Hôm nay,  

Giai Điệu Quê Hương

20/03/200600:00:00(Xem: 159064)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Tác giả đã dự viết về nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên với nhiều bài viết đặc biệt. Bà sinh năm 1950 tại Đà Nẵng, đoàn tụ gia đình năm 1993 diện ODP, từng làm việc nhiều năm tại đảo biển Galveston, Texas và hiện cư trú tại Los Angeles.

*

Thiên hạ đi du lịch mùa hè, vợ chồng Phụng chỉ được du lịch mùa đông.

Xuân Hạ Thu, hai đứa bận bán hàng ở đảo biển <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Galveston, Texas, đầu mùa Đồng, dắt diú nhau về Los Angelesthăm con và du lịch.

Suốt 3 mùa bán hàng trước biển, nên du lịch chỉ muốn đến những nơi có núi, đồi, sông, suối.

Hai đứa chọn tour San Francisco, Yosemite3 ngày 2 đêm của hãng du lịchSeaGull.

Sáng sớm xe chạy, trưa đoàn dừng chân ở thị trấn Solvang ăn trưa, tiếp tục hành trình đến lâu đài Hearst, toà lâu đài trơ vơ trên núi, 2 đứa mua vé, mỗi vé $20 dollars vào xem, chờ xe ở trạm, Phụng bỏ 25cents vô kính viễn vọng để xem lâu đài trên núi, mùa đông, toà lâu đài chìm trong sương mù dày đặc, xe đón, hai bên đường, những cây Noel với những chùm trái đỏ tươi, sáng cả con đường, xuống xe khách xếp hàng chờ Guide tour của lâu đài hướng dẫn vào xem, con đường dẫn vào cổng lâu đài được trồng hai hàng cam, cây chỉ cao qúa đầu gối nhưng đã kết trái, Guide tour mặc áo Manteau dài tới gối, tóc dài cột sau gáy, mùa Đông nhưng hắn đeo lính đen bự, ngau quá, trong lòng Phụng đã thấy mất bớt vẻ đẹp huyền ảo của toà lâu đài, toà Hearst chủ yếu trồng cam, chanh, quít, bưởi và cả trái tắc, Guide tour nhắc nhở khách nếu hái mấy trái nớ sẽ bị phạt $2.500 dollars, vườn chỉ có mấy bụi hoa trà nở và mấy bụi hồng Tường Vy đang nở hoa leo dựa cây Palm, phòng ốc rộng nhưng u tịch vường bày những bức tượng cẩm thạch không thấy nét mỹ thuật.

Phụng nói với chồng đời người ngắn ngủi quá, ở chi chốn khì heo cò gáy ni cho buồn, Phụng chỉ mong có căn nhà nhỏ ngay Santa Ana để buổi sáng được nghe tiếng gà gáy và cả ngày được nghe tiếng người Việt léo nhéo từ những nhà hàng xóm.

Ngày thứ 2, đoàn khởi hành từ sáng sớm để du khách được ngắm mặt trời lên, thiên nhiên của Yosemitethì khỏi nói vì quá hùng vĩ.

Trưa, đoàn dừng bến cảng Fisherman để khách ăn trưa bến cảng đông vui, sầm uất, quán ăn với những nồi luộc cua khổng lồ đang luộc bán cho du khách nhưng chỉ là cua đông lạnh chứ không phải cua lội trong hồ như ở siêu thị Cali, những gian hàng bán bánh ngọt, bánh mì, bánh mì là ổ bự tròn vo, người bán hàng xẻ bánh mì, múc nước sauce vàng vàng chan vô, đưa muỗng nĩa nhựa cho khách, vỏ bánh thay tô đựng nước sauce, múc ăn xong thì ăn vỏ bánh, 1 ổ 5đ 50 cents, thấy khó ăn quá, vòng vòng kiếm cơm tàu ăn thôi.

Hai giờ chiều, mua vé lên tàu thăm vịnh San Franciscodown town bắc Calicó nhiều nhà cao tầng hơn Los Angeles, Golden Gatecó những sợi dây cáp nối những nhịp cầu nếu đo thì sẽ bằng 20 lần vòng đo trái đất.

Du khách đứng trên Boong tàu xòe tau để những vụn báng, từng đàn Hải Âu bay đến mổ, Hải Âu đẹp nhưng tanh rình.

Chiều, xe dừng dưới chân Golden Gate để du khách ngắn chiếc cầu nỗi tiếng và mua quà lưu niệm, mưa bắt đầu nặng hạt, sáng hôm sau trên đường về, nước của vịnh San Francisco đã tràn lên bờ và mưa suốt đến lúc về lại Los Angeles, Guide tour của hãng xin tiền típ là 20% trên giá vé, đi từng ghế thâu tiền rõ ràng, sòng phẵng.

Từ chuyện tiền tip, Phụng nhớ lần vợ chồng Phụng từ Los Angeles xuống Santa Ana mua tour người Việt để đi Mexico 3 ngày 2 đêm, guide tour là người Việt thì dể hiểu biết nhiều những nơi mình đến, xem quảng cáo trên đài TV quảng cáo dẻo quẹt:

- Quý vị sẽ được ăn điểm tâm thật no trước khi khởi hành.

Phụng nói với chồng:

- Khúc bánh mì thêm chai ước nữa thì không phải thật no mà là no cành hông luôn.

Guide tour hôm đó là 1 ông già ngoài 6 bó, tự giới thiệu mình tên Bob Vu (ở Mỹ ni Bob bậy sơ sơ cũng đủ khốn nạn thân già, ở đó mà Bob Vu)

Khách đi tour đa phần là quý vị cao niên, Phụng nghĩ chắc ai cũng muốn đi tour của người Việt để Guide Tour VN kể về lịch sử những nơi mình đến nhưng ông Bob Vu ni chẳng biết chi để kể, lâu lâu kể chuyện vui mà chuyện vui của ông ta chỉ là chuyện tục. Nghe đến chuyện thứ 3 thì Phụng tưởng như tai mình bị tra tấn, nhìn sang quý cụ Phụng thấy ai cũng nhăn mặt nhưng chẳng ai dám có ý kiến vì sợ mất lòng.

Lòng dặn lòng, những lần sau kiếm tour của Tàu đi, tiếng Mỹ thì 2 đứa nghe lõm bỏm, tiếng Tàu thì không biết, Guide tour Tàu có thể chuyện giống ông Bob Vũ mình không hiểu, lỗ tai khỏe re.

Trưa, đoàn đến Mexico, tài xế lùa khách xuống xe khoá cửa xe, dặn khách ăn trưa và shopping, 1 tiếng 30' sau mới được lên xe.

Trưa, trời nắng nóng, phố thì chẳng có chi để mua nhếch nhác và bụi bặm, những người đàn bà Mễ lùm xùm, coi cọc, nách con cầm những món hàng nghèo nàn mời khách mua.

Ghé xem nước phun từ tảng đá nằm sâu dưới chân cầu, hãng xe quảng cáo nước phun như Rồng phun, hôm đó nước có phun thật nhưng chỉ phun như mèo đái, thằng bé Mễ từ đâu chen vào xem, Phụng kéo chồng đi chỗ khác nhường chỗ cho thằng bé, vô phúc ông nhóc Mễ té xuống vực lại đỗ vạ cho mình.

Tối, đoàn ghé tiệm ăn Mễ ăn cơm tối, 2 đứa kêu 2 dĩa cơm cá chiên, nhìn vô bếp thấy đầu bếp đang chiên cá, con cá khá lớn, Phụng cứ nghĩ ăn không hết nhưng cá chiên dòn, ngon quá, ăn hết dĩa cơm, mỗi dĩa 10 dollars.

Đoàn ở đêm khách sạn Mễ, khách sạn sạch đẹp. Sáng hôm sau, trước khi về lại Mỹ, đoàn ghé chợ Sea food Mễ, 2 đứa vô chợ xem cho biết cảnh họp chợ cua Mễ chứ chẳng mua gì, mấy bà trong đoàn mua ốc mua nghêu xách ra xe, mấy bà cố tình nói lớn để vợ chồng Phụng ghe:

- Hai người đi trước tụi mình thật xứng đôi vừa lứa chẳng "rạy" ra được đồng nào để mua quà.

Hai đứa làm thinh, cãi nhau mất vui, đi chơi thôi, chuyện chi phải ôm mấy con ốc con nghêu tanh rình về, market tàu, market Việt con chi cũng có tươi sống, bơi lội trong hồ, mắc chút thôi.

Trưa, đoàn ghé tiệm Mễ, đãi du khách ăn tôm hùm con tôm hùm vừa 1 người ăn, nói là đãi nhưng bán vé thâu thêm mỗi người 10 dollars nếu muốn ăn, có ban nhạc Mễ đàn hát giúp vui, trong đoàn có bà khách đã ngoài 6 bó đứng bên cạnh ban nhạc Mễ nhúm nhẩy ôm hết ông nầy đến ông khác, kiểu vui vẻ không đúng tuổi của bà ta trông thât chướng mắt, hay tại Phụng khó tính"

Nhà cửa xây lộn xộn, sơn màu lung tung, màu vàng đậm, tím đậm, xanh đậm ở hết trên tường trông chẳng mỹ thuật chút nào, về lại biên giới nhìn nhà cửa ở Mỹ, chì 1 màu trắng sang trọng, trang nhã.

Trên đường về, ông Bob Vũ thâu tiền típ, ai cũng đưa những có 2 vị khách không chịu đưa, có lẽ không hài lòng với cách phục vụ của ông Bob Vũ, thế là chỉ vì mấy đồng tiền tip, Bob Vũ lải nhải miết suốt đường về.

Về Los Angeles, ít ngày sau, hai đứa lấy vé của hãng du lịch Bravo, chỉ mua vé 2 vòng đi về Las Vegas, mỗi vé 40 dollars, phòng khách sạn thì Phụng đặt trước.

Xe đón khách ở China Town, đi bộ từ nhà ra chỉ 5', Phụng xếp valy từ đêm trước, thấy chồng ra bếp lấy dao bự, Phụng hỏi:

- Chi con dao bự rứa"

- Anh mang theo.

- Khỏi, em bỏ vô valy con dao xếp rồi.

- Anh bỏ ngăn ngoài của valy, đi đường có thằng kẻ cắp anh sẽ phóng nó.

- A chù! Cất lại, anh có tin là anh rút dao ra, chưa kịp, phóng, thằng kẻ cắp đá 1 cái thì người lẫn dao dính vô gốc cây không"

Từ chuyện phóng dao, Phụng nhớ lúc còn ở Việt Nam hàng xóm nhà Phụng có ông bà cụ, ông cụ ngoài 90 và bà cụ đã 90, chạng vạng ông cụ chống gậy xuống bếp tìm con dao bự tha lên nhà để dưới gầm giường, con cháu hỏi, ông nói “Tối có kẻ trộm tao lấy dao chém nó.” Suốt ngày thấy vắng ba, ông cụ đi kiếm. Tiếng ông cụ “Bà ơi! bà đi mô rồi"” Tiếng bà cụ gắt yêu: “Đây nè! Réo miết.” Ngày ông cụ qua đời, con, cháu, chắt và cả một đứa chít về thọ tang ông, bà quên hết con cháu vây quanh, ôm quan tài ông khóc kể “Anh ơi! anh nỡ lòng nào bỏ em bơ vơ một mình.” Con cháu đang khóc, nghe bà cụ kêu "anh ơi" cả đám tang vỡ oà tiếng cười, cười nhưng tất cả đều chảy nước mắt vì từ đây mẹ, bà, cố của mình sẽ sống thui thủi một mình.

Phụng nói với chồng áo quần bỏ vô valy, túi xách đeo vai chỉ để thức ăn, trái cây và nước uống ăn dọc đường giấy tờ tiền bạc lận trong người, thằng kẻ cắp giật túi xách cũng chỉ mất đồ ăn, khỏe re, cần chi phải phóng dao, phóng rưa.

7 giờ 30' sáng, xe đón một mớ khách ở China Town, vòng qua Rosemead dừng thêm 2 trạm, 9h xe khởi hành, trưa ghé để khách nghĩ ngơi, ăn trưa 30' lên xe đi tiếp, trước khi xe chạy, tài xế xin tiền tip mỗi người 2 dollars, xe đến Las Vegas 1h 30' trưa, hẹn hai ngày sau đến đón lúc 2h 30' chiều.

Hai đứa lấy phòng ở khách sạn Flamingo (Hồng Hạc), anh Lâm xuống đánh bài dắt Phụng theo, chỉ Phụng kéo máy 1 cent chờ, Phụng vừa kéo máy vừa ngáp, hai tiếng sau, hắn đến đón Phụng, 2 tiếng kéo máy 1 cent, Phụng thua mất 2 đ.

Khách sạn Flamingo có khu vườn thật đẹp, khách sạn thành lập từ tháng 12 năm 1946, vườn không trồng nhiều hoa chủ yếu là cây xanh nên thât mát mắt với những thác nước nhân tạo, vườn nuôi được 10 con Hồng Hạc qúy hiếm, nuôi gà sao, trĩ, dưới hồ những đôi uyên ương thảnh thơi bơi lội, có cả 10 con chim cánh cụt dang đôi cánh ngắn ngủn đi lạch bạch thật dễ thương. Đây là loài chim cánh cụt mà chồng Phụng kể lần qua Úc thăm các em của mình, mấy anh em mua vé vào gần hang chim cánh cụt nằm im chờ đến 12 giờ khuya chim dắt díu nhau về hang mới xem được. Ở Mỹ thì tha hồ, cứ đến khách sạn Flamingo ra vườn xem, hồ nước rộng thả những con cá koi lớn đủ màu, bắt một con chiên xù thì cả nhà 10 người cuốn bánh tráng chấm mắm mêm ăn mới hết.

Hơn 10 năm sống trên đất Mỹ, Phụng đã nhiều lần lên Las Vegas, ở qua nhiều khách sạn kể cả khách sạn Wynn nhưng lần nầy ở Flamingo phòng không sang như Wynn nhưng khu vườn đẹp và mát qúa, ra vườn chỉ muốn ngồi hoài.

Đi sòng bài xứ người rồi nhớ sòng bài xứ mình, Phụng về Việt Nam theo Sàigon Tourist ra thăm Hà Nội, ghé sòng bài Đồ Sơn dành riệng du khách nước ngoài, Tour Phụng d8i hơn phân nữa là du khách Việt Kiều vô sòng bài tgử thời vận, Phụng ở ngoài với du khách trong nước đi quanh ngắm phong cảnh nữa giờ sau khách Việt Kiều ra, người nào cũng cúng sòng bài Đồ Sơn 1 vài trăm dollars.

Từ sòng bài đi bộ xuống parking lot, hướng dẫn viên chỉ hai hàng trúc Đào đùa với Phụng:

- Cô thấy không" Nãy mình lên lối đi không có trúc Đào, đường về thì có, sòng bài trồng sẵn để anh nào thua bài nhiều quá chỉ việc hái lá trúc Đào ăn, ăn xong về cõi vĩnh hằng thanh thản hơn là về với vợ con.

Hết tour, Phụng và bà bạn đi chung ở lại Hà Nội thêm vài ngày nữa để du lịch những nơi không có trong chương trính, hai chi em ra bến chương Dương Độ mua Tour du lịch sông Hồng ghé thăm đến chử Đồng Tử, đền Dầu, đến Đại Lộ, làng gốn Bát Tràng.

7h 30' sáng tàu khởi hành và sẽ về lại bến 5h chiều, khách du lịch đa phần là những vị khách đã nghĩ hưu nội quy của tàu là không được mang thức ăn, đồ uống xuống tàu, hai chị em chẳng dám đem gì theo nhưng du khách thì đem đủ thứ qùa bánh, trái cây và cả kẹo sìu nổi tiếng của Hà Nội, tàu chạy trên sông Hồng, dọc bờ sông những hàng ngô, hàng chuối trồng xanh tươi mát mắt, tàu chạy 1 đoạn thì có các liền anh liền chị trong ban nhạc Trăng Tây Hồ hát giúp vui, ban nhạc với nam MC Đức Hạnh và ccác ca sĩ Hải Yến, Thanh Nga, Nhật Lai mặc áo tứ thân đầu chít khăn mỏ qụa, tay cầm nón quai thao, MC Đức Hạnh dẫn chương trình giỏi, ăn nói lưu loát, các ca sĩ hát với tiéng đệm đàn tứ điêu luyện của nhạc sĩ Xuân Ba, các cô hát dân ca đủ loại, từ quan họ Bắc Ninh đến làn điệu chầu văn, Hải Yến trong giá cô đôi Thượng Ngàn hát không thua gì ban nhạc chầu văn chuyên nghiệp trong các phủ, đền.

Trưa mỗi người được phát 1 hộp nhựa lớn đựng cơm và thức ăn sạch, ngon, cơm trưa xong tàu ghé đền chử Đồng Tử, đền Đại Lộ, đến Dầm, làng gốm Bát Tràng, vùng quê nhưng các đền chưng hoa và trái cây rất đẹp, đền Dầm thờ 24 cô sơn trang chứ không chỉ thờ 12 cô như các đền khác.

Làng gốm Bát Tràng bán rất rẻ, chậu hoa lớn với hoa văn đẹp chỉ có giá 30 ngàn, rẻ như cho không, mấy ngày trước Phụng cũng đến làng gốm Bát Tràng theo tour xe, hỏi giá, món nào cũng có giá trên trời, mắc nhiều so với hàng gốm Bát Tràng nằm trong thương xá TAX-Saigon, giờ thấy giá rẻ cũng với những gian hàng đó, hỏi thăm, thì ra hàng bán được phải chia cho hướng dẫn viên và tài xế rất nhiều, đành phải "hét" giá trên trời.

Trước cổng vào các đền, bà con có nhà gần đền đem nhang đèn, hoa trái để bán cho du khách mua vào dâng cúng, có cả hàng bánh dầy Quán Gánh nổi tiếng đất Bắc vỏ bánh dẻo, mịn, thơm mà chỉ có làng Quán Gánh mới quết được, kh1c hẵn bánh dầy vẫn bày bán ở Hà Nội.

Chiều, tàu chuẩn bị về bến, trước lúc chia tay các em của ban nhạc Trăng Tây Hồ hát bài chia tay lưu luyến.

- Người ơi! người ở đừng về.

Tất cả các em đều tốt nghiệp trường điện ảnh và kịch nghệ.

Rời Hà Nội, hai chị em lấy tour ra thăm Huế, đoàn đa phần là Việt Kiều Mỹ, Úc, tối hưởng dẫn viên đưa khách đi nghe ca hò Huế, du khách xuống thuyền Rồng, thuyền ra giữa giòng Hương Giang, thuyền neo để ban nhạc hát, chủ thuyền bưng 1 mâm bia, coca lon để trên bàn, trong đoàn có ông Việt Kiều Úc lăng xăng bưng măm nước mời quanh các ca sĩ, nhạc sĩ, mời hết cho đến lúc chỉ còn mâm không mới quay về chỗ ngồi, khách trong đoàn chưa ai có lon nước nào, chủ thuyền lại bưng tiếp mâm khác lên, Phụng nói nhỏ với bạn:

- Đừng uống, 1 lon 1 dollar, ra ngoài mua uống rẻ hơn, vãn hát, du khách chuẩn bị rời thuyền, chủ thuyền ra tính tiền mâm nước, bia 2 đô, coca 1 đô, ông việt kiều Úc kêu trời:

- Tui tưởng, nước miễn phí.

Phụng nói nhỏ với bạn:

- Hắn tưởng nước miễn phí nên vội vàng bưng đi mời hết mọi người trong ban nhạc, để bạn đi chung đoàn mốc mỏ chơi.

Du khách trong đoàn nhìn hắn cười, kiểu cười chế giễu, Việt kiều Úc quê, đành móc tiền đô ra trả.

Nói ca hò Huế nhưng vừa ca vừa hát dân ca, văn nghệ hay nhưng muỗi cắn quá, Phụng thích nhất là bài hò Huế cuối chương trình, với cặp song ca nam nữ hò đối đáp nhau, lời rất dễ thương:

Khoan khoan hỡi bạn hò khoan,

Chứ em hỏi anh:

- Trong trăm loại dầu có thứ dầu chi là dầu không thắp"

- Trong trăm thứ bắp có bắp chi là bắp không rang"

- Trong trăm ngàn thứ than có than chỉ là than không quạt"

- Trong trăm ngàn thứ bạc áo bạc chi là bạc không tiêu"

Này hỡi em ơi!

- Trong trăm ngàn loại dầu có nắng dãi mưa dầu là dầu không thắp.

- Trong trăm thứ bắp có bắp la bắp lắp là bắp không rang.

- Trong trăm ngàn thứ than có than thở, thở than là than không quạt.

- Trong trăm ngàn thứ bạc có bạc tình, bạc nghiã là bạc không tiêu.

Trai nam nhơn anh đà đối đặng, rứa gái em thời tính răng"

- Này hỡi anh ơi! rứa em hỏi tiếp anh:

- Chớ chữ chi là chữ chôn xuống đất"

- chữ chi là chữ cất lên tra"

- Chữ chi anh thà không đổi"

- Chữ chi là chữ không bay ơ mà... không bay"

Trai nam nhơn anh mà đối đặn, miếng trầu cay em sẽ trao chàng.

Này hỡi em ơi!

- Hai chữ tiền tài anh chôn xuống đất.

- Hai chữ nhơn nghiã anh cất lên tra.

- Hai chữ nhớ thương anh thà không đổi

- Chữ tình, chữ nghiã gió thổi không bay ơ mà ... không bay.

Trai nam nhơn anh đà đối đặng, rứa miếng trầu cay đâu nào"

- Rứa thì:

- Đi mô cho thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.

- Ừ! thì:

- Em lên non anh cũng lên theo, em xuống thuyền anh cũng đeo theo bạn hiền.

Về lại Mỹ, hai tuần sau Phụng thấy đài Sàigon TV trong chương trình "những nẻo đường quê hương" có chiếu đoạn phim ở Huế, trong đoàn có ai đó quay phim về tặng đài, Phụng thấy đài chiếu cảnh Phụng đang ngồi vừa nghe ca hò Huế vừa vuốt mặt vì muỗi bu.

Cũng từ chuyện TV, từ Đà Nẵng Phụng với bạn du lịch Hội An dự lễ hội nguyên tiêu, dạo quanh vừa mệt vừa đói, hai chị em sà xuống gánh mì Quãng ăn, chỉ 3 ngàn đồng một tô nhưng ngon quá, hai đứa quất thêm tô nữa. Mấy ngày sau về lại Sàigòn, đài HTV9 chiếu lễ hội nguyên tiêu ở Hội An, chiếu cả gánh mì Quảng Phụng ăn đêm đó. Hú hồn không thấy chiếu hai chị em ăn, nếu có, Phụng không biết dấu mặt mình ở đâu vì ăn hàng cấp quốc gia.

Phòng trong, Phụng nghe CD "Câu hò ví dặm", phòng ngoài con rể đang nghe nhạc Mỹ, tiếng cháu ngoại "bi bô" kiểu Mỹ - Việt đề huề:

- Mommy ơi! Bé muốn ăn some sơm with thịt hộp....

Phan Tịnh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến