Hôm nay,  

Cô Ô.

30/03/200600:00:00(Xem: 273983)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác giả Trương Tấn Thành, cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài viết mới của ông kể về một cô giáo người da đỏ.

*

Cô Ô. là tên gọi tắt của cái tên khó đọc và khó nhớ Omaghishi. Cô là người Da Đỏ chính gốc sinh trưởng ở tiểu ban <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Arizona. Cô chọn nghề dạy học ở tiểu bang Washingtontại trường dạy cho trẻ em Da Đỏ tên là Wa He Lut có hơn mười năm. Năm nay cô phải ở tuổi năm mươi. Cô có vóc người vạm vỡ, khoẻ mạnh. Ngoài yếu tố do huyết thống người Da Đỏ ra cô rất ham chuộng thể thao nên thể lực của cô hơn người. Cô là huấn luyện viên bóng rổ cho các trò gái và mỗi lần có thi đấu thể thao cô đều tham dự.

Tôi biết cô hồi mới vào làm ở trường khi cô dạy lớp bốn với hơn mười lăm học trò. Đám học trò này vừa lười vừa hỗn. Chỉ có người có thể lực và sức khỏe như cô mới "trị" chúng nổi. Lối dạy của cô không giống như các thầy cô khác. Cô dùng kỷ luật và biện pháp mạnh để đôn đốc học trò trong việc học trong khi các thầy cô khác dùng cách mềm mỏng hơn. Thực tế theo tôi nhận xét thì đối với học trò Da Đỏ, phương cách giáo dục mềm dẻo không đem lại kết qủa. Có rất nhiều lý do, trong số đó chắc phải là do bản tính bẩm sinh của họ thích sống và học ở môi trường thiên nhiên hơn. Hầu hết người da Đỏ không coi việc học ở trường là quan trọng. Cha mẹ chúng lại lơ là trong việc giáo dục văn hóa cho con mình.

Ở lớp sáu có một đứa học trò trai tên Jean rất chây lười và lơ đễnh trong việc học chữ. Trái lại ở giờ thủ công nghệ cổ truyền thì trò này lại đem hết tâm trí và thì giờ ra gọt đẽo mặt nạ hay vót gọt cung tên. Có những trò gái học hành chểnh mảng nhưng lại hăng say trong giờ tập những điệu vũ cổ truyền của bộ tộc mình. Cô Ô. thấy rõ và biết hết những đặc điểm đó.

Cô thường tỏ ra lo ngại cho tương lai các em khi ra đời và phải cạnh tranh với thiên hạ không phải là sắc dân của mình. Vì lý do đó cô rất cứng rắn trong việc dạy dỗ đám học trò có chung dòng máu với mình.

Điều cô lo ngại rất đúng. Tỷ lệ bỏ học của học sinh da Đỏ rất cao trong khi tỷ lệ tốt nghiệp lại rất thấp so với học sinh da Trắng và da Vàng. Chính vì vậy cô rất gắt gao trong việc giáo dục học trò của mình.

Cô không nề hà dạy cho hết bài chớ không dạy cho hết giờ. Lớp của cô luôn luôn ra về trễ vì cô lo chu đáo việc học cho từng đứa trước khi chúng bước lên xe bus về nhà.

Ở lớp mẫu giáo năm nay, khi chuông tan học reo, cô giao tận tay bài chúng đã làm và bài đem về nhà. Cô mặc áo cho chúng, bỏ bài vở vào túi đeo lưng rồi đóng lại cẩn thận sợ chúng chạy nhảy làm rơi rớt ra ngoài. Khi ra tới cửa trường, cô ôm từng đứa, nếu là đứa ngoan thì cô khen, còn đứa nghịch ngợm thì cô khuyên nhủ nó và bắt nó hứa sẽ nghe lời khi đến lớp ngày mai.

Lớp của cô tổ chức rất có quy củ và thưởng phạt nghiêm minh. Đứa nào ngoan, biết vâng lời sẽ được thưởng. Đứa nào nghịch ngợm, lười sẽ bị mất điểm và bị phạt ở lại làm cho hết bài trong giờ chơi. Trong giờ thể dục, cô dạy cho các bé vận động đủ các cơ bắp trong cơ thể kết hợp với các trò chơi để chúng được khoẻ mạnh. Tôi nhận thấy các bé thật là may mắn được ở lớp cô vì chúng được huấn luyện thật chu đáo từ thể lực đến học lực.

Trong giờ học, cô ôn các chữ cũ, giới thiệu thêm các chữ mới cho các bé đúng theo tinh thần "Ôn cố tri tân." Sau đó cô tập cho chúng đặt câu đúng chữ đó.

Trong giờ tập viết, cô dạy các bé viết và đòi hỏi chúng phải viết "ngay hàng thẳng lỗi" chứ không chấp nhận chữ viết cong quẹt, ngoằn ngèo dù đó là những đứa bé mới hơn năm tuổi. Cô tập chúng viết và biết đánh vần tên mình.

Trong giờ toán cô dạy chúng biết đếm số và nhận ra các khối mẫu có số lượng lặp đi lặp lại tương tự nhau. Dạy cho chúng biết đếm số trên mặt đồng hồ treo tường. Nhận ra giá trị của các đồng tiền xu.

Trong giờ tập đọc, tuy không có khiếu về ca hát nhưng bù vào đó cô dùng băng cassettes và CDs để dạy các bé tập học vần mẫu tự. Cô cũng dùng cách này dạy các em các bài hát vui nho nhỏ có lồng bài học.

So với lớp của các thầy cô khác trong trường, cô Ô hoàn thành xuất sắc hai việc, vừa giữ gìn trật tự và dạy các em học. Không ai có thể làm được việc này nếu không đem hết tâm trí và tinh thần trách nhiệm của mình ra.

Mới tuần rồi, cô bị cảm nặng nhưng vẫn rán đi dạy. Đến khoảng một giờ trưa thì cô kiệt lực. Trong giờ ngủ trưa của các bé, cô phải nằm dài ra sàn vì quá mệt. Trong giờ học cô không để một lúc nào lãng phí. Cô luôn luôn soạn bài đầy đủ và dồi dào cho các em học tập. Nếu em nào nghỉ, hôm sau phải vào làm bài bù cho hôm trước. Nhiều lúc cô giữ lại những em làm bài chậm trong giờ ra chơi để giúp chúng làm hết bài cho kịp các bạn đồng lớp.

Trong tất cả những buổi lễ lộc lớn của nhà trường, cô là người dẫn đầu cho ban vũ truyền thống của các bộ tộc. Cô tham gia đầy đủ các hoạt động bảo tồn văn hóa và lúc nào cũng là một tấm gương cho đám trẻ noi theo. Chính cô là người đã giới thiệu “Lời Thề Tâm Huyết của Người Da Đỏ” để cả trường đọc lớn mỗi sáng trước khi lớp học bắt đầu. Lời Thề Tâm Huyết đó như sau:

“Tôi

Tôi rất là đặt biệt

Tôi độc đáo

Tôi là đáng kể

Tôi được mọi người yêu mến

Tôi tin rằng tôi có thể đạt được mọi điều tôi đặt hết tâm trí vào

Tôi tin vào tôi và đồng bào của tôi

Tôi tin vào văn hóa và tiếng nói của chúng tôi

Tôi tin vào đất nước và lối sống của chúng tôi

Tôi tin vào lời dạy của các bậc tiền bối

Tôi tin rằng có một hướng đi cho đời mình

Tôi tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện

Tôi tin tưởng vào Đấng Thượng Đế Tối Cao

Tôi xin hứa sẽ thực hành lời tâm nguyện này.”

Tôi nghĩ rằng cô Ô. là người đã giữ đúng được lời thề tâm huyết đó để đem hết tài năng và tâm trí của mình phục vụ cho lớp trẻ Da Đỏ với tất cả tình thương cho thân phận đáng buồn của dân tộc mình và nhiệt tâm muốn tạo một tương lai sáng lạng cho thế hệ tương lai. Chính do tình thương lớn lao và nhiệt tâm phi thường đó của cô đã làm cô trở thành một cô giáo mẫu mực. Cô quên đi thân mình để thế hệ sau không bị mai một và thiệt thòi.

Bất cứ dân tộc nào, vào thời nào, cũng có những nhà giáo dục tận tâm như cô Ô. Chính những con người đáng kính này sẽ đào cho cộng đồng mình và xã hội bên ngoài những viên gạch làm vững chắc thêm nền văn hóa và truyền thống cố hữu. Xin ngã mũ chào kính phục các vị trong số đó phải kể đến cô Ô.

TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,112,118
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến