Hôm nay,  

Niềm Tin Và Thuốc… Lá

21/02/200600:00:00(Xem: 127513)
Người viết: VAN TO

Bài số 943-1543-267-vb3022106


Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, cư trú tại Westminster, cựu sĩ quan VNCH. Tù CS 10 năm, đi diện HO1, hiện làm ở Ocean View School District. Từ năm đầu của giải thưởng, ông gửi hai bài viết về nước Mỹ đề cập tới nạn “coi cọp” báo, vốn rất phổ biến tại Quận Cam. Bài mới đây của ông là “Thầy Cúng” và lần này, theo tác giả, là “Những việc có thật nhưng tên người thì giả.”

*

Chiều hăm chín, cạn tết nên chợ nào cũng đông, Ba-Đỉnh chở vợ đi vòng vòng hai ba tiếng đồng hồ đến bốn năm cái chợ mới mua được sáu bẩy thứ trái cây vừa ý, vừa đem về nhà là chị Ba bày ra bàn, vừa lau từng thứ vừa xướng giá từng loại. Trái đu đủ này ba đồng hăm năm, trái xoài này hai đồng tư, trái dừa này ngày thường 3 đồng 10 trái hôm nay một trái hai đồng, trái mãng cầu 6 đồng bẩy nhăm, ái chà-chà sao mà mắc thế v.v.. Thứ nào cũng đắt hơn nhiều lần so với ngày thường! Đồng hương đi chợ đồng hương, dù gươm có bén cũng vì thương (mại) đồng bào! Nào có đáng là bao, công lao người ta mang từ Mễ về.

Sau khi xếp đặt những trái cây lên cái khay sơn mài xong, bà mang đặt giữa bàn, ngắm nghía rồi gật gù hỏi Đỉnh:

"Trông có đẹp không ông""

Nhanh như cái máy Đỉnh trả lời liền:

"Không còn chê vào chỗ nào được"

Tỏ ý nghi ngờ lời khen của chồng nên bà trừng mắt gằn giọng:

"Ông nói sao" Không còn chỗ chê là thế nào""

"Thì là là.. của em đẹp không còn có chồ nào mà chê được, nhất là hai trái bưởi và cái mâm trái cây"cầu dừa đủ xoài". Chắc chắn người mà em cầu sẽ chiều ý em, quần áo son phấn dầy dép ví đầm và phụ tùng Victoria của em năm nay sẽ vừa đủ xài chứ không dư như mọi năm".

Nói xong là Đỉnh dông tuốt ra khỏi tầm âm thanh của bà Xả, trước là để sống chung hòa bình giữa những người không cùng họ cùng hàng nhưng chung con chung cháu, sau là tôn trọng tự do niềm tin của người.. ta nên chàng ra trước cửa khiêng mấy chậu trúc kiểng đem dấu vào vườn sau, đầu năm mà bày trúc ra đó thì tiền bạc bị trút hết. Còn 8 can nhựa đựng nước uống loại 5 ga-lông chưa có nước phải mau mau mang ra tiệm "Fresh-Agua"đổ vào cho đầy, cho tiền vào như nước! Đỉnh còn định đề nghị với vợ rằng nhân tiện đi mua nước có cần anh ghé chợ Viễn Đông để khiêng về dăm ba bao "Xu-hào" không" Năm mới mà có vài bao xu-hào thì tha hồ rủng rỉnh! Nghĩ vậy thôi chớ đâu dám đề nghị thiệt, lỡ bả nghe có lý bèn O.K thì khổ, không lẽ ngày xưa còn trẻ tốt nghiệp trường Đà-Lạt, nay về già lại làm lạc-đà sao"

" Tiền vô như nước, xu-hào rủng rỉnh, cầu dừa đủ xoài v.v.." ! Nghe mãi cũng thấy hay hay, nhất là ba ngày tết mà có mâm trái cây "ngũ-quả" đủ mọi màu sắc thì thật là đẹp mắt dù cho có sự khác biệt giữa Xoài và Xài, Dừa và Vừa, nhưng xét cho cùng thì niềm tin đó cũng dễ thương, càng nhiều trái cây càng tốt, chẳng làm phiền đến ai, cần phải tôn trọng, miễn sao một ngày nào đó các anh đừng mang "hột xoài" từ Saigòn về CA truyền cho bạn bè dùng làm thuốc trị bệnh giang..hồ, và các chị đừng thay trái đu-đủ bằng những lá trà, lá đu-đủ mang từ Việt Nam về Mỹ rồi bảo là chữa được đủ thứ bệnh, ngàn bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ là "bỏ-xừ" bà con đấy.

Gần đây thuốc cỏ xuất hiện tràn làn, chữa được bách bệnh ("), mua thả cửa, dùng thoải mái, không có sai (ờ-phếch) gì cả. Chuyện đúng sai thuốc cỏ để đó cho các vị có thẩm quyền, tôi chỉ xin báo động nguy hại của một vài loại thuốc .. lá, nhất là đối với phe ta, đần ông cả đời khổ vì các loại lá, lúc trẻ khổ vì đi tìm lá "diêu bông", nay già rồi mới biết là lầm, giá biết thế cứ hái đại bất cứ một cái lá nào bên hàng rào rồi bảo rằng đó là "lá diêu bông" thì nay đã có khối người gọi là chồng rồi! Lá ơi là lá!

Đầu tiên là cái lá dâm... bụt, trong lúc chờ vợ vào chợ lựa trái cây, Đỉnh chú ý đến một người phụ nữ có dáng dấp thanh tao, đôi chân cao cao, cổ áo thấp thấp trông rất hấp dẫn, bà-cô ngồi trước cửa chợ ABC, đang giảng giải môn thuốc chữa bệnh đái đường cho bốn năm lão đần ông ở tuổi vô công rồi nghề nghe. Đỉnh sực nhớ ra đã gặp nhóm người này cách nay vài tháng cũng tại đây và nói về cách chữa bệnh, ông yên lặng theo dõi câu chuyện "bà thầy" xem có khác gì lần trước không, bả kê toa như sau:

"Hái lá dâm-bụt, nếu đàn ông thì hái 9 lá, đàn bà 7 lá, giã nhiễn lọc lấy nước uống, ngày 3 lần sau bữa ăn, cam đoan chỉ trong một tuần là đường xuống. Tôi này, đường tôi cao ghê lắm, uống có một tháng mà hết, bây giờ đi tiểu ra..nước trong vắt, anh nào không tin cứ nếm thử mà coi( xin lỗi, đoạn này tôi thêm vào)".

Đây là lần thứ hai Đỉnh nghe bọn sơn-đông này chữa bệnh tầm phào, tào-lao thiên đế, e rằng trong một thời gian ngắn nữa, tại những chợ của các "chú-thím" lại có bán những lá dâm-bụt với giá 5 đô-la một gói như gói canh "dưỡng sinh" ngày nào, Đỉnh ngứa miệng xen vào hưởng ứng như là một đồng bọn quảng cáo dùm:

"Đúng đấy, chị này nói rất thật (chị ta ngước lên nhìn Đỉnh mỉm cười), nhưng các ông phải hái cho đúng lá dâm-bụt, uống lộn lá dâm-đãng thì đường nó không xuống mà tăng-xông, áp huyết và gì gì còn lên nữa, nguy hiểm lắm".

Cả bọn trợn mắt nhìn anh rồi cuốn gói bỏ đi, có lẽ là vì nhìn anh giống các tấm bia quảng cáo trên thềm bắn, tưởng lầm là VC nên họ sợ mà bỏ đi chăng" Bọn này chỉ sợ những kẻ ác ôn hơn họ mà thôi, xin đồng hương hải ngoại khắp nơi để ý về môn thuốc chữa bệnh tiểu đường với lá dâm bụt của nhóm cái bang này.

Cái lá thứ hai là lá trà đinh, trong góc tủ "nhà-tôi" còn 3 gói trà-đinh, uống để chữa bệnh cao mỡ, táo bón hay xuống co-lét-tê-rôn gì đó nhưng vì uống vào nó quá đắng nên "nhà tôi" cất đi để phòng khi hữu sự. Những gói trà này bả năn nỉ mãi mới mua lại được với giá thương lượng của một bà bạn tốt bụng mang từ Việt Nam sang! Gọi là trà đinh vì nó đen và nhọn hoắt như cái đinh, khi ngâm nước nó nở ra không phải là lá trà mà như một thứ lá .. hiếm quý trên mãi đỉnh núi Hoa-Sơn.

Phong trào các bà uống trà đinh lan truyền khắp phố phường như các ông đi uống.. trà-đình tửu-điếm khiến một bác sĩ phải lên tiếng báo động về sự nguy hiểm của nó. Trên trang Web của báo điện tử Anh Dương có bài viết của bác sĩ X ở bên Pháp nói về hậu quả việc uống trà đinh khiến cho tế bào não bị tê liệt. Ông đưa ra một thí dụ cụ thể là một bà bệnh nhân quá tin vào trà đinh, không nghe lời khuyên của ông, khước từ phương pháp điều trị theo khoa học mà cứ uống trà đinh nên một năm sau bà tử vong vì bị liệt não! Ai đang uống trà đinh nên tìm đọc bài viết này trước khi uống tiếp.

Dù chỉ mới uống có một lần rồi thôi vì quá đắng nhưng bà cụ nhà tôi lại sinh ra lo lắng sau khi đọc bài viết này:

"Hình như hồi này tôi hay quên, không biết tế bào não có làm sao không""

"Làm sao cũng chẳng làm sao, dẫu có bề nào cũng chẳng hề chi!"

Bỏ trà đinh đi bả dinh trà đai-ét về! Lá trà không phải là lá trà mà lại gọi là lá trà, nó giống như lá me được phơi khô, gói từng gói đang được truyền tay nhau để chữa bệnh táo bón, nói là công hiệu lắm, kết quả một tiếng là trông thấy liền(").

Nếu muốn có gói trà này xin mời đồng hương ghé qua SPA trên đường Bít, quý ông bà đã qua tuổi 50 đến đây để bảo trì sức khỏe nên thường trao đổi cho nhau những tin tức về thuốc men, ông trao túi ổi thì bà thò gói trà. Những trái ổi xá-lị của các ông ở hải ngoại tuy không xanh mướt như ổi xá-lị trên Bắc Mỹ Thuận nhưng đầy tình nghĩa, lại còn được chỉ dẫn phương pháp chế biến, sắt miếng đem ướp với xí-mụi thì thật là khoái khẩu, hậu quả là táo bón! Đừng có lo, đã có trà đai-ét, chỉ cần uống một gói là kết quả trông thấy liền, mọi chuyện bế tắc được khai thông, nhưng không ai biết được hậu quả nghiêm trọng đến bộ phận tiêu hóa sau một thời gian dùng loại trà té-re này"

Cái thuốc lá thứ tư là lá đu đủ, lá đu đủ chữa được bệnh ung thư phổi ("). Đây là vấn đề quan trọng tôi mong được kính trình bà con làng nước.

Số là khi vị niên trưởng của tôi ở tuổi 75 bị ung thư nhiếp hộ tuyến, nghe đâu nó đã biến lên phổi nên tên Nguyễn-Kim, bạn cùng đơn vị, rủ tôi đến thăm ông, qua câu chuyện thì được biết ông không chịu chữa trị bằng ki-mô mà uống thuốc xyz kèm theo uống nước lá đu đủ, phải là lá đu đủ phơi khô đem từ Việt Nam sang!

Bất ngờ 6 tháng sau, Nguyễn-Kim bị ung thư phổi, bạn bè của nó trong giới tây y đem nó đi bệnh viẹn chạy ki-mô, nhưng đồng thời bà con bạn bè nằm ngoài giới y cũng đi tìm lá đu đủ mang về cho vợ nó nấu lấy nước cho nó uống. Không có lá phơi khô từ Việt Nam thì dùng lá tươi cũng được, vị thuốc lá này còn đắng hơn trà đinh nhưng bệnh nhân vẫn ráng nhăn mặt mà uống! Có người khuyên phải coi chừng, vì nhựa đu đủ độc lắm thì có người khác phản bác lại rằng "lấy độc trị độc". Uống được một vài lần rồi thấy ngưng, tôi hỏi chị Lê sao không cho uống tiếp thì chị trả lời:

"Bác sĩ nói rằng, nhựa lá đu đủ bao cứng tế bào ung thư lại không cho nó phát triển nữa, nhưng cái khó là khiến hóa-trị không xuyên vào được để tiêu diệt tế bào đó, nên tạm ngưng uống nước lá đu đủ để tiếp tục chạy ki-mô cho đủ liều lượng trước đã".

Không biết có đúng thế không hay đó chỉ là câu nói khá tế nhị của vị tây y, một thời gian 4 tháng sau thì bạn tôi không cần đến ki-mô và lá đu đủ nữa, cảm thấy bị đày đọa chốn trần ai khổ ải như thế là đủ rồi nên nó thảnh thơi về Thiên Quốc trong khi đó thì vị niên trưởng Nguyễn-Năng vẫn còn mạnh khỏe, da-dẻ hồng hào, vẫn tiếp tục uống thuốc tây song hành với nước lá đu đủ.

Tôi đem thắc mắc này hỏi ông lang tây Phạm-Vũ, bạn của cả hai bệnh nhân, thì được phân tích từ đầu tới đuôi rồi kết luận:

"Mỗi bệnh nhân có cơ thể khác nhau, hồ sơ bệnh lý khác nhau, được điều trị và kết quả khác nhau tuy có cùng một tên bệnh, còn lá đu đủ ư" Tôi không tin."

Ông không tin nhưng làm sao phá vỡ được niềm tin của bệnh nhân đang bị bệnh nan y và đang uống nước lá đu đủ theo quan niệm có bệnh thì phải vái tứ phương"

Lá đu đủ có thực sự hiệu quả cho bệnh phổi hay không" Liệu nó lan tràn đến đâu" Hậu quả sẽ ra sao" Tôi xin mời quý vị vào Web Ánh Dương điện tử để đọc bài viết "Lá đu đủ Mỹ". Nếu vị nào không thích vào thì tôi xin tóm lược bài viết như sau:

_ "Một bài báo viết bằng tiếng Anh được một Việt kiều dịch ra tiếng Việt nói rằng Ông Stan Sheldon được thổ dân Uc chỉ cho cách nấu nước lá đu đủ uống mà chữa được bệnh ung thư phổi. Vì có người thân đang bị bệnh nên ông Xuân đi tìm hiểu trên các trang Web và tìm thấy danh từ " Đu-Đủ" có 2 từ là "papaya" và "paw-paw".

Ở miền Tây nước Mỹ, nhất là tiểu bang Ohio có một loại cây tên là paw-paw, trái giống như trái xoài (lại xoài!), ăn ngon ngọt mềm tựa như trái đu đủ của chúng ta (có kèm theo hình trên trang web), nhưng thân cây là thân mộc chứ không phải thân xốp như cây đu đủ Việt Nam.

Tiến sĩ dược Jerry McLaughlin thuộc đại học Purdue đã được viện ung thư quốc gia (NCI) tài trợ 5 triệu đô la để nghiên cứu về cây paw-paw và ông tiến sĩ đã tìm thấy trong vỏ cây này một loại dược liệu có thể tiêu diệt được tế bào ung thư phổi.

Ông Xuân cho rằng có sự lầm lẫn giữa cây đu đủ Mỹ "paw-paw" và cây đu đủ Việt Nam, nhưng dầu sao ông cũng cám ơn người Việt kiều dịch bản tin, nhờ bản tin đó mà ông tìm ra loại thuốc có dược liệu lấy ra từ cây đu đủ "paw-paw" để chữa bệnh ung thư phổi, hiện nay ông Xuân vẫn cho thân nhân uống mỗi ngày 2 viên thuốc "paw-paw" mua từ bên Canada và ông kết luận hiệu quả 50%".

Đó là tóm lược bài viết của ông Xuân, ai muốn biết đầy đủ hơn thì tìm đọc trên anhduong.net, đọc xong rồi cùng tôi đặt câu hỏi thực-hư về cái lá… đu đủ, có sự khác biệt nào giữa cây đu-đủ Mỹ "paw-paw" và cây đu-đủ Việt Nam mà một số đồng hương đang lấy lá nấu lấy nước uống để chữa bệnh ung thư không"

Khi đã vướng vào căn bệnh nan y thì "còn gì nữa đâu mà lo với sầu!" Ai bảo gì thì chữa nấy, cho gì uống nấy! Đấy là tâm lý chung, nhưng chúng ta hiện sống trong một xã hội rất đầy đủ về các phương pháp truy tìm và chữa trị bệnh, thuốc men đa số thì được cung cấp không mất tiền mua, quá dư thừa, có khi còn "để dành" hầu tặng bà con nơi quê nhà! Thế thì các vị "thẩm quyền" có lời khuyên nào nên hay không về cách xử dụng những loại thuốc lá không"

Các vị có thẩm quyền ở đây chính là những lương y như từ mẫu, may mắn cho đồng hương hải ngoại có quá nhiều "mẹ hiền" lúc nào cũng quan tâm tới sức khỏe của con cái, hằng ngày hằng tuần cất công lên các làn sóng phát thanh giải thích về thuốc men, cách chữa bệnh, gởi thư thông báo tới định kỳ đi cà-răng căng ..da, tra kính xem mắt, nhất là gần đây, từ bác sĩ đến dược sĩ đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn nên đi hay ở với chương trình "one-care, free-care" cho những đồng hương có nhiều ke, tức là có medi-medi khiến nhiều cụ rối mù không biết nghe ai!

Đối với những thành phần "no-care" thì "đông-ke" tới lời khuyên nên đi hay ở mà chỉ xin các thẩm quyền cho biết ý kiến nên hay không nên dùng thuốc cỏ bỏ thuốc lá (xi-gà-rét bỏ rồi), nhưng hầu như các mẹ hiền đều phán rằng "không biết"!

Thôi cũng được, thuốc cỏ không có sai (ờ-phếch), uống cũng được, không uống cũng no-stars, ít nhiều gì thì các loại thuốc cỏ này cũng do các đồng nghiệp sáng chế. Nhưng những loại thuốc lá như lá canh dưỡng sinh, lá trà đinh, lá dâm bụt, lá đu đủ, lá vông, lá mít, v.v..uống vào thì có thấy trăng sao gì không" Trong thực tế, đã có và đang có nhiều bệnh nhân dang dùng những loại này.

Là những người có đủ cơ sở khoa học để phân tích cái lợi và hại, xin quý vị BS chính thức cho chúng tôi, thành phần "no-care", một lời khuyên về loại thuốc lá uống này (chứ không phải thuốc lá hút kia) trên đặc san của hội Y-Sĩ hải ngoại hay các báo chí khác. Không lẽ "sống chết mặc bay" sao" Thưa ông đốc Phạm-Vũ.

VAN TO

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến