Hôm nay,  

Chuyện Lấy Chồng Việt Kiều

22/12/200500:00:00(Xem: 219040)
Người viết: HƯƠNG HOÀNG
Bài số 903-1503-229-vb6122305

Tác giả là cư dân tiểu bang Washington, 29 tuổi, công việc: làm Nail. Bài viết thứ hai của cô có tên là “Lệ Thuộc”, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
*
Ngoài hiên mưa vẫn đang rơi, dai dẳng không dứt. Hạt mưa như cứ lắp đi lại một bản tình ca buồn, buồn thật buồn, đã đôi lần làm nàng bật khóc. Nàng khóc vì nàng cảm thấy cô đơn và buồn tủi pha lẫn sự hối tiếc. Nàng ngồi một mình trong căn nhà với đầy đủ tiện nghi vật chất nhưng thật vắng vẻ và cô tịch. Ngoài tiếng mưa rơi là một sự im lặng đáng sợ, nó cứ như từng giây từng phút dần dần gậm nhấm cõi long nàng.

Ngày nào cũng giống như ngày ấy, thật là buồn chán và tẻ nhạt. Nàng xem tivi riết rồi cũng chán. Nấu nướng ư! Nấu xong rồi thì lại không biết làm gì vơí cả khối thời gian rảnh rỗi. Nàng đành phải ngồi chờ đợi. Chờ chồng của nàng. Anh ấy đi làm đến chập tối mới về.

Sau giờ làm việc nếu bạn bè của anh không rủ đi nhậu thì thôi, anh về nhà với nàng. Nếu ngày nào anh có độ nhậu thì nàng phải đợi đến khuya, có khi anh thực làm nàng thất vọng. Nhưng biết làm sao bây giờ, về lại Việt Nam ư" Một ý nghĩ ngông cuồng, nàng còn gì đâu nữa ở Việt Nam mà về, căn nhà cũ của nàng đã bán, chiếc xe dream cũng bán nốt, rồi nàng ôm cả số tiền sang Mỹ sống với chồng mới cưới. Nhưng thực tế chỉ sau một tháng, toàn bộ số tiền nàng mang sang, anh chồng đã lén lây đi cờ bạc và thua sạch. Nàng còn lại gì ngoài hai bàn tay trắng.

Giờ đây nàng sống hoàn toàn phụ thuộc vào chồng. Đi đâu cũng phải nhờ anh ấy chở vì nàng chưa có bằng lái. Đi chợ thì anh ấy là người trả tiền, moị chi phí trong nhà anh ấy đều lo vì nàng chưa có việc làm. Anh ấy là trụ cột chính trong gia đình nên anh nắm toàn bộ quyền hành. Nàng sống trong nhà của anh như cá trong chậu, chim trong lồng, hoàn toàn không thấy tự do thoải mái. Và nàng sống nhờ vào anh ấy nên lúc nào cũng phải chịu thua, chịu lép trước những sự cằn nhằn khó chịu vô cớ của anh ấy với nàng, mặc dù nàng đã rất cố gắng không làm lỗi gì. Thật là khổ thân cho nàng.

Nàng tên thật là Huỳnh Mộng Như Ý. Sang Mỹ theo diện "hôn phu hôn thê". Cách đây một năm, nàng được gia đình giới thiệu và gả cưới cho một anh chàng Việt Kiều Mỹ (là chồng nàng hiện nay) lịch sự, đẹp trai, hào hoa phong nhã. Nàng sung sướng đến tận mây xanh. Nàng hãnh diện hơn khi biệt được chàng bên Mỹ đã có sẵn nhà, xe, việc làm vững chắc. Nàng mơ tưởng rằng khi được sang Mỹ nàng sẽ có một cuộc sống sang trọng. Nhưng thực tế phủ phàng phá tan hoang niềm hy vọng và ước mơ của nàng khi nàng vừa đặt chân đến Mỹ. Nàng sống chẳng khác gì người câm điếc và tàn phế vì có miệng mà không nói được tiếng Anh, có tai mà nghe tiếng Anh không hiểu, có đôi chân mà không tự mình đi đây đó được vì nàng chưa có bằng lái xe.

Hồi tưởng lại lúc nàng còn ở Việt Nam, nàng như con chim xinh đẹp được tự do bay lượn khắp nơi nào mà nàng muốn đến. Hồi ấy nàng sống độc lập không phụ thuộc vào ai, bây giờ nàng phải phụ thuộc vào từng cái paycheck của chồng thì thật không có gì khó chịu cho bằng.

Đang ngồi mơ màng, suy nghĩ mông lung thì nàng chợt giật mình vì tiếng chuông điện thoại reo. Nàng rât sợ khi phone reo vì nàng không biết tiếng Anh, dẩu có bắt may lên thì cũng như "vịt nghe sấm" nên tốt hơn hết là khoỉ bắt máy. Nếu họ muốn nói gì thì cứ nhấn vào máy nhắn tin. Nàng làm bộ như không có ai ở nhà vậy. Tiếng phone vẫn reo hoài không dứt, dứt rồi lại reo lên. Nàng như thầm "Trời đất! Ai mà lỳ qúa vậy! Gọi hai ba lần mà cứ không chịu nhắn vô máy, để thử ra cái caller ID xem ai "(người Việt Nam hay là người Mỹ)" Ồ! Người Việt Nam rồi! Vì cái caller ID hiện lên tên Nguyệt Nga. Nàng nhíu mày suy nghĩ: "Nguyệt Nga là ai nhĩ" Thôi kệ cứ trã lời xem sao"

Nàng: - Alô

- Dạ chào chị, chị cho em hỏi đây có phải là nhà của Như Ý đây không a"

- Dạ tôi là Như Ý đây, xin hỏi cô là ai"

- Như Ý đó hả" Nhận ra mình không" Mình là Nguyệt Nga đây, bạn thời trung học đó!

Nàng:- Ồ nhận ra rồi, Nga có khoẻ không" Sao Nga biết đước số điện thoại của Ý vậy"

Nga:- Số là người nhà của Nga hôm trước có gặp mẹ của Ý ở chợ Saì Gòn nên mới biết được Như Ý đã theo chồng xuất cảnh sang Mỹ được hai tháng và mẹ của Ý có cho số điện thoại này nên Nga mới biết nay.

Nàng:- Nga ở Mỹ lâu năm rồi há! Dạo này Nga ra sao"

- Nga đã có chồng, có ba đứa con và một cái tiệm Nails. Cuộc sống của Nga giờ đã khá ổn định. Còn như Ý thì sao" Qua Mỹ thấy vui không" Có định đi làm gì chưa" Hay muốn đi học"

- Nga ơi! Chán muốn chết nay nè! Ý cả ngày ở nhà, ra vp6 không có việc gì làm. Chồng Ý thì bỏ đi suốt ngày. Một ngày chỉ nói chuyện được với ảnh chưa nay nữa giờ đồng hồ là anh lăn ra ngủ. Cuộc sống cô đơn và buồn tẻ lắm Nga ơi!

-Nói that với Như Ý chứ bất kỳ người Việt Nam nào sang Mỹ lúc đầu cũng có chung một tâm trạng như vậy. Nhưng sau vài tháng cũng sẽ quen đi và sống vui vẽ hơn, tự tin hơn nếu họ biết cố gắng học hỏi, phấn đấu để tìm cho mình một lối đi lên để thoát khỏi cảnh sống phụ thuộc vào người khác, cho dù người đó là chồng của mình.

Nàng:- Nga ở Mỹ lâu năm, nên có nhiều kinh nghiệm sống hơn Như Ý, vậy Nga chỉ cho mình biết bước đầu tiên mình phải làm gì để tìm lối đi lên đây"

Nga:- Thật vui mừng khi bạn hỏi câu ấy, Như Ý à! Theo kinh nghiệm của Nga thì trước heat Ý phải tập lái x echo được và cố gắng thi cho đậu bằng lái xe. Có bằng rồi thì phải tính chuyện mua một chiếc xe để lái đi đây đi đó. Vì mới lái xe nên bạn không cần mua mới đắt tiền vì tuy bạn có bằng lái nhưng kinh nghiệm lái xe trên đường xa ở Mỹ bạn chưa rành lắm đâu, nên phải đề phòng lỡ có sự va quẹt vào xe người khác. Vã lại tiền bảo hiểm xe củ bao giờ cũng rẽ hơn so với xe mới.

- Ủa" Vậy mình phải mua bảo hiểm xe nữa hả"

- Trời đất! Hỏi gì mà ngây thơ qúa vậy" Ở cái đất Mỹ này tất cả các loại xe có động cơ máy di chuyển trên đường đều bắt buộc phải có bảo hiểm xe. Nếu không may bị cảnh sát phát hiện ra là xe không có bảo hiểm, họ sẽ phạt vạ ít nhất là $500 cho một lần đó.

- Ồ vậy hả! Rồi sau đó mình làm gì ra tiền kh tiếng Anh mình không biết, bằng cấp thì mình cũng không có, mà Nga biê đó, Ý là con gái chân yếu tay mềm, nên đâu thể khuân vác hoặc làm những công việc nặng nhọc được.

- Như Ý à! Tụi mình qua đến Mỹ thì tuổi cũng đã lớn rồi đâu còn nhiều thời gian nữa để mà đi học tiếp tục. Mà nếu muốn học cái gì thì cũng phải biết chút tiếng Anh để theo kịp người ta chứ! Vậy sao Ý không biết lợi dụng khoảng thời gian rãnh rỗi bây giờ để đến trường học hỏi trao dồi khả năng Anh ngữ. Ở đây chính phủ có chương trình dạy Anh ngữ miến phí cho nguời mới sang đó. Như Ý nên đến đó mà hỏi thử. Sauk hi có chút tiếng Anh thì mình nên đi học một cái nghề, nhgề nào mà mình thích và mau chóng làm ra tiền như nghề làm tóc hay làm móng tay chẳng hạn vì mấy nghề đó không đến nỗi cực nhọc lắm. À Nga nhớ là bean Việt Nam Như Ý biết cắy tóc đó mà. Nga tin rằng Ý sẽ học nghề rất nhanh vì Ý đã có sẵn năng khiếu rồi.

- Ủa! Sao Ý lại phải đi học nghề lại khi Ý đã biết nghề vững vàng rồi"

- Để Nga nói cho Ý hiểu! Cho dù Ý có nghề giỏi cỡ nào nhưng khi qua đến Mỹ Ý phải đi học nghề lại và phải thi lấy bằng của tiểu bang nơi Ý ở. Nếu đậu được bằng rồi thì mới được phép hành nghề. Nếu ai liều lỉnh dám hành nghề khi không có bằng là họ đã coi như là phạm phát luật có thể bị phạt tiền và cấm thi môn đó ít nhất là từ năm năm đến suốt đời đó.

Đột nhiên tiếng chuông ngoài của vang lên làm gián đoạn cuộc trò chuyện của hai người.

- Ủa ai bấm chuông vậy ca"! có thể là ông xả của Ý lại say xỉn nữa nên nhờ bạn của anh chở về. Thôi Ý ra mỡ của nha!

- Ơ! Khi nào rãnh rỗi Nga lại gọi điện thoại thăm Ý nữa, chào bạn nha! Bye!

- Ơ chào Nga, Bye!

Cúp điện thoại xuống, nàng đi thật nhanh ra phía cửa, không quên nhìn qua cái lỗ nhỏ ở cửa để xem ai trước khi mở cửa (đó là nàng làm theo lời chồng nàng dạy). Đúng là chồng nàng rồi, anh ấy mặt mày đỏ gay, một tay quàng cổ anh bạn, một tay buông xui lơ, đong đưa, đong đưa.

Anh bạn cất tiếng:

- Này chị! Giúp tôi đưa chồng chị vào nhà đi, ảnh xỉn quá rồi!

Nàng đỡ chàng vào nhà và diù anh đến cái giường cho anh nằm phịch xuống. Thế là anh làm một giấc ngon ơ đến sáng. Nếu nàng muốn nói gì cũng phải đợi chồng tỉnh dậy hẳn rồi thì nàng mới bắt đầu dám bày tỏ.

Sáng hôm sau khi chồng nàng đã tỉnh dậy và tắm rửa sạch sẽ đang ngồi thưởng thức ly cafe thơm phức do nàng pha cho. Lúc ấy nàng mới nhỏ nhẹ nói với anh ấy:

- Anh ạ! Em thấy anh có dư chiếc xe cũ anh để đó không chạy, hay là anh tập cho em lái xe nha!

Chồng nàng nhìn nàng âu yếm và hỏi nàng bằng giọng lo lắng cho nàng:

- Em dạo này đã thấy khỏe chưa" Có còn bị nhức đầu không"

Nàng đáp:

- Em đã khỏe rồi anh ạ! Giờ em muốn lái xe để đi làm chút việc gì đó để đỡ đần cho anh.

Chồng nàng:

- Anh sẽ tập lái xe cho em để em có thể tự mình lái đi chơi shopping mua sắm cho em được vui, chứ chuyện tiền bạc trong gia đình cứ để anh lo.

Nghe đến đó nàng chợt nghĩ: Trong một gia đình mà một người đi làm, một người đi chơi thì dần dà sẽ mất hêt hạnh phúc do những mâu thuẫn về tiền bạc và sự cảm nhận được nỗi bất công của người đi làm.

*

Khá khen cho chồng của nàng có tính kiên nhẫn, đã tập cho nàng lái xe ròng rã hết hai tháng trời. Sau đó lại lo cho nàng đi thi. Vì có sự cố gắng vượt bực cộng với lòng quyết tâm học hỏi nên nàng thi chỉ một lần là đậu.

Có bằng lái xe như bắt được vàng trong tay, nàng vui mừng lắm. Thế là nàng bắt đầu lái xe đi học Anh văn ở một ngôi trường gần nhà. Nàng học tiếng Anh vào buổi sáng, buổi trưa nàng về nhà lo nấu cơm đễ sẵn cho chồng rồi tiếp tục lái xe đi học làm tóc tại một trường của người Việt cho đến tối.

Hai năm sau nàng được phép đi thi để lấy bằng. Vì nàng sơ sót chút đỉnh trong bài học nên nàng đã bị rớt lần đầu. Không nản long, nàng trở lại trường học quyết tâm trao dồi luyện tập nghề nghiệp. Lần thứ hai nàng đã đậu. Nàng vui sướng không gì tả xiết.

Bắt đầu nàng đi xin việc làm tại mấy cái tiệm uốn tóc của người Việt. Nàng đi làm cho người ta như vậy được khoảng bốn năm. Vì thói quen dành dụm, không ăn xài phung phí nên nàng đã để dành được một số tiền, tuy không lớn nhưng cũng đủ để cho nàng mở được một cái tiệm làm tóc. Trong thời gian đi làm công, nàng đã học thêm được một chút tiếng Anh đủ để tiếp chuyện với khách người Mỹ.

May mắn thay, cái khu shopping center gần nhà nàng ở đang có một gian trống, nhỏ nhắn, vữa phải mà tiền thuê lại rẽ nên nàng tức tốc nhờ chồng cùng đứng tên với nàng để thuê cái mặt bằng ấy. Ban đầu tiệm có hơi chậm vì còn mới nhưng sau vài tháng, khách đông dần lên trong thật phát đạt. Tiệm của nàng phất lên như "diều gặp gío" vì nàng rất giỏi tay nghề và cũng có thể là nàng đang gặp thời. Tôi nghĩ, chuyện làm ăn thành hay bại một phần cũng do thời vận.

Nàng Như Ý yếu đuối ngày nào, bay giờ đường hoàng là một bà chủ tiệm uốn tóc nỗi danh. Nàng không còn bị lệ thuộc vào chồng nàng nữa. Tiền thu nhập hàng tháng của nàng cũng sập xĩ bằng với tiền lương của chồng, đôi khi hơn chút đỉnh, nàng cảm thấy tự tin hẳn lên. Cuộc sống của nàng hiện nay thật như ý nàng mong muốn.

Hương Hoàng

Ý kiến bạn đọc
30/05/201816:19:22
Khách
Hú hồn, Như Y gặp đuoc ông chồng nầy tốt, đọc đoạn đầu tui hơi hơi hồi hợp , tưởng cô Như Y bị đì , chồng khg cho lái xe, khg cho đi học Anh Văn..... bắt để ở nhà nấu cơm, làm vợ , như nhiều truong hợp chồng cuoi đem qua Mỹ. Vậy là quá hạnh phúc rồi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến