Hôm nay,  

Đi Vui Về Buồn

20/04/200600:00:00(Xem: 128621)

ĐI VUI VỀ BUỒN<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />


 


Người viết:TỐNG CHÍ LINH


 


Bài số 966-1566-289-vb5200306


 


*


 


Tác giả là một cư dân hưu trí tại <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Phoenix, AZ.  Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, trong đó có những bài "Đàn Ông Bế Con", "Đàn Ông Đi Chợ" rất được bạn đọc ái mộ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông,  với khung cảnh vùng Minnesota, nơi ông đã sống nhiều năm trước.


 


*


 


- Không có thời giờ nấu cơm, ăn quách đi 2 gói mì Kung Fu cho xong kẻo muộn rồi.


 


- Xong ngay, chừng 5 phút thôi.


 


Người đàn bà trang điểm trong phòng nói vọng ra trong khi người đàn ông vừa đếm bạc cắc vừa trả lời.


 


Họ đang tính đến sòng bài tìm vui chơi sau một ngày làm việc.


 


Kim đồng hồ chỉ hơn 12 giờ đêm mà khu vực sòng bài casino vẫn tấp nập người ra kẻ vô không ngớt. Bộ mặt sinh hoạt đỏ đen về khuya lại càng rộn ràng hơn. Người ta đến đây để đi tìm may rủi, hay nói theo kiểu người dân lao động là để giải quyết buồn chán mệt nhọc của những ngày làm lụng vất vả. Có kẻ bạt mạng liều lĩnh hơn, ví casino như "ngân hàng nhân dân" họ đến trả những món nợ đời, một món nợ không vay.


 


Hai người rất tự tin đi theo đám người vui nhộn bước vào sòng bài, đồng thời bên cạnh họ cũng không thiếu những bộ mặt lầm lì lặng lẽ của người thua cuộc bước ra. Nhân viên sòng bài chào hỏi lịch sự khách hàng không biết mệt. Hai người gật đầu đáp lễ rồi chia tay: ông tìm đến kéo Slot machine và bà ngồi vào bàn Black Jack, đắm chìm trong ánh đèn màu sắc rực rỡ, trong tiếng nhạc vui tai từ máy đỏ đen phát ra.Không khí tưng bừng dễ chịu như thế, dù thức suốt đêm, con bạc như trong men nồng say mê và bất cần đời.


 


Sòng Mystic Lake, bang Minnesota mùa đông lạnh cóng người, nơi vạn hồ thanh thủy, giáp ranh biên giới Canada.Người Việt tị nạn muốn lôi cuốn đồng hương về đây sống chung quây quần cho vui thường gọi một tên rất dễ thương là đất lạnh tình nồng. Chẳng biết có đúng không", nhưng ai đã sống ở đây nhiều năm thì mới biết mối tình chị Sáu Nhỏ Casino ngày càng cay nồng hơn...sở dĩ gọi bằng chị Sáu Nhỏ là vì khi bang này mở sòng Casino đầu tiên được đặt tên là Little Six. Ngày nay chính phủ tài trợ mọi da đỏ ăn nên làm ra nên mở mang cơ sở to lớn hơn để tiếp đón người Việt, Hmong, Phi, Tàu v.v. Trong quá khứ, cũng đã có người mình vượt 10 ngàn dặm qua đây làm ăn ghé thăm chị Sáu Nhỏ, bị nàng gieo rắc tai họa: kẻ thì tự tử chết, người thì tán gia bại sản hay khánh tận đau thương. Tội nghiệp nạn nhân là những công nhân thợ thuyền lương thiện, cả đời chỉ biết làm ăn với đồng lương không đủ sống, bị chị Sáu bỏ bùa mê...quỉ đưa ma dẫn đem tiền "gửi" chị. Chị cười hả hê trong khi gia đình người ta tan nát.


 


 Vài tiếng sau người ta thấy hai người bước ra khỏi sòng bài, cuộc đỏ đen không thấy hai người vui mà trông bộ mặt tồi tệ hơn, họ ra về có lẽ vì trời đã khuya hay tiền sạch túi thì không ai biết. Khi ra khỏi sòng, chàng đi lấy xe nàng đứng chờ:


 


-Để em lái cho.


 


-Không được anh lái,lên xe em ngủ đi một giấc.


 


Chiếc xe lao mình vào hương lộ dẫn đến xa lộ 169 đi về hướng Bắc trong ánh đèn đường yếu ớt.Người tài xế lái xe coi vậy mà vẫn tĩnh táo giữ tốc độ đúng luật lệ giao thông, không phải vì thượng tôn pháp luật mà vì sợ xui xẻo thêm sau khi nếm mùi thất bại, như đã nướng mấy bò trong sòng bạc, mặc dù giờ này xe cộ ngoài xa lộ thưa thớt, các thầy cò hay mấy ông bạn dân cũng ít thấy. Gã đưa mắt nhìn sang người đẹp còn thức, có vẻ thấm mệt, đang đặt tay lên trán suy nghĩ gì đó. Chàng hỏi nàng về sự thành bại:


 


-Em thắng hay bại"


 


-Chết đến bị thương.


 


-Bao nhiêu"


 


-Độ hơn dăm...bò, thôi đừng hỏi nữa.


 


Chiếc xe màu đỏ đưa khổ chủ chạy đều trên xa lộ; bốn bánh lướt êm trên lớp nhựa đường đều đặn và an toàn; đèn xe pha đủ ánh sáng để tài xế nhận ra làn trắng phân chia ranh giới. Hai người không nói gì nữa từ khi người đàn bà cau có. Sự yên lặng chưa đầy năm phút thì tài xế phát hiện xe cảnh sát công lộ chớp đèn chạy phía sau.


 


-Em, xe police mình phải dừng lại!.


 


-Anh cho xe vào lề đi, nhưng mình chạy đúng tốc độ mà!


 


-Đúng tốc độ mà không biết họ bắt mình về chuyện gì...hay là chúng nó biết anh lái xe không có bảo hiểm và bằng lái xe hết thời hạn rồi...chết mẹ biết làm sao đây".


 


-Anh liều lĩnh vậy sao".


 


 Người đàn bà đang bực bội về chuyện thua bạc lại nghe chuyện điên khùng khó tin từ miệng ông anh thì quát to.


 


Gã tài xế cẩn thận từ từ lái xe vào lề thì xe tuần cảnh sát cũng theo sát cho đến khi hai xe dừng lại.Đèn pha từ xe cảnh sát chiếu vào phía trước sáng rực cả một vùng trời trong khi đèn chớp trắng vàng xanh đỏ liên tục nhảy múa cố tình đàn áp kẻ bị sa cơ. Hai người ngồi yên trong xe kiểm lại thái độ và cung cách nai nịt đúng luật; chừng vài phút, hai viên cảnh sát cầm đèn pin đi hai bên tiến về phía trước. Họ thi hành nhiệm vụ đúng kỹ cương: đi thật sát vào xe đối phương để tránh bất trắc, hậu họa...hai chiếc đèn pin rọi khắp nơi trong xe và vào mặt hai người đang hồi hộp lo âu.Gã tài xế nhìn bạn dân mĩm cười và chào thân thiện muốn làm quen theo cung cách "ngoại quốc"mà ông đã quen làm trước đây nhưng viên Cảnh Sát không nói gì bỏ đi qua phía người đàn bà.Ông ngạc nhiên trước thái độ kỳ cục của ông cò, vì bình thường khi Cảnh Sát bắt ai dừng xe thì họ hỏi tài xế phải xuất trình bằng lái xe, giấy tờ bảo hiểm v.v.mà trái lại hôm nay cả hai nhân viên công lực xem xét giấy tờ người bạn mình ngồi bên cạnh rất kỹ. Ông bắt đầu lo sợ, đầu óc suy nghĩ liên miên cho là bọn cướp giả dạng nhà chức trách bắt cóc phụ nữ như báo chí đăng hằng ngày, càng nghĩ càng làm ông điên lên, nhất là khi Cảnh Sát hỏi tên nàng.


 


-Bà tên gì"


 


-Dạ tên Mận.


 


Rồi hai Cảnh Sát không nói gì nữa, còng tay và dẫn nàng đi. Ông đậu xe tắt máy mở cửa bước ra tiến về xe Cảnh Sát đi theo người yêu thì bị từ chối, một Cảnh Sát ra lệnh:


 


-Ông có thể về nhà một mình!.


 


Tiếng bà Mận the thé từ trong xe Cảnh Sát nói thật to:


 


-Anh Bằng, nhớ về nhà gọi con Trâm!


 


-OK.


 


Xe Cảnh Sát lao vút đi trong đêm tối, ông Bằng mừng quýnh vì đã thoát một vấn nạn nhưng cũng rất tức giận khi người nhà đang bị "bắt cóc". Vì mất bình tĩnh, ông lái xe thiếu lề lối giữa trời khuya, miệng ông lẩm bẩm tự trách mình:


 


-Quên mất, không ghi số xe của "quân cướp!"


 


*


 


Trâm là con gái của bà Mận làm nghề luật. Cha Trâm không sống chung với gia đình bà Mận từ ngày được bà bảo lãnh qua Mỹ theo diện đoàn tụ vợ chồng.


 


Chuyện gia đình bà Mận rối rắm như màng nhện giăng tơ... cứ bình thường không ai để ý, chỉ biết từ ngày bà vượt biển với hai người con, bà chịu khó làm lụng vất vả nuôi con ăn học thành tài. Đối với ông Bằng, bà quen biết rồi kết bạn với ông trong lớp học Anh Văn buổi tối vào những ngày tháng chân ướt chân ráo đến Mỹ... họ sống với nhau cho đến bây giờ.


 


Ông Bằng nóng ruột thức cả đêm không ngủ, khi con gái bà Mận báo sự việc và được biết chắc bà Mận đang bị giam tại sở Cảnh Sát thì mới yên tâm hơn là bà bị quân gian manh bắt cóc tống tiền, ám hại. Trâm đã đến cơ quan làm giấy tờ bảo lãnh Mẹ mình ra nhưng không được, phải chờ đến sáng mai.


 


 Bà Mận đang bị tạm giam ở khu vực cấm DetentionCentervì bị ghép tội hình sự. Sở Cảnh Sát cho Trâm biết cách đây vài tuần bà Mận đã phạm pháp về luật bán rượu cho một thanh niên dưới 18 tuổi tại tiệm của bà. Người thanh niên kia do FBI giả dạng khách hàng vào mua nhưng bà không hỏi giấy tờ, coi tuổi tác theo luật định. Bà Mận bị nhân viên mật vụ gài bắt quả tang tại trận và lập biên bản chờ ra tòa.


 


Phiên tòa hôm qua đương sự vắng mặt không có lý do, nhà chức trách đặt giả thuyết nghi can có thể trốn thoát, nên lệnh cho Cảnh Sát và FBI tìm kiếm sau 12 giờ đêm tức là giờ có hiệu lực truy nã. Cảnh Sát đã đến nhà bà Mận nhưng căn nhà vắng chủ, các cơ quan liên hệ có đầy đủ hồ sơ ...nơi bà làm giấy tờ nên đã biết số xe bà Mận với tên tuổi đăng ký.


 


Nhân viên hành sự hỏi cung tại sao bà không ra hầu toà theo trát đòi thì bà Mận trả lời vì có quá nhiều việc nên đã quên ngày tháng đáo tụng đình. Cảnh sát cho biết dù được tạm tha để tại ngoại hầu tra, bà Mận sẽ bị ra tòa xử và bà đang được cơ quan an ninh theo dõi.


 


*


 


Đêm nay là đêm dài nhất của ông Bằng, ông mong trời sáng để đón bà Mận về nhà. Lần đầu tiên ông ở nhà một mình trong căn nhà của bà Mận mà lòng ông cảm thấy xót xa tủi phận. Ông nghĩ đời mình phí phạm tuổi thanh xuân: vượt biển qua Mỹ lúc 37 tuổi, được nhà thờ Mỹ bảo trợ cho ăn học cùng với 2 thanh niên độc thân khác là thằng Đệ và thằng Nam. Hai đứa bây giờ đã có gia thất, có công ăn việc làm khấm khá. Khi còn bên Việt Nam, chúng nó ở miệt vườn, bản chất nhà quê vẫn mang theo lúc qua Mỹ và vì nghèo, mặc cảm, lại tự ái giòng tộc và dân tộc, không cần hưởng thụ Welfare lo làm ăn nên chúng nó thành công.


 


Còn ông thuộc gia đình khá giả sống giữa Hòn NgọcViễn Đông hoa lệ, bản chất xa hoa và sống buông thả. Khi đất nước thay ngôi đổi chủ, gia đình ông bị đánh tư sản...thân sinh ông buồn mà chết. Không còn ai nương tựa, ông xuống miền Tây tìm đường vượt biên...


 


Vốn quen sống hưởng thụ nên đến Hoa Kỳ thì không nghĩ đến tương lai, bỏ học, trốn khỏi nhà bảo trợ đi lang thang kiếm việc làm; hãng xưởng phỏng vấn coi quá trình résumé của ông đều từ chối, cuối cùng được một người Mỹ là cựu quân nhân phục vụ ở Việt Nam từ tâm nhận ông vào làm một xưởng nhỏ với công việc quét dọn lau chùi (Janitor).


 


Làm việc chưa đủ 3 tháng để hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế thì bị đuổi vì tội hành hung đồng nghiệp, ông lại lang thang tìm việc làm nơi đồng hương. Bà Mận thấy ông còn khỏe mạnh, phong độ, nhận ông vào làm việc khuôn vác vì lúc đó tiệm bán rượu của bà cũng đang cần người giúp việc. Thời gian sau, bà mến ông về chịu khó siêng làm việc lại biết "lăng xê" phụ nữ mà bà chưa bao giờ có được từ khi lấy chồng, nên đem lòng trắc ẩn thương hại.


 


Từ việc thương hại, bà Mận tăng lương và giao thêm trách nhiệm: từ đó ông được nhập cư lo việc tề gia nội trợ thay bà; nhiệm vụ của ông là nấu cơm, đi chợ, làm tài xế, làm vệ sinh nhà cửa và những việc khác bà cần...thỉnh thoảng ông làm thêm nghề "tẩm quất" hay làm massage kỳ cọ trong lúc bà tắm rửa. Trăm hay không bằng tay quen, chẳng bao lâu ông trở thành người nội trợ kỳ tài, nhất là làm đầu bếp không kém gì những  "chef" trong các nhà hàng nổi tiếng. Ông được bà Mận tín nhiệm và che chở nhiều vấn đề rồi trở thành nhân vật quan trọng của bà, như vừa làm con sen vừa làm người tình ái ân trong những lúc đơn côi gối chiếc.


 


Trời ban cho ông tính gan lì, sống trong nhà bà Mận mà không một chút ngại ngùng. Bạn bè đùa cợt cách sống bất cần đời của ông thì ông mập mờ câm điếc cho xong. Chỉ có bà Mận là người có tư cách và ảnh hưởng được ông.


 


Cũng đêm nay bà Mận cô đơn trống vắng trong cảnh lao lý tù tội. Bà có dịp hồi tưởng cuộc đời nổi trôi từ lúc còn bên nhà và nơi đất người: mấy năm ngồi ghế nhà trường để mài miệt cho xong bằng tiểu học, vì nhà nghèo phải giúp mẹ mua gạo bán rau dạo khắp xóm làng. Khi lớn lên, bà có cái nhan sắc dễ nhìn như hoa vừa hé nụ. Những chàng trai thời loạn đi nghĩa vụ quân dịch gần hết, chỉ còn lại vài thanh niên trong đó có anh chàng tên Bất để ý bắt tình, thế rồi một "mãnh tình quê" đến với nàng. Mối tình đầu đẹp như một thiên tình sử Roméo và Juliette chưa trọn vẹn thì lại gặp  "tình đời thay trắng đổi đen" khi biết chồng vụng trộm ái ân với một thôn nữ xóm giềng, nên bà bỏ quê lên tỉnh và đem hai con vượt biên vào thời điểm sôi động của miền Nam.


 


"Đàn ông năm bảy lá gan.


 


Lá ở với vợ lá toan cùng người."


 


Bà đã nghe quen qua câu ca dao lạ đời đó trong xã hội người mình, một định kiến kỳ cục chỉ dành cho đàn ông.


 


Qua Mỹ một thời gian, bà cố quên chuyện cũ, muốn vợ chồng sum họp, để những đứa con còn có cha, nên bảo lãnh chồng đoàn tụ. Khi giấc mơ thiên đàng Mỹ quốc thực sự của người chồng đến trong tầm tay thì bà khám phá ra rằng chồng bà vẫn lưu luyến tình xưa nghĩa cũ qua những thư từ vụng trộm, chứng nào tật nấy, nên bà tự động ly thân mà không muốn ra tòa ly dị, vì bà tính lợi hại tài sản bà đang có phải chia cho chồng nên thu xếp để ông Bất ở với người bà con gần đó.


 


Về phía ông Bất, ông vui thích với hoàn cảnh mới: vừa có tiền chi tiêu do bà Mận chu cấp, vừa được tự do giao du trai gái, vừa có của hồi môn hậu hỉ.


 


Ông Bằng sống trong nhà như một người chồng bất hợp pháp nhưng bà Mận chấp nhận có ông để giúp bà. Thế nhưng nhiều khi vấn đề không đơn giản như thế được, như có nhiều lần ông Bất về nhà trò chuyện với bà thì gặp ông Bằng, hai người nghênh ngó kênh kiệu như hai con trâu điên ngứa sừng muốn cọ nhau.


 


Bà Mận cũng thừa biết ông Bằng có tính thiếu chân thật, nên bà cẩn thận dấu kín tiền bạc nữ trang thật kỹ, ấy thế mà tính ra nhiều lần bà đã bị lấy trộm gần chục ngàn dollar là số tiền bán hàng chưa kịp gửi nhà băng. Bà muốn ông Bằng ra khỏi nhà nhưng không có bằng chứng rồi lại thôi vì bà cho rằng nếu không có ông Bằng, không có người phụ việc,  phải lo cơm nước, không có tài xế và ai đưa đón đi casino, là điều bà không vui chút nào.


 


*


 


Trâm bảo lãnh mẹ cô ra khỏi nhà giam liền gọi cell phone nhờ ông Bằng đi đón mẹ về như lời ông dặn.


 


Ông vội vàng xỏ cái quần jean đã 4 hôm mà chưa giặt, khoác vội chiếc light jacket ngã màu và kéo theo đôi dép Nhật, đi ra đi vào tìm chùm chìa khóa như gà mắc đẻ, chẳng khác chi người hiệp sĩ mất tinh thần thượng võ.


 


Buổi sáng trời nắng dịu, tiết thu lành lạnh, chàng đưa nàng về nhà đi qua những con đường nhiều lá vàng rơi. Hai người đang hí hửng nhìn nhau tái ngộ thì họ ngạc nhiên khi biết cảnh sát chớp đèn theo sau.


 


Cũnh như lần trước, thầy cò ngồi trong xe được vài phút mới bước ra và tiến về phía tài xế để cho biết lý do tại sao buộc phải ngừng:


 


-Ông lái xe lấn lề, không giữ đúng làn ranh!


 


-Sorry!


 


Viên cảnh sát không để ý sự hối tiếc của tài xế, yêu cầu xuất trình bằng lái xe và giấy tờ bảo hiểm. Cảnh sát nhìn thẳng vào ông Bằng để áp đảo đối phương:


 


-Ông có biết bằng lái xe hết hạn và lái xe không có bảo hiểm"


 


-Sorry!


 


-Tôi hỏi ông trả lời YES hoặc NO, không cần phải sorry.


 


-Yes...yes...


 


Câu trả lời của ông Bằng đủ bằng cớ để cảnh sát mời tài xế ra khỏi xe liền bắt ông quay lưng lại và khám xét khắp người rồi cho thử DWI (Driving While Intoxicated) để tìm hơi say men rươu trong lúc lái xe. Cũng may, ông Bằng không vi phạm gì thêm.


 


Cảnh sát làm giấy tờ trao cho ông với những lời chỉ dẫn địa điểm và ngày hầu tòa v.v.


 


Ông Bằng cầm giấy phạt bước lên xe thì thấy bà Mận ngất xỉu nằm dài trên băng ghế, ông vừa lái xe vừa kiểm túi tìm chai dầu xanh hiệu con ó chẳng thấy đâu hết, rờ tay chân bà Mận lạnh như sương mai. Cầu xin Trời Phật thương giúp tai qua nạn khỏi; ông muốn lái xe thật nhanh để về nhà cạo gió cho bà, nhưng "thằng" cảnh sát thuộc loại cô hồn các đảng cứ nằm lì trên xa lộ coi chừng ông.


 


Ông vừa giận vừa nguyền rủa cái kiếp người lang bạt.


 


Tống Chí Linh   

Ý kiến bạn đọc
27/02/202109:53:47
Khách
https://genericviagragog.com viagra online pharmacy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,023,776
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến