Hôm nay,  

Khói Trong Mắt Em

06/02/200600:00:00(Xem: 148406)
Người viết: KIM N.C.

Bài số 929-1529-253-vb7020406

Tác giả Kim N.C., cư dân Anaheim, đã góp nhiều bài viết đặc biệt, giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài mới viết của bà được ghi: Tặng Thạch Cầm, Saigon.

*

Cái thuở mới lớn của thế hệ U50 như tôi đây, ai mà không thích một bài hát vô cùng trữ tình và cực kỳ lãng mạn, "Smoke get in your eyes." Chỉ cần nghe những âm điệu trầm ấm tuôn ra từ cái cassette nhỏ xiú, là ta có thể mường tượng ra đôi tình nhân ngồi bên nhau trong quán cà phê mang tên quán "Nhớ." Môi chàng tỏa ra những ngụm khói tròn thơm ngát mùi Cafstan, nàng thì đắm đuối ngưỡng mộ những vòng khói huyền hoặc trong ánh sáng mờ ảo của quán. Bài hát "khói trong mắt em" được tan lẫn trong ngụm cà phê đen của chàng, trong ly nước chanh đường của nàng, tình yêu cái thuở mới lớn tựa như những viên kẹo rượu, viên kẹo được ngậm trong môi hồng cho đến khi giọt rượu bên trong vỡ òa ra.

Nhưng mà cuộc đời đâu có ngọt hoài như những viên kẹo rượu nồng nàn kia và thuốc lá cũng chỉ làm cay mắt em, làm say ngất ngư con tim em cái thuở ban đầu thôi. Đến lúc lấy được nhau rồi đẻ dăm ba đứa nhóc tí thì chàng hút càng ngày càng nhiều. Này nhé, sáng thức dậy đi ra đi vào châm 1 điếu, ăn sáng xong ra ngó trời ngó đất hút một điếu, ăn trưa ăn chiều xong... chơi một điếu, buồn buồn cũng một điếu vui vui cũng một điếu. Và mùa đông đến chàng ôm ngực ho sù sụ cả đêm thì giọng oanh vàng... chua như dấm cất lên:

“Giời ơi, hút gì mà hút lắm thế, khói lúc nào cũng um lên như đầu tàu xe lửa thế kia!”

"Thế ngày xưa ai nói chỉ... mê anh vì anh nhả khói thuốc trông quyến rũ không thua gì James Bond""

Nàng quê xệ bèn gắt toáng lên:

"Tại lúc còn trẻ người non dạ ai cũng mắc bệnh quáng gà, làm ơn cai thuốc đi ông ơi cho Mệ nhờ với. Tuổi già tới rồi đó, không còn "smokes get in your eyes" mà coi chừng "smokes get in your lung"

Chàng đâu có chịu thua:

"Em có biết tài tử George Burn không, suốt ngày điếu xì gà cháy trên môi mà sống cả trăm tuổi, tuổi càng cao thì lại càng lắm em đào nhí vây quanh ngày đêm. Có người hỏi ông ta rằng thế bác sĩ của ông không khuyên bảo gì ông về vụ hút thuốc lá qúa độ" Ông cười mũi rồi bảo, tụi bác sĩ khuyên tao bỏ thuốc lá thì tụi nó đã chết trước tao từ khuya rồi".

Cũng may một ngày đẹp trời, không nói năng chi chàng của tôi đã bỏ thuốc lá cái rụp làm mẹ con tôi vô cùng khán phục.

Đó là chuyện ngày xưa. Hôm nay với cả tâm tình tôi xin chia xẻ với mọi người, nỗi đau khổ của người có nhiều thân nhân là nạn nhân của thuốc lá.

*

Thuốc lá đối với tôi là "Nightmare" là nỗi kinh hoàng lớn nhất.

Ông nội tôi qua đời vì lao phổi, dĩ nhiên là hút thuốc. Ba tôi, qua đời khi ở tuổi 60, ở cái tuổi đáng được quây quần cùng vợ con cháu chắt, thuốc lá đã làm trắng xóa buồng phổi và làm ung thư cả cuống họng.

Ba tôi khi còn trẻ đã uống cà phê đậm đen thay cho nước lạnh, thuốc lá thì xài toàn những thứ đậm đặc như Mic, Cotab. Cái gì mà nhiều quá thì sẽ có vấn đề. Ba tôi mất năm 1985, khi phát hiện ra bệnh thì đất nước còn rách toe ra nên lấy đâu ra tiền ra thuốc mà chữa cho ba tôi 2 căn bệnh ngặt nghèo kia. Năm đó khi cầm trong tay hồ sơ bệnh án của ba tôi mà bác sĩ ghi là không có cách chữa trị, tôi vô cùng bàng hoàng đau đớn, phải chi mà ba tôi được sống trong một đất nước như nơi tôi đang sống thì ba tôi đâu đến nỗi mất sớm như vậy.

Tôi nhớ lại sau năm 1975, tôi đã từng đi vấn thuốc lá ở ngã tư Bảy Hiền. Thuốc lá thời đó là lá cây đu đủ được sấy khô tẩm với các mùi thơm, được xắt ra rồi quấn lại bỏ bịch nilon đem đi bỏ mối khắp nước. Cả nước hút như vậy vì mấy ai có tiền mà hút thuốc ngoại. Tựa như cà phê vỉa hè Sàigòn, tôi dám bảo đảm cho đến giờ phút này là năm 2006, 99% cà phê qúi ông nhâm nhi mỗi sáng, toàn là bắp rang, đậu nành rang cháy rồi cho các thứ mùi thơm vào. Thảo nào mà cánh đàn ông ở Saigon mang nhiều thứ bệnh.

Khi qua Mỹ, đọc sách báo tôi mới biết, bất cứ cái gì mà chiên, xào, nướng, rang cháy quá độ (như hành sấy...) đều là mầm mống gây ung thư.

Cách đây mấy năm, trên 1 tờ báo tiếng Việt tôi đọc được 1 mẫu quảng cáo mà nhìn vào ai cũng nỗi gai ốc. Mẫu quảng cáo mang giòng chữ lớn: "Nếu bạn là gia trưởng hãy ngưng hút thuốc", bên cạnh là cái bàn thờ tỏa nhang khói với tấm hình ông gia trưởng còn trẻ măng, kế đó là cô vợ trẻ và 2 đứa con thơ đầu quấn khăn tang. Riêng tôi khi đọc mẫu quảng cáo đó, tôi lại nhớ đến câu: "con không cha như nhà không nóc" và tôi nghiệp cho cô vợ trẻ nào được ông gia trưởng để lại cho gánh nặng trên đôi vai.

Thật tình trên cái đất Mỹ quá tự do này, không ai khuyên ngăn ai được. Cái câu nói mà ta thường được nghe: "hồn ai nấy giữ" được triệt để tôn trọng. Có nhiều lần trong cái đám tiệc, tôi thường được nghe các ông than phiền về các bà vợ thích "quấy nhiểu" các ông:

“Cả đời tui hổng làm gì bậy bạ, chỉ có cái hút thuốc mà "bả" cằn nhằn tối ngày chịu gì nổi" Rượu cũng không thỉnh thoảng cho chó ăn chè... Hiển Khánh, bạc cũng không chỉ... cuối tuần ra đánh cờ ở phước lộc thọ, trai thì càng không vì tui đâu phải "gay" chỉ có "gái già" ở nhà cũng đủ chết cha rồi. Vậy thì thuốc lá tui hút đâu có gì là tội lỗi"

“Còn tui, có bữa tui "xáng" cho gái già nhà tui một bợp tai xém dính vô tường về cái tội nói dai nói dài mà nói dở, tiền tui là tui hút, tui chỉ có giải trí một ngày một gói Malboro mà thôi, đâu có nhiều nhặn gì, tui cho "gái già" hay là tui bỏ "dzợ" được chứ không bỏ thuốc được, "gái già" nghe xanh cả mặt từ đó mới hết cái bệnh lải nhải.

“Ăn thua gì, mụ "dzợ" tui còn ngầu hơn "dzợ" mấy cha nữa. "Nó" cản tui bỏ thuốc hoài tui đâu có nghe, "Nó" chơi cái trò tui hút 1 điếu nó hút 1 điếu, tui "dzô" 1 ly nó "dzô" 1 ly. "Nó" tuyên bố là cái gì đàn ông làm được thì đàn bà làm được. Tui "dạy" nó rằng có cái đàn ông làm được mà đàn bà không nên làm. "Nó" thách tui "đục" nó, tui đục một trận cho phù mỏ về cái tội tay đôi với chồng....

Cả 2 đấng đàn ông kể trên khi bia đã uống cạn cả chục chai, phát ngôn có phần hung hăng con-bọ-xít nên xin miễn bàn.

Trở lại với nàng tiên thuốc lá, tôi xin được chia xẻ chút kinh nghiệm với căn bệnh ung thư thanh quản.

Em tôi mới 50 tuổi, hút thuốc từ khi mới 13 tuổi, uống rượu từ lúc 18 tuổi và thuộc loại cao thủ vì càng uống thì sắc mặt càng tái xanh. Cho dù mẹ tôi có khuyên can em tôi từ bỏ thuốc rượu bao nhiêu lần, nhưng vì ham vui ham bè bạn làm sao mà em tôi có thể dứt được thuốc và rượu. Hình ảnh tiều tụy chỉ còn da bọc xương của ba tôi với lời trăn trối cũng là không được hút thuốc cũng đâu có làm nao núng những thói quen tệ hại đó.

Tháng 2, 2004 em tôi có những triệu chứng giống như người bị cảm cúm và đau họng đi kèm theo, tiếng nói càng ngày càng đục, trầm xuống, và nhỏ dần đi. Đi bác sĩ gia đình thì cũng chỉ được cho uống các thứ thuốc cảm thông thường. Chính vì những triệu chứng này mà 99% các bệnh nhân của ung thư thanh quản khi phát hiện ra bệnh là đã quá muộn nếu không mổ kịp thời thi coi như... giày cũng có số.

Cũng may, lúc này, đất nước mình cũng đã khá mở mang hiện đại hóa đủ thứ nên em tôi đến bệnh viện Tai Mũi Họng, cắt một miếng thịt làm một cái test thử nghiệm. Trong khi chờ đợi kết quả em tôi đã tắt tiếng nói hoàn toàn. Sau đó là tin sét đánh với bệnh án ung thư thanh quản đã tới giai đoạn 4 phải mổ khẩn cấp. Tôi ở bên Mỹ mà lòng ray rứt ăn năn vì ngày xưa tôi đã từng bao che cho em tôi hút thuốc.

Bệnh viện ung bướu ở Gia Định (Nguyễn Văn Học ngày xưa) là nơi em tôi đến để làm thủ tục chữa trị. Bác sĩ ở đây đề nghị mổ nhưng phải chờ thủ tục đầu tiên dĩ nhiên luôn luôn phải thực hiện đúng cách.

Nếu có dịp ghé vào các bệnh viện của Saigon ngày nay, nhất là bệnh viện Nhi Đồng, bệnh viện Ung Bướu Gia Định, tôi chắc chắn là ai ai cũng phải tội nghiệp cho dân mình. Những bệnh nhân giây chuyền máu chuyền nước biển lòng thòng nằm chen nhau cứ 2 người một cái giường nhỏ xíu, thân nhân đi nuôi ngồi nằm la liệt ở hành lang, họ giăng mùng choán cả lối đi, họ nằm ở dưới gầm giường người bệnh, và tại bệnh viện Ung bướu nếu có tiền họ cũng không có phòng nằm đặc biệt.

Trong lúc chờ đợi, em tôi đã được cha A. giới thiệu đi gặp một ông thầy thuốc nam ở Tây Ninh ở tuốt gần của khẩu giáp giới đất Kampuchia, cha hướng dấn một đoàn giáo dân và gia đình tôi đi. Sau 2 giờ lái xe từ Saigon, tôi được gặp ông thầy ốm nhom, chuyên bào chế thuốc nam với rắn mai gầm và mật ong, chuyên trị các thứ bướu mà cha A. là người công nhận sự công hiệu của thứ thuốc này đối với căn bệnh của cha là bướu trong óc.

Trường hợp em tôi là cancer thanh quản nên sau 1 tháng uống thuốc thì em tôi có cảm giác cổ họng khô rốc lại. (Có thể vì thế nên trong khi mổ, sau này bác sĩ Tr. bán tín bán nghi chuyện em tôi có chạy Chemo trước khi mổ vì BS thấy chung quanh vùng thanh quản teo lại. Thực sự thì em tôi không có Chemo trước khi mổ). Như đã nói, thuốc lá cây của thầy Năm Tây Ninh chỉ làm teo được các thứ bướu, chứ không chữa được ung thư.

Càng ngày em tôi càng thấy khó thở, gia đình em dâu tôi lại chạy quanh kiếm nhà thương khác vì quá hãi hùng với số bệnh nhân quá tải ở BV Ung Bướu. Sau cùng thì em tôi chọn bệnh viện Chợ Rẩy, với ê kịp bác sĩ được đi tu nghiệp nhiều lần ở Hoa Ký. Ca mổ kéo dài 4 tiếng dưới sự chỉ đạo của bác sĩ Trường, ca mổ đã thành công. Thời gian em tôi mổ ở bên này tôi trần mình trong thinh lặng, dâng lời khẩn cầu lên Đức Mẹ Lavang, người đã cho tôi được nhiều ân sủng trước đây, xin cho em tôi được sống còn cho dù phải im lặng suốt đời, gia đình tôi chỉ có hai chị em.

Với căn bệnh ngặt nghèo này mà em tôi sống còn được quả thật là phép lạ. Nhân đây tôi cũng chân thành cám ơn đội ngũ bác sĩ của bệnh viện chợ Rẫy. Lani, cô bạn nhỏ đã rốt sắng dâng Thánh lễ ở tận Missouri xin bằng an cho em tôi. Các bạn bè của em tôi đã không ngừng cầu nguyện, gia đình chồng, con tôi, gia đình thông gia của Mẹ tôi đã giúp đỡ mọi mặt từ vật chất đến thinh thần cho em tôi.

Ca mổ hoàn tất tháng 1 năm 2005. Sau 10 ngày nằm ở nhà thương em trai tôi trở về nhà và chờ đợi để tiếp tục xạ trị. Bà con bạn bè đến thăm đều được em tôi trò chuyện bằng bảng đen phấn trắng. Dĩ nhiên mang căn bệnh này dể gì em tôi lấy lại quân bình cho đời sống. Tinh thần sa sút buồn rầu, mặc cảm của một người tàn tật, sẽ là gánh nặng cho vợ con, không còn làm việc, không đàn hát thơ ca xướng họa gì nữa, những lá thư quan tâm của em tôi, làm mẹ tôi cũng xụm theo luôn.

Một hôm đi làm, tôi gặp một người khách cũng bị thanh quản cắt bỏ, tuy nhiên bà nói được với cái speaker. Tôi dò hỏi và bà sốt sắng chỉ cách mua trên Internet.

Nhờ khoa học hiện đại của nước Mỹ đã trả lại cho em tôi tiếng nói, dù không bình thường nhưng có còn hơn không. Nhờ cái speaker này em tôi nói em tôi đã trở lại thế giới loài người, đã có thể nói chuyện riễu, và qua e-mail mới nhất em tôi nói sẽ tập luyện để có thể hát karaoke như mọi người.

Hiện nay, em tôi đã khôi phục được 80% sức khỏe, thay vì chạy trên sân quần vợt như trước, em tôi cố gắng đi bộ trên treadmil mỗi ngày. Tấm gương sáng của Louis Amstrong cũng làm em tôi lạc quan.

Theo tin mới nhất của Bộ Y Tế Việt Nam từ Hà Nội, mỗi năm số người hút thuốc ở Việt Nam đã đốt 500 triệu đô la. Số tiền này nếu đổi ra giá thị trường có thể mua đủ 2.4 triệu tấn gạo để nuôi 15.6 triệu người trong một năm. Hoặc đủ xây 20.000 trạm y tế với trang thiết bị tối thiểu. Chưa kể mỗi bệnh nhân mang các chứng bệnh gây ra bởi thuốc lá, chi phí điều trị trung bình là 800 đô la trở lên.

Trong những lần về thăm nhà, tôi gặp từ trong nhà cho đến ngoài phố, trẻ em cũng như người lớn đàn ông đều phì phà điếu thuốc. Sẽ có bao nhiêu lá phổi, bao nhiêu thanh quản bị xứ lý"

Và dĩ nhiên, tôi cũng không còn khoái chút nào bài hát cũ đã làm tôi mê man thuở trước.

Thôi nhé... giã từ... "Khói trong mắt em"...

Kim N.C

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,284,024
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến