Hôm nay,  

Đôi Điều Quan Trọng Cần Biết

09/03/200600:00:00(Xem: 41612)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Nhà báo, đồng thời là nhà hoạt động cộng đồng Chu Tất Tiến, một tác giả rất quen của bạn đọc Viết Về Nước Mỹ vừa góp thêm bài mới, về đôi điều cần biết trong đời sống tại Hoa Kỳ. Đây là những cảnh báo rất thực tế và hữu ích, mong sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm được viết để chia sẻ.

*

Trong đời sống thường ngày ở Mỹ, có hàng vạn chuyện đáng ngạc nhiên xẩy ra. Tuy nhiên, ngoài những điều "nghe qua rồi bỏ", có những vấn đề mà chúng ta phải quan tâm, để biết, hiểu, và tự bảo vệ mình khỏi nhiều điều kém may mắn, nếu không nói là bất hạnh.

1-Leptospinosis:

Bà X. là một phụ nữ duyên dáng, trí thức, trong tuổi 40, lúc nào cũng hoạt bát và nhanh nhẹn. Bà luôn lo cho chồng con được mọi sự vui vẻ, nên thường tổ chức những cuộc đi chơi gia đình, cắm trại, ăn "barbercue"...vào các dịp nghỉ lễ hay các cuối tuần dài hơn thường lệ.

Vào ngày Thanksgiving vừa qua, bà lại tất bật lo cho một cuộc đi chơi gia đình bên dòng sông <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Coloradođể cho chồng con vừa câu cá vừa nghỉ ngơi sau tháng ngày mệt nhọc. Để cho ngày nghỉ thêm tiếng cười, bà đã mời vài người hàng xóm cùng tham dự. Họ đã vui vẻ nhận lời và mỗi người mang theo mình vài món thực phẩm để chung vui. Người mang theo thịt, kẻ mang nước uống.

Buổi trưa hôm đó, mọi người cười đùa như chưa bao giờ vui thế. Bà X. lo tiếp hết khách này đến khách khác và hầu như quên cả chính mình. Chỉ đến khi cảm thấy khát nước, bà mới với tay đến thùng Coca mà bà bạn hàng xóm mang qua và uống liền một hơi.

Cuộc vui đang kéo dài tưởng như không thể tàn. Nhưng bỗng nhiên, bà X. cảm thấy khó chịu, muốn nôn ọe. Đầu choáng váng, bà phải dựa vào chồng mới đứng vững được. Mọi người đều lo lắng, xúm lại hỏi han cho đến khi bà như mệt lả, thì ông chồng phải kêu 911. Chừng 10 phút sau, xe cứu thương tới, chở bà vào gấp bệnh viện. Niềm vui vụt tắt. Mọi người kéo nhau ra về. Gia đình bà X. thì túa vào nhà thương, chờ đợi. Căng thẳng và sợ hãi. Đến khoảng nửa đêm, bác sĩ trực buồn bã báo tin bà đã qua đời vì chứng Leptospinosis: căn bệnh khủng khiếp cấp tính gây ra bởi nước đái chuột trên nắp lon Coca. Theo nghiên cứu, nước đái chuột chứa nhiều vi khuẩn cực độc, gấp nhiều lần một bồn cầu công cộng. Tai các hãng sản xuất nước ngọt thì không có chuột, nhưng khi mang về các tiệm bán lẻ, rồi chở về nhà, để dưới gara, không có thùng che, chuột có thể chạy qua chạy lại và tiểu vào nắp lon.

Cho nên, khi muốn uống nước ngọt, nên rửa nắp lon cho sạch, và nên dùng ống hút, thì sẽ tránh được sự thăm viếng của Thần Chết Leptospinosis này.

2-Gọi đi làm Bồi Thẩm Đoàn:

Ông M. vừa về tới nhà sau tám tiếng làm việc mệt mỏi, thì nghe điện thoại reo liên tục. Cầm ống nghe lên, ông thấy một giọng phụ nữ trẻ hỏi lý do tại sao ông không đi làm Bồi thẩm đoàn vào tuần lễ vừa qua, mặc dù có giấy mời.

Ong M. bối rối: "Tôi có nhận được giấy mời gì đâu"" Người thiếu nữ bên kia gằn giọng: "Chúng tôi có gửi giấy đến ông từ tháng trước. Tuần lễ vừa qua, có một phiên tòa quan trọng, chúng tôi chờ ông mãi không thấy ông tới. Ông có biết rằng như vậy là phạm tội khinh thị Tòa Án hay không""

Ngỡ ngàng và lo sợ, ông M. run run: "Tôi hoàn toàn không nhận được giấy mời gì cả""

Giọng nói gay gắt hơn: "Ông cho tôi kiểm chứng lại. Ông tên gì" Nguyễn văn M. phải không"" "Dạ, đúng!" Giọng nói hỏi tiếp: "Địa chỉ ông là..... Đúng không""

"Dạ, cũng đúng luôn!" "Số an sinh ông là mấy" Phải 12345678 không"" Ông M. ngớ người: "Không phải! Số an sinh của tôi là 78912345 cơ mà!" Người thiếu nữ gằn giọng hơn: "Ông có chắc không" Lặp lại một lần nữa coi!" Ông M. lắp bắp: "Thưa cô, đúng vậy! Số an sinh tôi là 78912345! Tôi rất chắc chắn về điều đó! Tôi thuộc lòng nó mà!" Người thiếu nữ dịu giọng hơn: "Vậy, ông cho tôi một điều để kiểm tra thêm. Thẻ Credit card của ông mang số mấy""

Đến đây, thì ông M. hơi hiểu ra, ông tái mặt: "Tại sao cô lại hỏi tôi số Credit card"" Đầu dây bên kia cúp máy "Cụp"! Ông M. đổ mồ hôi. Thôi, chết rồi, mình đã lộ số an sinh cho một tên lạ mặt rồi! Phải tìm cách cấm cản....

Nhưng không kịp nữa rồi. Chỉ trong nháy mắt, những thông tin về ông M. đã được bọn gian thu vào "data" và chúng đã nhanh chóng rút tiền của ông từ vài trương mục! Kiểu lừa gạt này đang được áp dụng ở Oklahoma, Illinois, và Colorado.

3-Stroke (Xuất Huyết Não):

Tại một quán ăn sang trọng, cô N. đang vui vẻ trò chuyện cùng nhóm bạn thân đã lâu ngày không gặp. Chuyện trò nở như bắp rang. Bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu được kể lại với những nụ cười dòn dã. Bất chợt, khi đứng dậy để đi "toilet", cô N. tự nhiên trượt chân, lảo đảo, tí nữa thì ngã xuống. Bạn bè vội đỡ tay cho cô khỏi ngã. Mặt cô hơi tái. Mấy người bạn hỏi dồn: "Có sao không" Có thấy gì không" OK chứ"..." Cô N. cố mỉm cười: "Không sao đâu! Tại đôi dép mới mua, đi chưa quen chân." Rồi cô tiến tới "toilet" xong rồi trở lại tiếp tục những câu chuyện dang dở.

Những tiếng cười lại vang lên. Những vai ôm, tay bắt nồng nhiệt. Rồi cũng phải tan hàng. Ai về nhà nấy. Cô N. ra xe về. Thay quần áo xong, đi tắm, và lên giường chuẩn bị ngủ. Đột nhiên, cô thấy chóng mặt, tay chân run rẩy không tự chủ được. Vội vã, cô gọi một cô bạn thân. "Hello! Mày tới ngay với tao... Tao cảm thấy không ổn rồi..." Người bạn chạy tới, gõ mãi cửa không mở. Phải kêu Manager mở giùm. Vào trong, thấy cô N. nằm gục bên chiếc điện thoại. Xe cấp cứu tới, chở cô vào bệnh viện. Nhưng, đã trễ. Cô N. bị xuất huyết não, những mạch máu vỡ đã tràn ra...

Phải chi, khi bạn bè thấy cô N. có triệu chứng bất ngờ lảo đảo, run rẩy, mà đưa cô vào bệnh viện ngay, thì có lẽ mạng sống của cô đã không bị mất đi. Do đó, khi thấy một người thân nào có triệu chứng trợt chân bất ngờ, hay tự nhiên run rẩy, nói năng bất thường, người bên cạnh phải làm ngay những việc dưới đây:

a-Yêu cầu người bạn trợt té đó CƯỜI lên vài lần, xem NỤ CƯỜI có tươi nở bình thường không, hay là có chút méo mó.

b-Bảo người đó GIƠ CẢ HAI TAY LÊN, xem cánh tay có run run không.

c-Bắt người đó NÓI VÀI CÂU KHÓ, xem có vấp váp gì không. Nếu có những triệu chứng bất thường, người bạn đó đã bị Xuất Huyết Não rồi, phải gọi 911 gấp và dẫn giải những triệu chứng đó cho người nhận điện thoại. Bạn bè cũng có thể hỏi xem người đó có thấy tức ngực không, có đau tê ở dưới cánh tay trái không. Nếu có, thì là triệu chứng của bệnh TIM (Heart Attack.) Cả hai trường hợp đều phải được đưa gấp vào bệnh viện, mới tránh khỏi Tử Thần.

Ngoài ra, THIỀN cũng là biện pháp giúp chúng ta thoát nạn. Thỉnh thoảng, trong cuộc sống căng thẳng, nếu chúng ta thấy có sự ran ran ở trán, ở màng tang, hay trong đầu, cảm giác như có sợi chỉ chạy qua từ bên này sang bên kia, điều nên làm trước tiên là ngồi thẳng lại (lưng thật thẳng), nhắm mắt, hai tay gác lên đầu gối và THIỀN ĐỊNH bằng cách hít thở thật chậm, thật dài, trong khi cố gạt bỏ mọi suy nghĩ ra ngoài trí não, theo dõi hơi thở từ lúc bắt đầu hít vào lỗ mũi, xuống khí quản, rồi vào phổi. Theo dõi ngược trở ra khi bắt đầu thở ra... Làm như vậy vài lần sẽ thấy thoải mái ngay, hết mệt, và biết đâu đã tránh được một lần "stroke" nhẹ....

Vài hàng ngắn ngủi, mong đồng hương có một cuộc sống vui vẻ và khỏe mạnh.

Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,138,283
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.