Hôm nay,  

Mùa Đông Đầu Tiên Trên Miền Đất Hứa

04/01/200600:00:00(Xem: 108920)

Người viết: CÔ GIÁO KIM

Bài số 914-1514-238-vb5010506

*

Tác giả là cư dân Dallas, Texsas. Bài viết có thể bị thất lạc tiểu sử và địa chỉ. Mong bà bổ túc.

*

Trên cao tầng của bệnh viện Baylor, tôi nằm quấn mình trong chiếc drap trắng, thân thể đau nhừ nhưng vẫn cố nhìn ra song cửa kiếng. Bầu trời thật ảm đạm, mây xám chập chùng và tôi biết rằng bên ngoài cái rét đang cắt thịt, cắt da. Rồi bỗng dưng tôi cảm thấy có một chút gì sáng hơn. Tiếp theo là những vệt trăng trắng bay liệng, lúc đầu nhỏ, sau lớn dần và triền miên không dứt.

Thì ra là tuyết rơi, lần đầu tiên tôi thấy trong đời và cũng là lần đầu tiên tôi rời quê cha đất tổ sống kiếp lưu đày.

Sau gần hai năm ở các trại tỵ nạn Pulo Bidong Sungei Besi (Mã Lai Á) và Bataan (Philippinnes), tôi đã thực sự được nhận cho định cư tại Texas, Hoa Kỳ vào đầu mùa Đông năm 1987 này.

Là một giáo viên dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa nhưng sở dĩ tôi đã ở lâu tại trại tỵ nạn một phần vì tôi thiếu các loại giấy tờ cần bổ túc, phần khác do bệnh trạng của tôi, hậu quả của những năm tháng dài cơ cực sau khi mất nứơc, mất việc làm.

Thực ra, nói mất việc làm thì cũng không đúng lắm vì tôi có thể được lưu dụng nếu cố sống theo thời thế, nghĩa là biết dùng miệng lưỡi đẩy đưa, nói những gì được phép dù rằng những điều đó man trá và bịa đặt. Nhưng tôi chẳng muốn làm một thứ vẹt để kiếm những hạt bắp, hạt bo bo thừa thãi của kẻ thù, do đó đành phải chào thua, thua một cách tức tưởi như người lính chưa bắn một phát đạn nào đã có lệnh đầu hàng.

Bây giờ làm gì để sống đây" Lại còn thêm ông chồng "Cảnh sát ác ôn" thuộc loại "cải tạo mút mùa" mà mỗi lời mỗi chữ trong thư gởi về như những gai nhọn đâm xoáy vào tim óc tôi.

Góp nhặt một ít vốn liếng còn lại, tôi bắt đầu có mặt tại các chợ trời bằng các loại hàng nhà như áo quần, soong nồi, chén ly do chính đồng lương tiện tặn ngày trước tôi mua sắm được.

Là nghề giáo mà mua bán chợ trời thì ví như anh khờ xách tiền đi mua bầy le le trên ruộng, khi trả tiền xong thì bầy le le bay mất dạng.

Do đó số vốn của tôi dần dần cũng không còn nữa, mặc dù tôi đã tăng cường thêm cả bàn ghế, tủ giường và sau rốt là chiếc xe honda, tài sản cuối cùng của vợ chồng tôi. Có một điều tôi biết chắc là rất nhiều người đàn ông thuộc loại cán bộ mới thèm mua tôi một nụ cười, hay hơn thế nữa....nhưng tôi luôn luôn quyết liệt chối từ. Sau khi bán chiếc xe honda, tôi chuẩn bị một chuyến thăm nuôi chồng tôi đang bị khổ sai biệt xứ tại vùng Lào Cai thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, Bắc Việt.

Với thân hình mảnh khảnh, ốm yếu, tôi phải tay xách, nách mang nhiều quà từ Sài Gòn, lặn lội biết bao nhiêu dặm đường bằng tất cả mọi phương tiện chuyên chở như xe lửa, xe thồ, xe trâu....thậm chí phải đi bộ hàng chục cây số, không kể lo liệu những thứ giấy tờ cần thiết, cuối cùng rồi cũng đến nơi.

Tại nhà thăm nuôi trại Phong Quang, Lào - Cay giữa mùa đông rét mướt, dù được thông báo chồng tôi đã ra đến nhưng tôi chỉ thấy trước mặt tôi là những bộ xương biết di động, không còn hình thù con người, mãi cho đến lúc nghe âm vang quen thuộc nào đó, tôi mới giật mình nhìn kỹ, nước mắt chảy như mưa, lòng đau vô ngần.

Trước đó, tôi được trại thông báo cho biết chồng tôi đã vi phạm nội quy (phát ngôn linh tinh, chống lại cách mạng,....) cho nên thời gian gặp người nhà chỉ được phép năm phút mà thôi. Chúng tôi chỉ kịp nói với nhau vài câu vô nghĩa, quên đầu quên đuôi, chỉ kịp chất bao quà hạn chế lên chiếc xe cải tiến là đã nghẹn ngào từ biệt nhau qua sự hối thúc của tên cán bộ Việt cộng hung hăng, tàn nhẫn.

Những con đường tôi đã đi qua, những nơi tôi đã đến tại miền Bắc, kể cả thủ đô Hà Nội Xã Hội chủ nghĩa, từng được đề cao và tuyện truyền rầm rộ tại miền Nam dẫy đầy tồi tệ và nghèo nàn của nó càng làm cho tôi chán nản cùng cực.

Sau chuyến thăm nuôi trở về hết tiền hết vốn, tôi làm bánh bán rong, thức khuya dậy sớm, khổ cực trăm bề. Hình ảnh cố giáo thướt tha dịu dàng ngày nào rồi cũng mờ đi theo quá khứ. Giờ đây tôi lam lũ giữa chợ đời, buồn vui theo từng giọt bột, lá rau; lo âu sợ hãi tùy theo mấy tên khờ khạo dốt nát của ban quản lý chợ.

Cuối năm 1984, được người quen làm tại công ty xí nghiệp Đường Cồn khuyến khích giới thiệu, tôi cố gắng vay mượn một số tiền và ký hợp đồng làm mứt tết theo quy định với nhiều điều khoản khó khăn.Tuy hàng giao nạp xong xuôi nhưng thiếu món hối lộ nên tôi đã hoàn toàn mất vốn, đồng thời bị truy tố về những tội gán ghép không đâu.

Tôi phải mang con trốn vào tận chốn đồng khô cỏ cháy, sống nhờ vào người em họ, suốt ngày chẳng thấy bóng một chiếc thuyền vãng lai vì nơi đó là con kinh cùng, màu nước phèn đặc, bốn mùa đục ngầu như máu, chảy như nước mắt của tôi không bao giờ khô cạn.

Một năm trôi qua trong bao nhiêu đắng cay tủi nhục của một người không còn hy vọng tìm thấy lại ánh sáng của cuộc đời. Tâm tánh tôi trở nên bất thường, dễ cáu giận và hay chấp nhất.

Tuy nhiên phép lạ lại đến khi chiếc ghe nhà tôi bất ngờ có mặt tại điểm hẹn của một chuyến vượt biên. Dù thân thể tàn tạ, tôi cố gắng hết mình bồng con nhập đoàn người ra khơi.

Chúng tôi vừa hồi hộp, vừa vui mừng lại vừa luyến thương những giây phút rời xa dãy đất hình chữ S. Bất ngờ trời đất nỗi cơn cuồng nộ, giông tố ầm ĩ khiến ghe không thể quay lại được nữa, nên đành phải tiếp tục cuộc hành trình ra khơi, phó mặc cho số mệnh cùng với những lời van cầu ơn trên tha thiết.

Những ngày hôm sau, chúng tôi liên tiếp chịu đựng hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, kể cả việc ghe bị hỏng máy, thiếu thức ăn, nước uống. Môi chúng tôi khô nứt nẻ và nước miếng hầu như quánh đặc trong cổ họng. Con tôi thì đã kiệt sức, rên ư ử không ra lời. Ban ngày bao nhiêu chiếc tàu lớn qua lại thật là lãnh đạm đối với những lời kêu cứu khẩn thiết của chúng tôi.

Về đêm, chúng tôi thật sự sợ hãi bởi những tiếng kêu rú gào thét khủng khiếp và rùng rợn của sóng biển, của âm hồn. Vào ngày thứ tư, máy ghe lại hư, ghe thả nổi, tài công tuyên bố bất lực, chúng tôi họp lại nhau, những người công giáo lần hạt mân côi chung lần cuối để chuẩn bị cái chết không thể tránh khỏi trước mắt, nhưng đột nhiên từ chân trời bỗng xuất hiện một tàu đánh cá cỡ lớn từ từ hướng về chúng tôi, đảo qua đảo lại vài vòng rồi đứng lại. Chúng tôi nhận ra vòng hoa vải và lá quốc kỳ trên tàu là của Thái Lan, mọi người đều hoảng hốt tột độ, nhưng không còn cách nào tránh né, tuy nhiên, những người trên tài không có vẻ gì hung hăng, họ hỏi han, chỉ đường cho chúng tôi chạy về hướng đất liền, đồng thời tiếp tế ít xăng dầu và nước uống.

Ba ngày đêm sau đó, chúng tôi lại nhờ những thuyền tàu đánh cá của Thái Lan, đặc biệt và lạ lùng, tiếp tế xăng dầu và nước uống cùng hướng dẫn đưa chúng tôi đến tận bờ biển Mã Lai an toàn.

Vừa bước chân lên đảo Bidong là tôi phải vào bệnh viện ngay. Cho đến mười tám tháng sau, ở những trại tỵ nạn được mệnh danh là "cổng trời tự do" nhưng tôi vẫn bị đối xử và nhìn thấy những cảnh bất công, bạo hành và dã man giữa người tỵ nạn và dân bản xứ, giữa dân tỵ nạn với nhau, khiến tôi càng trở nên chán nản, bi quan cho cuộc sống tương lai ở một nơi "trời mới đất mới" nào đó.

Mùa Đông năm nay đến bất ngờ và thật sớm tại Dallas nầy. Tuy nhiên, tôi hy vọng và chờ đợi ngày mai tuyết sẽ thôi rơi và giá băng cũng tự tan rã. Và tôi, cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng cố gắng hết khả năng của mình, giáo dục và hướng dẫn đứa con yêu thương của tôi lần theo dấu vết ấy tìm trở về miền đất tổ quê cha.

Cô giáo Kim

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến