Hôm nay,  

Chuyện 30 Tháng Tư: Anh Không Chết Đâu Anh

02/05/200600:00:00(Xem: 100243)

Người viết: VAN TO<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 996-1605-318-vb6280406

 

*

 

Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, cư trú tại <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Westminster, cựu sĩ quan VNCH. Tù CS 10 năm, đi diện HO1, hiện làm ở OceanViewSchool District. Trong các bài viết gần đây, ông đặc biệt quan tâm tới việc  phải có "Ngày Cho Thương Phế Binh". Và sau đây là bài viết mới nhất.

 

*

 

Sau khi tham dự thánh lễ Phục Sinh về, đang ngồi viết lại những kỷ niệm buồn vui của đoạn đường di tản từ bãi biển Non Nước đến Cam Ranh rồi Vũng Tàu và chấm dứt đời lính tại căn cứ Sóng Thần vào sáng 30-4-75 thì con gái tôi gọi chỉ cho coi ca sĩ Chế Linh trong bộ quân phục TQLC đang hát bài "Rừng lá thấp" của Trần thiện Thanh trong buổi trình diễn nhạc với chủ đề "Anh không chết đâu anh".

 

Tự nhiên tôi cảm thấy "nóng người", tưởng như chính mình và đồng đội 31 năm về trước.

 

Trong DVD này, nhà văn Phan nhật Nam phát biểu với khán thính giả đại ý rằng buổi trình diễn nhạc này không phải là sinh hoạt giải trí bình thường mà để cảm tạ nhạc lính của Trần thiện Thanh không những đã làm Nhật Trường không chết mà cả những ND Nguyễn đình Bảo, PB Nguyễn văn Đương, KQ Trần thế Vinh, TQLC Vũ mạnh Hùng và những người lính khác đã hy sinh vì Tổ Quốc cũng không chết.

 

Đó là lý do tôi không còn đủ giận hờn để viết tiếp về đoạn đường chiến binh 30-4 nữa mà xin mời bạn đọc CO cùng chúng tôi theo dõi câu chuyện "phục sinh" âm nhạc của Trần thiện Thanh: "Anh Không chết đâu anh" .

 

Tôi có cái khiếu thưởng thức âm nhạc rất nhanh nhờ có bàn tay khéo léo lúc nào cũng cầm sẳn cái "rì-mốt", gặp những lời nhạc văn chương triết lý khó hiểu như: "Ngón út trái tim. Trái tim ngục tù.Tình anh (to bằng) ngọn nến, xin em đừng đến. Yêu em dài và lâu, đậm và sâu v.v.." là bấm nút fw, hoặc nhấn nút off khi nghe cái anh chàng eo-vung eo-vít nào đó đã trốn vợ xuống xóm du dương còn kêu toáng lên:

 

- "Nhiều đêm chăn gối với người không quen biết, anh thấy như cô đơn !."

 

Xong rồi không để người ta nghỉ ngơi ngủ cho lại sức thì lại thúc dục:

 

"Dậy đi em đừng ngủ dây dưa, dậy đi em mà (mua cá lóc)  nấu canh chua!".

 

 Thông thường chỉ tốn chừng 30 phút đến một tiếng là coi xong một DVD những bài nhạc như thế, nhưng hôm nay tôi đã ngồi lỳ liên tục hơn 4 tiếng đồng hồ, phải gồng mình chịu .. để theo dõi DVD nhạc Trần thiện Thanh.

 

Tên tuổi ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần thiện Thanh nổi danh từ lâu, với trên 200 nhạc phẩm đã được phổ biến rộng rãi, nhiều bài ca của anh đi vào đời sống của lính hay đến độ bị các "fans" yêu mến chế biến sửa lời rồi hát nhảm nhí qua hơi men:

 

"Hết tiền trong ví, uống chưa vừa ý đã Ngất Ngư con tầu đi.

 

Một thằng nhớ em, một thằng thì bóc.. tem, còn một thằng thì.. đứng xem".

 

Một bản nhạc hay và phổ thông mà từ chú nhỏ đến chú sồn sồn, cả ông già cúp bình thiếc đều thuộc nằm lòng, mỗi khi lẽo đẽo theo sau một em hay ngồi bên cạnh một cô một bà thì lúc nào cũng nghêu ngao:

 

"Cho anh xin số nhà, cho anh xin số phôn rồi cho anh biết tên em luôn.." Nhưng mấy ai biết đó là bản nhạc của Trần thiện Thanh.

 

Thật là bất công nếu không muốn nói là thiếu tế nhị khi người ta chỉ giới thiệu tên ca sĩ, tên bản nhạc mà cố ý quên tên người sáng tác khiến cho rất nhiều thính giả trong đó có tôi say mê một bản nhạc mà lại không biết cha đẻ bản nhạc đó là ai!

 

Nay thì tôi thật sự sáng mắt về sự nghiệp âm nhạc của anh, anh viết nhạc về quê hương, nhạc cho tình yêu và nhiều nhất là viết về lính, đủ mọi sắc lính, anh ca tụng sự hy sinh cao cả của phi công Trần thế Vinh, ND Nguyễn đình Bảo, pháo binh Nguyễn văn Đương, TQLC Vũ mạnh Hùng. Tôi tâm đắc với nhận xét của Bs Phạm gia Cổn rằng nhạc lính của Trần thiện Thanh đầy hào khí nhưng không có tiếng kèn thúc quân xung phong, không có sắt máu cái kiểu "Thề phanh thây uống máu quân thù.."

 

Nhạc lính của Trần thiện Thanh không có xương trắng rải ngập Trường Sơn khiến quân ta quay mũi súng đầu hàng giặc như:

 

"Chết pleime, chết Đồng Xoài, chết vội vàng dọc theo biên giới

 

Mẹ già lên rừng nhặt xác con!

 

Nhạc Trần thiện Thanh cũng không có kèn đám ma khiến lính buông súng đảo ngũ trốn về thành .. phố sống buông thả, tha hóa nghiện hút:

 

"Anh trở về .. bại tướng cụt chân, anh trở về trên đôi nạng gỗ!”

 

Anh trở về hòm gỗ cài hoa! Anh trở về trên chiếc băng-ca!

 

Bên người yêu tật nguyền chai đá.

 

Nhạc Trần thiện Thanh không làm mềm lòng súng, nản lòng người, nhưng làm ngưới lính hò hét ngoài tiền tuyến và nhỏ nhẹ dịu dàng với hậu phương:

 

"Hỡi người em gái Trưng Vương, Gia Long ơi!

 

Ao trinh thơm mùi giấy..

 

Nhớ hôm em về..

 

Anh sợ má em phai màu .."

 

Nhạc như thế khiến các em cảm động rồi làm thơ, ép hoa pensée gởi tặng các anh, rồi các em thủ thỉ rủ nhau lập hội "Người Yêu Của Lính":

 

"Nếu em không là người yêu của lính

 

Ai sẽ nhớ em ..Chủ nhật Trời xinh

 

Ai sẽ nhớ em đêm sương lạnh lùng

 

Và giữa chốn muôn trùng

 

Ai viết TÊN EM lên tay súng.

 

Ai kể chuyện đời lính… em nghe".

 

Nhạc của Trần thiện Thanh có thơ, diễn tả những thực tại "anh tiền tuyến hậu em phương" trước năm 1975 làm người nghe sống lại thời thanh xuân, trẻ lại hai ba chục tuổi. Nhờ nhạc TTT mà các quân binh chủng KQ khăn quàng tím, HQ hoa biển đến các màu áo hoa rừng ND, BĐQ, TQLC đều chiêu hồi đựơc rất nhiều nàng dâu xuất thân từ các trường GL, TV, LvD, NgbT, BuitX, ĐK v.v Ngày nay các chị cùng về góp mặt trong chương trình "Anh không chết đâu anh"..

 

Khởi đầu nữ sinh Thanh Lan khóc với bản nhạc người pháo thủ Mũ Đỏ tên Đương, trước khi nằm xuống anh còn nghe tiếng đạn pháo do anh bắn đi; Những giọt nước mắt có thật của cô khiến nhiều người khóc theo, nhiều anh chiến sĩ nhớ đến đồng đội còn nẵm lại tại mặt trận Hạ Lào. Tiếp theo là những bài ca về tình yêu về quê hương được trình diễn do bạn xưa, đồng nghiệp cũ như Thanh Thúy, Anh Khoa, Thanh Tuyền, Minh Hiếu, Hoàng Oanh, Trung Chỉnh, Phương Dung, người yêu của lính Ngọc Minh và các ca sĩ  đàn em.

 

Khó tìm được một màn song ca tuyệt vời và hiếm có giữa phi công ca sĩ  Sĩ Phú trên màn hình cùng Philip Huy dưới sân khấu. Trong khi Sĩ Phú ngất ngưởng sống lại với khán thính giả qua giọng ca trầm ấm thì những phản lực cơ gào thét nhào lộn với bom đạn làm tôi nhớ đến những lúc nằm ôm súng trên sườn đồi theo dõi "Con ma, Thần sấm" dội bom lên đầu địch để yểm trợ hỏa lực cho TQLC tiến vào mục tiêu.

 

 HQ Khải Tuấn cặp tay em Dạ nhật Yến quậy cho bọt biển thành Hoa Biển khiến "lắc lư con tàu đi" làm cho tôi như say sóng buồn nôn trong những ngày chen chúc nhau trên tàu HQ.. từ Đà Nẵng di tản vào Vũng Tàu.

 

Nổi bật nhất là "Người ở lại Charlie". Song Lâm (Lâm-n-Tiến & Lâm-t-Vân) song ca bài ca nói về "Song Kiếm Trấn Ai" đại vương Nguyễn đình Bảo.

 

Hình ảnh người góa phụ (Lâm thúy Vân) gục đầu ôm trong lòng lá Quốc Kỳ phủ xác phu quân khiến chị không còn nước mắt để khóc nhưng mọi người đã khóc thay chị, ống kính chiếu rõ những giọt nước mắt của các góa phụ đã từng một lần nâng niu lá Quốc Kỳ như thế và cả những người chuẩn bị để làm như thế trong tương lai! Vì có ý kiến nhận xét rằng những cựu quân nhân diện HO hình như đi hơi sớm!

 

Màn trình diễn của song Lâm: "Người ở lại Charlie" khiến toàn thể hội trường xúc động, nhưng mấy ai biết Tiểu Đoàn 11/ND với danh "Song kiếm Trấn ải" đã chiến đấu như thế nào" Ngoài người anh cả Nguyễn đình Bảo thì còn bao nhiêu Nguyễn đình Bảo khác đã chiến đấu trên những mục tiêu A, B, C trùng trùng điệp điệp núi non trên Cao Nguyên và rồi cũng "ở lại" trên ngọn đồi C vô danh..nổi danh là Charlie!

 

Trên màn hình, trưởng ban 3 tiểu đoàn của anh Năm Bảo là Đoàn phương Hải, nhân chứng sống nhiều lần "trở về từ  cõi chết" đã nghẹn ngào khi nhắc lại những giờ phút chiến đấu nghẹt thở và rồi niên trưởng Nguyễn đình Bảo và hơn 400 Nhẩy Dù đã "ra đi" trên đồi Charlie!

 

Ca sĩ Trung Chỉnh, Chế Linh xuất hiện trong quân phục TQLC súng ống lon lá đầy đủ làm tôi lặng người đi, nhất là Chế Linh hát bài "Rừng lá Thấp" mà Trần thiện Thanh viết về người bạn đã hy sinh trong trận Mậu Thân ở cầu Bình Lợi đó là cố đại úy Vũ mạnh Hùng TĐ3/TQLC.

 

Nhắc đến TQLC Vũ mạnh Hùng làm tôi nhớ đến những MX khác, hàng hàng lớp lớp lần lượt hy sinh sau Hùng trên khắp các mặt trận ở độ tuổi trên dưới 30 như các anh hạ-sĩ Nguyễn văn Thà, binh nhất Ng văn Tha, trung sĩ Bùi ngọc Đường, thiếu úy Nguyễn văn Quang, Vũ văn Tuấn v.v.. Và cả những người hy sinh ở giờ phút 25 như th/tá Nguyễn trí Nam, các đ/úy Tô thanh Chiêu, Nguyễn văn Hưởng, Hồ ngọc Hoàng, các tr/tá Đỗ hữu Tùng, Nguyễn xuân Phúc v.v.. Các anh mãi mãi vẫn  "Anh không chết đâu anh".

 

Cái ưu điểm đáng lưu ý là những diễn viên đóng vai các ngưới lính trên sân khấu thật oai và nghiêm túc gần với thực tế làm những "người lính già xa quê hương" cứ tưởng như chính mình 35 năm về trước. Tuy nhiên cũng có một tí "hơi cương" không cần thiết, đó là những tấm huy chương mang trên ngực ca sĩ đóng vai SVSQ Võ-Bị, trong đó có Lục Quân huân chương. Người ta thường nói huy chương nào cũng có hai mặt của nó ("), nhưng đối với ngưới lính chiến đấu thì huy chương là cao quý, là tượng trưng cho chiến đấu và hy sinh, không có hai mặt, chỉ những người mang huy chương "ăn giỗ" mới có hai mặt.

 

Một chi tiết nên lưu ý cho lần sau là hai ông Trung Chỉnh và Chế Linh trong quân phục rằn ri TQLC, súng đạn đầy đủ, mang cấp bậc đại úy và thiếu tá trên vai nhưng lại để đầu trần; Nếu không mũ xanh hay nón sắt thì đội một cái mũ lưỡi trai, nhất là đội một cái mũ vành  thì giống thực tế và đẹp biết bao nhiêu! Hay ít nhất phải có một cái mũ cầm tay. Hy vọng ông "tham miu chưởng" Que-Lee không xem DVD này khiến 2 ông Chỉnh Linh sẽ không bị phạt 15 ngày trọng cấm!

 

Nói gần nói xa chẳng qua nói thật là trung tâm Asiavà các anh chị em nghệ sĩ đã thực hiện được một DVD đáng coi, nên coi, các anh chị em đã vinh danh nhạc sĩ Trần thiện Thanh, người đã sáng tác những bản nhạc ca tụng người lính đã chết nhưng: "Anh không chết đâu anh".

 

NGƯỜI đã hy sinh vì Tổ Quốc chẳng bao giờ chết dù là một danh tướng hay anh binh nhì mà chúng ta thường xưng tụng là những anh hùng vô danh, còn những người cũng hy sinh vì Tổ Quốc mà chưa chết, mới chỉ là tàn phế thì trung tâm Asia và các anh chị em nghệ sĩ  có nên tham gia một buổi văn nghệ với chủ đề "Anh CHƯA chết đâu anh""

 

Từ lâu rồi TPB/QLViệt Nam C H (nói chung) đã bị quên lãng cho đến nỗi TPB Nguyễn văn Ut , từ Cà Mau viết thơ ra hải ngoại xin cho có một ngày gọi là ngày TPB, là ngày giỗ cho anh em, ngày đó, tùy theo tôn giáo mà mỗi người trong chúng ta cầu nguyện cho họ và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ vùng Dallas-FW đã mau chóng đáp ứng được nguyện vọng của anh em, họ đã chọn ngày kết thúc một cuộc chiến với sự tham dự của tất cả các quân binh chủng Hải Lục Không quân, ND, BĐQ, TQLC, Địa phương quân và Nghĩa quân v.v.. Tất cả đã sát cánh, yểm trợ cho nhau để phản công và tái chiếm lại phần lãnh thổ của mình đã bị địch xâm lăng, và trong cuộc hành quân tái chiếm lại phần đất này, số thương vong của lính (nói chung) là cao nhất trong mọi cuộc hành quân, đó là ngày tái chiếm lại Quảng Trị, ngày dựng lại lá Quốc kỳ Việt NamCH trên Cổ Thành.

 

Cũng có những lá thư của TPB mong mỏi có được yểm trợ tí tiền từ hải ngoại nhưng khi tiền vừa về đến nơi thì anh qua đời!

 

Mong rằng mọi người nhất là các anh chị em văn nghệ sĩ sẽ tích cực tham gia đại nhạc hội gây quỹ giúp anh em TPB vào ngày 25-6-2006 do cựu nữ quân nhân Trung tá Nguyễn thị hạnh Nhơn, hội trưởng hội HO cứu trợ TPB & QP đứng ra tổ chức, đây là một đại nhạc hội đầu tiên gây qũy giúp TPB sau 31 năm "gãy súng".

 

Hãy cùng nhau ca chung một bài  "ANH CHƯA CHẾT ĐÂU ANH".

 

Những ai còn nợ TPB, không về tham dự được thì có thể hỏi thăm qua địa chỉ:

 

Email: thuong_phebinh@yahoo.com

 

Điện thoại: 714-539-3545 hay 714-234-6761

 

hay 949-654-7715

 

Đia chỉ:

 

Hội HO cứu trợ TPB&QP VNCH.

 

P.O.BOX   25554   SANTA  ANA,  CA  92799

 

 

 

Tin giờ chót:

 

Một buổi nhạc hội gây quỹ cho TPB do Tập thể chiến sĩ vùng Tây Nam tổ chức vào chiều ngày 23-4-06 đã được đồng hương nhiệt liệt ủng hộ, điều đáng lưu ý thứ nhất là ban tổ chức đã trao cho chị Hạnh Nhơn, ngay trong buổi tiệc, số tiền cho đợt 1 là 25 ngàn trong số tiền dự trù thu được là 50 ngàn (chưa trừ chi phí), điều đáng ghi nhận thứ hai là tất cả thành phần trong ban tổ chức này sẽ tiếp tay cùng chị Hạnh Nhơn để tổ chức Đại Nhạc Hội gây quỹ cho TPB vào ngày 25/6/06. Mọi sự thắc mắc đã được giải tỏa, tất cả cho TPB.

 

"Đốm lửa nhớ ơn TPB" đã được bật lên trong đêm tối, bừng sáng đến đâu là do tấm lòng trong sáng của người tổ chức và ủng hộ của đồng bào.  

 

C. Vanto

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,175,395
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến