Hôm nay,  

Hai Bài Viết Ngắn

02/01/200600:00:00(Xem: 205370)
Người viết: VÀNH KHUYÊN

Bài số 912-1512-236-vb3010306

*

Tác giả là một nhân viên xã hội tại Oregan, đã góp nhiều bài viết và được giải thưởng viết về nước Mỹ năm thứ năm. Sau đây là hai bài viết ngắn của cô.

*

1. Hạnh Phúc Nơi Đâu

Tôi mãi đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc nơi đâu. Khi tôi tưởng nó lại gần thì lúc đó lại là xa nhất.

Mùa đông 1995, vừa vào xong quốc tịch Mỹ, tôi nộp đơn xin passport để trở về VN liền. Tôi tìm anh, tìm cái hạnh phúc ngày nào tôi đã có dù tôi đã nghe phong phanh anh vừa mới làm đám cưới với người bạn gái quen hơn bốn năm, nhưng trong cú phone cuối cùng với anh cách đó chưa đầy một tuần anh bảo không phải. Về hay không" Về để chấp nhận sự thật hay về để chứng minh đó không phải là sự thật. Dù trong tình huống nào chăng nữa, tôi có hiểu được là hạnh phúc cũ của tôi nếu còn, vẫn không còn như cũ không...

Trời tuyết, đường lạnh đến đóng băng sau trận mưa đá. Tôi dậy chuẩn bị ra phi trường mà không xem tin tức trước là đường trơn trợt rất là nguy hiểm.

Tôi có té chỉ tại tôi ngu chứ chả gan dạ gì...

Người em chở tôi ra phi trường rồi bỏ ở đó, tôi lo cho em về có an toàn không" Rồi lo cho mình, mình đang làm gì, đang đi đâu đây, chung quanh là băng như chính trong lòng tôi đang băng giá, không một hơi ấm, không một niềm tin cho hướng đi mình đang tới...

*

Bao nhiêu là chuyến bay sáng đó bị hủy bỏ, tôi cứ sách hai cái va li đi lòng vòng sân bay theo hướng người ta chỉ, cuối cùng, chán lắm, họ nói tôi phải liên hệ với người bán vé chuyển ngày đi. Bụng dạ tôi nghĩ nếu phải đời lại 3 ngày trong chuyến đi chỉ có 14 ngày chưa tôi thà đừng đi còn hơn...

Cảm ơn ông Trời, vẫn còn cho tôi sáng suốt lúc ấy...

Tôi gọi taxi về nhà, đang chán nản, thật là chán không tưởng. Ông taxi người Trung Đông chắc cũng lạnh lẽo, ra điều tán tỉnh tôi. Hắn mời tôi đi ăn tối. Thật quá đáng. Tôi đã quá rành rẽ cái đám sinh viên Trung Đông vào phòng y tế của Trường Đại Học tôi đang học lấy bao cao su free ngay trước cửa ra vào.

Tôi chán lắm, chán đến tận cổ. Tôi chẳng buồn trả lời câu mời, chỉ hỏi, "How much"" rồi chờ ông dừng xe.

Hạnh phúc ơi, lạc lối rồi.

OoO

Tôi dự lớp Lost and Grief cho qua cái buồn bả lúc đó. Trong lớp toàn là những người mất những gì hưũ hình, cha, mẹ, anh, chị, còn tôi, tôi mất hạnh phúc là cái vô hình, là cảm giác, chỉ là suy nghĩ tốt đẹp, tôi có qua được cơn xốc này không...

Ngày chia tay của lớp, mặt mày ai cũng lạc quan hơn ngày đầu, ai cũng tin mình đã hiểu, đã mạnh ra và đã vơi đi nhiều những ưu tư phiền muộn.

Bà giáo bắt tay chia tay tôi, hỏi lẹ " You still want to date" " Tôi mở tròn xoe mắt nhìn bà " No maam." mà trong bụng thầm trách, "trời, bà nghĩ tôi nhanh vậy sao, chuyện hết nước còn cái không nằm trong suy nghĩ của tôi đâu bà,..".

Thấy tôi quả quyết, bà buông tay tôi ra và nói "good luck". Những cuộc vui trước mắt đang chờ, tôi muốn lao vào trong tư thế nào đây...

*

"Anh Chuẩn, chở em đi đám cưới dùm nha, đậu xe ngoài phố Tàu đông lắm, em sợ "

Chuẩn do dự, "anh đâu có được mời, thôi em ráng đi một mình đi. "

Tôi vô tư nghĩ Chuẩn tự ái, giục, "Anh đi với em, giấy mời em hai người lận.."

Chuẩn không còn do dự nữa "Trâm à, anh có bạn gái rồi, đi với em vậy không tiện "

Đáng đời nhé, lao vào nữa đi, tôi chưa từng tệ như thế bao giờ, trong phút tuyệt vọng, tìm một cái phao, không có là không có, dù nghĩa hai chữ yêu thương không còn manh giáp nào trong lòng tôi...

*

Thời gian trôi quá mau, mới đó mà đã 8 năm nữa rồi...

Tiếng phone reo, tôi chạy vội ra phòng ngoài..tiếng mẹ ân cần " Trâm, tết này vợ chồng con có về lại đây thăm bố mẹ không, các anh chị của mày về lại cả đấy. "

Tôi thối thoái "Sở con cần người mẹ ạ, cho tụi con hoãn năm khác nha. "

Giọng mẹ buồn hẳn " hế thì thôi vậy! ".

Bà vẫn tin vào tôi tuyệt đối như thế. Con gái nói gì nghe đó. Bà không cần tìm hiểu tại sao đã bao lần gọi bà không bao giờ nghe tiếng con rể trong nhà. Bao nhiêu lần hỏi chồng tôi đâu tôi đều hỏi lại bà chuyện khác cho bà quên đi...

Đã hơn 2 năm tôi không có tin gì của anh. Cái ngày cuối tôi còn thấy anh trong cái gian nhà này là cái ngày anh nói với tôi tôi với anh không hợp, anh không có hạnh phúc, anh không có nên không thể làm cho tôi hạnh phúc và tôi đừng buồn vì đó chỉ là “the way it is“ đúng theo chữ anh nói.

Tôi đánh đổi hết, chỉ xin anh đừng làm giấy ly dị và đừng cho ba mẹ tôi biết chúng tôi đã xa nhau. Tủi cho ba mẹ tôi lắm.

Những đêm vắng, gối chiếc chăn đơn, tôi nằm thở dài, cái tiếng thở dài nghe như lời nhắc nhở tám năm trước tôi đã từng hỏi chính mình "hạnh phúc ơi, nơi đâu "...

Nhìn qua song cửa, tôi chỉ còn thấy ánh trăng sáng là rõ nhất. Của đáng tội thật...

Có qua cầu mới hiểu

Đắng cay như đã chờ

Cung đàn vẫn muôn điệu

Hồn ta giờ bơ vơ

***

2. Cho Những Ngày Tháng Tư

- Kể sơ tôi nghe về quá khứ của cô"

- Ông cần biết quá khứ của tôi làm gì"

- Nếu cô muốn nhận công việc sắp giao thì điều đó cần thiết.

Tôi ngắn gọn:

- Đi học, lớn lên chỉ đi học, làm việc nhà, tại quê hương chưa làm gì ra tiền, chỉ có xin tiền, nói dối, yêu đương qua đường rồi đi định cư. "

- Thế còn khi qua đây"

- Lạc lõng, khóc nhiều hơn cười, không biết mình là ai, trải qua một cuộc tình lesbian, từ đó mở mắt ra hiểu đời không như mình nghĩ. Trở lại trường, quyết tâm học ra trường. Tôi đã mất 6 năm để xong bằng Cử nhân.

Người phỏng vấn bắt đầu ghi chép.

- Còn chuyện gì khác cô muốn nói không"

- Làm cho sở xã hội, đụng chạm nhiều, do ganh ghét, do màu da, do tiếng nói, đã từng có ý định bắn một thằng nhưng nó chưa tới số. Đổi ý, không muốn bắn. Nó cư xử với phụ nữ như súc vật, coi phụ nữ rẻ như tại quốc gia trước kia tôi sống."

- Trong trường hợp nào"

-Hắn viết thư tố cáo tôi làm việc thiếu trách nhiệm mà không có bằng chứng, hắn còn xin gặp tôi tại sở và mắng tôi ngay tại bàn, hắn còn lớn tiếng bảo nếu tôi là em của hắn thì hắn đã cho tôi mấy cái tát. Tôi đứng dậy mời hắn ra ngoài, hắn hùng hổ xấn tới, tôi đã xô hắn ra."

- Sau đó cô có bị kỷ luật không"

-Họ kêu tôi lên nói chuyện, bảo nếu nhắm không giải quyết được thì kêu người khác, đừng đụng độ chân tay.

-Từ đó tới giờ công việc nào cô thích nhất"

- Viết thư tình mướn, tôi đã nhờ những bức thư tình viết hộ người khác qua cơn đói trong trường, người ta chia cơm cho tôi, tôi nặn óc viết ra những lời tình tứ (cười nhạt), cuối cùng người được gửi thư tìm tôi mà tỏ tình, nhưng tôi không thích yêu khi bụng đói.

- Còn gì khác không"

- Viết văn, lúc buồn, lúc vui, lúc thăng trầm, lúc vinh quang, điều tôi nghĩ đầu tiên là cầm cây bút lên, đặt xuống là viết, viết để cười, viết để khóc, viết để ưu tư, viết để giải toả, nói chung viết là sống "

- Thế cô đã viết được những gì"

- Vài ba mẫu chuyện ngắn, những đoản khúc, vài chục bài thơ, chả đâu vào đâu nhưng đó là tài sản tinh thần tôi không đánh đổi với bất cứ thứ gì mà người khác có thể cho là quý giá hơn "

- Thế cô đã tham gia công việc xuất bản và báo chí chính thức nào chưa"

-Điều đó đánh giá con người tôi sao"

- Không hẳn, nhưng có liên quan .

- Tôi nói thật ý tôi nghĩ được không"

- Xin mời cô.

- Tham gia quái gì, hư danh. Không báo không sách thì sao chứ" Tại sao mình lại đem rao bán những đứa con của mình. Xinh đẹp, xấu tốt gì cũng là của mình, cứ để đấy, có thối đâu, tôi từ chối không tham gia tờ báo nào nữa.

- Cô có muốn hỏi gì không"

- Có, khoảng bao lâu tôi có câu trả lời"

- Cho tôi một tuần, tôi còn phỏng vấn 3 người nữa.

- Cám ơn ông. Dù không được công việc này, tôi vẫn biết ơn ông cho tôi thời gian, dù chỉ khoảnh khắc, giúp tôi nhìn lại mình "...

- Chúc cô may mắn.

-Vâng, ông cũng vậy nhé! "

Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,474,077
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến