xuân chở đi thăm "ông ấy", nhưng suy đi nghĩ lại tôi tự thấy mình vô lý. 

 

Không thể được!

 

Mẹ đã hy sinh cả cuộc đời vì tôi! Mẹ đã âm thầm ngậm đắng nuốt cay để chọn tôi và chấp nhận tủi nhục để "ông ấy" tự do! Tôi chính là "món nợ đời" của mẹ! 

 

Từ ngày có trí khôn tôi vẫn mang nặng cái mặc cảm "tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu" (Giông Tố, Vũ Trọng Phụng), nhưng nếu đem so sánh với mẹ thì chẳng thấm vào đâu, và chính tôi là nguyên nhân đã xô đẩy mẹ xuống tận cùng vực thẳm của cuộc đời!

 

Đã 25 năm qua rồi kể từ ngày tôi cất tiếng khóc chào đời trong tủi nhục và nước mắt của mẹ ở trại tỵ nạn Phanat Nikhom, Thái Lan với một tờ giấy khai sinh mang tên cha "Vô Danh"! Đó là lý do mẹ đặt tên cho tôi là Thái.  Tôi chính là thành quả từ những cuộc hãm hiếp tàn khốc của đám hải tặc Thái Lan suốt cuộc hành trình vượt biển của mẹ.

 

Mẹ đã gạt nước mắt chấp nhận sự dèm pha của mọi người và sự chối bỏ của người chồng ở Mỹ để cho tôi sự sống. Ông ấy đã huỷ bỏ giấy tờ bảo lãnh và ép buộc mẹ ký giấy ly dị để ông ấy làm lại cuộc đời. Ông ấy sẵn sàng chấp nhận mẹ với điều kiện phải giết chết bào thai mang giòng máu hải tặc trong lòng mẹ, nhưng mẹ đã quyết định chọn tôi. Những người đi chung ghe đều chê cười và hất hủi mẹ vì quyết định "điên rồ và ngu xuẩn" của bà, nhưng mẹ đã ngồi xổm trên dư luận, cam chịu nỗi oan nghiệt vì tôi. Mẹ đã xa lánh mọi người, chọn kiếp sống cô đơn nơi xứ lạ quê người để nuôi dạy tôi nên người.

 

Mẹ vẫn tâm sự với dì Hoa, mẹ của Xuân rằng từ bao nhiêu năm nay tôi chính là lẽ sống, là niềm vui của mẹ. Mẹ đã dạy tôi đọc và viết tiếng Việt, đã dạy tôi biết nhẫn nhục chịu đựng và tha thứ khi những đứa bạn người Việt cùng trang lứa nhạo cười tôi là đứa con không cha, là hậu duệ và nỗi nhục hải tặc trong lịch sử "thuyền nhân Việt Nam!"

 

Tôi trải qua những năm trung học và đại học như một chiếc bóng lặng lẽ bên đường đầy sóng gió gian truân. Tôi không thể nhập bọn với đám bạn người Mỹ hay Mễ, và cũng không thể tham gia những sinh hoạt của hội Sinh Viên Việt Namvì nguồn gốc "hải tặc" của mình.

 

Tôi thu mình vào vỏ ốc, quyết chí học thành tài để kiếm tiền nuôi mẹ, báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục đầy tủi nhục và nước mắt của mẹ.

 

Đã hơn một lần mẹ khóc thâu đêm khi biết tôi bị bạn bè người Việt nhạo cười phỉ báng. Mẹ chỉ mới "vui" được vài năm nay, từ khi gặp lại người bạn học ngày xưa là dì Hoa, khi Xuân nhận được học bổng của trường American University ở Hoa Thịnh Đốn. Từ Texas, Xuân dọn vào cư xá sinh viên ở Washington với lời gởi gắm của gia đình để mẹ tôi làm giám hộ lúc nàng đi học xa nhà. Chúng tôi quen nhau từ đó. 

 

Mẹ còn vui mừng hơn nữa khi biết Xuân và gia đình dì Hoa đã chấp nhận tôi như chính tôi, bất kể tôi là đứa con không cha hay con của hải tặc Thái Lan.  Xuân chính là thiên thần mang "mùa xuân" đến thay đổi tâm hồn băng giá của mẹ con chúng tôi. Từng bước, từng bước Xuân đã biến đổi con người tôi. Chính Xuân đã lôi kéo tôi theo nàng tham gia những công tác thiện nguyện, giúp đỡ những người không nhà không cửa hoặc thăm viếng các viện dưỡng lão...

 

Và cũng chính Xuân đã làm tâm hồn tôi bấn loạn, và mẹ tôi đã thức trắng nhiều đêm vì nước mắt tuôn chảy không ngừng! 

 

Chuyện xảy ra từ hôm Thứ Bảy tuần trước...

 

*

 

Tôi nhận lời lái xe đưa Xuân đi thăm một người Việt Nam bị bán thân bất toại từ hơn 3 năm nay do các dì phước dòng Nữ Tử Bác Ái trông nom ở Winschester, Virginia.

 

Theo lời Xuân kể, nàng tình cờ quen ông ta từ năm ngoái khi theo sinh viên đi làm công tác xã hội ở đó. Với trái tim của một "thiên thần", tháng nào Xuân cũng tìm cách đến thăm để giúp ông ta vơi bớt phần nào nỗi cô đơn trong hoàn cảnh bệnh hoạn tật nguyền không một người thân bên cạnh. Biết được hôm nay là ngày sinh nhật tròn 60 tuổi của ông, tôi đồng ý theo Xuân để cùng ông chuyện vãn trong lúc nàng chuẩn bị một vài món Việt Namđể mừng "happy birthday" cho ông ta.

 

Từ bãi đậu xe, tôi đã nhìn thấy một ông già gầy gò ốm yếu ngồi trên xe lăn, nét mặt rạng rỡ, miệng cười "mếu máo" dơ tay vẫy gọi. Nhìn ánh mắt của ông, tôi mường tượng ra cảnh đứa bé đang trông mẹ về chợ. Xuân dồn dập bước chân chim, kéo tay tôi tiến nhanh về phía ông ta, miệng hớn hở:

 

- Chúc mừng sinh nhật bác. Đây là anh Thái, bạn cháu. Còn đây là bác Tuấn em đã kể với anh đó.

 

- Chào bác ạ.

 

- Ừ, chào cậu. Tôi biết hôm nay cô Xuân sẽ tới nên ra đây ngồi chờ từ sáng sớm. Cô đúng là nàng tiên của tôi...

 

Tôi đẩy xe lăn định đưa ông về phòng nhưng Xuân đã lên tiếng:

 

- Anh đưa bác Tuấn ra bờ hồ chơi và làm quen nói chuyện với bác nhé. Em cần một tiếng để nấu nướng chuẩn bị.

 

Tôi quay xe đẩy bác Tuấn vòng ra phía sau.  Tôi không có cảm tình với người đàn ông này! Hoàn cảnh ông ấy thật tội nghiệp và đáng thương nhưng không hiểu sao tôi không thể thương cảm với ông ấy được. Tôi đẩy xe lăn đưa ông đi dạo chỉ vì lời yêu cầu của Xuân.  Tôi hậm hực đưa chân, vừa đi vừa nghe ông ấy tâm sự:

 

- Cô ấy đúng là một nàng tiên cậu Thái ạ. Cậu thật tốt số, nhớ đừng để vuột mất nhé.

 

- Dạ.

 

- Chính cô Xuân đã vực tôi sống lại, chính cô ấy đã mang lại niềm tin cho tôi. Tôi chấp nhận hoàn cảnh hiện tại để đền bù tội lỗi tôi đã gây ra cho người vợ trước của tôi. Cuộc đời! Đúng là oan khiên cuộc đời!  Đây chính là hậu quả tôi phải gánh chịu vì tôi đã "giết chết" người vợ trẻ lúc nào cũng yêu thương chiều chuộng tôi...

 

- Bác nói gì thế ạ"

 

- Ừ, tôi đã "giết chết" người vợ dịu hiền của mình từ 25 năm trước nên bây giờ tôi mới ra nông nỗi thế này! Tôi đã mất tất cả, kể cả chính tôi, nhưng rồi cô Xuân đã mang lại niềm tin cho tôi can đảm sống tiếp phần đời còn lại để thống hối ăn năn. Cô ấy đúng là một nàng tiên, một thiên thần phải không cậu Thái"

 

- Dạ.

 

- Cậu Thái này.

 

- Dạ.

 

- Tôi mới gặp cậu lần đầu nhưng khi nhìn cậu, tôi vừa thấy quen quen vừa thấy xa lạ.

 

- Dạ.

 

- Sao cậu cứ dạ mãi như con gái thế"  Giọng nói và ánh mắt của cậu chứa đựng một cái gì đó làm tôi lo sợ.  Khi nhìn vào mắt cô Xuân hay khi nghe cô ấy nói chuyện, tôi cảm thấy bình an hạnh phúc; còn với cậu thì ngược lại. Tôi nói thế cậu đừng buồn nhé.

 

- Dạ.

 

- Cậu Thái không thích nói chuyện với tôi à"

 

- Cháu đâu biết nói gì.

 

- Kể chuyện gia đình cậu chẳng hạn, hay những chuyện vui buồn giữa cậu và cô Xuân.

 

- Gia đình cháu chẳng có chuyện gì ngoài một bà mẹ khóc nhiều hơn ngủ.

 

- Tội nghiệp quá! Thế cha mẹ cậu người gốc ở đâu"

 

- Cháu không có cha. Xin bác đừng hỏi nữa. Cháu sẵn sàng nghe chuyện của bác nhưng cháu không muốn nói gì về gia đình của cháu.

 

- Xin lỗi, xin lỗi cậu Thái. Nếu thế chắc mẹ cậu cũng khổ chẳng kém gì tôi. Đã từ lâu lắm rồi, tôi cố nén lòng chịu đựng, nhưng hôm nay tôi muốn tâm sự với cậu... được không"

 

- Dạ.

 

- Cậu đẩy tôi tới gần cái bàn đàng góc kia, ngồi xuống nghỉ cho khỏe, rồi bác cháu mình tâm sự.

 

- Dạ.

 

- Cách đây 4 năm, tôi bị tai biến mạch máu não và hậu quả là nửa người bên phải của tôi bị tê liệt từ cần cổ trở xuống. Ngày tôi xuất viện cũng là ngày gia đình tôi tan vỡ. Bà ấy buộc tôi phải ký giấy tờ ly dị vì đã mất hết khả năng làm chồng cũng như làm tiền. Từ California, tôi liên lạc xin đến chuyển vùng này. Nhờ sự giúp đỡ của nhà dòng Nữ Tử Bác Ái, tôi lặng lẽ sống qua ngày trong tủi nhục và tuyệt vọng. Đã hơn một lần tôi nuôi ý định tự tử, nhưng lương tâm tôi còn đủ mạnh để thắng vượt ý tưởng điên rồ đó. Ngày từng ngày tôi ăn năn vì một lỗi lầm tôi đã gây ra từ hơn 25 năm về trước... Hồi đó, sau hơn 3 năm đi cải tạo, tôi trở về với tấm thân tàn tạ, bệnh hoạn và bị quản chế tại địa phương. Vợ tôi lúc đó vừa dạy học vừa buôn bán lăng nhăng để kiếm sống qua ngày, rồi vay mượn tìm đường gởi tôi ra đi. Tôi đến Mỹ được 2 năm thì nhà tôi cũng vượt biển, nhưng chúng tôi không bao giờ đoàn tụ!  Chuyến đi của vợ tôi bị hải tặc đánh cướp và hãm hiếp tơi bời. Tôi không phải là kẻ cố chấp, nhưng đã từ chối làm giấy bảo lãnh nàng (!) vì oan nghiệt thay, nàng đã mang thai với một tên hải tặc nào đó. Tôi muốn nàng phá đi cái bào thai oan nghiệt để cùng tôi làm lại từ đầu, nhưng nàng cương quyết phản đối để giữ lại một thai nhi vô tội. Tôi đã xé nát giấy tờ bảo lãnh và ép nàng ký giấy ly dị. Tôi coi như nàng đã chết và ung dung làm lại cuộc đời với một người đàn bà khác. Nhưng càng ngày tôi càng nhận ra người vợ sau này chỉ lấy tôi vì tiền nên tôi hối hận nhiều lắm. Tôi mất ngủ nhiều đêm và ăn uống thất thường nên tình trạng sức khỏe càng ngày càng đi xuống, và hậu quả là bây giờ tôi phải ngồi trên xe lăn. Tôi chỉ cầu xin được một lần gặp lại người vợ xấu số của tôi để cầu xin một lời tha thứ cho tôi được thư thái tâm hồn đón chờ cái chết, nhưng tôi đã hoàn toàn tuyệt vọng vì không ai biết nàng sống chết ra sao. Tinh thần của tôi sa sút đến tột cùng cho tới khi gặp được cô Xuân.  Chính cô ấy đã mang lại niềm tin và giúp tôi sống trong hy vọng và đợi chờ...

 

Ông ta bật khóc nức nở và nước mắt của tôi cũng lưng tròng. Tôi nắm chặt hai tay cố tình nén tiếng nấc, nuốt vào lòng nỗi tủi nhục và hận thù trang trào dâng trong tim tôi. Tôi có thể đoán chắc chắn ông già này chính là người chồng phụ bạc của mẹ tôi!  Tôi chỉ muốn đẩy mạnh chiếc xe lăn rớt xuống hồ cho hả giận. Tôi muốn trả thù cho mẹ.

 

- Anh Thái à, anh đẩy bác Tuấn vào nhà đi, em lo xong mọi sự rồi.

 

Tiếng gọi của Xuân từ sau lưng vọng tới đã thức tỉnh lương tâm của tôi. Tôi đứng lên, thấm nhẹ nước mắt, cố tình lê chân tránh xa chiếc xe lăn. Xuân đã nhận ra ông ấy đang khóc nên nàng thỏ thẻ:

 

- Bác phải vui lên chứ.  Hôm nay là ngày vui của bác mà. Bác đâu còn cô đơn như những năm trước vì bác có cháu và anh Thái cùng đến chung vui mà...  Anh giúp em đẩy bác Tuấn vào nhà kẻo thức ăn nguội hết.

 

Tôi quay lại, với tay đẩy chiếc xe lăn trong khi Xuân vừa đi vừa lau nuớc mắt cho ông ấy, vừa thỏ thẻ khoe với ông những món ăn nàng đã chuẩn bị để mừng sinh nhật ông ấy.  Tôi cảm thấy tâm hồn mình dịu lại và tự hỏi không biết có mấy người cha già được con gái yêu thương chăm sóc như Xuân đối với ông ấy.

 

Ôi! Trớ trêu thay cuộc đời!

 

*

 

Tôi đã cố nén lòng để cùng Xuân giúp ông ấy tận hưởng những giây phút hạnh phúc thật hiếm hoi như lời ông nói. Lúc chia tay, ông ta xiết chặt tay tôi và Xuân nức nở:

 

- Cám ơn. Cám ơn cô cậu nhiều lắm. Cám ơn cậu Thái đã lắng nghe nỗi niềm tâm sự của tôi. Nói được với cậu đã làm tôi an lòng nhiều lắm. Tôi như cảm nhận được sự tha thứ của nhà tôi vậy đó, cậu có hiểu không"

 

Tôi chỉ biết cúi đầu "dạ" nhỏ rồi vội vã bước ra xe vì tâm hồn tôi đang rối loạn không bút mực nào diễn tả được.  Tôi khó chịu và bực tức vô vàn khi thấy Xuân cứ quấn quít bên chiếc xe lăn. Hai đứa vô xe rồi ông ấy vẫn ngồi yên trên xe lăn giơ tay vẫy theo. Xuân mệt nhoài sau một ngày vất vả nên đã thiếp ngủ ngay khi tôi lái xe vào xa lộ, và chỉ tỉnh giấc khi đã về gần tới nhà. Xuân mỉm cười thỏ thẻ:

 

- Xin lỗi anh nhé. Em mệt quá!

 

- Em ngủ tiếp đi cho khỏe, về tới nhà anh gọi.

 

- Xí... cái mặt anh đang giận mà còn làm bộ nữa. Em xin lỗi rồi mà. Cười lên tý cho em vui nào.

 

Tôi bật cười thực sự vì câu nói của Xuân. Từ mấy năm nay, mỗi lần gặp Xuân là tôi quên hết những buồn chán, hận thù hay tủi nhục... của cuộc đời. Tôi nắm nhẹ tay nàng:

 

- Em quả thật là một thiên thần.

 

- Anh cứ ngạo em hoài à. Mà bác Tuấn tâm sự gì với anh vậy"

 

- Chuyện đời của bác ấy, chẳng có gì quan trọng.

 

- Anh không dấu được em đâu. Em thấy anh gượng gạo, nói năng ấp úng suốt buổi chiều.  Chắc chắn là hai người đã nói chuyện gì đó.

 

- Chuyện đàn ông với nhau ấy mà, em đừng bận tâm.

 

- Anh dấu em ha" Anh nói cho em nghe đi mà.

 

- Đâu có gì... Chuyện ông ấy hơi lạ.

 

- Em thương mà! Chúng mình đã hứa sẽ chia sẻ với nhau mọi chuyện mà.

 

- Thật tình!  Anh nói, nhưng em không được nói lại với mẹ anh nhé.

 

- Sao vậy"

 

- Thì hứa đi rồi anh nói.

 

- Hứa thì hứa, hôm nay anh dị quá hà.

 

- Có thể ông ấy là chồng cũ của mẹ anh.

 

- Hả" Anh nói gì lạ vậy" Vợ bác ấy mới ly di mấy năm nay thôi mà!

 

- Đấy là vợ sau. Ông ấy đã bỏ người vợ cũ bên trại tỵ nạn vì bà ấy mang thai hồi đi vượt biên bị hải tặc hãm hiếp. Đúng y hệt chuyện mẹ và anh. Em quên rằng anh là...

 

Xuân vội vàng dơ tay che miệng không cho tôi nói vì đã từ lâu lắm rồi, nàng không muốn tôi mang mặc cảm về người cha "Vô Danh", và kết quả đau thương của chuyến hải hành mang đầy máu và nước mắt của mẹ.

 

- Anh chỉ đoán bậy thôi. Tội chết!

 

- Hy vọng anh đoán sai, nhưng anh sẽ tìm cách kiểm chứng lại. Anh thù ông ấy đến tận xương tuỷ.

 

- Anh! Đừng làm vậy mà...

 

Hai chúng tôi cùng im lặng, mỗi người mang một nỗi niềm tâm sự riêng tư. Có lẽ mọi sự rồi cũng qua đi nếu như lúc vào nhà tôi không bắt gặp mẹ đang ngồi thờ thẫn như kẻ mất hồn, nước mắt lưng tròng đăm chiêu ngắm nhìn một cái gì đó trong cõi vô định. Xuân nhào tới ôm mẹ vào lòng thỏ thẻ:

 

- Xin lỗi dì! Chúng con về trễ quá làm dì phải lo lắng.

 

Tôi để mặc Xuân ngồi nói chuyện với mẹ, vội vàng đi tắm cho "hạ hỏa". Tôi đã nguôi ngoai trên đường về, nhưng khi nhìn thấy mẹ lòng tôi lại sục sôi lửa hận thù!

 

 *

 

Suốt tuần liền tôi "trốn" mẹ. Tan sở, tôi không về nhà mà đi thẳng ra tiệm rượu ngồi tới khuya. Mãi tới ngày Thứ Năm, Xuân gọi điện thoại lên sở hẹn cùng tôi đi ăn trưa và năn nỉ tôi "trở về vì dì đã khóc ròng rã mấy đêm liền", và xác định ông ấy chính là chồng cũ của mẹ vì trùng tên, trùng ngày sinh tháng đẻ. Xuân đã van xin tôi nếu không tha thứ được thì hãy quên đi "ông ấy"; và vì tôi, nàng cũng hứa sẽ không bao giờ trở lại thăm ông ta nữa. Tôi cảm động vì nước mắt của người yêu nên hứa sẽ cố gắng. 

 

Tôi không bao giờ muốn gặp lại ông ta nhưng hứa sẽ không buồn nếu Xuân vẫn tiếp tục giúp đỡ ông ấy vì tình người. 

 

Tối hôm ấy tôi đã về nhà đúng giờ để tình cờ chứng kiến hình ảnh mẹ tôi ôm điện thoại khóc nức nở, tiếng mất tiếng còn: "Em sẽ săn sóc cho anh. Em không bao giờ oán hận anh cả. Anh Tuấn, em vẫn yêu anh như ngày nào!"

 

Tôi xô cánh cửa đánh sầm một tiếng rồi vọt ra xe phóng như lao vào bóng đêm.

 

Sáng Thứ Sáu tôi gọi lên sở xin nghỉ làm và tìm quên trong men rượu. Tôi trở về lúc gần sáng hôm sau!

 

Tôi đang hoang mang đến tột cùng vì những mảnh giấy nhắn tin của mẹ và của Xuân. Tôi không thể thù ghét mẹ tôi. Tôi không thể trách Xuân. Tất cả chỉ vì "ông ấy". Không đúng! Chỉ tại hoàn cảnh trái ngang... Chỉ tại bọn hải tặc Thái Lan! Không được! Một trong những tên hải tặc đó là cha tôi!

 

Đầu tôi điên đảo quay cuồng. Lòng tôi bừng bừng lửa hận nhưng không biết hận ai!

 

Tôi vào nhà tắm sơ qua cho đầu óc tỉnh táo rồi ra xe đề máy.  Tôi chẳng biết đi đâu giờ này. Tìm đến quán rượu rồi trở về đọa đày thân tôi để làm khổ mẹ và Xuân. Tôi không thể làm thế được vì tôi rất thương mẹ và yêu Xuân. Tôi đã hứa với nàng. Tôi phải giữ lời hứa để nàng không phải sầu khổ vì tôi. Tôi muốn gặp Xuân nhưng không biết tìm nàng ở đâu. Xuân đã chở mẹ tôi đi đâu đó! Tôi lái xe ra xa lộ và một động lực vô hình đã khiến tôi chạy về hướng Winschester.

 

Sau khi đậu xe, tôi rón rén bước tới phòng "ông ấy". Tôi đã nhìn quanh nhưng không thấy xe của Xuân ngoài bãi đậu xe.

 

Cửa mở. Đứng sát vào tường, tôi nín thở nghe lén:

 

- Em đừng vì anh mà làm Thái khổ. Được em tha lỗi là anh mãn nguyện lắm rồi. Em và Xuân hãy trở về chăm sóc cho Thái. Anh cam lòng chấp nhận số phận... vì tất cả là lỗi lầm của anh.

 

- Anh! Em xin anh hãy để em lo. Thái là đứa con hiếu thảo và lúc nào cũng nghe lời em...

 

Một vòng tay ôm nhẹ. Một bàn tay che kín miệng tôi. Tôi quay lại. Xuân kéo nhẹ tôi ra bãi đậu xe:

 

- Anh Thái! Em biết anh sẽ tới. Anh còn mệt không"

 

- Xuân. Anh xin lỗi em. Anh đã không giữ lời hứa. Anh vẫn giữ lòng thù hận và đã bê tha rượu chè.

 

- Anh Thái, em hiểu lòng anh. Người khác gặp hoàn cảnh này chắc sẽ tệ hơn anh bây giờ.

 

- Anh biết làm sao bây giờ hở Xuân"

 

- Anh có giận em vì đã nói hết cho dì biết không"

 

- Anh không bao giờ giận em cả. Em chỉ nói lên một thực tế phũ phàng. Anh chỉ hận "ông ấy".

 

- Đừng làm thế dì buồn, anh Thái ạ.

 

- Anh không hiểu tại sao mẹ anh vẫn còn yêu ông ấy"

 

- Anh đã bớt giận chưa" Chúng mình vào nhà nhé"

 

- Để làm gì"

 

- Khi em nhìn thấy ánh mắt rưng rưng của dì và bác Tuấn em mới hiểu thế nào là tình yêu chân thật anh Thái ạ. Chưa bao giờ em nhìn thấy nét mặt của dì rạng rỡ và hạnh phúc như lúc đó. Anh có hiểu không"

 

Tôi lặng lẽ theo Xuân vào phòng ông ấy. Mẹ đang quỳ bên xe lăn xoa bóp cánh tay phải gầy gò bất động của ông ấy. Nước mắt mẹ lưng tròng nhưng nét mặt rạng rỡ lạ thường. Ông ấy vòng tay trái ôm ngang vai mẹ vỗ về. Nét mặt ông ấy hốt hoảng khi thấy tôi xuất hiện. Xuân nhẹ nhàng nắm tay tôi giật nhẹ, mẹ ngước mắt nhìn rồi vội vàng chắp tay gục đầu nghẹn nào trong tiếng nấc: "Thái, mẹ xin con."

 

Tôi quỳ gối bên cạnh mẹ, và ôm mẹ vào lòng.  Chính giây phút đó, nỗi hận thù trong lòng tôi đã biến mất. Tôi dìu mẹ đứng lên, với tay kéo chiếc xe lăn lại gần. Một tay ôm mẹ, một tay tôi run run kéo tay ông ấy nhẹ nhàng trao vào vòng tay của mẹ. Cặp mắt ông ấy ngấn lệ khi nhận ra nét mặt của tôi đã không còn hừng hực lửa hận thù như mấy phút trước... Mẹ ngước nhìn tôi mỉm cười trong nước mắt. Ông ấy thì thào trong tiếng nấc: "Cám ơn con, Thái." Mẹ nức nở khóc oà.

 

Một vòng tay bé bỏng ôm nhẹ vào vai tôi. Một làn hơi nhẹ thoáng bên tai "Thái, em yêu anh." 

 

Xuân kéo tôi lùi lại và tôi vòng tay ôm Xuân vào lòng mình. Lẫn trong lời yêu thương Xuân dành cho tôi, có tiếng khóc của mẹ. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi hiểu thế nào là khóc mà hạnh phúc.  Và hiểu thêm tình yêu của chính mình, trong nước mắt và tình yêu "ba mẹ".

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến