Hôm nay,  

Tôi Không Giải Quyết Được

01/01/200600:00:00(Xem: 134810)
Người viết: KHANH PHAN

Bài số 910-1510-235-vb2120205

*

Bà Khanh Phan, một kỹ sư và cũng là nhà giáo tại Louisville, KY, đã tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Bài viết mới của bà là một loạt câu hỏi với đời sống tại Mỹ.

*

Càng sống lâu ở Mỹ, tôi càng thấy có nhiều mâu thuẩn trong cuộc sống ở đây.

Nước Mỹ có nhiều luật bảo vệ thú vật. Ở tỉnh tôi ở có hội "Humane Society." Lúc đầu tôi không biết hội này làm gì. Tôi đoán từ chữ Humane chắc là phục dịch loài người. Nhưng sau này tôi mới biết hội phục dịch loài vật. Chó mèo không có chủ, họ sẽ tìm chủ mới cho. Tôi ngầm khâm phục cái hội này.

Một hôm sau vài tháng sinh sống ở tiểu bang này, tôi thấy có con mèo đi lạc quanh quẩn trước sân nhà. Nó trông rất giống con mèo mướp tôi nuôi và yêu qúi lúc còn ở Việt Nam. Tôi biết tôi không giữ nó được vì biết nó có chủ. Nên tôi gọi Humane Society. Một cô Mỹ trả lời "keep it until the owner finds it." Khi chồng tôi về tôi thuật lại câu chuyện. Anh sống ở Mỹ lâu hơn nên hiểu rộng hơn tôi về câu trả lời đó. Anh bèn dắt con mèo đi tìm chủ.

Anh không bế chú mèo con, anh đi ra cửa vừa ngoắc con mèo vừa kêu (meo meo) mà trên tay không một chút đồ ăn cho mèo. Lạ thay con mèo hình như hiểu anh. Nó ngoan ngoãn đi theo sau lưng anh với một khoảng cách không đổi. Nhìn cảnh đó lòng tôi cảm động nhưng cũng không dấu được cái mỉm cười. Lúc đó tôi và anh mới cưới nhau chưa có con. Tôi tưởng tượng nếu con tôi sau này ngoan như chú mèo thì đó là điều ứng tốt lành.

Một lát sau anh trở về, bảo là đứa bé gái nhỏ xin nuôi, nên anh đã cho con mèo cho nó.Vài tuần sau tôi không thấy chủ nó đến tìm nó nhưng cô bé hàng xóm đã là chủ của chú mèo con. Vài tháng sau chú mèo lớn như thổi. Nhưng một hôm tôi bắt gặp cô bé hành hạ con mèo, con mèo bị thương với máu trên người. Tôi không biết làm gì với con mèo đó và trách thầm, nếu con mèo đừng bị humane society bỏ rơi thì cuộc đời nó sẽ có khác.

Sau đó hai vợ chông tôi xây một căn nhà mới trong một khu rừng mới khai thác. Vì đất mới nên thú hoang rất nhiều. Một hôm bế đứa con đầu lòng còn nhỏ trên tay ra vườn sau nhà chơi, khi sắp ra khỏi cửa thì tôi chợt thấy một con rắn màu vàng chanh to bằng cổ tay bò vào nhà ngang qua chân tôi. Sợ quá tôi nhảy lên. Cũng may tôi vẫn còn ôm con, không quăng nó. Tôi đi ngả khác vào nhà và gọi Humane Society. Họ bảo tôi nên gọi sở thú. Tôi gọi sở thú. Họ bảo sở thú không làm việc cuối tuần. Lại một tên láo. Sở thú vẫn mở mỗi ngày cho khách vào xem. Tôi vào nhà mở hết cửa rồi cùng chồng khua nồi đánh chảo thật to cho rắn sợ bỏ đi. Một hồi sau không thấy rắn đi ra nhưng cũng không thấy nó ở trong nhà. Tôi không lam gì được khác hơn, đành yên bụng là rắn đã ra khỏi nhà.

Đóng cửa, lại hai vợ chồng ngồi tâm sự. Tôi quyết tâm không bao giờ gọi Humane Society nữa. Tôi kể chuyện cho chồng nghe về việc tôi ăn thịt rắn ở đảo hoang trên đường vượt biển. Để cứu bệnh, một chú cùng tàu đã bắt rắn rừng nấu cháo cho tôi ăn. Chú không nói là cháo rắn, chỉ bảo tôi ăn cháo cho khoẻ. Lúc đó tôi không suy nghĩ nên cứ ăn. Ăn xong khoẻ nên ngồi dậy nói chuyện. Chú nói thật là cháo rắn. Đó là lần đầu tôi ăn thịt rắn và cũng là lần cuối cùng.Tôi không nhớ cài cảm giác cháo có ngon hay không. Nhưng tôi nhớ cái tình người cùng tàu sống chết có nhau của chú.

Chồng tôi kể thêm cho tôi về luật của Mỹ. Anh nói rắn đó có thể là rắn hiếm. Nếu mình ăn thịt nó, hàng xóm biết được sẽ tố cáo mình và có thể mình bị tù hay bị phạt tiền. Trong hãng anh có một ông Mỹ làm chung kể anh nghe rằng cứ hàng xóm ông mất chó là chủ nó cứ đến một căn nhà Việt Nam duy nhất hỏi.

Vài tháng sau đó, chúng tôi thường thấy có con chó đi quanh quẩn trước sân nhà. Tôi thích chó mèo, nhưng tôi không thể nuôi chúng ở Mỹ. Và tôi rất ghét chó hay mèo đi đại tiện hay tiểu tiện trên sân cỏ nhà. Một hôm thấy con chó đi lại nhà và chủ đi theo sau, chồng tôi giả bộ nói "Your dog looks tasty" với hy vọng rằng chủ nó đừng dắt chó làm bậy nhà mình. Sau đó không thấy con chó đi qua nhà nữa. Không biết có sự trùng hợp không, vài tháng sau chủ nhà đó dọn đi nơi khác ở. Tôi biết là chồng tôi không bao giờ ăn thịt chó và có nuôi chó lúc còn ở việt nam. Nhưng tôi không giải thích được việc sợ hãi của người Mỹ về chuyện có người Việt Nam ăn thịt chó.

Họ cho chó nhà họ làm bậy ở nhà hàng xóm mà không nghĩ đến cái không vui của chủ nhà. Người mà ra đường phóng thích mấy cặn bã là bị tội đủ điều chưa kể là tội có thể làm gây bệnh. Chó mèo ra đường tự do vi phạm điều lệ sồng của loài người thì không ai bắt tội chủ hay chó mèo. Nhưng mình lỡ có đi qua nhà người Mỹ, họ có thể cho mình phạm tôi trespassing.

Việt Nam cũng có cái thú nuôi gà cho đá nhau, cái thú này được Mỹ cho là phong tục Việt Nam và có ghi nhận trong nhiều sách vở họ viết. Nhưng chuyện đá gà là bất hợp pháp ở đaị đa số tiểu bang trong nước Mỹ.

Rất nhiều người vẫn còn noi theo triết lý của đức Khổng tử: Tam tòng tứ đức của người phụ nữ. Theo triết lý này nếu chồng không còn, thì người phụ nữ phải tùng cậu con trai.

Trong phong trào bảo vệ văn hoá của mỗi quốc gia, nước Mỹ cũng khuyên dân ngoại quốc sống trên đất mỹ đừng đồng hóa mà hãy nên gìn giữ phong tục tâp quán của mình. Nhưng chuyện lấy nhiều vợ và đá gà thì không mầy ai giám bảo trì.

Ngôn ngữ cũng thuộc về văn hóa nhưng ta chĩ được nòi tiềng việt với người việt nam. Người mỹ đâu có học tiềng việt đề nói chuyện với người việt. Hay nói khác hơn là ta không thể giữ gìn nên văn hoá theo nghiã rộng của nó. Rồi ta vẫn phải học tiềng mỹ khi sồng trên đất mỹ.

Cách đây không lâu, một trung tâm huần dạy nhờ tôi thông dịch cho một gia đình Việt Nam có đứa con được chánh phủ cho vào chương trình " No Child Left Behind". Đứa bé này đang học tiểu học, nhưng chắc qua mỹ lâu hay sinh ra ở mỹ vì có cái tên mỹ. Khi gọi tới nhà thì tôi không được nói chuyện với đừa bé. Nhưng người đầu tiên tiếp chuyện là ông bà của đứa bé. Lúc đầu thì bà giao cho ông nói, nói chuyện một hồi thì ông bảo để cho mẹ đứa bè về thảo luận. Khi nói chuyện được với mẹ đưá bé thì cô lại nói để hỏi thằng con coi nó có chịu học thêm không. Tôi không biết đây có phải túng tử. Nhưng đây không phải là phong tục của mỹ. Theo luật hay phong tục của mỹ, con còn nhỏ mọi chuyện đều do quyềt định của bố me. Cuối cùng đứa bé này không được hưởng quyền lời của chánh phủ cho không. Trong chương trình này chánh phủ sẽ trả thêm cho mỗi học sinh it nhất là một giờ miễn sao học sinh đó hoc khá được vời bạn cùng trình độ.

Khi bộ giáo dục của mỹ khám phá ra là học sinh ở mỹ thua học sinh ngoại quốc về toán, nhất là nước nhật, họ làm đủ thứ để giải quyết vấn đề này. Nhiều trường học cho là vì họ có nhiều học sinh ESL nên đưa kết quả của trường lớp xuống. Một điều không chối cãi được là không hiểu tiềng anh sẽ không hiểu thầy cô đang dạy gì. Nhưng sao kết quả thi toán trong ACT và SAT thì á đông lại chiếm điễm cao nhất. Nhì là mỹ trắng. Như vậy học toán có cần trinh độ anh văn không" Tôi không biết nên nghĩ gì"

Các cơ xưởng và đại học than rằng các học trò trung học bây giờ trình độ toán, đọc và viết tệ quá. Thế mà quân sư SAT bắt đầu cho ra essay test. Không viết được là không vào được đại học. Có một trường ở một tiểu bang bị lôi ra toà vì cho thi không đúng trình độ học trò (Cho cao quá). Kể cũng lạ, biết học trò trình độ viết văn không giỏi lại cho thêm cái phần thi viết văn. Không biết đây có phải là một chiến tranh lạnh để chống lại sự tăng trưởng dân số của học trò ESL, nhất là học trò từ Mễ Tây Cơ. Sao bộ giáo dục cho quân sư SAT này nhiều quyền thế.

Ai bảo vệ những trẻ em này"

KHANH PHAN

Ý kiến bạn đọc
28/01/202102:17:38
Khách
Chúng tôi đã xóa bỏ khỏi thư viện tác phẩm :
- Tôi Không Giải Quyết Được
- Chuyện Sống Ở Xứ Người

TVTL
10/04/201517:18:51
Khách
[PDF]TÔI KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC Khanh Phan
tieulun.hopto.org/download.php?file...
Translate this page
TÔI KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC. Khanh Phan. Càng sống lâu ở Mỹ, tôi càng thấy có nhiều mâu thuẩn trong cuộc sống ở đây. Nước Mỹ có nhiều luật bảo vệ thú ...
[PDF]CHUYỆN SỐNG Ở XỨ NGƯỜI Khanh Phan
tieulun.hopto.org/download.php?file...
Translate this page
Khanh Phan ... Ông ta, với giọng nói tự tin và phấn khởi, kết tội gia đình nầy đối xử tệ bạc .... Tôi buồn vì tôi không giải quyết được những chuyện như thế nầy.
cũng bị Thư Viện Tiếu Lùn vi phạm bản quyền.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến